Thảo Luận Phương Cách Phát Triển Phật Học Viện Và Viện Nghiên Cứu Phật Học Nguyên Thiều

10/12/20172:33 SA(Xem: 4324)
Thảo Luận Phương Cách Phát Triển Phật Học Viện Và Viện Nghiên Cứu Phật Học Nguyên Thiều

THẢO LUẬN
PHƯƠNG CÁCH PHÁT TRIỂN
PHẬT HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC NGUYÊN THIỀU
Thích Minh Tuệ

 

I. Nhận định chung về nền tảng của Phật Học Viện Nguyên Thiều :

- Truyền thống Giáo Dục Phật Giáo theo mô hình Phật Học Viện đã có từ lâu tại Bình Định, như là PHV Long Khánh, Thập Tháp, Nguyên Thiều, Hưng Long, Tâm Ấn, Bình An,…

- Bình Định có số lượng người xuất gia đông, tu sỹ nhiều, chùa chiền và Phật tử nhiều, đó là nguồn lực căn bản vững mạnh cho việc tu tập, hoằng pháphoạt động Phật sự.

- Bình Định là xứ địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều anh hùng, nhân tài cho quốc gia qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và trong Phật Giáo cũng có những Cao Tăng Thạc Đức có tầm vóc là bậc Thầy của hàng Tăng Ni toàn quốc như Quốc Sư Phước Huệ, Pháp Sư Phổ Huệ, HT Bích Liên, Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Huyền Quang,…

 - Phật Học Viện Nguyên Thiều, với địa thế thuận lợi, chốn tòng lâm yên tịnh, rộng rãi, ngay từ khi hình thành đã được Tăng Già Phật Giáo Bình Định quy định làm Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo của tỉnh và Tăng Ni nhiều Tỉnh khác cùng đến tham học.

- Hiện tại đang có Trường Trung Cấp Phật Học Bình Định và Tu Viện Nguyên Thiều đang cùng hiện diện sinh hoạt có thể hỗ tương cho nhau sự ổn định và nền nếp Thiền môn.

II. Những yếu tố quyết định về sự phát triển của Phật Học Viện Nguyên Thiều :

  1. 1.    Kết nối những tấm lòng :

“Tâm dẫn đầu các Pháp, tâm làm chủ tâm tạo…” Tâm là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định thành tựu mọi việc. Thắt chặt dải đồng tâm là yếu tố hàng đầu để quyết định thành công. Có những người vốn là Cựu Tăng Ni của PHV Nguyên Thiều, có người gốc đồng hương Bình Định, có người vốn là hàng đệ tử chư Tôn Túc Bình Định, có những Phật tử thuần thành với vai trò Hộ Pháp,… họ sẵn sàng làm gì đó để đóng góp cho PHV Nguyên Thiều nhưng chưa gặp duyên thuận tiện hoặc không biết phải bắt đầu như thế nào. Cần có tập thể một nhóm người trong vai trò trách nhiệm bảo trì và phát triển PHV Nguyên Thiều với Bồ Đề Tâm kiên cố, dõng mãnh, say sưa, không mệt mỏi cho Phật sự Giáo Dục Phật Giáo, hoằng Pháp lợi sanh và biết cách nối kết thì tự nhiên sẽ chiêu cảm được những tấm lòng khác để cùng nhau phối hợp lo Phật sự. Hơn nữa, cần phảichương trình rõ ràng cụ thể, có như vậy những người khác mới cảm thấy hài lòng, tùy hỷ và hỗ trợ theo.

  1. 2.    Vai trò của Ban Giám Hiệu :

Ban Giám Hiệu chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Phật Học Viện. Phật Học Viện sinh hoạt ra sao, phát triển được hay không, chủ yếu nhờ vào Ban Giám Hiệu. Ban Giám Hiệu có những chức năng quan trọng sau đây :

-     Quyết định nội quy, thanh quy, quy chế sinh hoạt của PHV.

