PHẬT GIÁO CÓ THỂ CỨU VÃNQUẢ ĐỊA CẦU? David R. Loy, John Stanley | Thị Giới chuyển ngữ
“Nếu chúng ta cứ tiếp tụchành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cáchcá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng tatiếp tụcchìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.” (Thích Nhất Hạnh, The Art of Power.)
Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng lớn, sự thách thức nghiêm trọng nhất mà nhân loại đang đối diện: những hậu quả về sinh thái do cộng nghiệp của chúng ta gây ra. Các nhà khoa học ngày nay đã không còn nghi ngờ rằng chính sinh hoạt của con người đang gây ra sự sụp đỗ về môi trường trong phạm vi toàn cầu. Đối với người Phật tử, sự quan tâm đến tình trạng nguy ngập về sinh thái và suy nghĩ việc áp dụng những nguồn tài nguyên truyền thống lớn lao của chúng ta trong việc cứu nguy cho địa cầu là một nhu cầu cấp bách.
Báo động toàn cầu xảy ra nhanh hơn những dự đoán của chỉ vài năm trước, đặc biệt là ở các Cực địa cầu. Năm 2007, cơ quan Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) dự đoán Bắc cực có thể không còn băng mùa hè vào khoảng năm 2100. Ngày nay người ta lại thấy rằng tuyết mùa hè ở Bắc cực sẽ không còn chỉ trong vòng năm năm. Theo cùng bản báo cáo của IPCC, băng ở Hy mã lạp sơn sẽ hoàn toàn tan hết trước năm 2035. Riêng người Tây tạng rất nhạy cảm đối với vấn đề nầy. Đức Đạt Lai Lạt ma đã từng lưu ý: “Những người già nói rằng những rặng núi nầy đươc phủ với lớp tuyết dày khi họ còn trẻ và tuyết đang trở nên mỏng hơn, đó có thể là một dấu hiệu của ngày tàn của thế giới.”
Sự thay đổi khí hậu, phần lớn là do hậu quả của sự khủng hoảng sinh thái, đóng một vai trò chính trong nhiều thứ khác, trong đó có sự tuyệt chủng của một số loài chia sẻ sự sống với chúng ta trên địa cầu nầy. Edward O. Wilson, một trong những nhà sinh vật học khả kính nhất thế giới, là một trong những người dự đoán rằng một nửa cây cối và thú vật trên trái đất có thể sẽ bị tiêu diệt vào cuối thế kỷ nầy. Điều nầy có nghĩa gì đối với những vị Bồ tát, những người nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh?
Chúng ta không muốn nghĩ về cuộc khủng hoảng sinh thái, cũng như không muốn nghĩ đến cái chết của chúng ta. Nhưng càng ngày càng có nhiều khoa học gia tin rằng sự sống còn của nền văn minhnhân loại, và có thể sự sống còn của loài người, hiện đang bị đe dọa.
Nói như triết gia về sinh thái và học giả Phật giáo Joanna Macy, phủ nhận điều đang xảy ra là mối nguy hiểm lớn nhất mà chúng tađối diện. Trấn áp đem đến một giá cao phải trả: theo nhiều nhà tâm lý, con người trong những xã hội kỹ nghệ phát triển cao bị chứng tê liệt tâm lý, kết quả của sự tách rời khỏi thiên nhiên, không còn khả năng cảm nhận cái đẹp của thế giới – hoặc khả năng đáp ứng trước nỗi đau của nó. Điều đó tạo ra khoảng trống trong tâm thứccon người. Và họ chạy theoquảng cáo, bỏ ra nhiều thời gianchạy theo những cái thay thế để lấp đầy khoảng trống đó. Nhưng họ không bao giờ cảm thấythỏa mãn vì con người không bao giờ có thể có được đầy đủ về cái mà họ không thật sự mong muốn. Họ sống trong những nỗi lo sợ mơ hồ, từ đó bị ám ảnhchạy theo cuộc tranh đua về sức mạnh, danh tiếng, tình dục và lợi nhuận.
