Vai Trò Của Phật Giáo Trong Việc Bảo Vệ Môi Trường Tại Vương Quốc Bhutan

18/12/20233:40 SA(Xem: 1549)
Vai Trò Của Phật Giáo Trong Việc Bảo Vệ Môi Trường Tại Vương Quốc Bhutan

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI VƯƠNG QUỐC BHUTAN
Anh VũLa Sơn Phúc Cường

 

BhutanPhật giáo trở thành quốc giáo của vương quốc Bhutan từ thế kỷ thứ VIII. Trong suốt khoảng thời gian từ đó tới nay, Phật giáo đã định hình lối sốngvăn hóa cũng như phương thức quản trị nhà nước ở vương quốc này. Chỉ số GNH (Gross National Happiness - Tổng Hạnh phúc Quốc gia), khai sáng bởi đức vua đời thứ tư (nhiệm kỳ 1972-2006), được áp dụng lên các chương trình và kế hoạch phát triển của chính phủ, trở thành triết lý và mục tiêu cho sự thịnh vượng của đất nước này.

Bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóaPhật giáo, giữ gìn môi trường sinh thái là một trong bốn trụ cột của triết lý Tổng Hạnh phúc Quốc gia tại vương quốc Bhutan. Các chính sách về môi trường và thái độ của người dân, của chính phủ, của các doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường ở Bhutan phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sự phát triển kinh tế, yếu tố văn hóa, tuy nhiên triết lý Phật giáo đóng vai trò nền tảng cho sự thành công này.

Theo quy định trong hiến pháp, chính phủ Bhutan cam kết duy trì 60% diện tích đất dưới sự che phủ của rừng. Tới nay Bhutan vẫn duy trì được mục tiêu này với 72% diện tích che phủ là rừng. Những thành tựu về bảo tồn môi trường tại Bhutan có thể liệt kê ở nhiều con số. Bhutan duy trì được một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Theo thống kê, “trên khắp Bhutan có 5.000 loài thực vật, 200 loại động vật có vú và 700 loài chim. Đất nước đã dành 51% diện tích cho khu vực tự nhiên và môi trường hoang dã (Trích theo: Department of Forests and Park Services, N.d).” (1) Bhutan là đất nước đầu tiên tuyên bố sẽ cân bằng lượng carbon thải ra hàng năm. Cả nước hàng năm chỉ thải ra 2,2 triệu tấn khí carbon nhưng các cánh rừng lại có thể loại trừ được gấp ba lần số lượng đó.

Giá trị Phật giáo đối với môi trường và chúng sinh đã hình thành nên triết lý cốt lõi của GNH về sự toàn vẹn sinh thái ở Bhutan. Trong tri kiến Phật giáo, không chỉ con người, mà tất thảy chúng sinh, ai ai cũng đều mong có được hạnh phúc, an vui, bình an và hòa bình. Con người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, không chỉ vì hạnh phúc của riêng mình mà còn vì lợi lạc của những loài khác.

Một số giá trị Phật giáo giúp bảo vệ môi trường tại vương quốc Bhutan

Thứ nhất: lối sống không tổn hại tha nhân và môi trường

Không làm tổn hại tha nhân là nhân tố đầu tiên mang lại sự bình an, hạnh phúcgiải thoát cho mỗi cá nhân. Đối tượng ở đây không chỉ con người mà còn cả động vật, cỏ cây và môi trường tự nhiên. Tại sao giá trị này lại quan trọng như vậy? Bởi vì triết lý Phật giáo dạy rằng: Con ngườichúng sinh, ai ai cũng đều phải chịu những nỗi khổ đau của luân hồi và ai ai cũng xứng đáng có quyền được an lạc và đều chứa tiềm năng có thể được giải thoát khổ đau, đạt an lạc, giải thoát. Nếu gieo nhân xấu ác thì sẽ phải nhận quả xấu ác tương ứng. Người Phật tử cũng tin tưởng rằng việc làm tổn hạiphá hủy môi trường sẽ đem lại những thảm họa cho xã hội. “Như vậy đối với Phật tử nói chung và người Bhutan nói riêng, lý tưởng của họ là thiết lập một xã hội không có tư tưởng làm tổn hại nhau và môi trường.”(2) Theo triết lý Phật giáo, không làm tổn hại bao gồm các phương diện khác nhau của môi trường tự nhiên như đất, nước, lửa, gió, hư không cũng như núi, rừng, sông, hồ, tất cả đang trực tiếp hay gián tiếp nuôi dưỡng, cung cấp sự sống cho con người. Trên thực tế môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn lực kinh tế cho đất nước theo nhiều cách khác nhau. Người Bhutan tin tưởng một cách sâu sắc rằng, thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên thế giới bắt nguồn từ nguyên nhân bởi con người khai thác cạn kiệt, tàn phá môi trường. Đó là lý do tại sao người Bhutan rất ý thức về bảo vệ môi trường và cố gắng giảm thiểu những tác động làm tổn hại môi trường.

