“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải” từ một email chuyển tiếp của nhóm Việt Bút.
Điểm đến của nước cống tại nhà máy lọc.
Trong bài viết, Jason nói Bill Gates “ông tỷ phú nhân từ” đã tiết lộ trên GatesNotes blog của ông về một giàn máy tên “Janicki Omniprocessor” có thể biến chất thải của người thành nước sạch uống được. Đọc tin, tôi nhớ ra đây là điều từ lâu tôi đã từng thắc măc. Hồi tôi học lớp môi trường, trong một lần họp nhóm để làm cái “Project” đầu tiên của lớp, tôi thấy khát nước nên vơ lấy chai nước tu một hớp. Con bạn Mỹ ngồi bên bỗng nói:
-Nước uống đóng chai là sản phẩm tái chế từ nước cống đấy!
Nghe vậy, tôi sặc. Ngụm nước vừa vào miệng đã vọt ra làm tôi muốn ói.
Đó là lần đâu tiên tôi nghe nói về việc “uống nước thải tái chế”. Khi lớp thảo luận về đề tài này, cả lớp tranh cãi quyết liệt, không ai chấp nhận mình sẽ uống nước từ ống cống.
- “No way”! Không bao giờ! Một sinh viên nữ gào lên. –Tôi xin thề là có chết cũng không uống thứ nước kinh tởm đó. Nếu trái đất không còn nước, tôi thà chết khô!
Mọi người nhao nhao. Cánh nam sinh viên cũng la to: - “Yuck!” Gớm quá!
Điểm đến của nước cống tại nhà máy lọc.
Vị giáo sư phải mất một lúc để giải thích về những ích lợi của việc dùng nước thải tái chế, ông nói chẳng những tiết kiệm nước cho địa cầu chúng ta mà còn giúp làm sạch môi trường. Nhưng buổi thảo luận vẫn kết thúc thật tồi tệ, vì hầu hết lớp không đồng ý, ngoại trừ hai quân nhân Mỹ từ chiến trường Iraq về đi học lại. Từ đó mỗi khi uống nước, tôi thường tưởng tượng là có ngày mình sẽ bị uống…nước thải nên thấy ghê ghê. Và tôi luôn “canh cánh bên lòng” với ý muốntìm hiểu xem bằng cách nào người ta có thể tái chế thứ nước kinh khiếp đó ra nước uống, nhưng chưa có dịp.
Đọc xong bài viết của Jason, tôi tìm lên “GatesNotes Blog” để đọc trực tiếp những gì Bill Gates viết. Ngày 5 tháng 1, 2015, trên blog của ông, nhà tỷ phú đã hào hứng ghi cái tựa đề thật đậm, thật…sốc: “Từ Phân Đến Uống Được: Cỗ máy thần kỳ này đã biến chất thải người thành nước uống!”
Bill Gates viết rất đầy đủ chi tiết về giàn máy đặc biệt mà quỹ “Gates Foundation” của ông tài trợ cho công ty Janicki Bioenergy ở miền Bắc thành phố Seattle, Washington, Hoa Kỳ, thiết kế để giúp các nước nghèo kém phát triển trên thế giới.
Theo nhà tỷ phú, nước uống tái chế rất an toàn và hợp vệ sinh. Trong quá trình tái chế, chiếc máy Omniprocessor chạy với nhiệt độ rất cao, 1000 độ C, cho nên nước đã được sát trùng và mùi hôi cũng biến mất. “Trên thực tế, nó đáp ứng được với luật an toànsức khỏe mà chính phủ Hoa Kỳ đề ra,” Bill Gates viết.