Tin tứcsai lạc về báo động toàn cầu cho chúng ta thấy rằng vấn đề trực tiếp nhất của chúng ta là thiếu sự tỉnh thức. Điều nầy đưa chúng tatrở về với Phật giáo. Con đườngPhật giáo là tỉnh thức trước vọng tưởng. Nói như thầy Thích Nhất Hạnh, chúng ta cần một sự tỉnh thức tập thể trước vọng tưởng tập thể – đặc biệt đối với vọng tưởng gây nên do những mánh khóe thiện nghệ của các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta không thể chỉ dựa vào những hệ thống kinh tế và chính trị hiện tại để giải quyếtvấn đề, bởi vì trong phạm vi lớn, chính chúng là vấn đề. Thay vì vậy, chúng ta cần có những chọn lựa có ý thức đặt nền tảng trên sự thức tỉnh nhiều hơn nữa về tình trạng thực sự của chúng ta.
Sự khủng hoảng sinh thái cho chúng ta thấy rõ rằng loại xã hộitiêu dùng của chúng ta ngày nay là nguồn độc hại cho môi trường. Tiếp tục như vậy sẽ là một mối đe dọa lớn cho sự sống còn của chúng ta. Để nói lên nỗi ám ảnh của chúng ta đối với chủ nghĩatiêu dùng, chúng ta cần những cái nhìn khác nhau về tình trạng nguy ngập và tiềm năng của điều kiệncon người. Những kỹ thuật mới không thể cứu vãnchúng tatrừ phi chúng được kết hợp với một thế giới quan mới. Chúng ta cần chuyển sự quan tâm của chúng ta từ lòng mong muốn phát triển không ngừng về kinh tế và kỹ thuật sang việc hàn gắng mối liên hệ giữa chúng ta với Địa cầu.
“Sự phá hoạithiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự vô minh, tâm tham lam, và thiếu lòng tôn trọng đối với những sự vật sống trên Địa cầu. Sự thiếu lòng tôn trọng nầy còn mở rộngcho đến những hậu duệloài người của Địa cầu, những thế hệ tương lai, những thế hệ sẽ thừa hưởng một hành tinh xuống cấp trầm trọng nếu nền hòa bình của thế giới không trở thànhhiện thực và sự phá hoại môi trường thiên nhiêntiếp tục ở mức độ hiện nay… Rõ ràng đây là một thế hệ then chốt.” Đạt Lai Lạt ma thứ Mười bốn, Collected Statements on the Environment, 2007.
Giải phápPhật giáo đưa ra cho sự khủng hoảng môi trường không dễ thực hiện. Tuy nhiên, giáo lý về vô thường, tương duyên và vô ngãcung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào bản chất của tình trạng nguy ngập về sinh thái của chúng ta. Thêm vào đó, việc thấy rằng lòng tham lam, ý chí bịnh hoạn, và vọng tưởng về một cái ngã tách biệt là nguồn gốc của khổ giúp chúng tatìm thấyphương hướng cứu chữa. Về tập thể, chúng ta khổ sở với cảm giác về ngã, nó làm cho chúng tacảm thấy không chỉ mất sự kết nối với những con người khác mà còn với quả Địa cầu.
Theo cách nói hiện đại, ý nghĩa của ngã là một cấu trúc tâm lý và xã hội, không có một sự hiện hữu tự hữu hay thực tạicủa riêng nó. Vấn đề nền tảng của cái ngã đó là ảo tưởng về tính chấtnhị nguyên. Khi chúng ta tạo dựng một cái ngã riêng biệt bên trong, thì cùng lúc, chúng ta tạo dựng một thế giới bên ngoài khác với cái “tôi.” Phật giáo dạy rằng cảm giác phân ly nầy là khổ (dukkha), bởi vì một cái ngã đánh lừa, không có thực thể, rõ ràng là không vững chãi. Để chống lạicảm giác đó, chúng tabị ám ảnh với việc tìm cáchkiểm soáthoàn cảnh của chúng ta, đưa đến những cạnh tranh về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục và lợi nhuận. Tuy nhiên, những cố gắng đó thường chỉ làm lớn mạnh thêm cảm giác phân ly.