Các nhà lập pháp, chính phủ, các tổ chức môi trường thiết lập nên các mục tiêu, điều luật và khung chính sách phát triển phù hợp với triết lý của Phật giáo là không làm tổn hại con người, động vật và môi trường.

Thứ  hai: biết trân trọng và gúp đỡ mọi người và môi trường

Bản chất của triết lý từ bitrí tuệ trong Phật giáo là luôn nhận ra mối liên hệ, tương quan chặt chẽ giữa niềm an lạc của mình với môi trường xung quanh. Do đó, một khi biết yêu thương, chăm sóc người khác, động vật, cỏ cây, môi trường, thì con người sẽ có được sự bình anhạnh phúc. Tình thương, sự tôn trọng không chỉ hướng tới con người mà lan tỏa tới cả tới động vật, cỏ cây và môi trường. Đây là một trong những triết lý căn bản của Phật giáotrở thành giá trị nền tảng trong đời sống của người dân Bhutan qua nhiều thế kỷ. Đây cũng là lý do giải thích sự đa dạng sinh học, nguồn nước tại các dòng sông, hồ nước quý ở Bhutan được lưu giữ nguyên vẹn.

Thái độ không làm tổn hại, mà biết làm lợi cho động vật, cỏ cây và môi trường tự nhiên được các nhà làm chính sách của nhà nước Bhutan và các tổ chức môi trường độc lập thấm nhuần. Bởi vậy các mục tiêu cũng như kế hoạch triển khai các chương trình không gặp nhiều vướng mắc và trở ngại trên thực tế.

Thứ ba: lối sống thiểu dục tri túc và biết hài lòng

Theo triết lý Phật giáo, biết hài lònglối sống tri túc là nguồn cội mang lại hạnh phúc. Người biết hài lòng sẽ biết trân trọng, tri ânhoan hỷ trước thành công hạnh phúc của người khác, đồng thời cũng biết điều phục lòng tham và ích kỷ nơi mình. Khi thiếu sự hài lòng bởi bị lòng tham chi phối, con người sẽ luôn khao khát có nhiều hơn nữa mà bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp có thể khai thác, tận diệt môi trường tự nhiên, động vật để làm giàu, phục vụ lợi ích vị kỷ của mình. “Hạnh phúc và mục đích của một đời người không thể chỉ dựa trên việc sở hữu nhiều tài sản vật chất, bởi nếu như vậy sẽ dẫn tới tăng thêm lòng tham, sự bất mãn và khổ đau. Những ai chỉ biết tìm kiếm hạnh phúc ở việc khai thác, sở hữu những điều kiện bên ngoài sẽ không thể tìm được hạnh phúcbình an bền vững.”(3) Sống tri túchoan hỷ không có nghĩa là con người không nỗ lực trong cuộc sống để làm giàu và tích lũy điều kiện vật chất nhiều hơn. Nhưng nếu biết quan sát, điều phụcnuôi dưỡng tâm biết đủ, mỗi cá nhân sẽ biết sử dụng, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý, có ý nghĩa và không gây tổn hại tới xung quanh. Điều này cũng đúng ở phạm vi một cộng đồng và đất nước. Đó là lý do vương quốc Bhutan đã chọn theo đuổi triết lý GNH cho sự phát triển của mình. Tăng trưởng kinh tế, phát triển về phương diện vật chất chỉ là một thành tố bên cạnh việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn văn hóa và triết lý Phật giáo trong đời sống xã hội.

Việc thực hành triết lý Phật giáo một cách sâu sắc đã giúp người Bhutan không đánh đổi môi trường tự nhiên của đất nước mình vì những mục tiêu kinh tế và hiện đại hóa theo mô hình của xã hội tư bản phương Tây. Do đó, chính phủ Bhutan và chính quyền các địa phương cũng không bị sức ép chi phối bởi những nhóm lợi ích khác nhau nhằm khai thác môi trường phục vụ phát triển kinh tế.