Tôi có xem clip YouTube trên GatesNotes Blog, thâu lại sự thử nghiệm vận hành của giàn máy Omniprocessor trong lần Bill Gates đến thăm xưởng. Thật là không thể tưởng tượng nổi sự làm việc độc đáo của cỗ máy này. Bắt đầu từ một bể chứa chất thải khổng lồ, những mảng phân ngồn ngộn tự động cuộn liên tục từ trong bể chạy lên máng dây chuyền, đưa vào một ống dẫn to, chạy xuyên quahệ thống đun sôi, lò đốt, bộ phận lọc, chỉ trong mấy phút thì đến cuối đường. Và tại điểm dừng, cái đám “đồ bỏ” đen ngòm ngòm kinh dị kia đã được “hô biến” thành những giọt nước trong văng vắt chảy xuống một chiếc ly cho nhà tỷ phú uống thử. Sau khi uống ly nước “đặc chế” ấy, nét mặt Bill Gates sáng lên, ông tươi cười gật gù: -Ồ! Quả thật đây chính là nước!
Bill Gates còn cho biết, Peter Janicki, người phát minh ra giàn máy Omniprocessor đã du lịch nhiều lần đến Africa và India để nghiên cứu, tìm hiểutình hình trước khi thực hiện cỗ máy này. Và công ty dự tínhcuối năm 2015 sẽ bắt đầu đặt “mở hàng” một cỗ máy Omniprocessor ở thủ đô Dakar, thành phố lớn nhất nước Senegal bên Bắc Phi.
Nhà tỷ phú còn có tham vọng cao hơn, muốn giúp người dân các nước nghèo biến chất thải người thành ra…vàng. Vì theo Gates, lợi ích của việc tái chế này vô cùng to lớn. Ngoài chuyện giúp giải quyếtvấn đề vệ sinh an toàn, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra nước sạch để uống, và một số tro, cỗ máy thần kỳ Omniprocessor còn đem lại nguồn điện tuyệt vời, đủ cho cỗ máy tự vận hành, lại còn thừa để cung cấp điện cho thành phố nữa. Cho nên ông quyết định sẽ tận dụng tối đa việc này để giúp người dân các nước nghèo phát triển kinh tế. Đó là biến chất thải của người thành các mặt hàng giá trị trên thị trường, như nước uống và điện. Bill Gates còn dí dỏm viết, “Nguồn lợi phân” này thể hiện câu thành ngữ của người xưa, “Rác của người này là vật quý của một người khác”!
Theo dự tính, mỗi cỗ máy Janicki Omniprocessor trong các đợt sản xuất sau sẽ đủ sứcgiải quyết chất thải của 100,000 người, mỗi ngày máy sẽ tái chế ra 86,000 lít nước sạch để uống, đồng thờicung cấp khoảng 250 kilowatt điện. Và mục tiêu sắp tới của ông và công ty Peter Janicki là cung cấp những cỗ máy Omniprocessor giá cã rất vừa phải để các nhà thầu, nhà kinh doanh ở các nước chậm phát triển có thể làm kinh tế, đầu tư kiếm lợi.
Bill Gates tươi cười với thành quả của nước thải.
Giải thích tại sao ông tài trợ cho dự án có vẻ “lạ đời” này, Bill Gates cho biết, hiện giờ có một con số đáng kinh ngạc, khoảng hơn hai tỷ người trên thế giới, vẫn còn dùng nhà xí không dội nước, và số khác thì đi cầu ngoài đồng. Các chất thải đó làm ô nhiễm nguồn nước cho nhiều triệu người, mang lại hậu quả tệ hại là hàng năm có đến non một triệu trẻ em bị nhiễm bệnh. Nếu tìm được phương sáchan toàn và thích hợp nhất giúp giải quyếtvấn nạnô nhiễm vì phân, thì chúng ta sẽ ngăn chặn được rất nhiều cái chết và còn giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh. Theo Bill Gates.
Thú thật, trước đây chỉ mới nghĩ đến việc uống nước tái chế là tôi đã “ý ẹ” rồi. Lúc xem video, tôi cảm thấy nhờn nhợn trong cổ khi nhìn tỷ phú Bill Gates, dù trông thấy rõ ràng nước chảy ra từ…thùng phân trước mặt, mà ông vẫn bưng ly uống tỉnh queo, còn gật gù khen ngon. Nhưng rồi tôi chợt xúc động khi nhận ra tấm lòng nhân hậu vì thương người, vì lợi ích chung cho nhân loại của nhà tỷ phú đã vượt trên tất cả. Bill Gates đã “anh dũng” uống thứ nước này để làm gương cho mọi người, không ngại dơ, cũng chẳng sợ rủi ro tấm thân lá ngọc cành vàng của mình gặp nguy cơ nhiễm độc mà lâm bệnh.
