Tuyên Ngôn Của Phật Giáo Về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu

07/09/201012:00 SA(Xem: 31663)
Tuyên Ngôn Của Phật Giáo Về Tình Trạng Thay Đổi Khí Hậu
THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ
TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO VỀ
TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Trí Tánh ĐHT Việt dịch

daophatvoimoitruongTrong cuộc chạy đua quyết liệt đến Hội nghi Hiệp ước Khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 12 năm 2009, Tuyên ngôn sau đây sẽ trình bày cho giới truyền thông thế giới một quan điểm tâm linh độc đáo về tình trạng thay đổi khí hậu và trách nhiệm khẩn cấp đưa ra những giải pháp của chúng ta. Tuyên ngôn nầy xuất sinh từ sự góp sức của hơn 20 giảng sư Phật giáo thuộc mọi tông phái vào tác phẩm “Giải pháp của Phật giáo cho Tình trạng Khẩn cấp về Khí hậu”. Tuyên ngôn “Thời điểm Hành động là Bây giờ” được biên tập như một Tuyên bố liên phái của giảng sư Thiền học Tiến sĩ David Tetsuun Loy và giảng sư Phật giáo Nguyên thủy Hòa thượng Bhikkhu Bodhi, với những đóng góp về nội dung khoa học của Tiến sĩ John Stanley.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người đầu tiên ký Tuyên ngôn nầy. Chúng tôi trân trọng mời tất cả thành viên của cộng đồng Phật tử thế giớiquan tâm đến vấn đề nầy, hãy nghiên cứu tài liệu và thêm tiếng nói của mình bằng cách cùng ký vào Tuyên Ngôn ở cuối trang.

Cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, xin hãy ghi tên ủng hộ Tuyên ngôn của Phật giáo về Thay đổi Khí hậu nầy. Xin click vào URL sau đây và scroll vào cuối trang: http://www.ecobuddhism.org/test/buddhist-declaration.php .
(Toàn văn nguyên bản Anh ngữ nằm sau phần Việt dịch/tt.đht)


THỜI ĐIỂM HÀNH ĐỘNG LÀ BÂY GIỜ
TUYÊN NGÔN CỦA PHẬT GIÁO
VỀ TÌNH TRẠNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại của nhiều cuộc khủng hoảng to lớn, đương đầu với những thách thức trầm trọng nhất mà nhân loại chưa bao giờ phải đối diên: đó là hậu quả sinh thái của cọng nghiệp của chúng ta. Sự đồng thuận khoa học thì tràn đầy: chính hoạt động của con người đang gây ra tình trạng tan vỡ môi sinh ở kích thước toàn cầu. Đặc biệttình trạng hâm nóng địa cầu đang xảy ra nhanh hơn những tiên đoán trước đây, rõ ràng nhất là tại Bắc Cực. Trong hàng trăm ngàn năm, Bắc Băng dương đã được phủ kín bởi một vùng biển băng đá lớn bằng châu Úc - nhưng bây giờ, vùng biển đó đang nhanh chóng tan băng. Vào năm 2007, Tiểu ban Liên quốc về Thay đổi Khí hậu (IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change) tiên đoán rằng Bắc Băng dương có thể sẽ không còn mùa hè băng đá vào năm 2100. Nhưng bây giờ, có vẻ tình trạng nầy sẽ xảy ra trong vòng một hay hai thập niên nữa mà thôi. Lớp băng rộng lớn của nước Greenland cũng đang tan nhanh hơn ta nghĩ. Mức nước biển sẽ tăng lên ít nhất một mét trong thế kỷ nầy - đủ để ngập lụt nhiều thành phố ven biển và vùng đồng ruộng như châu thổ sông Mêkông của Việt Nam.

Những tảng băng khắp nơi trên thế giới đang thoái lùi nhanh chóng. Nếu các chính sách kinh tế hiện nay được tiếp tục, những tảng băng ở cao nguyên Tây Tạng, vốn là đầu nguồn của nhiều con sông vĩ đại cung cấp lượng nước cho hàng tỷ người ở châu Á, sẽ biến mất trong vòng 30 năm nữa. Hạn hán trầm trọng và nạn mất mùa đang tác hại châu Úc và Bắc Trung Quốc. Những phúc trình quan trọng - của IPCC, Liên hiệp quốc, Liên hiệp Âu châu, và Liên hiệp Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên - đều đồng ý rằng nếu không có một chuyển hướng chung thì, theo vị cố vấn trưởng về khoa học của Anh Quốc, nguồn cung cấp nước, lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác sẽ bị hạn hẹp lại, và sẽ tạo ra các điều kiện đói kém, chiến tranh dành dựt tài nguyên, và di dân hàng loạt vào giữa thế kỷ nầy - có lẽ vào năm 2030.