Giải pháp của Phật giáo cho tình trạng đó không phải là loại trừ cái ngã. Điều đó không thể được vì thật sự chưa từng có một cái ngã. Thay vì vậy, nói như thầy Thích Nhất Hạnh, “Chúng ta ở đây để tỉnh thức khỏi ảo tưởng về sự riêng rẽ của chúng ta.” Khi nhận ra rằng “Tôi” là cái mà toàn bộthế giới đang hoạt động, ngay tại đây và bây giờ, thì việc chăm sóc “người khác” sẽ trở nên tự nhiên như chăm sóc đôi chân của tôi. Nhận thức nầy là điểm nối sống động giữa trí tuệ và từ bi. Sự tốt đẹp của tôi trong cứu cánh không thể tách rời với sự tốt đẹp của những người khác.
Tình trạng của mỗi cá nhânchúng tatương ứng một cách rõ ràng với tình trạng sinh thái hiện nay của địa cầu. Nền văn minhnhân loại là một cấu trúc tập thể, nó đã dẫn đến sự phân ly tập thể với thế giớithiên nhiên, một sự phân ly tạo nên đau khổ. Đứng trước sự phân ly đó, chúng ta bị chi phối bởi một ám ảnh tập thể về sự an toàn, cố gắng “tạo chỗ đứng” cho chúng ta bằng kỹ thuật và kinh tế. Nhưng cho dù chúng ta có tàn phá hoặc chế ngựthiên nhiên bao nhiêu, chúng ta cũng không bao giờ thấy đủ, vì vấn đề nền tảng không phải là không đủ giàu hay đủ mạnh, nhưng là sự phân ly mà chúng tacảm thấy đối với quả Địa cầu. Chúng ta không thể “trở về với thiên nhiên” vì chúng tachưa bao giờ thật sự rời khỏi nó. Chúng ta cần tỉnh dậy và nhận ra rằng Địa cầu là Mẹ và cũng là nhà của chúng ta – và chúng ta thấy rằng sợi dây rốn nối liền chúng ta với Địa cầu không bao giờ có thể bị cắt đứt.
“Đối với những vấn đề toàn cầu như hậu quả nhà kiếng, các tổ chức cá nhân và những quốc gia riêng lẻ sẽ không làm được việc gì. Ngoại trừ chúng tacùng chung sức làm việc với nhau, chúng ta sẽ không tìm ragiải pháp nào. Mẹ Đất dạy cho chúng ta một bài học về tinh thầntrách nhiệm chung.” – Đạt Lai Lạt ma thứ Mười bốn, Collected Statements on the Environment, 2007.
Nhìn thấy sự thất bại của những hệ thống kinh tế và chính trị của chúng ta, các tôn giáo ngày nay có một trách nhiệmđặc biệt về việc cổ vũ cho một thế giới quan tập thể mới. Đây là một cơ hội để các tôn giáo đứng lên bước vào cuộc phấn đấu mà không một tổ chức nào có vẻ có khả năng thực hiện. Để hoàn thành việc nầy, các tôn giáo cần học hỏi thêm việc trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Những tôn giáo khác nhau chỉ có thể thực hiện được việc đó khi nào những nhóm trong cùng tôn giáo đối thoại với nhau có hiệu quả. Cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đòi hỏi chúng ta, những người Phật tử, làm việc và học hỏivới nhau để đáp ứng một cách thỏa đáng.
Bằng cách làm sáng tỏgiáo lý nền tảng của đức Phật, tiềm tàng trong những hình thứcvăn hóa khác nhau, chúng ta có thể củng cốthông điệpcăn bảnsống động của giáo pháp đó cho thời đạithen chốt hiện nay. Mặc dầu những tổ chức Phật giáo – giống như những tổ chức của những tôn giáo khác – có khuynh hướng bảo thủ, sự nhấn mạnh của Phật giáo vào tính chấtvô thường và không có bản thể cho chúng ta sự cởi mở và chấp nhận đối với những trách nhiệm mới mà chắc chắnchúng tacần thiết hiện nay. Nếu những truyền thốngPhật giáo khác nhau tập hợp lại để phát thảo một đáp ứng chung cho tình trạng khẩn cấp về khí hậu, thì đó thật sự là một điển hình gây cảm hứng mà Phật giáo có thể cung cấp cho những tôn giáo khác trên thế giới.