Rất tinh khiết. Ngon quá.
Nếu mọi quốc gia thuộc thế giới thứ ba đều có những nhà máy tái chế kiểu này, và tất cả mọi người trên trái đất đều hưởng ứng, chịu khó “uống nước thải” như Bill Gates để bảo vệ môi trường, thì có lẽ tất cả sinh linh, loài người, động vật, cây cỏ trên địa cầu sẽ tránh khỏi sự giận dữ đáp trả của trái đất và thiên nhiên, mà các khoa học gia tiên đoán sẽ xảy ra trong một ngày không xa, vì con người đã lạm dụng vắt đến cạn kiệt nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Chuyện của Bill Gates làm tôi nhớ lại một người cũng rất…anh hùng mà tôi nể phục khi tôi gặp trước đây. Người đó cũng đã không ngại, không tính toán với bản thân, vì việc làm giúp cho an nguy của nhân loại mà phải tiếp xúc với chất thải và mùi hôi để thực hiện công việc bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là chuyện trọng đại của quốc gia Hoa Kỳ. Mỹ là một trong những nước văn minh có hệ thống nhà máy lọc nước thải rất tốt, được xây dựng khắp nơi để làm sạch môi trường. Chính quyền luôn khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ những hoạt động có liên quan đến nước nôi, môi trường. Lần đó tôi làm một nghiên cứu về bảo vệ môi trường cho lớp. Tôi gọi City Hall, với tư cách là sinh viên, xin phép được đến tham quan nhà máy lọc nước thải (Sewage Treatment Plant) của thành phố để về làm “Project”. Người của City Hall đã vui vẻ gọi làm hẹn với giám đốc nhà máy và giới thiệu tôi đến đó.
Tôi đến cơ sở Sewage Treatment Plant thành phố và được ông giám đốc tiếp đón rất nhiệt tình. Ông đã không ngại tốn thời gian, đưa tôi đi tham quan khắp nơi, giảng giảirõ ràng tỉ mỉ mọi công đoạn từ A tới Z. Bắt đầu từ điểm đến cho tới điểm dừng của nước thải.
-Khi chị kéo dây toa lét ở nhà, chất thải sẽ theo đường ống chạy thẳng đến đây.
Câu nói đó của ông giám đốc và nguồn nước đục ngầu ngầu cuồn cuộn đổ vào nơi tiếp nhận khiến tôi nhớ đến tận bây giờ. Nhưng chuyện làm tôi nể phục ông giám đốc là một chuyện khác. Sau khi theo ông đi thăm khắp nơi và ghi chép đầy đủ các công đoạn lọc nước thải, ông mời tôi vào phòng làm việc của ông để xem hệ thốngđiều hành máy bơm bằng vi tính, đang giúp cho mấy chiếc máy bơm hạng nặng hoạt động 24/24, bơm vào trên một triệu gallon nước cống mỗi ngày.
Đi gần tới nơi, trong khi ông ấy nhanh nhẹn bước trên mảng cầu nối bằng xi măng bắt ngang qua một con mương thật sâu để vào căn phòng nhỏ, thì tôi khựng lại. Sém chút nữa tôi đã đưa tay bịt mũi. Một mùi hăng hắc, nồng nồng bốc lên từ dòng nước đùng đục đang được chiếc máy bơm đổ ầm ầm vào mương, chảy vội vã ngang qua cửa văn phòng để đến một bộ phận lọc khác.
-Nước này tuy còn hơi nặng mùi nhưng đã được lọc kỹ và diệt trùng. Ông giám đốc quay lại nói khi thấy tôi chần chừ không muốn bước, có lẽ ông đoán được tôi nghĩ gì. –Cho nên chẳng có hại gì đâu, chị đừng lo!