-     Cung thỉnh, tuyển chọn Ban Giảng Sư cho PHV.

-     Đề ra nội dung, chương trình, kế hoạch sinh hoạt và phát triển PHV.

-     Giám sát, quản lý và lèo lái mọi sinh hoạt và diễn biến với PHV.

-     Gây tạo quỹ và sử dụng ngân quỹ hợp lý

-     Thành lập các phân Ban cần thiếtliên hệ, phối hợp sinh hoạt với các phân Ban đó.

Sau đây là phân tích khái lược về thành phần, cơ cấu, chức năngliên hệ giữa các Ban ngành quan trọng hoạt động cùng với BGH của PHV.

  1. 3.    Ban Cố Vấn Chứng Minh :

Bao gồm Chư Tôn Đức và Thiện Tri Thức rất có khả năng và tấm lòng với Giáo Dục Phật Giáo. Trước hết, Ban Giám Hiệu (BGH) cần có sự phối hợp nhịp nhàng, cảm thông, trao đổi thường xuyên với Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Bình Định, Ban Giáo Dục Tăng Ni, Ban Hoằng Pháp, Ban Tăng Sự, Ban Giám Hiệu tiền nhiệm, Chư Tôn Đức giảng dạy lâu năm…Ngoài ra, cần chủ động tìm cách thỉnh giáo chư Tôn Đức ở phương xa và hải ngoại cũng như những thiện tri thứckinh nghiệm về Giáo Dục để san sẻ về tình hình sinh hoạt và đường hướng phát triển PHV.

  1. 4.    Ban Giảng Sư

Ban này rất quan trọng có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng Giáo dục. Giảng Sư phải là người thâm nhập kinh tạng, trí tuệ sáng suốt, phẩm hạnh cao quý, xứng đáng cả trên 3 phương diện : thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như : tứ nhiếp Pháp, ngũ minh, khả năng Sư Phạm, nghệ thuật diễn giảng, tâm lý học, logic học,… đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp truyền đạt vì dù sao trong học đường vẫn đang là giai đoạn hữu học và còn sử dụng nhiều văn tự.

BGH cố gắng thỉnh tuyển hàng Giảng Sưuy tín, khả năng chuyên môn và bảo đảm chất lượng, là những người thích hợp Sư Phạm, có nhiều tâm huyết với giáo dục, không phải miễn là có bộ môn trong danh sách lịch trình và có người chịu nhận giảng dạy mà là 1 sự phác thảo khoa học từ thấp lên cao của Khóa Học trong quá trình 3-4 năm và thỉnh cho bằng được những người thích hợp nhất để lãnh các bộ môn đó.

PHV Nguyên ThiềuPhật Giáo Bình Định có ưu thế là nơi hội tụ của nhiều danh Tăng xưa nay, tuy rằng sau này có nhiều người rời xa Bình Định, thế nhưng nếu BGH thiết tha mời gọi thì có thể có những vị danh Tăng này đáp ứng mà đến giảng dạy tại PHV theo định kỳ, trong đó có những vị Pháp Sư đang hành Đạo tại Saigon, Nha Trang, Pleiku, Kontum, Đà Nẵng, Quãng Ngãi,…Cựu Tăng Ni sinh Nguyên Thiều các khoá nay cũng có số lượng không ít tốt nghiệp Tiến Sỹ, Thạc Sỹ, Cử nhân,…Nếu khai thác, tổng hợp tốt, đó là những nguồn lực Giảng Sư dồi dào cho PHV. BGH luôn tìm cách tiếp cận và thuyết phục họ hợp tác. Gương xưa, việc cầu hiền của Lưu Bị “tam cố thảo lư” thỉnh mời được Khổng Minh Gia Cát Lượng hợp tác, nhờ đó thế cuộc Tam Quốc thay đổi hẳn nhờ có mặt và tài trí của Khổng Minh.

