Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo

05/02/20224:51 SA(Xem: 3204)
Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo

 

TƯ TƯỞNG HIẾU ĐẠO - TRONG PHẬT GIÁO
NHIỀU TÁC GIẢ - THÍCH NHUẬN ĐẠT - Tuyển dịch
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh

 

tu tuong hieu dao trong phat giaoPDF icon (4)Tư Tưởng Hiếu Đạo Trong Phật Giáo

MỤC LỤC

LỜI TỰA  3

Lời nói đầu  6

1.     Phật giáo dung hòa tín ngưỡng dân gian  8

2.     Tại sao không có duyên với Tăng Đạo?  9

3.     Lời khuyên chân thành của Hàn Dũ và Địch Nhân Kiệt  10

4.     Hiếu là nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc  12

5.     Con trai là của quốc gia, con gái là của người ta?  13

6.     Thương người trong thiên hạ cũng giống như vậy  14

7.     Phật Đà hiếu thuận cha mẹ  16

8.     Câu chuyện đức Phật độ vua A Xà Thế  17

9.     Nội dung của kinh Vu lan bổn là Đại hiếu  18

10.      Nhân quả ba đờiluân hồi sáu đường. 19

11.      Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ  20

12.      Lương Võ Đế đề xướng kiến lập pháp hội Vu lan bổn. 22

13.      Phóng Diệm khẩu và bái Thủy sám. 23

14.      Kinh sám chỉ rõ tư tưởng hiếu đạo. 24

15.      Thực hành Bồ tát đạo cứu độ tất cả chúng sinh. 25

Tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo trong kinh Vu lan bồn - LƯU Vĩ 27

1.     Sự thay đổi quan niệm hiếu đạo trong xã hội hiện nay  27

2.     Tư tưởng hiếu của Phật giáo trong kinh Vu lan bồn  29

2.1. Hiếu và chúng sinh, giáo hóa đại chúng  29

2.2. Hiếu và nhân tính, tâm kính nể  29

2.3. Hạnh hiếu và tâm hiếu  30

2.4. Hiếu và sự hài hòa của thân tâm    31

3.     Tư tưởng hiếu đạo trong kinh Vu lan bồnảnh hưởng rộng rãi đối với xã hội. 31

4.     Ý nghĩa tư tưởng hiếu đạo trong kinh Vu lan bồnxã hội hiện đại 32

Hiếu đạo vô tậnBồ tát Địa Tạng  34

I.     Ý nghĩa của Hiếu đạo   34

1.    Hiếu đạo mang nghĩa hẹp thông thường  35

2.    Hiếu đạo mang nghĩa rộng của Phật giáo   36

II.    Đại biểu của hiếu đạo   41

1.    Thánh hiệu của Bồ tát Địa Tạng  41

2.    Bản Tích của Bồ tát Địa Tạng  42

3.    Đạo tràng của Bồ tát Địa Tạng  46

4.    Hiếu đạo của Bồ tát Địa Tạng  47

5.    Công đức của Bồ tát Địa Tạng  49

5.1.     Cứu khổ ban vui, lìa hằn đường ác  49

5.2.     Diệt tội sinh phước, quỷ thần hộ trì 51

5.3.     Sự mong cầu được như ý, rốt ráo thành Phật  52

III.       Tầm quan trọng của hiếu đạo   53

Nghiên cứu quan điểm HIẾU của Phật giáo Ấn Độ  55

I. Định vị của "hiếu đạo" trong kinh Phật  55

II. Nội hàm và đặc điểm của quan điểm hiếu đạo   59

III. Công năng của quan điểm hiếu đạo Phật giáo. 62

Tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc  64

I.     Nội dung chủ yếu của tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc  64

1.    Hiếu của nhập thế và hiếu của xuất thế không trái ngược, mâu thuẫn nhau  65

2.    Tận hiếu bắt nguồn từ báo ân. 69

3.    Sự hợp nhất giữa Giới luật và Hiếu đạo   71

4.    Sự thống nhất giữa Hiếu thuậnniệm Phật. 72

II. Đặc trưng cơ bản về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc. 74

1.    Sự kết hợp giữa Giới và Thiện. 74

2.    Ân mẹ khó báo đáp. 75

3.    Lý hạnh cùng tu  76

4.    Dốc lòng hiếu thuận và tu tạo phước đức. 77

5.    Thực hành hiếu là cấm sát sinh. 77

III. Tác dụng lịch sửgiá trị hiện đại về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc. 78

1.    Làm phong phú nội dung của tư tưởng luân lý Phật giáo. 78

2.    Đẩy mạnh việc truyền bá Phật giáoTrung Quốc. 78

3.    Đẩy mạnh sự dung hợp giữa quan điểm hiếu đạo Nho gia và thuyết quả báo của Phật giáo   79