Tư tưởng tôn kính các trụ xứ, thánh địa và môi trường tự nhiên

Vương quốc Bhutan vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của những rặng cây, các thung lũng, các dòng sông, hồ nước, các loài động vậtthực vật đa dạng. Với người Bhutan, nhiều vùng tự nhiên là trụ xứ của chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ Pháp, các thần linh địa phương. Không giống như nhiều nền văn hóa dựa trên cái nhìn khoa học thuần túy duy lý và vật chất về môi trường tự nhiên, Bhutan là một trong số ít các xã hội trên thế giới duy trì quan điểm về những nơi chốn cư ngụ của chư Phật, chư Bồ tát, các Hộ phápthần linh trong tự nhiên. Kế hoạch Hành động giữ gìn sự đa dạng sinh học của chính phủ Bhutan cũng dựa trên quan điểm này, khi trích dẫn ngay trong tuyên bố hành động của mình: “Trong đời sống thường nhật của người Bhutan, chư thiên ở các cõi trời (lha), các sơn thần (tsen) và các thổ địa (Sadag), các chủng Long vương (naga) được tôn thờ, kính ngưỡng đặc biệt. Quan niệm này dẫn đến niềm tôn trọng đặc biệt tới tự nhiên và môi trường. Nếu con người làm ô nhiễm bầu không khí, nguồn nước, đất đai, tàn phá núi đồi thì có nghĩa họ đang làm những việc bất thiện và sẽ phải nhận những quả xấu ác mà mình đã gieo. Bởi vậy việc tôn trọngbảo vệ môi trường tự nhiên cũng xuất phát từ tín ngưỡng Phật giáo đã ăn sâu trong đời sống của người dân.”(4) 

Tới nay người Bhutan phần đa vẫn sinh sống ở các vùng nông thôn, chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Người dân Bhutan thấm nhuần tư tưởng phải tôn trọng, bảo vệ, không được khai thác quá mức, lạm dụng và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên bởi với họ, đây là những trụ xứ của chư Phật, hộ Phápthần linh.

Một trong những lý do các vị Bồ tát, các Hộ pháp còn tiếp tục được kính ngưỡng bởi các thánh tăng, các pháp tu tập nơi các tự viện, mật thất tiếp tục được duy trì. Trong lịch sử phát triển trước và sau khi kiến lập vương quốc Bhutan, nhiều thánh tăng đã tới vùng đất này, điều phục, cảm hóa nhiều thần linh bản địa trở thành hộ pháp cho đất nước, cho giáo pháp và sự tu tập Phật giáo. Những câu chuyện rất nổi tiếng về sự điều phục các thần linh bản địa của đức Liên Hoa Sinh, sự cảm hóa của các thánh tăng dòng Drukpa khi tới hoằng pháp tại các vùng này vẫn được lưu truyềndiễn tả lại hàng năm. Tám vũ điệu của đức Liên Hoa Sinh, các vũ điệu Hộ pháp của dòng Drukpa được chư tăng Giáo hội Phật giáo Trung ương cử hành hàng tháng hay định kỳ là những đại lễ lớn tại các tự viện Phật giáo Bhutan qua nhiều thế kỷ, có ảnh hưởng to lớn trong đời sống tinh thần người dân Bhutan.

Các nghi thức cúng dường, tán thán, diễn tả lại công hạnh, sự điều phục của các bậc thánh tăng, chuyển hóa thần linh bản địa trở thành các bậc hộ trì cho Phật pháp, cho sự thịnh vượng của quốc gia, trở thành những pháp hội đặc sắc nhất trong nền văn hóa Bhutan. Với người dân Bhutan đó là những sự kiện trọng đại nhất đối với đất nước, thu hút không chỉ chư tăng ni tự viện mà là lễ hội thu hút sự tham gia của tất cả thành phần dân chúng và khách nước ngoài.

Như vậy, với người dân Bhutan, môi trường tự nhiên trở nên linh thiêng, đáng tôn trọng, chứ không chỉ là những đối tượng để khai thác, tận dụng phục vụ đời sống cá nhân mình. “Chúng ta cần cúng dường, làm sạch môi trường, giữ gìn cân bằng môi trường sinh thái, để làm vui lòng, bày tỏ niềm tôn kính với các thần linh, các vị đã và đang hộ trì cho sự phát triển Phật pháp và hưng thịnh đất nước.”(5)