Hiện tượng hâm nóng địa cầu đóng một vai trò chính yếu trong những cuộc khủng hoảng sinh thái khác, kể cả tình trạng biến mất cây cối và những chủng loại thú vật đang chia sẻ trái đất nầy với chúng ta. Các nhà hải dương học báo cáo rằng một nửa lượng khí cácbon do những chất đốt hóa thạch thải ra thì được các đại dương hấp thu, làm cho nước biển tăng 30% nồng độ axít. Tình trạng axít hóa nầy sẽ phá vỡ quy trình hóa vôi của vỏ ốc và bãi san hô, cũng như đe dọa sự tăng trưởng của plankton, vốn là đầu nguồn chuỗi thực phẩm cho hầu hết đời sống trong biển cả.

Những nhà sinh vật học đầu ngành và các phúc trình của Liên hiệp quốc đồng thuận với nhau rằng nếu “cứ vô tư như thường” thì chúng ta sẽ làm cho một nửa chủng loại trên trái đất biến mất trong thế kỷ nầy. Cùng nhau, chúng ta đang vi phạm giới thứ nhất – “không gây tổn hại cho sinh vật” - ở quy mô lớn nhất có thể đạt được. Và chúng ta không thể tiên đoán được hậu quả sinh học trên đời sống con người khi mà không biết bao nhiêu chủng loại đã đóng góp một cách vô hình cho phúc lợi của chúng ta bị biến mất trên hành tinh nầy.

Nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng sự sống còn của nền văn minh nhân loại đang bị đe dọa. Chúng ta đã chạm đến điểm tiếp giáp nguy ngập của quá trình tiến hóa sinh học và xã hội của chúng ta. Chưa bao giờ chúng ta ở vào một thời điểm quan trọng của lịch sử như lúc nầy để cống hiến các nguồn lực của Phật giáo cho tất cả sinh vật . Tứ Diệu đế sẽ cung cấp một khung sườn để chẩn đoán tình hình hiện tại và thiết kế những tiêu chí phù hợp - vì những đe dọa và những thảm họa mà chúng ta đối mặt thì cuối cùng, bắt nguồn từ chính tâm ta, nên do đó cũng sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu sắc trong tâm ta. Nếu đau khổ cá nhân bắt nguồn từ Tham và Si - từ tam độc Tham, Sân và Si - thì nổi đau khổ tác hại lên chúng ta ở kích thước chung cũng thế thôi. Tình trạng cấp bách sinh thái của chúng ta là một phiên bản rộng hơn của thảm trạng viên miễn của con người. Trên cả hai bình diện cá nhân hoặc một chủng loại, chúng ta đau khổ theo nghĩa một tự ngã bị tách rời không những với người khác mà còn với chính quả đất nữa. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói, rằng “Ở đây, chúng ta tỉnh thức khỏi ảo tưởng của sự phân cách”. Chúng ta cần thức dậyý thức rằng Trái đất là Mẹ của chúng ta mà cũng là Nhà của chúng ta - và trong trường hợp nầy, là cuống rốn nối vào bụng Mẹ nên không thể bị tàn phá. Khi Trái đất ngã bệnh thì chúng ta cũng bệnh theo, vì chúng ta là một phần của Trái đất.

Những quan hệ kinh tế và công nghệ hiện tại của chúng ta với những gì còn lại của bầu sinh quyển thì không bền vững. Để sống còn trong sự chuyển tiếp gập ghềnh trước mặt, cách sốngước mong của chúng ta phải thay đổi. Điều nầy liên quan đến các thói quen mới và những giá trị mới. Phật Pháp dạy rằng toàn bộ tình trạng lành mạnh của một cá nhân cũng như của một xã hội thì tùy thuộc vào tình trạng lành mạnh nội tâm, chứ không phải chỉ những chỉ dấu kinh tế, và điều nầy sẽ giúp ta xác định được những thay đổi cá nhânxã hội nào chúng ta cần tiến hành.