4.    Có lợi đối với việc ổn định gia đìnhxã hội truyền thống  80

Bối cảnh phát triển quan điểm hiếu của Phật giáo Đại thừa cổ  - Chánh Mỹ -47  83

1. Dẫn nhập  83

2. Đại thừa thời kì đầu và chính trị Quý sương  85

3. Hệ thống tín ngưỡng Đại thừa thời kỳ đầu  97

4. Sự phát triển quan điểm hiếu của Đại thừaTrung Quốc  107

5. Kết luận  118

Hậu ký  121

 

LỜI TỰA

Hiếu thảo là một trong những phẩm chất cao quý của con người, điều này đối với truyền thống phương Đông lại càng là một sự hiển nhiên. Trong quan hệ đời thường, để đánh giá một người trước khi hợp tác với họ làm điều gì, thì lòng hiếu thảo có thể được coi là một căn cứ quan trọng, nếu không muốn nói hàng đầu: một người đối xử với cha mẹ không ra gì, chắc cũng không thể yêu thương và sống tốt với người khác. Cho nên nhà nho nói “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên” (Dù có đọc muôn kinh ngàn vạn sách, cũng phải lấy đức hiếu làm đầu), cũng có cái lý của họ.

Đó cũng là lý do chính tại sao trong các sách dạy luân lý cho trẻ nhỏ Việt Nam thời trước, nội dung về đạo hiếu luôn được đưa vào ở những bài học đầu tiên. Theo sách Sơ học luân lý của cụ Trần Trọng Kim thì "Luân lý của ta xưa nay vẫn lấy điều hiếu làm trọng hơn cả các cái đức tính khác của người ta... Hiếu là nói gồm tất cả các cách của người con phải cư xử với cha mẹ cho phải đạo. Những cách ấy thì nhiều. Nhưng tóm lại thì chỉ cốt phải "yêu mến, tôn kính, biết ơn, nghe lời và giúp đỡ cha mẹ". Nội dung giáo dục này, sau một thời gian khá dài bị lãng quên trong chương trình giáo dục bậc tiểu học, nay đã được phục hồi trong môn Đạo đức các lớp 4, 5..., có thể được coi là một sự tỉnh thức đáng mừng chung của toàn xã hội khi kịp nhận ra rằng lòng hiếu thảo, chứ không phải thứ gì khác, chính là nền tảng của đời sống văn minh tinh thần người Việt, từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Mà theo nhận định của các nhà nghiên cứu, trong trường hợp Việt Nam, gia đình là nền tảng của quốc gia, xã hội. Gia đình không êm thấm, quan hệ cha mẹ con cái không hòa hợp và cố kết nhau bằng lòng từ ái của cha mẹ và nết hiếu thảo của con cái thì đó là dấu hiệu của sự tan rã nhiều thứ khác.

Tuy nhiên, nếu quá chú trọng lắm, vào các thứ lý luận, đôi khi chúng ta có thể bị rối, vì kinh nghiệm thực tế cho thấy, lòng hiếu thảo trước hết là một tình cảm gần như tự nhiên, xuất phát từ một thứ tình cảm khác là lòng biết ơn đối với cha mẹ đã yêu thương, đùm bọc và dạy dỗ con cái. Cha mẹ nào đối xử với con cái quá tệ thì cũng khó được đáp trả lại bằng lòng hiếu thảo. Thực tế cho thấy, một người dân quê thất học, chưa từng đọc một cuốn sách nào của Nho hay Phật, nhưng lại phụng dưỡng tốt cha mẹ cũng có thể là một tấm gương tốt đẹp cảm động về đạo hiếu. Trái lại, một người có trình độ học vấn cao đôi khi lại không phải là người con có hiếu. Điều này cho thấy, các thứ lý luận về đạo hiếu nếu có tác dụng thì cũng chỉ ở trong chừng mực giúp củng cố tình cảm và nâng cao nhận thức để một người biết cách hành xử hợp tình lý hơn trong việc thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với cha mẹ, chứ tự chúng, những thứ lý luận đó, không thể giáo dục nên lòng hiếu thảo. Cho nên nói, lòng hiếu thảo trước hết là một loại tình cảm tự nhiên xuất phát từ đáy lòng được tạo nên chủ yếu bởi tình thương mà ra.

