Tuyên Ngôn Vesak Lhq 2004-2014

01/04/201412:00 SA(Xem: 3881)
Tuyên Ngôn Vesak Lhq 2004-2014



vesak_2014_banner_final

CÁC TUYÊN NGÔN PHẬT ĐẢN LHQ 

CỦA ỦY BAN TỔ CHỨC QUỐC TẾ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LHQ 
TT. Thích Nhật Từ dịch

 

1. TUYÊN NGÔN BANGKOK 2004

Thông Cáo Chung Hội nghị các nhà Lãnh đạo Phật giáo Thế giới về Quyết định Quốc tế Công nhận Ngày Vesak Tam Hợp tại Buddharmonthon, Nakhon Pathom, Thái Lan Ngày 25 tháng 5 năm 2004 (Phật lịch 2547) Quyết định Quốc tế Công nhận Ngày Vesak Tam Hợp năm 2004 (Phật lịch 2547)

Chúng tôi, những tham dự viên Hội nghị các nhà Lãnh đạo Phật giáo Thế giới về Quyết định Quốc tế Công nhận Ngày Vesak Tam Hợp của các quốc gia Bangladesh, Bhutan, Cambodia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Mongolia, Myanmar, Nepal, Singapore, SriLanka, và Thái Lan, đã họp nhau tại Buddhamonthon, tỉnh Nakhon Pathom, nước Thái Lan, vào ngày 25 tháng 5 năm 2004 (Phật lịch 2547).

Chúng tôi công nhận rằng Ngày Vesak Tam Hợp, ngày rằm tháng Năm mỗi năm, là ngày được thế giới thừa nhận, đặc biệt tại Trụ sở chính và các Cơ quan khác của Liên Hiệp quốc, theo sáng kiến của Chính phủ Thái và Hội đồng Tăng già Tối cao Thái để làm lễ kỷ niệm tán dương ngày Vesak Tam Hợp vào năm 2004 (Phật lịch 2547) vừa tại New York vừa tại Bangkok.

Chúng tôi thừa nhận rằng ngày rằm tháng Năm mỗi năm là ngày thiêng liêng nhất của Phật tử trên khắp thế giới vì vào ngày đó họ kỷ niệm ngày Đản sanh, ngày Thành đạo và ngày Nhập diệt của Đức Phật; ngoài ra, Phật tử đồng thời còn có thể noi theo đức hạnh Từ bi, Trí tuệThanh khiết của Ngài như là một cách thế sống hài hòa lý tưởng.

Chúng tôi xét rằng sự thừa nhận của quốc tế tại Trụ sở chính và các Văn phòng đại diện của Liên Hiệp quốc sẽ tạo nên một xác tín về Phật giáo, một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới, đã trong suốt hơn hai thiên niên kỷ rưởi qua và vẫn còn tiếp tục, đóng góp cho đời sống tâm linh của nhân loại. Do đó, Phật giáo phải được bảo trọng và xiễn dương để tiếp tục cuộc hành trình của mình.

Không phải tốn kém cho Liên Hiệp quốc, chúng tôi quyết định sẽ dàn xếp để những lễ hội kỷ niệm sẽ được tổ chức tại Trụ sở chính cũng như tại các Văn phòng của Liên Hiệp quốc, sau khi đã hội ý với các văn phòng và nhiệm sở Liên Hiệp quốc tương ứng. Cho năm 2004 (Phật lịch 2547), quốc gia Thái Lan đã được chỉ định để phối hợp với những quốc gia Phật giáo khác hầu làm lễ tán dương Ngày Vesak Tam Hợp vừa tại Trụ sở chính Liên Hiệp quốc tại New York vừa tại các trụ sở vùng của Liên Hiệp quốc.

Vì vậy, nay chúng tôi đồng ý những điểm sau đây:

1. Chúng tôi sẽ nỗ lực duy trìbảo vệ Phật giáo, đối tượng thờ phụngThánh địa trên toàn thế giới.

2. Chúng tôi sẽ nỗ lực chuyển tải những thông điệp cao quý của Đức Phật đến tận con tim và khối óc của mọi người trên toàn thế giới thông qua sự tu tậphành trì Giáo lý để bảo đảm công cuộc truyền bá Phật giáo.

3. Chúng tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy hòa bình, hòa hợpcảm thông giữa các dân tộc thông qua Phật giáo.