Nhà nghiên cứu sử học Ura, tại Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, đã sưu tầm hàng trăm các câu chuyện, các bài dân ca, các bản trước tác về nội dung coi trọng mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên của các bậc cao tăng tại vương quốc Bhutan. “Các hành động như sát sinh hại vật, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá cỏ cây, xâm lấn nơi chốn thánh địa v.v…đều là biểu hiện sự bất kính với môi trường tự nhiên và cao hơn là bất kính đối với chư Phật, Bồ tát, chư Hộ Pháp.” (6) Những hành động tổn hại môi trường đều có thể nhận lấy các nghiệp quả xấu tương ứng cho bản thâncộng đồng như thảm họa thiên nhiên, tậtlũ lụt, hạn hát và dịch bệnh. Ngược lại khi biết xây dựng mối quan hệ hài hòa, tôn trọng tự nhiên, có nghĩa con người đang biết tôn trọng trụ xứ của các ngài, thì khi ấy mỗi cá nhâncộng đồng sẽ nhận được các quả nghiệp thiện như mùa màng bội thu, sức khỏe tốt, đời sống cá nhâncộng đồng lành mạnhan bình. Trong một bản nghiên cứu chi tiết vào năm 2001, học giả Kinga đã chỉ ra văn học, thơ ca trong đời sống dân gian tại Bhutan là một phương tiện quan trọng mô tả mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. “Bầu trời, dòng suối, hồ nước, núi rừng, cây cao là trụ xứ của chư Phật, chư Bồ tát, chư Thiên và các Hộ pháp. Nhiều vùng đồi núi, thung lũng cũng là những nơi chốn ẩn tu, thiền định của các cao tăng và các hành giả trong quá khứhiện thời.”(7) Nội dung của những áng văn, bài ca mà Kinga sưu tập đã nhấn mạnh nhu cầu tôn trọng các trụ xứ bằng cách làm cho nguồn nước trong sạch, giữ cho bầu không khí trong lành, không phá rừng hay săn bắt thú hoang quý hiếm. Tất cả những việc làm trên giúp tạo công đức to lớn, tránh tạo những bất thiện nghiệptrở thành những giá trị cao quý trong đời sống của người dân Bhutan trong suốt chiều dài lịch sử từ thời lập quốc tới nay. Kinga tiếp tục kết luận: “Những tác động dài lâu của các bài ca dân gian mang tinh thần Phật giáo sâu sắc là một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho sự tôn trọng, bảo vệgiữ gìn môi trường tự nhiên tại vương quốc Bhutan.” (8)

Trước nhu cầu phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, sức ép lên các quyết sách nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế và việc bảo tồn môi trường thiên nhiên tại Bhutan cũng rất to lớn. Triết lý Phật giáo qua nhiều thế hệ giúp nuôi dưỡng thái độ, niềm tin về tính thiêng liêng cao quý của môi trường tự nhiên in đậm trong tâm trí của người dân Bhutan. Các quan niệm và triết lý về môi trường như vậy là một trong những tiền đề thuận lợi để chính phủ Bhutan xây dựng và thiết kế các quy định, điều luật, các hệ chuẩn giá trị để bảo vệ sự đa dạng sinh thái, bảo tồn thực vật, rừng cây và động vật quý hiếm, khai thác nguồn tài nguyên đất, nước, gỗ v.v…. Các mục tiêu, hệ giá trị trong chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ cũng triển khai và thực thi thuận lợi trong đời sống xã hội bởi chúng phù hợp với niềm tin, triết lý sống của người dân.

Truyền thống Tạng Pháp Bảo (Tiếng Bhutan: Terma) và giá trị trong việc bảo vệ môi trường tại Bhutan

Truyền thống Tạng Pháp Bảo là một trong những nét đặc trưng của các nước Phật giáo Himalaya trong đó có Bhutan.Truyền thống này khởi nguồn bởi đức Liên Hoa Sinh. Ngài để lại nhiều giáo pháp tại nhiều vùng đất linh thiêng. Các hành giả Phật giáothế hệ sau, tùy năng lực bản thân và nhu cầu thời đại mình mà khám phá giáo pháp phù hợp làm lợi ích cho cộng đồngchúng sinh. Trong lịch sử Phật giáo Bhutan có nhiều các vị Khám phá kho tàng giáo pháp như Pema Lingpa, Dongak Lingpa (1820-1892). Tính hợp pháp, chính danh của truyền thống này được nhà nước và Giáo hội Bhutan chứng nhận với những tiêu chuẩn cụ thể.