Tôi hơi bị…quê, đành bấm bụng nín thở theo ông vào phòng. Giàn máy vi tính trên bàn làm việc của ông giám đốc đang mở. Cả một hệ thống chằng chịt dây nhợ kết nối với mấy chiếc máy bơm bên ngoài. Cạnh bàn có chiếc tủ lạnh và khay đựng ly tách. Trên bàn là bữa trưa còn lại của ông giám đốc. Nhìn ra ngoài cửa, nghe tiếng nước thải chảy lào xào dưới mương, tôi bỗng cảm thấy ơn ớn, cồn cào trong bụng. Trong gia đình tôi, khi người khác đang ăn, không ai được nói đến chuyện đi…“ấy”, vì chỉ cần nghe nói thì không ai còn muốn ăn cơm. Thế mà người này vẫn ăn trưa tỉnh bơ ở đây trong khi lũ nước thải đang “nhởn nhơ” trước mặt. Vị giám đốc đã để lại một dấu ấn khá đậm trong tôi ngày hôm ấy.
Nhờ chuyến đi này mà cái “Project” của tôi đạt được điểm tối đa. Khi tôi thuyết trình, hình ảnh trong bộ sưu tập từ lúc dòng nước thải đục ngầu bắt đầu “đặt chân” vào cửa nhà máy, đến điểm cuối “dừng chân” chờ bốc hơi, trong vắt trong dãy đầm chứa thật lớn cạnh bờ sông có cây cối xanh tươi bao quanh dày đặc, chim chóc lượn bay, đã chiếm được cảm tình của giáo sư và cả lớp. Vị giáo sư còn khuyến khích lớp tôi tìm hiểu về đề tài tái chế nước thải để uống, nhưng ai nấy đều le lưỡi lắc đầu. Thật ra việc tái chế chất thải người thành nước uống như Bill Gates làm đã được Hoa kỳ và nhiều nước trên thế giới bắt đầu từ lâu, xa thì ở Namibia bên Africa, Australia, Singapore, gần là Hoa Kỳ như San Diego, Orange County California, Fairfax County Virginia, New Mexico…, tuy rằng có nhiều nơi gặp trở ngại khi bắt đầu vì người dân không ủng hộ. Biết đâu tôi đã từng bị uống thứ nước này rồi, khi du lịch đến các vùng ấy. Chỉ có điều, vì “chưa thấy chưa tin” nên lâu nay tôi cảm thấy sẽ rất là kinh khủng nếu tôi biết mình đang uống nước tái chế.
Nhờ câu chuyện tỷ phú Bill Gates “uống nước thải” để giúp người và cứu môi trường, cộng với việc ông giám đốc nhà máy ăn trưa cạnh đường đi của nước cống để cung cấp những đầm nước trong lành cho tôm cá chim muông, tôi đã có được bài học quý giá.
Nhớ lại ngày trước vị giáo sư lớp môi trường của tôi có nói, nước tái chế rất sạch, sạch hơn cả nước vòi trong sink. Ở Singapore và Namibia người ta đã dùng loại nước này từ đời thuở nào rồi. Chỉ vì người ta chưa quen nên có nhiều nơi phản đối. Việc chúng ta cần làm là đưa chuyên gia về nguồn nước và môi trường đi quảng bárộng rãi, giáo dụccông chúng về sự an toàn của nước tái chế, và ích lợi của việc bảo vệ môi trường cho trái đất, thì càng ngày sẽ càng có nhiều người ủng hộ.