Trên bình diện cá nhân, chúng ta phải chấp nhận những ứng xử làm cho chúng ta từng ngày tăng trưởng ý thức sinh thái và giảm thiểu “dấu chân cacbon” [lượng thải GHG, greenhouse gas]. Ai sống trong các nền kinh tế tiền tiến thì cần sửa chữa và lót tấm cách nhiệt ngôi nhà và văn phòng của chúng ta cho được hiệu quả lúc dùng năng lượng; hạ máy điều nhiệt vào mùa đông và tăng lên vào mùa hè; dùng bóng đèn và đồ gia dụnghiệu năng cao; tắt điện khi không dùng đồ gia dụng; xài loại xe nào ít tốn xăng nhất, và ít ăn thịt để thay vào đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, dùng những loại thực vật thân thiện với môi trường.

Những hoạt động cá nhân nầy, tự nó, không đủ để tránh được thảm họa trong tương lai. Chúng ta còn phải tiến hành những thay đổi ở tầng định chế, trên cả hai lãnh vực công nghệ và kinh tế. Chúng ta phải “phi-cácbon hóa” những hệ thống năng lượng càng nhanh mà càng khả thi càng tốt, bằng cách thay thế những loại xăng dầu có gốc hóa thạch bằng những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, vô hại và hài hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, chúng ta cần chấm dứt các công trình xây dựng nhà máy than đá vì than đá, cho đến nay, là nguồn năng lượng nhả cácbon vào khí trời gây nhiễm độc và nguy hiểm nhất. Nếu dùng một cách khôn ngoan thì năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời, năng lượng từ thủy triều và năng lượng nhiệt địa có thể cung cấp cho chúng ta tất cả điện năng chúng ta cần mà không làm tổn hại đến bầu sinh quyển. Vì đến một phần tư lượng cácbon thải ra trên thế giới là do hiện tượng phá rừng, chúng ta phải đảo ngược lại tình trạng hủy hoại cây rừng, nhất là vòng đai sinh tử của rừng nhiệt đới, nơi mà hầu hết các chủng loại thực vậtđộng vật sinh sống.

Gần đây, điều trở nên hiển nhiênchúng ta cần phải thay đổi cả phương cách cấu thành hệ thống kinh tế của chúng ta. Hiện tượng hâm nóng địa cầu thì quan hệ khắn khít với số năng lượng khổng lồ mà nền công nghiệp của chúng ta ngấu nghiến để cung cấp những mức độ tiêu thụ mà nhiều người trong chúng ta đã từng mong đợi. Từ góc độ Phật giáo, một nền kinh tế lành mạnhbền vững thì phải được quản lý bởi nguyên tắc vừa đủ: chìa khóa của hạnh phúc là sự vừa lòng thay vì là tình trạng lúc nào cũng muốn thừa mứa của cải. Lực đẩy bắt ta phải tiêu thụ càng nhiều càng tốt chỉ là một biểu hiện của lòng tham, điều mà Đức Phật đã chỉ rõ là nguồn gốc của khổ đau.

Thay vì là một nền kinh tế nhấn mạnh vào lợi nhuận và đòi hỏi tăng trưởng liên tục để tránh sụp đổ, chúng ta cần cùng tiến về một nền kinh tế cung cấp cho mọi người một tiêu chuẩn sống vừa lòng mà vẫn cho phép ta triển khai toàn bộ hàm lượng (kể cả hàm lượng tâm linh) một cách hài hòa với bầu sinh quyển đang chịu đựng và nuôi sống tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh của những thế hệ tương lai. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không nhận ra tình trạng khẩn cấp của cuộc khủng hoảng toàn cầu, hoặc không muốn đặt điều tốt lành dài hạn cho nhân loại lên trên cái lợi ngắn hạn của những tập đoàn khai thác xăng dầu hóa thạch, thì có lẽ chúng ta cần thách thức họ bằng những chiến dịch hành động của người công dân.

Gần đây, tiến sĩ James Hansen của Cơ quan Quản trị Không gian NASA và nhiều chuyên gia Khí tượng khác đã xác định được những mục tiêu chính xác để ngăn ngừa hiện tượng hâm nóng địa cầu khỏi tiến đến “đỉnh điểm” thảm họa. Để nền văn minh nhân loại được bền vững, mức độ thán khí CO2 trong khí quyển không được quá 350 ppm (parts per million). Mục tiêu nầy được Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với các khôi nguyên Nobel và khoa học gia lỗi lạc khác tán thành. Tình trạng hiện nay của chúng ta rất đáng lo ngại vì mức độ hiện nay đã là 387 ppm, và mỗi năm tăng thêm 2 ppm. Không những chúng ta bị thách thức phải giảm thiểu lượng thải cacbon mà còn phải chuyển dời số lượng lớn khí cácbon đã có sẳn trong bầu khí quyển.


