Nơi Đào Luyện Những Nhân Tài Phật Học Tại Việt Nam - Tâm Minh

27/08/201012:00 SA(Xem: 35348)
Nơi Đào Luyện Những Nhân Tài Phật Học Tại Việt Nam - Tâm Minh

NƠI ĐÀO LUYỆN
NHỮNG NHÂN TÀI PHẬT HỌC TẠI VIỆT NAM
blank
blank

Việc xây dựng và phát triển các Học viện Phật giáoViệt Nam không chỉ đơn thuần để phục vụ nhu cầu tu học đang ngày càng tăng nhanh của đông đảo chúng tăng ni sinh trong cả nước mà còn là nơi để Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đào luyện và tuyển chọn ra những nhân tài Phật học có đủ đức, đủ tài gánh vác được công việc của Phật sựthế gian trong thời đại mới

Từ "Tuyển Phật trường” phương Bắc 

Có người ví Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (HVPG-HN) là một “Tuyển Phật trường”, tức là ngôi trường đào tạo và tuyển chọn nên những người đảm trách Phật sự trong tương lai. Toạ lạc uy nghiêm dưới tán rừng thông xanh ngút ngàn của ngọn Sóc Sơn (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Học viện được thừa hưởng một không gian trong lành thoáng đãng, xa nơi ồn ào của phố thị nên rất thích hợp cho môi trường tu trìrèn luyện của tăng ni

Theo Đại đức Thích Minh Tiến, Trợ lí Viện trưởng kiêm Thư kí Hội đồng điều hành Học viện: “Học viện là một ngôi trường dành riêng cho giới tăng ni cho nên việc giáo dục tăng ni không chỉ đơn thuần là việc học mà còn giáo dục cả nhân cách làm người xuất gia. Vì vậy, việc đào tạo ở HVPG-HN vừa nghiêm khắc nhưng cũng phải vừa khoan dung, nhân hòa”. 

Tại đây, mọi thứ dường như đều được đặt vào khuôn khổ của giới luật. Từ chuyện giao tiếp, ăn ở, sinh hoạt, học hành cho đến tu tập… của tăng ni sinh nhất nhất đều được Ban quản chúng của Nhà trường đốc thúcđể ý đến. Cuộc sống tu học ở đây bốn mùa nắng cũng như mưa. Sáng 4 giờ đã thức dậy tụng kinh niệm Phật, ngày ba bữa rau dưa đạm bạc, trưa và chiều lên giảng đường ngồi trang nghiêm nghe thầy giảng đạo, chiều vãn lại lên chùa lễ Phật, tối về tăng xá tiếp tục mở sách ôn bài… Không những thế, mỗi ngày các tăng sinh còn phải học và tự răn 250 điều giới luật, còn ni sinh là 348 điều để sửa mình. Giới luật nghiêm minh nhưng xem ra ai nấy đều tự nguyện bảo ban nhau chấp hành tốt môn quy. 

Lại nói đến chuyện học ở “Tuyển Phật trường”, ngoài đời học một, ở đây các tăng ni sinh phải học mười. Một học kì các sinh viên ở ngoài đời chỉ học từ 6 đến 9 môn còn học viên của Học viện phải học từ 17 đến 19 môn. Ngoài những môn nội điển thuộc về giáo lí nhà Phật có đến thiên kinh vạn quyển, các học viên còn phải học thêm cả những môn ngoại điển, tức là những môn học của người đời chẳng mấy khi liên quan đến chuyện giáo lí như kinh tế học, xã hội học, triết học, logic học, ngoại ngữ, vi tính… cho nên đã khó càng khó thêm. 

Tuy nhiên, tiếng là học ở trường tu nhưng các học viên bây giờ hầu như ai cũng đã biết cập nhật với những tiện nghi của thời hiện đại, cũng máy tính xách tay, cũng đài, cũng đĩa… Chính vì vậy việc học hànhtham khảo cũng nhờ đó mà phát triển hơn lên. Bên cạnh đó, ngoài giờ học chính khóa, các học viên còn thành lập được Câu lạc bộ (CLB) thư pháp, CLB văn hóa văn nghệ và CLB võ thuật giúp cho họ có thêm được sân chơi bổ ích trong việc tu dưỡng thêm về đạo tâmrèn luyện về thể lực cũng như trí lực

Có thể nói, HVPG-HN xứng đáng là một “Tuyển Phật trường”, nơi đào luyện nên những nhân tài Phật học có đủ đức tài gánh vác được trọng trách của Phật sựxã hội trong tương lai. 

blank

Giờ học Hán cổ của lớp tăng I khóa V do GS. Nguyễn Tá Nhí 
(Viện Hán Nôm) giảng dạy.
blank
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới dự 
Đại lễ Phật Đản tại HVPGVN.
blank

blank

Những hoạt động như vui chơi kéo co đem 
lại cho học viên niềm vui, phấn khởi sau những giờ tu học.
blank
Luyện thư pháp đem lại phấn khởi sau những giờ tu học.
blank
Tham gia lao động tăng gia sản xuất sau những giờ tu học.
blank
Phút giải trí sau những giờ tu học.