Các Pháp Bảo Tạng này có thể là các bản kinh văn, các câu kệ hay pháp khí, biểu tượng, chứa đựng những nội dung vô cùng đa dạng, từ những chỉ dẫn giải quyết một vấn đề thế tục hay tâm linh, và triết học. Nhiều Bảo Tạng còn chứa đựng các chỉ dẫn về kiến trúc chùa, bảo tháp, khai thị về hành thiền, chỉ dẫn nghi thức hành trì Phật pháp hay những lời tiên tri về một sự kiện cụ thể. Những vũ điệu Phật giáo Mật thừa là một trong những đặc trưng của nền văn hóa Bhutan khởi nguồn từ các Pháp Bảo Tạng. Ví dụ như vũ điệu Raksha Mangcham được trình diễn dựa trên Pháp Bảo những khai thị về Thân Trung ấm được khám phá bởi ngài Karma Lingpa. Nhiều nội dung trong vũ điệu này mô tả những hiện cảnh và những nỗi thống khổ khôn cùng mà người vừa lìa đời phải chịu đựng trong suốt 49 ngày, bởi những ác nghiệp mà họ đã làm trong đời như: giết hại động vật, đánh bắt cá, đốt rừng, làm ô nhiễm sông hồ. Hai học giả Bunting và Wangchuk chỉ ra rằng: “Các vũ điệu Mật thừa và kịch Phật giáo tại Bhutan, xét ở góc độ lợi ích sinh thái và môi trường là rất to lớn vì các nội dung giúp điều chỉnh thái độhành vi của con người với môi trường tự nhiên.” (9)

Truyền thống Pháp Bảo Tạng giúp kiến lập nên quan niệm tôn kính thế giới tự nhiên của người Bhutan. Không chỉ tôn trọng các vùng đất lưu giữ các Pháp Bảo Tạng mà nội dung giáo pháp còn lan tỏa giá trị coi trọng việc sống hòa hợp với môi trường của con người. Truyền thống này thúc đẩy cả niềm tri ân, tôn kính, chính niệmtừ bi với môi trường tự nhiên. Bởi vì toàn bộ vùng đất thiêng liêng là nơi lưu chứa những dấu ấn của giáo pháp. Sigmund Saetreng, triết gia về môi sinh, đã kết luận rằng, “truyền thống này với các Bảo Tạng được cất kỹ nơi những ngọn đồi, hồ nước và dòng sông,mang tới cho môi trường tự nhiên những giá trị vô cùng to lớn.” (10) Cao tăng Pema Lingpa từng nhắc nhở mọi người rằng, tiềm năng Phật vốn vẫn sẵn đủ nơi tất cả mọi người. Trong đời sống thường nhật, do vô minh nên ta thường tự cọi mình và mọi ngườiphàm phu, coi hòn đá, hồ nước, cây cỏ chỉ là dạng vật chất thấp kém hơn con người, nhưng truyền thống Bảo Tạng đã thay đổi tri kiến hạn hẹp đó, nhấn mạnh tới tính linh thiêng của môi trường tự nhiên.

Lyonpo Jigmi Y. Thinley, nguyên thủ tướng Bhutan đã tổng kết rằng: “Các Bảo Tạng được phát hiện trong tự nhiên dưới năng lực hành thiền của các bậc thánh tăng mang lại lợi ích rất lớn về phương diện sinh thái cho các khu vực tự nhiên. Truyền thống Bảo Tạng không chỉ đóng vai trò quan trọng nuôi dưỡng mối quan hệ hòa hợp cộng đồng với môi trường tự nhiên, mà còn nuôi dưỡng ý thức sinh thái nơi mỗi người.”(11) Ông liệt kê mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, phương diện văn hóa, triết lý Phật giáo và tâm lý con người dưới tác động của truyền thống Bảo tạng tại Bhutan theo bảng dưới đây như sau:

Phương diện tâm lý

Kính trọng môi trường tự nhiên

Phương diện tâm linh

Từ bitrí tuệ trong bảo tồn môi trường

Coi môi trường tự nhiênlinh thiêng

Phương diện văn hóa

Các giáo pháp, vũ điệu Phật giáo Mật thừa và các thông điệp về sinh thái, môi trường

Các thánh tích lịch sử và các vùng đất xung quanh

Phương diện tôn giáo

Các cao tăng, các hành giả Phật giáo khám phá Bảo Tạng là mẫu hình sống tôn trọng tự nhiên và môi trường trong xã hội Bhutan

Nội dung các Bảo tạng khuyên con người không làm tổn hại môi trường

Phương diện hành vi

Các hoạt động của con người được hướng đạo qua các thông điệp trong giáo pháp Bảo Tạng

Sự tồn tại của các Bảo Tạng khích lệ các hành vi thân thiện, tôn trọng hệ sinh thái

Về phương diện sinh thái

Các giáo pháp Bảo tạng luôn được khám phá trong môi trường tự nhiên (đồi, mỏm đá, dưới hồ hay suối v.v…)

Về phương diện kinh tế - xã hội

Các thánh tích và các khu vực xung quanh được bảo vệ

Các chương trình du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh đều thúc đẩy và giúp bảo vệ môi trường các khu vực thánh địa.