Là những người ký tên vào tuyên bố các nguyên tắc của Phật giáo, chúng tôi ghi nhận sự thách thức khẩn cấp về thay đổi khí hậu. Chúng tôi cùng theo Đức Đạt Lai Lạt Ma tán thành mục tiêu 350 ppm. Theo lời Phật dạy, chúng tôi chấp nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể để làm những gì có thể được hầu đạt được mục tiêu nầy, kể cả (nhưng không giới hạn trong) những đáp ứng cá nhânđáp ứng xã hội phác thảo ở trên.

Chúng ta chỉ có một khoảng thời gian ngắn với cơ hội để hành động, để giữ gìn cho nhân loại khỏi rơi vào thảm họa trước mắt và để giúp cho sự sống còn của nhiều dạng thái cuộc sống khác biệt và xinh đẹp của Trái Đất. Những thế hệ tương lai, và những chủng loại khác đang chia sẻ bầu sinh quyển với chúng ta, không có được tiếng nói để kêu gọi lòng từ bi, trí tuệ và sự lãnh đạo của chúng ta. Chúng ta phải lắng nghe sự im lặng của họ. Chúng ta cũng phải là tiếng nói của họ, và vì họ, chúng ta hành động.


In the run-up to the crucial U.N. Climate Treaty Conference in Copenhagen in December 2009, the Declaration that follows will present to the world's media a unique spiritual view of climate change and our urgent responsibility to address the solutions. It emerged from the contributions of over 20 Buddhist teachers of all traditions to the book A Buddhist Response to the Climate Emergency. The Time to Act is Now was composed as a pan-Buddhist statement by Zen teacher Dr David Tetsuun Loy and senior Theravadin teacher Ven. Bhikkhu Bodhi with scientific input from Dr John Stanley.

The Dalai Lama was the first to sign this Declaration. We invite all concerned members of the international Buddhist community to study the document and add their voice by co-signing it at the end of this page.


The Time to Act is Now
A Buddhist Declaration on Climate Change


Today we live in a time of great crisis, confronted by the gravest challenge that humanity has ever faced: the ecological consequences of our own collective karma. The scientific consensus is overwhelming: human activity is triggering environmental breakdown on a planetary scale. Global warming, in particular, is happening much faster than previously predicted, most obviously at the North Pole. For hundreds of thousands of years, the Arctic Ocean has been covered by an area of sea-ice as large as Australia—but now this is melting rapidly. In 2007 the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) forecast that the Arctic might be free of summer sea ice by 2100. It is now apparent that this could occur within a decade or two. Greenland’s vast ice-sheet is also melting more quickly than expected. The rise in sea-level this century will be at least one meter—enough to flood many coastal cities and vital rice-growing areas such as the Mekong Delta in Vietnam.

Glaciers all over the world are receding quickly. If current economic policies continue, the glaciers of the Tibetan Plateau, source of the great rivers that provide water for billions of people in Asia, will disappear within 30 years. Severe drought and crop failures are already affecting Australia and Northern China. Major reports—from the IPCC, United Nations, European Union, and International Union for Conservation of Nature—agree that, without a collective change of direction, dwindling supplies of water, food and other resources could create famine conditions, resource battles, and mass migration by mid-century—perhaps by 2030, according to the U.K.’s chief scientific advisor.

Global warming plays a major role in other ecological crises, including the loss of many plant and animal species that share this Earth with us. Oceanographers report that half the carbon released by burning fossil fuels has been absorbed by the oceans, increasing their acidity by about 30%. Acidification is disrupting calcification of shells and coral reefs, as well as threatening plankton growth, the source of the food chain for most life in the sea.

Eminent biologists and U.N. reports concur that “business-as-usual” will drive half of all species on Earth to extinction within this century. Collectively, we are violating the first precept—“do not harm living beings”—on the largest possible scale. And we cannot foresee the biological consequences for human life when so many species that invisibly contribute to our own well-being vanish from the planet.