4. Chúng tôi sẽ nỗ lực để hợp tác và làm lễ kỷ niệm ở cấp độ quốc tế Ngày Vesak Tam Hợp tại các Trụ sở chính, trụ sở vùng Liên Hiệp quốc, và đặc biệt tại Văn phòng UNESCAPE ở Bangkok tại Thái Lan. 

 

2. TUYÊN NGÔN BANGKOK 2005

Thông Cáo Chung Hội nghị Quốc tế Phật giáo về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2005 (Phật lịch 2548) tại Buddharmonthon, Nakhon Pathom, Thái Lan và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, Bangkok, Thái Lan

Chúng tôi, những tham dự viên của 41 quốc gia và cùng thuộc Hội nghị Quốc tế Phật giáo về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc tại Buddharmonthon, tỉnh Nakhon Pathom, và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, thủ đô Bangkok, từ ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2005 (Phật lịch 2548), tri ân rằng Hội nghị đã được Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan hỗ trợ, đồng thanh quyết nghị những điểm sau đây: 

Chiếu nghị quyết được thông qua vào năm 1999 (Phật lịch 2542) tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc rằng đại lễ Vesak Tam Hợp, vốn rơi vào ngày trăng tròn của tháng Năm, thì sẽ được thế giới công nhận và kỷ niệm, rằng Ngày Liên Hiệp quốc Vesak Tam Hợp đó sẽ được đồng kỷ niệm bởi tất cả các truyền thống tông phái Phật giáo;

Ngoài ra, để củng cố sự cảm thônghợp tác giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau, giữa các tổ chức hoặc cá nhân Phật giáo khác nhau thông qua những đối thoại liên tục giữa giới lãnh đạohọc giả Phật giáo, chúng tôi đã quyết định sẽ phổ biến thông điệp hòa bình sau đây căn cứ trên lời dạy của Đức Phật về Trí tuệTừ bi.

Sau khi thăm dò những vấn đề liên quan đến Phật giáo, Hội nghị đã đồng ý những điều sau đây: 

1. Quyết định gia tăngnâng cao sự hợp tác giữa các trường phái Phật giáo để đẩy mạnh sự thống nhất và tình đoàn kết giữa các Phật tử.

2. Đồng ý sẽ triển khai giáo dục thế nào để thúc đẩy sự cảm thông lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và an bình nội tâm giữa các cá nhâncộng đồng

3. Ghi nhận việc sáng lập ra một mạng lưới tâm linh bằng cách dùng khoa học và công nghệ hiện đại để củng cố sự phát triển luân lýđạo đức giữa tất cả giới trẻ Phật tử

4. Bảo đảm tiến hành một cách không thành kiến việc triển khai nhân đạoxã hội cho lợi ích của toàn nhân loại

5. Nỗ lực bảo trọng Phật giáogiáo pháp cao cả để duy trì những giá trị phổ quát của Chánh pháp.

6. Đồng ý hỗ trợ các quốc gia và vùng khác tổ chức các Hội nghị Phật giáo Quốc tế và Diễn Đàn Phật giáo Quốc tế sẽ được tổ chức tại Trung Quốc.

7. Quyết định tiếp tục Lễ hội Ngày Vesak Liên Hiệp quốc tại Thái Lan, với sự công nhận quần thể Buddharmonthon như là Trung tâm của Phật giáo Thế giới, và Đại học Maha- chulalongkorn Rajavidyalaya sẽ tiếp tục là Điều hợp viên của Lễ hội nầy. 

3. TUYÊN NGÔN BANGKOK 2006

Thông Cáo Chung Hội nghị Quốc tế Phật giáo lần thứ Ba về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc tại Buddharmonthon, Nakhon Pathom, và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, Bangkok, Thái Lan từ Ngày 7 đến 10 tháng 5 năm 2006 (Phật lịch 2549)

Chúng tôi, những tham dự viên của 46 quốc gia và vùng thuộc Hội nghị Quốc tế Phật giáo về Ngày Vesak Tam Hợp của Liên Hiệp quốc tại Buddharmonthon, tỉnh Nakhon Pathom, và tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp quốc, thủ đô Bangkok, từ ngày 7 đến 10 tháng 5 năm 2006 (Phật lịch 2549), tri ân rằng Hội nghị đã được Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Hội đồng Tăng già Tối cao Thái Lan hỗ trợ rộng rãi trong khi toàn thể Vương quốc Thái Lan đang hân hoan kỷ niệm Lễ Đăng quang thứ 60 của Vua Bhumibol Adulvadej, và đồng thanh quyết nghị những điểm sau đây: 