 

Đến trường Phật học phương Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh(HVPG-HCM) cũng là một trung tâm nghiên cứuđào tạo Phật học lớn của cả nước. Theo Hòa thượng Tiến sĩ (TS) Thích Minh Châu, Viện trưởng HVPG-HCM cho biết: “Nội dung và chương trình đào tạo Cử nhân Phật học ở đây không đào tạo việc tu hànhđào tạo những kiến thức Phật họcvăn hóa dân tộc cùng một số ngành học liên quan theo tiêu chuẩn của bậc đại học”. 

Với mục tiêu đào tạo như vậy cho nên HVPG-HCM đã xây dựng được một đội ngũ đông đảo các giảng sưtrình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các học viện nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới. Hiện tại, Học viện có hơn 60 giảng sư, trong đó có 50 tiến sĩ và gần 10 thạc sĩ, ngoài ra còn có các giáo sư thỉnh giảng đến từ các học viện trong nước và trên thế giới

Nói đến thành quả của Học viện, TS Thích Tâm Đức, Trưởng Phòng Đào tạo của Học viện cho biết: “Từ năm 1985 tới nay Học viện đã đào tạo được 5 khóa Cử nhân Phật học với hơn nghìn tăng ni sinh đã tốt nghiệp. Hai khóa VI và VII hiện đang được đào tạo với số lượng học viên tăng lên gấp bội. Nếu như khoá I chỉ có 60 học viên thì khóa VII đã có tới 1.017 học viên theo học. Đặc biệt, bằng Cử nhân Phật học của Học viện hiện đã được nhiều nước trên thế giới công nhận. Nhờ đó mà hàng trăm học viên tốt nghiệp của Học viện có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo Thạc sĩTiến sĩ tại các trường quốc tế như Đại học Quốc gia Dehli, Đại học Pune (Ấn Độ), Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Bắc Kinh, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Berkeley (Hoa Kỳ)… Và trong tương lai, với năng lực của mình HVPG-HCM cũng sẽ tiến hành tổ chức đào tạo bậc Thạc sĩTiến sĩ Phật học ở trong nước. 

Với phương châmNghiên cứu Phật học Việt Nam không thể tách rời với với việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam”, HVPG-HCM đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Phật học tiên tiến của cả nước. Tại đây, những giá trị truyền thốnghiện đại luôn được khơi dậy góp phần xây dựng một nền Phật giáo Việt Nam theo tinh thần nhập thế

blank

Nữ Tiến sĩ Phật học đầu tiên ở Việt Nam
Thích Nguyên Hương trên giảng đường HVPG-HCM
blank
Tăng sinh tìm tài liệu tham khảo tại thư viện HVPG-HCM.
blank
Trong lớp học tại HVPG-HCM.
blank
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.

Và Học viện của vùng sông nước Cửu Long 

Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer (HVPG-NTKM) là ngôi trường có tuổi đời trẻ nhất trong số 3 Học viện Phật giáo của Việt Nam. Đây là ngôi trường Phật học cao cấp của đồng bào Phật tử Khmer vùng sông nước Cửu Long vừa được Chính phủ và GHPGVN đầu tư xây dựng. Mặc dù mới ra đời không lâu (06/02/2006) nhưng HVPG-NTKM có trụ sở tạm thời tại chùa Pôthisomron, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ đã bước đầu chính thức đi vào hoạt động bằng việc chiêu sinh khoá I với gần 70 tăng ni sinh theo học bậc đại học

Phật giáo Nam Tông Khmer là một hệ phái có lối tu hành riêng và có kho tàng kinh sách cổ được truyền bá bằng một thứ ngôn ngữ riêng, đó là ngôn ngữ Pali. Chính vì vậy, việc tu học của các tăng ni sinh Phật giáo Nam Tông Khmer cũng có nhiều nét khác biệt so với Phật giáo Bắc Tông, đặc biệt là việc học chữ Pali để phục vụ cho việc dịch và đọc kinh sách. 