Một giờ hoặc 90 phút đứng lớp của Giảng Sư là những trình bày truyền thụ sống động về kinh nghiệm mấy chục năm tu họchành Đạo của họ. Nhiều Giảng Sư chất lượng sẽ tạo nên nhiều màu sắc, giá trị cho PHV và trang bị toàn diện cho Tăng Ni Sinh. Có được một giàn Giảng Sư uy tínđiều kiện tiên quyết đưa đến thành công của PHV.

BGH nên có một số thỏa thuận trong làm việc phối hợp với Ban Giảng Sư trong đó có các việc : Giảng Sư trình nộp giáo trình, giáo án, đề cương đến BGH, tổ chức các buổi dự giờ, hội thảo, góp ý, và lắng nghe ý kiến của học sinh, hoặc công khai hoặc thông qua các thùng thư góp ý…Mỗi Giảng Sư sẽ có nhiều cơ hội phát triển về khả năng và kinh nghiệm giảng dạy của mình.

Đặc điểm chủ yếu của Giáo Pháp là khế thời, khế lý, khế cơ, vậy cho nên Giảng Sư tránh tình trạng nặng nề từ chương chữ đâu nghĩa đó, đơn điệu, một chiều, gây mệt mỏi, chán ngánbuồn ngủ. Giáo dục hiệu quả là sự tương tác tích cực 2 chiều : giữa Giảng Sư và học viên, giữa người nói và người nghe thông qua các quá trình phân hoá, phân giải và tâm lý….Giảng Sư phải nên gần gũi như người Huynh Đệ với học viên, say sưa với chân lý và giảng dạy, tạo ra môi trường sống động, dân chủ, bình đẳng, kích thích sự học tập, gây cảm hứng, nguồn hứng khởi bất tận cho Tăng Ni Sinh nỗ lực, sáng tạo theo tấm gương sáng, khai thác hết tiềm năng của họ.

  1. 5.    Ban Quản Chúng :

Học viên ở nội trú trong PHV thông thường sẽ tốt hơn nhiều so với học viên ở ngoại trú đi học, tại bổn tự, gửi ở các chùa gần hoặc các nơi tạm trú khác. Tục ngữ có câu : “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đến với Phật Học Viện, Tăng Ni Sinh không phải chỉ để tiếp thu một số kiến thức, kinh điển mà là để thấm nhuần Thiền Vị của nếp sống Thiền Môn“Học Thầy không bằng học Bạn”, khi ở chung với Tăng/Ni trong một phòng hoặc sống và sinh hoạt với Tăng/Ni sinh trong Chúng, Tăng/Ni sinh học được  rất nhiều từ các Vị khác về cách tổ chức xếp đặt nếp sống, tăng trưởng khả năng thích ứng với hoàn cảnh sống mới, cách học tập, chấp tác, sinh hoạt, thông qua các cuộc họp chúng,…

Ngay cả những điều như khó khăn trở ngại cho một Tăng / Ni Sinh như là thức khuya dậy sớm làm sao không động chúng, tiếp khách riêng, những bất đồng ý kiến, những nếp sốngsinh hoạt khác nhau,…cũng là điều kiện huấn luyện khả năng sáng tạ, thích ứng vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống.