Many scientists have concluded that the survival of human civilization is at stake. We have reached a critical juncture in our biological and social evolution. There has never been a more important time in history to bring the resources of Buddhism to bear on behalf of all living beings. The four noble truths provide a framework for diagnosing our current situation and formulating appropriate guidelines—because the threats and disasters we face ultimately stem from the human mind, and therefore require profound changes within our minds. If personal suffering stems from craving and ignorance—from the three poisons of greed, ill will, and delusion—the same applies to the suffering that afflicts us on a collective scale. Our ecological emergency is a larger version of the perennial human predicament. Both as individuals and as a species, we suffer from a sense of self that feels disconnected not only from other people but from the Earth itself. As Thich Nhat Hanh has said, “We are here to awaken from the illusion of our separateness.” We need to wake up and realize that the Earth is our mother as well as our home—and in this case the umbilical cord binding us to her cannot be severed. When the Earth becomes sick, we become sick, because we are part of her.

Our present economic and technological relationships with the rest of the biosphere are unsustainable. To survive the rough transitions ahead, our lifestyles and expectations must change. This involves new habits as well as new values. The Buddhist teaching that the overall health of the individual and society depends upon inner well-being, and not merely upon economic indicators, helps us determine the personal and social changes we must make.

Individually, we must adopt behaviors that increase everyday ecological awareness and reduce our “carbon footprint”. Those of us in the advanced economies need to retrofit and insulate our homes and workplaces for energy efficiency; lower thermostats in winter and raise them in summer; use high efficiency light bulbs and appliances; turn off unused electrical appliances; drive the most fuel-efficient cars possible, and reduce meat consumption in favor of a healthy, environmentally-friendly plant-based diet.

These personal activities will not by themselves be sufficient to avert future calamity. We must also make institutional changes, both technological and economic. We must “de-carbonize” our energy systems as quickly as feasible by replacing fossil fuels with renewable energy sources that are limitless, benign and harmonious with nature. We especially need to halt the construction of new coal plants, since coal is by far the most polluting and most dangerous source of atmospheric carbon. Wisely utilized, wind power, solar power, tidal power, and geothermal power can provide all the electricity that we require without damaging the biosphere. Since up to a quarter of world carbon emissions result from deforestation, we must reverse the destruction of forests, especially the vital rainforest belt where most species of plants and animals live.

It has recently become quite obvious that significant changes are also needed in the way our economic system is structured. Global warming is intimately related to the gargantuan quantities of energy that our industries devour to provide the levels of consumption that many of us have learned to expect. From a Buddhist perspective, a sane and sustainable economy would be governed by the principle of sufficiency: the key to happiness is contentment rather than an ever-increasing abundance of goods. The compulsion to consume more and more is an expression of craving, the very thing the Buddha pinpointed as the root cause of suffering.

Instead of an economy that emphasizes profit and requires perpetual growth to avoid collapse, we need to move together towards an economy that provides a satisfactory standard of living for everyone while allowing us to develop our full (including spiritual) potential in harmony with the biosphere that sustains and nurtures all beings, including future generations. If political leaders are unable to recognize the urgency of our global crisis, or unwilling to put the long-term good of humankind above the short-term benefit of fossil-fuel corporations, we may need to challenge them with sustained campaigns of citizen action.

Dr James Hansen of NASA and other climatologists have recently defined the precise targets needed to prevent global warming from reaching catastrophic “tipping points.” For human civilization to be sustainable, the safe level of carbon dioxide in the atmosphere is no more than 350 parts per million (ppm). This target has been endorsed by the Dalai Lama, along with other Nobel laureates and distinguished scientists. Our current situation is particularly worrisome in that the present level is already 387 ppm, and has been rising at 2 ppm per year. We are challenged not only to reduce carbon emissions, but also to remove large quantities of carbon gas already present in the atmosphere.

As signatories to this statement of Buddhist principles, we acknowledge the urgent challenge of climate change. We join with the Dalai Lama in endorsing the 350 ppm target. In accordance with Buddhist teachings, we accept our individual and collective responsibility to do whatever we can to meet this target, including (but not limited to) the personal and social responses outlined above.

We have a brief window of opportunity to take action, to preserve humanity from imminent disaster and to assist the survival of the many diverse and beautiful forms of life on Earth. Future generations, and the other species that share the biosphere with us, have no voice to ask for our compassion, wisdom, and leadership. We must listen to their silence. We must be their voice, too, and act on their behalf.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.