Với quy chiếu hoàn toàn về nghị quyết được thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc, khóa họp thứ 54, mục Nghị sự số 174, về một đề nghị của 34 quốc gia rằng đại lễ Vesak Tam Hợp, vốn rơi vào ngày trăng tròn của tháng Năm, thì sẽ được thế giới công nhận và kỷ niệm tại các Trụ sở chính và Trụ sở vùng của Liên Hiệp quốc kể từ năm 2000 trở đi, rằng Ngày Liên Hiệp quốc Vesak Tam Hợp đó sẽ được đồng kỷ niệm bởi tất cả các truyền thống tông phái Phật giáo;

Ngoài ra, để củng cố sự cảm thônghợp tác giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau, giữa các tổ chức hoặc cá nhân Phật giáo khác nhau thông qua những đối thoại liên tục giữa giới lãnh đạohọc giả Phật giáo, chúng tôi đã quyết định sẽ phổ biến thông điệp hòa bình sau đây căn cứ trên lời dạy của Đức Phật về Trí tuệTừ bi.

Sau khi đã thăm dò những vấn đề liên quan đến Phật giáoThế giới, Hội nghị đã đồng ý những điều sau đây: 

1. Gia tăngnâng cao sự hợp tác giữa các trường phái Phật giáo để đẩy mạnh sự thống nhất và tình đoàn kết giữa các Phật tử.

2. Đẩy mạnh các hành động dấn thân xã hội để tạo dựng các Pháp hội bằng cách nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự triển khai an bình nội tâm, và ứng phó với những động cơ đã thúc đẩy thân khẩu ý gây ra các mối bất hòa

3. Thiết lập thêm nhiều trung tâm thiền định trên toàn thế giớivì vậy phải gầy dựng thêm nhiều thiền sư.

4. Xúc tiến việc sáng tác những tác phẩm giáo dục dể dùng cho các em thiếu nhi, thanh thiếu niên và người lớn thông qua sự thiết lập một thư viện điện tử như là một tàng thư Phật giáo trung ương. Tàng thư nầy sẽ là kết quả hợp tác giữa Hệ thống trang nhà Buddha Dhama Education & BuddhaNet và Đại học Malachulalongkornrajavidyalaya.

5. Biên soạn và phát hành một tác phẩm có tính phổ biến quần chúng về Phật giáo để phát miễn phí tại các khách sạn trên toàn thế giới trong nỗ lực hoằng dương Phật pháp. Để thực hiện điều nầy, một Tiểu ban sẽ được hình thành trong khuôn khổ của Liên Ủy ban Tổ chức Quốc tế (JIOC).

6. Thành lập một cơ quan quốc tế để chịu trách nhiệm về quan hệ quân chúng cho Phật giáo
7. Thúc đẩy các phe phái, tổ chức Liên Hiệp quốc, tổ chức UNESCO và các chính phủ liên hệ hãy bảo tồn gia tài văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật tử.

8. Đề xướng những hành trì chuyển hóa nội tâm, được biểu hiện bằng đức tính tự chế, tự nguyện, giãn đơn và tiêu thụ khôn ngoan cũng như những nỗ lực đóng góp vào phong trào dấn thân xã hộikết hợp trong việc triển khai những khuôn mẫu kinh tế mới. 

4. TUYÊN NGÔN BANGKOK 2007

Được công bố trong nghị Phật giáo thế giới lần IV nhân đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc, từ ngày 26-29/5/2007 tại Buddhamonthon, Nakhon Pathom và Trung tâm Hội thảo Liên Hiệp quốc Bangkok.

Chúng tôi là những tham dự viên từ 61 quốc gia và các khu vực của Hội nghị Phật giáo quốc tế nhân ngày Phật đản Liên Hiệp quốc tại Buddhamonthon, Nakhon Pathon và Trung tâm Hội thảo Liên Hiệp quốc, Bangkok, Thái Lan, từ ngày 26 đến 30-5-2007 (PL. 2551), chân thành tỏ lòng biết ơn sự bảo trợ của Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Hội đồng Tăng già tối cao Thái Lan, khi toàn thể Vương quốc Thái Lan hân hoan tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh của đức vua Bhumibol Adulyadej, đã đi đến thống nhất như sau: 

Thực hiện nghị quyết được chấp thuận vào ngày 15-12-1999 tại Đại hội Liên Hiệp quốc, phiên họp số 54, mục nghị sự 174, bản kiến nghị tập thể đại diện cho 34 quốc gia đã nhất trí ngày lễ Vesak (nhằm ngày Rằm tháng 4 âm lịch, tương đương với tháng 5 dương lịch) được thừa nhận trên toàn thế giới và đã tiến hành tưởng niệm tại Trụ sở Liên Hiệp quốc và các văn phòng khu vực của Liên Hiệp quốc từ năm 2000 trở đi, ngày Vesak Liên Hiệp quốc cần được các truyền thống Phật giáo đồng tổ chức. 