Ban Quản Chúng (BQC) phải quan tâm chu đáo và biết càng nhiều càng tốt số lượng Tăng / Ni Sinh, biết về sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, đặc điểm của họ. BQC phải nêu cao tinh thần dân chủ, công bằng, yêu thương, nâng đỡ,…cùng với việc tôn trọng giữ gìn thanh quy, nội quy nghiêm minh. Khoảng thời gian học tại PHV cũng là khoản thời gian hun đúc, tu dưỡng phẩm hạnh Thiền môn giúp họ tăng thêm đạo lực và mỗi cá nhân họ đều có kinh nghiệm sống trong chúng, ứng xử và quản chúng sau này. Có một số Tăng / Ni Sinh xuất gia trong một thời gian ngắn, uy nghi, phẩm hạnh chưa thuần thục, hãy thường xuyên nhắc nhở họ khép mình trong chúng, không phạm thanh quy, nhất là không trốn ra ngoài khuôn viên PHV khi không được phép, bày các trò chơi nhảm nhí lôi cuốn hết thời gian hoặc gây gỗ, gây áp lực người khác, bất kính đối với các Ban Ngành chức năng của PHV và hàng tôn túc. Thân giáo, khẩu giáo, ý giáo của Ban Giám Hiệu, Ban Giáo Sư và Ban Quản Chúng tác động rất lớn đối với Tăng Ni Sinh. Một nụ cười, một ánh mắt nhìn thân thiện khuyến khích, một câu tán thưởng của BGH và Ban Quản Chúng một vài hướng dẫn giúp Tăng Ni sinh vượt qua khó khăn,… sẽ có ấn tượng ảnh hưởng rất lớn đến suốt hành trình tu học của họ. Vai trò của Ban Quản Chúng rất lớn. Người Quản Chúng phải đầy đủ : Bi – Trí – Dũng, có cái uy nghiêm để phục chúng, có tấm lòng đủ lớn để cưu mang và phải biết xử trị hợp thời, đúng mực làm sao để chúng có thể vượt qua chính họ, vượt qua thói hư tật xấu, giãi đãi, buông lung, tập khí xấu xa của họ, rèn luyện nên phẩm hạnh tốt đẹp, xứng đáng.

Ngày nay một số Đại Học lớn trên thế giới cũng có phân khoa Phật Học, nhưng đó chỉ là học đường và nâng cao kiến thức còn PHV là nơi đào tạo Tăng tài, phát triển toàn diện cho Tăng Ni Sinh.

  1. 6.    Ban Kế Hoạch Đầu Tư :

BGH cần lập ra Ban Kế Hoạch Đầu Tư và phối hợp làm việc chặt chẽ với Ban này. Cơ Quan, tổ chức nào muốn phát triển cũng đều có những sự thay đổi, tu sửa, canh cải. Ban này sẽ phác hoạ và trình bày ý kiến về những góp ý với giảng sư, bổ sung hoặc thay thế giảng sư, giáo án, giáo trình, xây dựng hạ tầng cơ sở, tiện nghi, thư viện, hội thảo, nghiên cứu, xuất bản,…

Liên quan đến việc này, BGH cần phát hành 1 DVD giới thiệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức nhân sự, chương trình, nội dung, sinh hoạt, mục tiêu, phương hướng phát triển của PHV Nguyên Thiều. DVD này làm quà tặng đến với tất cả những ai quan tâm về PHV Nguyên Thiều. BGH cũng nên hình thành 1 website mô tả về hoạt động và phát triển, tạo các Yahoo Groups, Google Groups, các Forums trên Website hoặc họp hội qua internet, Paltalk để mọi nggười quan tâm có thể đóng góp ý kiến của mình.

Ban này cần nghiên cứu mô hình sinh hoạt của các Phật Học Viện khác trong nước và ngoài nước, các trường trung học và Đại Học để đưa ra những kiến nghịdự án thích hợp cho sự phát triển PHV. Đặc biệt là việc đầu tư cho các dự án cho việc phát triển trở thành Viện Nghiên Cứu, Dịch Thuật, Cao Đẳng, Đại Học Phật Giáo - việc này sẽ bàn ở phần cuối.

  1. 7.    Ban Bảo Trợ  - Tài Chánh

Tài chánh, ngân quỹ rất quan trọng, cần thiết cho việc phát triển PHV. BGH nên thành lập ra một Ban Bảo Trợ, Thủ Quỹ uy tín, năng động. Tài chánh cần cho việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, phòng ốc, tiện nghi, đặc biệt là hình thành hệ thống thư viện với đầy đủ sách vở, tài liệu, vi tính, DVDs,…Tài liệu sẽ làm cơ sở phát triển tài năng. Hệ thống Giảng Sư nội, ngoại điển cũng cần có chi phí di chuyển giao thông, bồi dưỡngcúng dường để họ có thể an tâm đầu tư đúng mức vào việc giảng dạy, không phân tâm vào các việc lo kinh tế khác.