Chúng tôi tin rằng cuộc khủng lớn lao hiện nay kêu gọi các nhà lãnh đạo của mọi truyền thốngPhật giáo một cuộc hội thảo quốc tế để tìm một sự đáp ứng chung. Tình trạngcấp bách của chúng ta ngày nay cũng nói lên sự cần thiết của một cuộc Kết TậpPhật Giáo – điều đã chỉ xảy ra sáu lần từ trước trong lịch sửPhật giáo. Cuộc Kết tập lần thứ nhất diễn ra tại Rajagaha ngay sau khiđức Phậtnhập Niết bàn theo truyền thống Pali; cuộc Kết tập lần thứ sáu diễn ra ở Rangoon (Yangon) vào năm 1954.
Vì có ít nhà lãnh đạoPhật giáo là những người chuyên môn về khí hậu học, cuộc họp được đề nghị mở đầu bằng việc thông qua những số liệu mới nhất và ý nghĩa của chúng do các nhà khoa học khả kính đưa ra. Thời gian còn lại có thể được dùng cho những cuộc thảo luận tập trung giữa những người tham dự, chia sẻ cái nhìn Phật giáo về thời điểm quan trọng nầy, làm việc để đi đến một nhận thức với những nhắn gởi chung cho cộng đồngPhật tử toàn thế giới về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Sự hợp nhất của chúng ta sẽ cung cấp một điển hình có sức mạnh cho những truyền thốngtôn giáo khác. Có thể tất cả chúng ta sẽ tham gia vào một cố gắng tạo thế cân bằng với những sức mạnh kinh tế đã kiềm chế và đánh lạc hướng cuộc tranh luận trong thời gian qua cho đếnhiện tại.
Trong việc đề nghị một cuộc họp mặt Phật giáo toàn cầu, chúng tôi đã có những cuộc thảo luận khởi sự với các vị giữ những vài trò trọng yếu trong các truyền thốngPhật giáo Tây tạng như Trangu Rinpoche, Dzigar Kongtrul Rinpoche, Ringu Tulku Rinpoche, Chokyi Nyima Rinpoche, và Tsoknyi Rinpoche. Sự đáp ứng của các vị nầy rất tích cực. Chúng tôi cũng tiếp xúc những vị Thầy của các tông phái Theravada, Zen, và Tịnh độ tông và những tổ chức thuộc các tông phái nầy ở Á châu và Tây phương. Chúng tôi đề nghị một một cuộc họp vào năm tới, chuẩn bị cho Hội Nghị Về Sự Thay Đổi Khí Hậu Của Liên Hiêp Quốc (United Nations Climate Change Conference) diễn ra vào tháng mười hai năm 2009.
Cuộc họp nầy dù được coi là một hội thảo quốc tế hay một cuộc Kết Tập, tầm quan trọng của nó là nhiều truyền thốngPhật giáo sẽ có cơ hội gặp gỡ và xem xéttình trạng chung của chúng ta một cách kỹ lưỡng. Tất cà những kỳ Kết Tập trước kia là để chuẩn định và duy trìGiáo pháp và Giới luật, nhưng cuộc khủng hoảng ngày nay kêu gọi một nền tảng khác hơn. Thay vì hướng vào bên trong và tập trung vào việc làmsáng tỏGiáo pháp của đức Phật, các vị Thầy Phật giáo cần nhìn ra bên ngoài và đặt vấn đề làm thế nào để giáo pháp của đức Phật có thể giúp chúng ta hiểu và đáp ứng cho vấn đềcấp bách của hành tinh chúng ta.
Cuộc khủng hoảng môi trường cũng là cuộc khủng hoảng đối với Phật giáo, không phải vì Phật giáo sẽ chịu thiệt hại nếu nền văn minhnhân loạithiệt hại, nhưng bởi vì Phật giáo là một tôn giáoquan tâm trực tiếp đến việc làm giảm sự đau khổ của mọi chúng sanh. Phật giáo có những điều đặc biệt có thể đóng góp cho cơn nguy ngập nầy, khi loài người cần sử dụng những điều tốt nhất cho một giai đoạn lịch sử của họ. Chúng ta cần những vị Bồ tát nguyệncứu độ không chỉ những chúng sanh đơn lẻ, mà còn cứu độ những hệ thống giúp cho sự sống và những loại đau khổ của một sinh quyển đang bị đe dọa.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.