Chúng ta nên xác định sự thật như trên chẳng qua để tránh trước một sự nhầm lẫn hay thái độ giáo điều thường hay mắc phải, chứ không có ý cho rằng tất cả những kinh sách xưa nay viết về đạo hiếu đều không có tác dụng xây dựng gì đối với cuộc nhân sinh. Trên thực tế, nếu Hiếu kinh là một bộ sách quan trọng của nhà nho giúp nâng cao nhận thức về việc thi hành đạo hiếu thì kinh Phật thuyết Vu lan bồn và những kinh khác nữa của nhà Phật hầu như cũng có một tác dụng tương tự. Vả lại, ở hai loại kinh này (Nho và Phật), tuy lý giải đạo hiếu bằng những chi tiết khác nhau nhưng tựu trung cũng quy về một mối, bởi con người hiện hữu trên thế gian với hình xác cụ thể, không ai là không trải qua giai đoạn sinh thành của cha mẹ, nên đều dễ có chung một tấm lòng, một cách nghĩ. Nếu Hiếu kinh bảo yêu cha mẹ mình thì cũng không dám ghét đối với cha mẹ người khác, thì những lời Phật dạy nghe ra bình đẳng cũng chẳng khác gì cho lắm, vì yêu thương mọi người, mọi loài sinh vật đó là tinh thầnđại hiếu đối với tất cả mọi chúng sinh”.

Thiên hạ chọn đi bằng nhiều con đường khác nhau nhưng cùng về một chỗ, nghĩ ngợi trăm chiều nhưng cùng đạt một kết quả, thì sự nhất trí như vừa nêu trên có thể coi là một lệ chứng khá cụ thể. Chỗ đại đồng tiểu dị giữa Nho với Phật chủ yếu thể hiệnquan niệm thêm nữa của nhà Phật về đạo hiếu xuất thế gian, tức lòng từ bi quảng đại không phân biệt thân sơ hay kẻ yêu người ghét.

Lòng hiếu thảo tuy là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, nhưng đạo hiếu hay cách thực hiện lòng hiếu thảo thì lại có thể bàn luận sao cho phù hợp tùy theo đối tượng, hoàn cảnh sinh hoạt của từng cá nhân và môi trường văn hóa-xã hội cụ thể với những niềm tin hoặc tín ngưỡng khác nhau mà cá nhân đó chỉ là một phần tử hay sản vật trong cộng đồng rộng lớn. Cho dù có theo tôn giáo, Đạo nào thì việc duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên, cha ông bà, cha mẹ là điều hết sức quan trọng, không được phép bỏ qua, một bên bên trọng một bên kinh. Vì kinh Phật cũng dạy có cõng cha mẹ đi quanh núi Tu di trăm ngàn kiếp cũng không đủ. Cũng như khi làm Phật sự, cúng dường Tam Bảo, giúp đỡ độ hóa chúng sinh trăm ngàn kiếp cũng không đủ. Đủ để thấy công đức, Phật quả của Đức Phật to lớn đến nhường nào!.

Vây, khi một người xả thân cầu đạo thì có cần nhất thiết phải tách hẳn mối quan hệ máu thịt với anh em cha mẹ mình hay không, theo kiểu nói “ly gia cắt ái” của một số người? Bản thân tôi có biết một vị linh mục trẻ ở nhà thờ nọ, hết lòng với bổn phận truyền giáo, mà đối xử với giáo dân cũng rất tốt, nhưng ông không muốn gặp cha mẹ mình vì thương nhớ con mà phải khăn gói lặn lội từ xa lên thăm. Mỗi lần như vậy, ông thường tỏ ra bực bội. Đây có lẽ là một trường hợp tương đối cá biệt, nhưng cách hành xử như thế có thể không phù hợp! Vấn đề này có thể cũng là một vấn nạn chung cho nhiều vị tu sĩ thuộc các tôn giáo khác, về mối quan hệ giữa một bên là lý tưởng giải thoát hay gì gì đó với một bên là tình cảm đời thường mà phàm con người hầu như ai ai cũng có.  Về vấn đề này, Phật giáo dường như mở ra được nhiều lối thoát hơn, mà cách giải quyết hợp tình lý đã được bao hàm trong rất nhiều lời dạy của Phật. Suy cho cùng cha mẹ cũng là chúng sinh, cũng cần bình đẳng, cần yêu thương, cần hóa độ gieo duyên Phật pháp. 