Muốn thành lập được Viện Nghiên Cứu, dịch thuật, in ấn, Trường Cao Đẳng, Đại  Học Phật Giáo cần có nhiều tài chánh. Tiện nghi sinh hoạt và làm việc có tốt thì mới có thể thỉnh mời các nhân tài về ở lâu và hợp tác làm việc được. Nên cung thỉnh chư Cao Tăng Thạc Đức trong Tỉnh cũng như phương xa và nước ngoài và các cư sỹ, những người tha thiết quan tâm đến PHV, vào trong Ban Bảo Trợ. Có những cuộc họp thường xuyên định kỳ để quyết định tài chánh sử dụng vào việc gì. Có sổ ngân hàng mang tên PHV và đòi hỏi chữ ký của 3 thành viên trong BGH và thủ quỹ thì các ngân phiếu mới giá trị, rút ngân khoản ra được. Thất thoát trong việc quản lý tài chánh sẽ đưa đến việc bất đồng ý kiến nội bộ và suy  giảm lòng tin tưởng và ủng hộ của các Mạnh Thường Quân.

Ban Tài Chánh nên ghi rõ chi phí định kỳ hàng tháng cần những khoản nào và bao nhiêu, chi phí cho các dự án đặc biệt đang và sắp triển khai là bao nhiêu. Sổ sách chi thu, giấy biên nhận, bảng tán dương công đức phải ghi đầy đủ và rõ ràng.

Nên vận động và gieo duyên tiếp tục với các nhà bảo trợ, Mạnh Thường Quân mới, các doanh nghiệp ở Quy Nhơn, Saigon và các thành phố lớn khác,…

Khuyến khích và tạo duyên cho các vị Bổn Sưquần chúng Phật tử thân nhân của các Tăng Ni Sinh đến thăm nhà trường mỗi tuần một lần và như vậy họ cũng , góp phần chia sẻ trách nhiệm, đóng góp với nhà trường. Khuyến khích Tăng Ni Sinh mang đến thêm nhiều nhà bảo trợ Mạnh Thường Quân cho PHV hoặc họ có thể tiến cử, giới thiệu thêm rồi BGH trực tiếp liên hệ để có thêm các nhà bảo trợ mới.

  1. 8.    Ban vận động ngoại giao :

Muốn kết nối những tấm lòng, tạo sự cảm thông với Ban Trị Sự Tỉnh Hội, các Ban Ngành chức năng liên quan, các tự việnTăng Ni Phật tử cần có Ban vận động ngoại giao thường xuyên làm công việc quảng bá thông tin sinh hoạt của PHV đến khắp nơi. Trong cuộc sống và Phật sự, mọi người thường đa đoan nhiều việc, nếu khéo léo tiếp cận, thông tin và tác động đúng lúc thì mọi người sẽ hướng tâm về, ưu tiên đầu tư và đóng góp cho sự phát triển của PHV. Nếu tu học tinh cần, Phật Pháp nhiệm mầu, sẽ có Long Thần Hộ Pháp che chở phò trì. Tuy nhiên, về mặt tổ chức xã hội, trước mắtthực tế, các Ban Ngành cần phối hợp nhịp nhàng và làm tốt chức năng của mình, đó là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của PHV.