Ngày ấy tôi và các bạn cùng lớp đã phản đối quyết liệt việc dùng nước thải tái chế, và cũng không thèm để ý đến lời giảng của giáo sư. Thế nhưng hiện nay nhiều thông tin của các khoa học gia cho thấy, nguồn nước của trái đất đã gần cạn kiệt. Chỉ riêng nước Mỹ cũng có rất nhiều nơi thiếu nước, tiểu bang Cali nơi tôi sống là một, đang đối mặt với hạn hán. Mấy năm rồi, chính quyền California liên tụcbáo động, nhiều biện pháptiết kiệm nước đã được đưa ra. Nhưng cho đến nay, qua đợt mưa vừa rồi cũng vẫn chẳng khá chút nào. Đầu năm mới 2015, thống đốc Jerry Brown và tất cả các ban ngành của tiểu bang Cali lại bắt đầu rầm rộ một chiến dịch mới, kêu gọi người dân ủng hộ các kế hoạchtiết kiệm nước mà chính quyền đề ra. Một cuộc thi vẽ áp phích để quảng bá, khuyến khích tiết kiệm nước được mở ra cho học sinh Tiểu Học tham gia, và nhiều chương trìnhchỉ dẫn cách tiết kiệm nước hiệu quả. Tưới cây vào buổi sáng, tối; không để nước chảy vô cớ; đừng xả nước khi làm tan đá thức ăn; chớ tắm lâu; và tận dụng nước rửa rau trái để tưới cây, v.v…được phổ biến dẫy đầy trên TV, báo giấy, website chính phủ, báo online, FaceBook, và Twitter.
Đặc biệtgần đây nhất, những thông tin về hạn hán và thiếu nước trầm trọng của Cali đã làm xôn xao dư luận. Hôm Mười Hai tháng Ba 2015, một khoa học gia của NASA, ông Jay Famiglietti, đã cảnh báo trên tờ LA Times là số nước dự trử trong các bể chứa của California chỉ còn đủ dùngtrong vòng một năm nữa. Và theo ông, các biện pháp bắt buộc hạn chế nước phải được tiến hành ngay lập tức.
Thực ragia đình tôi đã đáp ứng lời kêu gọi tiết kiệm nước của chính quyền địa phương từ lâu rồi. Trong sinh hoạt hàng ngày, tôi thường khuyên con cháu phải tiết kiệm nước tối đa và luôn giám sát chặt chẽ không cho ai xài nước hoang phí. Nhưng tôi biết như thế vẫn chưa thấm vào đâu trước tình hình nguy ngập như hiện tại. Bây giờ tôi cảm thấy rất “bái phục” tỷ phú Bill Gates và ông giám đốc nhà máy nước thải Sewage Treatment Plant, cộng với việc cần phải chung tay cùng mọi ngườiđối phó với nạn hạn hán và bảo vệ môi trường cho trái đất, tôi quyết định sẽ bắt chước hai người họ, chuẩn bị tư thế để làm một chuyện…vĩ đại.
Đó là, khi nào thành phố tôi ở có kế hoạchthành lập nhà máy tái chế chất thải làm nước uống, tôi nhất định sẽ bỏ phiếu đồng ý.
Bill Gates vừa đăng tải chi tiết về dự án OmniProcessor trên blog Gates Note, nơi quỹ từ thiện của ông thảo luận về vấn đề mang nước sạch và điện tới những vùng khó khăn trên thế giới. Dự án OmniProcessor sẽ tạo ra một cỗ máy có thể biến phân, chất thải hữu cơ thành nước sạch và điện.
Các chất thải hữu cơ sẽ được đưa vào cỗ máy và sau đó chúng sẽ được làm nóng. Hơi nước bốc lên từ quá trình làm nóng sẽ được ngưng tụ và lọc để trở thành nước sạch. Các chất thải rắn còn lại sẽ được đưa vào lò đốt để tạo ra hơi nước, hơi nước này sẽ cung cấpnăng lượng cho động cơ chạy bằng hơi nước của cỗ máy và thậm chí còn tạo ra điện.
Chất thải còn lại sau quá trình là một chút tro và khí thải. Khí thải sinh ra tự cỗ máy đáp ứngtiêu chuẩn khí thải của Mỹ và không gây mùi khó chịu do chất thải được đốt ở nhiệt độ rất cao.
Dự kiếnthế hệtiếp theo của cỗ máy sẽ biến chất thải của 100.000 người trong một ngày thành 86.000 lít nước uống và 250kW điện. Dự án OmniProcessor được thiết kế và xây dựng bởi công ty năng lượng sinh học Janicki Bioenegy, một công ty của Mỹ.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.