Hơn thế nữa, đây còn có thể là một trọng đề mà mọi người Phật tử nên nghiền ngẫm cân nhắc hầu tìm ra cho mình một lập trường và đường lối xử lý dứt khoát thích hợp để có thể an tâm theo đuổi lý tưởng mà không còn đọng lại chút gì lấn cấn trong lòng.

Sách vở bàn về đạo hiếu của các bậc cao nhân cổ đức xưa nay không thiếu, nhưng còn tản mạn. Còn việc đề cập một cách tập trung cho vấn đề này trên cơ sở học thuật vững vàng, có sự so sánh giữa các khuynh hướng đạo lý và nền tảng văn hóa khác nhau, kết hợp lý thuyết với hiện thực sinh động của cuộc sống, trên căn bản lập trường Phật học, thì theo sự hiểu biết của chúng tôi, dường như vẫn chưa có nhiều. Riêng ở nước ta, một loại công trình như vậy có vẻ cần thiết, đáp ứng được nhu cầu tu họcbồi dưỡng đức Hiếu không chỉ đối với hàng tăng sĩ mà còn có thể bổ ích cho hết thảy mọi người bình thường không phân biệt thuộc tín ngưỡng nào, bởi đạo hiếu là đạo chung của thế gian, chứ không chỉ là vấn đề riêng của bất kỳ một ai.

Trong chiều hướng suy nghĩ như trên, khi hay tin thầy Nhuận Đạt tuyển chọn mấy bài viết có giá trị thuộc đề tài hữu quan của một số tác giảtu sĩ, học giả người Trung Quốc viết về tư tưởng hiểu đạo trong Phật giáo, để phiên dịch ra tiếng Việt cho mọi người cùng xem, lấy cảm hứng từ dịp lễ Vu Lan sắp tới, tôi hết sức vui mừng và khuyến khích. Bản thảo hoàn thành, thầy lại cho tôi xem trước để đánh giá, chia sẻ.

            Nhận thấy trong bối cảnh suy thoái chung về văn hóa đạo đức xã hội như hiện nay, với quá nhiều chuyện không vui trong quan hệ gia đình, mà suy cho cùng nết hiếu vẫn là căn cơ nền tảng, tôi cho rằng việc xuất bản cuốn sách này trong lúc này là rất cần thiết và đầy ý nghĩa, nên xin làm có đôi lời để trân trọng giới thiệu đến đông đảo độc giả và các bậc nhân sĩ, tu sĩ hữu tâm với thế đạo.

 

TRẦN VĂN CHÁNH - 22.7.2012

 

Lời nói đầu

Phật giáo là một trong những tôn giáo có bề dày lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, xuất phát từ Ấn Độ và lan tỏa khắp mọi nơi trên thế giới cho đến ngày nay. Đương nhiên, để có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại, Phật giáo phải đáp ứng đầy đủ những quan điểm hiện thực khách quan trong đời sống thường nhật. Để có thể giải quyết phần nào những nhiễu nhương trong cuộc sống, người ta có thể tìm đến những nguồn tư tường rất có giá trị và có thể áp dụng thích hợp cho mọi thời đại của Phật giáo. Trong đó, tư tưởng hiếu đạo là một trong những phạm trù quan trọng thuộc đạo đức học Phật giáo, có thể giúp giáo dục con người biết cách hiếu thảo cha mẹ, hàn gắn sự rạn nứt giữa cha mẹ với con cái, và làm cho mái ấm gia đình ngày càng được hạnh phúc hơn.

Hiểu một cách đơn giản, hiếu đạo chính là tinh thần lễ kính, tri ânbáo ân. Nhờ biết được công ơn của cha mẹ và của tất cả mọi chúng sinh nên mới phát khởi sự báo ân. Trong bất kỳ thời đại nào, từ khi sống nơi hoang dã, cho đến khi bước vào thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc như ngày nay, con người đều không thể tồn tại độc lập, sống xa lìa quần thể mà phải nương tựa vào nhau, chịu ân nhau. Từ sự gắn kết như thế, con người nên biết đền đáp công ơn lẫn nhau, để chung tay xây dựng một xã hội hài hòa, thương yêu, tôn kính lẫn nhau, thể hiện qua tư tưởng hiếu đạo.

Nếu một gia đình sống trong tư tưởng hiếu đạo thì gia đình sẽ được hạnh phúc; một tổ chức sống trong tinh thần tri ânbáo ân thì tổ chức được hài hòa, vững mạnh; một xã hội sống trong tinh thần hiếu đạo thì xã hội được yên ổn, phồn vinh; một thế giới sống trong tinh thần hiếu kính thì cả thế giới sẽ không còn cảnh khói lửa đau thương, mà có thể trở thành một thứ thiên đàng ngay tại trần gian.