III. Triển vọng để Nguyên  Thiều phát triển trở thành Tu Viện, Cao Đẳng, Đại Học Phật Giáo, Viện Nghiên Cứu Dịch Thuật:

3 thành phố hiện có sự phát triển về nghiên cứu, giáo dục Phật Giáo là : Saigon (miền  Nam), Huế (miền Trung) và Hà nội (miền Bắc). Các PHV hoặc các trường Phật Học khác (trong đó có trung cấp Phật Học) phát triển đến đâu tùy thuộc vào Ban Trị Sự Tỉnh Thành và BGH của PHV nơi đó. Bình Định có truyền thống và tiềm năng phát triển Phật Giáo. Bình Định có khí thiêng sông núi, từng sản sinh ra những anh hùng dân tộc như Nghĩa quân Tây Sơn, những vị Cao Tăng, Quốc Sư như : Phước Huệ, Phổ Huệ, Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN Cố DLHT Thích Huyền Quang. …vậy thì tại sao thế hệ sau này không thể kế thừa và phát huy những gì các thế hệ trước đã làm nhất là Cố ĐLHT Thích Huyền Quang đã bao nhiêu năm tâm nguyện phát triển PHV Nguyên Thiều thành Đại Học Phật Giáo? Những người có trách nhiệm nên tham khảo nghiên cứu mô hình sinh hoạt, tổ chức của các PHV ngoài Huế thời chấn hưng Phật Giáo, Phật Học Đường Nam Việt, Lưỡng  Xuyên, PHV Hải Đức, Già Lam, Ấn Quang, Huệ Nghiêm, HVPG Vạn Hạnh và các Phật Học Viện trong toàn quốc…PHV Nguyên Thiều có thể có thêm giáo sư từ các trường PTTH An Nhơn và Đại Học Quy Nhơn đến giảng dạy theo các giờ giấc thỏa thuận sắp xếp.

PHV Nguyên Thiều không chỉ dừng lại chỉ là một Trưởng Trung Cấp Phật Học mà phát triển và tạo điều kiện cho Tăng Ni Sinh tu học tiếp các giai đoạn Cao Đẳng, Đại Học Phật Giáo, Hậu Đại Học, Viện Nghiên Cứu dịch thuật và phát hành các đặc san, sách, ấn phẩm Phật Giáo,…Về pháp môn tu tập, cần có người chuyên sâu các lĩnh vực Thiền Nguyên Thuỷ, Tổ Sư Thiền, Tịnh Độ Tông, các trường phái Nhật Bản, Trung Hoa, và Mật Tông để truyền trao và thực hành tại Tu Viện Nguyên Thiều để mọi người thấm nhuần Pháp lạc, hương vị giải thoát.

Sẽ có người cho rằng những điều ghi trong bản thảo luận này là xa vời, khó thực hiện hoặc thậm chí không tưởng, tuy nhiên trong cuộc sống biết bao nhiêu điều tưởng chừng không thể cuối cùng lại trở thành hiện thực. Những chủng tử gieo trong tâm thức mọi người khi đủ duyên thì sẽ trổ hoa kết quả. Vai trò chánh nhân và tự lực đóng vai trò rất lớn cho mọi sự thành tựu. Giáo Dục Phật Giáođiều kiện tiên quyết để phát triển về lâu về dài, về lượng và về chất cho Phật Giáo cho nên cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Hy vọng sẽ có nhiều người cùng quan tâm thảo luận, đề ra phương hướng bảo trì và phát triển PHV Nguyên Thiều để cho Chánh Pháp xương minh. Đức chúng như hải, Tăng NiPhật tử quyết định sự tồn tại, chuyển biến và phát triển của Phật giáo trong địa hạt của mình, trong hiện tại và tương lai, như lời Tổ Đức dạy :

“Phật pháp xương minh do Tăng già hòa hợp

Thiền môn hưng thịnh do Đàn việt phát tâm.”

TK. Thích Minh Tuệ

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận trong dịp lễ kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung Cấp Phật Học Bình Định tại Tu Viện Nguyên Thiều:

Tham quan chung NT25 nam Nguyen Thieu5 cung Tang Sinh CNT4 Ni NT3 tap the NT2 dung noi chuyen Tang NT1 sinh hoat voi lop tang NT1 a truoc cong PHV



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.