Hơn nữa, để củng cố sự hiểu biếttinh thần hợp tác giữa tất cả truyền thống, tổ chức, các cá nhân thông qua việc đối thoại giữa chư vị lãnh đạohọc giả Phật giáo, quyết định truyền bá thông điệp hòa bình dựa trên giáo lý Từ bi - Trí tuệ của đức Phật, nhằm khám phá những vấn đề liên quan đến Phật giáothế giới, Hội nghị đã thỏa thuận các điều lệ sau: 

1. Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết giữa các truyền thống Phật giáo để phát huy tinh thần hòa hợp và đoàn kết vững mạnh của những người con Phật. 

2. Thừa nhận tính khoan dungvai trò chủ chốt của Vương quốc Thái Lan về việc tổ chức Lễ Phật đản Liên Hiệp quốc trong 4 năm qua, đồng thời đồng thuận và ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc năm 2008. 

3. Tái khẳng định rằng Đại học Thái Lan Mahachulalongkornrajavidyalaya là văn phòng thường trực của Ủy ban Thư ký quốc tế thuộc Ban Tổ chức quốc tế về Ngày lễ Phật đản Liên Hiệp quốc. 

4. Phát huy những nguyên lý Phật giáo nhập thế về những hoạt động xã hội, kêu gọi giới lãnh tụ Phật giáo đóng vai trò lãnh đạo về vấn đề đạo đứcluân lý, đặc biệt về công bằng xã hội, tôn trọng các cơ hội bình đẳng, quản lý tốt và minh bạch, sáng suốt

5. Ghi nhận các tán dương và khích lệ của các quốc gia và các khu vực đặc biệtthế giới Phật giáoChương trình phát triển Liên Hiệp quốc đối với đức vua Thái Lan về việc quản lý tốt và phát triển vương quốc trong suốt 61 năm trị vì. 

6. Ủng hộ Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ II dự kiến được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2008. 

7. Tiếp tục thực hiện hoàn tất dự án Thư viện Phật học điện tử, đã được triển khai từ năm 2006 với sự hợp tác giữa Chương trình Giáo dục Phật pháp và trang nhà BuddhaNet và đại học Mahachulalongkorn, đồng thời ghi nhận sự ủng hộquan tâm của các trường đại học và học viện Phật giáo tại Hội nghị này. 

8. Tiếp tục dự án biên soạn và xuất bản quyển Thánh điển Phật giáo nhằm ấn tống và phổ biến rộng rãi trong các khách sạn khắp nơi trên thế giới.

9. Kêu gọi các đảng phái, Liên Hiệp quốc, UNESCO, các chính phủ và những cơ quanliên quan để bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Phật giáo và khuyến khích Phật tử viếng thăm các thánh địa Phật giáo như một phần tái khám phá đời sống tâm linh chính họ. 

10. Ghi nhận tại Hội nghị này sự thành lập mang tính lịch sửủng hộ chức năng cũng như sự lớn mạnh vê mọi phương diện có thể của Hiệp hội các Trường Đại học Phật giáo thế giới, bao gồm hơn 80 trường viện Phật học thuộc 22 quốc gia và các khu vực. 

11. Tổ chức hội thảo khoa học lần thứ II của Hiệp hội các trường đại học Phật giáo thế giới do đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya bảo trợ vào năm 2008 tại Bangkok, đồng thời bài tỏ thái độ hoan hỷ đối với sự phát tâm của trường Phật giáo này trong việc bảo trợ ngân sách, ít nhất là một năm, cho Ủy ban thư ký quốc tế của Hiệp hội các Trường đại học Phật giáo, và 

12. Nhấn mạnh ở nhiều cấp độ những giá trị khoa học và tác dụng của thiền học Phật giáo trong sự phát triển của nhân loại, và khuyến khích áp dụng các phương tiện truyền thống và công nghệ hiện đại trong việc hoằng pháp, cũng như nêu cao ý thức về việc sử dụng các hình tượng đức Phật đúng mục đích.

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.