Hiếu đạo của Phật giáo có thể hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng. Theo nghĩa hẹp, hiếu đạo là phụng dưỡng cha mẹ, cung kính cha mẹ trên cả hai phương diện vật chấttinh thần. Theo nghĩa rộng, người thực hành hiếu đạo không những hiếu dưỡng với cha mẹ mình mà còn mở rộng ra hiếu dưỡng với cha mẹ mọi người trong thiên hạ; không những hiếu thảo với cha mẹ đời này mà còn hiếu thảo với cha mẹ trong ba đời, bảy đời... thuộc quá khứ, và sau cùng là làm cho cha mẹ được giải thoát khổ đau hoàn toàn.

Bởi lẽ, Phật giáo cho rằng: “Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, ta đời đời đều thọ sinh từ họ, cho nên chủng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ ta". Chúng ta cần phải báo ân vì: "Loài hữu tình luân hồi sinh trong sáu đường, như bánh xe quay không ngừng, hoặc làm cha mẹ, làm người nam người nữ, đời đời, kiếp kiếp cùng có ân với nhau."

Hơn nữa, trên quan điểm Phật giáo, nếu chúng ta chỉ báo hiếu một cách đơn thuần dưới hình thức phụng dưỡng thì chưa đủ gọi là người con có hiếu được. Kinh Phật thuyết hiếu tử nói về "Người con nếu chỉ dùng thức ăn ngon và y phục tốt đẹp để phụng dưỡng cha mẹ, mà không thể hướng dẫn cha mẹ đến với Tam bảo thì tuy có hiếu dưỡng cũng giống như bất hiếu".

Từ đây có thể thấy được Phật giáo coi trọng đạo hiếu xuất thế gian, điều này có nghĩa một người phải làm sao cho cha mẹ giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mới được coi là chí hiếu đích thực. Đây chính là quan điểm hiếu đạo cao tột không giống với những quan điểm hiếu đạo thông thường khác. Bởi vì, nếu không hiểu được sự luân chuyển trong vòng sinh tử, (cha con vợ chồng qua nhiều kiếp lại quay vòng luân phiên, cưới hỏi lẫn nhau, thậm chí còn báo ân, báo oán nhau …) thì cũng không thể thực hành hiếu đạo một cách hoàn thiện nhất.

Để có được cái nhìn chỉnh thể về hiếu đạo của Phật giáo, trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã cố tìm những bài viết có giá trị bàn về vấn đề này để dịch ra Việt ngữ, và đặt thành nhan đề chung là "Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo."  Mục đích trước tiên chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bản thân, nhưng sau đó liền nghĩ cũng muốn chia sẻ cái nhìn minh triết của Phật giáo về Hiếu đạo với những người khác.

Tập sách này tập hợp những bài giảng, bài nghiên cứu của một số vị pháp sư, học giả, nhà nghiên cứu, tuy có sâu cạn khác nhau nhưng mục đích cũng không ngoài việc làm sáng rõ quan điểm Hiếu đạo theo nhiều phương diện. Chúng tôi chọn cách trình bày nội dung từ thấp đến cao, để độc giả nắm bắt dễ dàng và một cách khái quát quan điểm Phật giáo về đạo hiếu, từ đó có thể rút ra những mô thức thực hành chân chánh nhất, đúng nghĩa nhất, hầu có thể mang lại lợi ích cho cuộc nhân sinh.

Với tập sách này, hy vọng nó có thể dự phần khiêm tốn nhỏ nhoi nào vào việc đóng góp để xây dựng lại nền móng đạo đức vốn đang trên đà bị phai mờ, trong cái thế giới nhiễu nhương, đầy nhân dục, vật dục như hiện nay. Được như vậy là một niềm động viên khích lệ rất lớn đối với chúng tôi.

Sau hết, dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình chuyển dịch, không làm sao tránh khỏi hết mọi sai sót, chúng tôi rất mong đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng của quý độc giả gần xa.

Trân trọng Tp. Hồ Chí Minh, Trọng Hạ năm Nhâm Thìn

Phật lịch 2556-2012 THÍCH NHUẬN ĐẠT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/08/2010(Xem: 122325)
05/08/2011(Xem: 80315)
18/08/2016(Xem: 8943)
10/10/2017(Xem: 9751)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.