Trước đây, khi chưa có sự ra đời của HVPG-NTKM, các tăng ni sinh của Phật giáo Nam Tông Khmer được Giáo hội tổ chức theo học tại các lớp sơ cấp và trung cấp về Vini và Pali. Ngoài ra, các học viên còn được học thêm một số môn ngoại điển như Anh văn và tin học. Từ những lớp học như thế này, hàng nghìn tăng ni sinh đã được đào tạo một cách cơ bản về ngôn ngữ Pali cũng như kiến thức Phật giáo Nam Tông. Bên cạnh đó, đa số các chùa Nam Tông Khmer cũng đều có tổ chức những lớp dạy tiếng dân tộc cho con em người dân tộc ở độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi. Ngoài việc học ở các lớp, hiện nay người dân Khmer vẫn còn giữ được tục gửi các bé trai lên chùa để học tập chừng đôi ba năm để làm quen với việc kinh sách, tu hành. Tuy nhiên, nhìn về tương lai, những lớp học như thế này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tu học, nhất là việc tu học bậc cao của tăng ni sinh trong thời đại mới. 

Chính vì vậy, việc thành lập HVPG-NTKM là bước phát triển toàn diện mang tính chiến lược của GHPGVN, trong đó có hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo đồng bào Phật tử Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ cũng như cho cả hệ phái Nam Tông khu vực Châu Á. 

Do mới thành lập cho nên Nhà trường vẫn đang ở trong giai đoạn xây dựng và kiện toàn trường lớp cũng như các chương trình đào tạo. Hiện nay, Học viện đã có 7 giảng sưtrình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và 2 giảng sư thỉnh giảng từ HVPG-HCM. Dự kiến khoảng 3 năm nữa Học Viện sẽ chính thức hoạt động tại cơ sở mới được quy hoạch trên diện tích 11,3 ha ở quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ. 

Với những kết quả như vậy, hi vọng trong tương lai không xa, HVPG-NTKM sẽ trở thành một trung tâm đào tạo Phật học lớn của cả nước, góp phần hoàn thiện hệ thống chương trình giáo dụcđào tạo tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kì mới. 

blank

Ngoài giờ trên lớp của các tăng sinh.
blank
Tăng sinh trong lớp học tại HVPG-NTKM.
blank
Du khách nước ngoài đến thăm, tiếp xúc với các tăng sinh tại chùa Phothisomron, nơi đặt HVPG-NTKM.
blank
Tăng sinh trong lớp học tiếng Anh tại HVPG-NTKM.

Đôi nét về HVPGVN tại Hà Nội: 

HVPGVN tại Hà Nội là Học viện đầu tiên trong hệ thống giáo dục đào tạo Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là trung tâm đào tạo tăng tài lớn của cả nước. Trong tương lai, Học viện còn là Trung tâm đào tạo bậc Thạc sĩTiến sĩ Phật học

25 năm qua, tại chùa Quán Sứ (cơ sở đầu tiên của Học viện) HVPGVN đã đào tạo được 4 khóa với hơn 600 cử nhân Phật học. Năm 2006 vừa qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước và đông đảo bà con Phật tử trong và ngoài nước, Học viện đã chính thức khai giảng khóa V (2006-2010) với gần 300 tăng ni sinh đến từ 34 tỉnh thành trong cả nước tại cơ sở mới trang nghiêm và bề thế trên diện tích hơn 10ha ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 

blank

Đại Đức, Tiến sĩ Thích Tâm Đức, Trưởng Phòng Đào tạo HVPG-HCM: 

Thế mạnh học thuật của Học viện là các chương trình Phật học với nhiều chuyên ngành khác nhau như Pali và Đông Nam Á, Phạn Tạng và Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Trung - Nhật - Hàn, Phật giáo Việt Nam... cùng với các môn như Lịch sử Phật giáo, Triết học Phật giáo... Đây là những chuyên ngành và bộ môn cơ bản mà tương lai Học viện sẽ dùng để đào tạo bậc Thạc sĩTiến sĩ Phật học ở trong nước.

Những thành tựu trong công tác 
đào tạo tăng tài của GHPGVN: 

Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ (dành cho chư tăng Nam tông Khmer). Ngoài ra còn có 8 lớp Cao đẳng Phật học và 28 trường Trung cấp Phật học ở các tỉnh thành khác nhau trên cả nước. 

Đến nay cả nước đã có gần 2.000 tăng ni tốt nghiệp Cử nhân Phật học, 859 tăng ni tốt nghiệp Cao đẳng Phật học và 3.339 tăng ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học. Đặc biệt, 50/178 vị tăng ni du học nước ngoài sau khi hoàn tất chương trình Tiến sĩ Phật học và các chuyên ngành khác đã về phục vụ tại những vị trí quan trọng trong các Ban, Ngành và Viện của Giáo hội
 

Người gửi bài: Tâm Minh (Báo Ảnh)
 

Đọc thêm:
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội 
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Huế 
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
 

07-05-2009 04:23:46
 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.