 

Truyền thống Pháp Bảo tạng tại Bhutan cũng mang lại các giá trị bảo vệ môi trường trong mối liên hệ với ngành du lịch. Du lịch là lĩnh vực đóng góp nguồn doanh thu lớn nhất trong ngân sách quốc gia Bhutan và có ảnh hưởng lớn nhất tới nền văn hóa và môi trường. Hầu hết khách du lịch tới Bhutan không chỉ thuần giải trí hay leo núi, ngắm cảnh mà còn được tham gia vào các sự kiện văn hóa, tâm linh của vương quốc. Nhiều sự kiện văn hóa mang nội dung truyền thống Pháp Bảo tạng, ví như: diễn tả lại cuộc đờicông hạnh cao quý của các cao tăng, mô tả lại các thánh tíchcử hành các khóa lễ cầu nguyện v.v…được đưa vào các gói du lịch giúp chia sẻ cho lữ khách về truyền thống này. Sự kết hợp du lịch tâm linh với chia sẻ truyền thống Pháp Bảo tạng giúp cho khách du lịch có thêm hiểu biết các giá trị văn hóa, Phật giáo, tăng niềm tôn kính các giá trị tâm linh, thẩm mỹ, lịch sử, kiến trúc, đồng thời giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân tăng lợi ích kinh tế mà vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường tự nhiên của các khu vực thánh tích.

Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường tại vương quốc Bhutan có thể được nhìn nhận và phân tích qua nhiều góc độ, đặc biệt ở chiều sâu các triết lý Phật giáo. Phật giáo đã nuôi dưỡng cách ứng xử của người dân Bhutan đối với môi trường sinh thái. Chính sách môi trường tại vương quốc Bhutan dựa trên nền tảng triết lý Phật giáo nên có đóng góp to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Trong khi nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với sự sụp đổ của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, nghiện ngập, bất bình đẳngxung đột v.v… thì Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều cho sự phát triển toàn diện của con người và môi trường sinh thái tại Bhutan, khích lệ nhiều quốc gia cùng chung tay thực hiện sứ mệnh cao cả này.

Anh VũLa Sơn Phúc Cường

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

  1. Tsering Tobgay, Buddhist Contributions to Human Development, Journal of Bhutan Studies, Vol 38, Summer 2018.
  2. Tsering Tobgay, Sđd, Journal of Bhutan Studies, Vol 38, Summer 2018.
  3. Kaza, S. and Kraft, K. (eds.) (2000). Dharma Rain: Sources of Buddhist Environmentalism, Boston: Shambhala.
  4. Ministry of Agriculture, Royal Government of Bhutan. (1998). Biodiversity Action Plan: For Bhutan, Dehra Dun, India: Shiva Offset Press.
  5. Kinga. S., Galay, K., Rapten, P., & Pain, A. (eds). (1999). Gross National Happiness: Discussion Papers, Thimphu: The Centre of Bhutan Studies.
  6. Phuntsho (2001). Environment Action Plan: Sites and their Surroundings, Unpublished manuscript.
  7. Kinga, S. (2001). ‘The Attributes and Values of Folk and Popular Songs.’ Journal of Bhutan Studies, pp. 134-175. Vol. 3, No. 1.
  8. Kinga, S. (2001). Sđd’ Journal of Bhutan Studies, pp. 134-175. Vol. 3, No. 1.
  9. Karmay, S. G. (2000). ‘Dorje Lingpa and His Rediscovery of the ‘Gold Needle’ in Bhutan.’ Journal of Bhutan Studies, pp. 1- 38. Vol. 2. No. 2.
  10. Karmay, S. G. (2000), Sđd,  Journal of Bhutan Studies, pp. 1- 38. Vol. 2. No. 2.
  11. Lyonpo Jigmi Y. Thinley. (2006), Four-Quadrant Analysis of Ecological Dimension of the Terma Tradition, Journal of Bhutan Studies, pp.1-22. Vol. 2. No. 2.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.