Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Gởi Đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu Về Khí Hậu

29/11/20215:07 SA(Xem: 1503)
Thông Điệp Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Gởi Đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Toàn Cầu Về Khí Hậu
THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
GỞI ĐẾN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH TOÀN CẦU VỀ KHÍ HẬU (COP26)
NGÀY 31 THÁNG 10, 2021

dalai lamaTôi rất vui khi được biết rằng Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc - COP26 - nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu mà chúng ta đang đối mặt ngày nay - sẽ diễn ra tại Glasgow, Scotland.

Trái đất nóng lên là một thực tế cấp bách. Không ai trong chúng ta có thể thay đổi được quá khứ. Nhưng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đóng góp cho một tương lai tốt đẹp hơn. Thật vậy, chúng tatrách nhiệm đối với bản thân và hơn bảy tỷ người đang sống ngày nay, để đảm bảo rằng tất cả chúng ta có thể tiếp tục sống trong hòa bình và an toàn. Với hy vọngquyết tâm, chúng ta phải chăm lo cho cuộc sống của chính mình và của tất cả những người xung quanh.

Tổ tiên của chúng ta đã xem trái đất là giàu có và trù phú; nhưng hơn thế nữa, nó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ nó không chỉ cho chính chúng ta, mà còn cho các thế hệ tương lai, và cho vô số loài cùng sống chung với hành tinh của chúng ta.

Ngày nay, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề tương lai không phải bằng những lời cầu nguyện bị thúc ép bởi nỗi sợ hãi, mà bằng hành động thực tế dựa trên sự hiểu biết khoa học. Các cư dân trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Mọi thứ chúng ta làm đều ảnh hưởng đến những người bạn đồng hành của chúng ta, cũng như vô số loài động thực vật khác.

Con người chúng ta là những sinh vật duy nhấtsức mạnh hủy diệt trái đất, nhưng chúng ta cũng là loài có khả năng lớn nhất để bảo vệ trái đất. Chúng ta phải đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu ở cấp độ hợp tác toàn cầu vì lợi ích của tất cả mọi người. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải làm những gì có thể ở mức độ cá nhân. Ngay cả những hành động nhỏ hàng ngày - chẳng hạn như cách chúng ta sử dụng nước và cách chúng ta thải bỏ những thứ chúng ta không cần dùng đến - cũng có tầm ảnh hưởng. Chúng ta phải làm cho việc chăm sóc môi trường tự nhiên của ta trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của mình, và học hỏi những gì mà khoa học đã dạy cho chúng ta.

Tôi được khuyến khích khi thấy rằng các thế hệ trẻ của chúng ta đang yêu cầu hành động cụ thể đối với sự biến đổi khí hậu. Điều này mang lại một số hy vọng cho tương lai. Những nỗ lực của các nhà hoạt động trẻ như Greta Thunberg nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải lắng nghe khoa học và hành động phù hợp là rất quan trọng. Vì lập trường của họ là thực tế, chúng ta cần phải khuyến khích họ.

Tôi thường xuyên nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc duy trì ý thức về tính đồng nhất của nhân loại - ý tưởng rằng mỗi con người là một phần của chúng ta. Mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu không hề bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia; nó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Khi cùng nhau đối mặt với cuộc khủng hoảng này, chúng ta nhất thiết phải hành động trên tinh thần đoàn kết và hợp tác để hạn chế hậu quả của nó. Tôi hy vọngcầu nguyện rằng các nhà lãnh đạo của chúng ta sẽ tập hợp sức mạnh để thực hiện hành động tập thể nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp này và đặt ra một thời gian biểu cho sự thay đổi. Chúng ta phải hành động để biến nơi đây trở thành một thế giới an toàn hơn, xanh tươi hơn, hạnh phúc hơn.

Với những lời nguyện cầu và lời chúc tốt đẹp,

Đạt Lai Lạt Ma

31 tháng 10 năm 2021

(dalailama.com)

His Holiness the Dalai Lama’s Message to COP26October 31, 2021

I am pleased to know that the United Nations Climate Change Conference - COP26 - to address the climate emergency we are facing today will be taking place in Glasgow, Scotland.

Global warming is an urgent reality. None of us is able to change the past. But we are all in a position to contribute to a better future. Indeed, we have a responsibility to ourselves and to the more than seven billion human beings alive today to ensure that all of us can continue to live in peace and safety. With hope and determination, we must take care of both our own lives and those of all our neighbours.

Our ancestors viewed the earth as rich and bountiful, which it is, but what’s more it is our only home. We must protect it not only for ourselves, but also for future generations, and for the countless species with which we share the planet.

The Tibetan plateau, the largest reservoir of snow and ice outside the North and the South Poles, has often been called “the Third Pole.” Tibet is the source of some of the world’s major rivers, among them the Brahmaputra, the Ganges, the Indus, the Mekong, the Salween, the Yellow River and the Yangtze. These rivers are the source of life because they provide drinking water, irrigation for agriculture, and hydropower, for nearly two billion people across Asia. The melting of Tibet’s numerous glaciers, the damming and diversion of rivers, and widespread deforestation, exemplify how ecological neglect in one area can have consequences almost everywhere.

Today, we need to address the future not with prayers prompted by fear, but by taking realistic action founded on scientific understanding. The inhabitants of our planet are interdependent as never before. Everything we do affects our human companions, as well as innumerable animal and plant species.

We human beings are the only creatures with the power to destroy the earth, but we are also the species with the greatest capacity to protect it. We must confront issues of climate change on a cooperative global level for everyone’s benefit. But we must also do what we can on a personal level. Even small daily actions, such as how we use water and how we dispose of what we don’t need, have consequences. We must make taking care of our natural environment a part of our daily life, and learn what science has to teach us.

I am encouraged to see that our younger generations are demanding concrete action on climate change. This gives some hope for the future. The efforts of young activists such as Greta Thunberg to raise awareness of the need to listen to the science and act accordingly is crucial. Since their stance is realistic, we must encourage them.

I regularly emphasise the importance of maintaining a sense of the oneness of humanity, the idea that every human being is a part of us. The threat of global warming and climate change is not limited by national boundaries; it affects us all.

As we face this crisis together, it is imperative that we act in a spirit of solidarity and cooperation in order to limit its consequences. I hope and pray that our leaders will gather the strength to take collective action to address this emergency, and set a timetable for change. We have to act to make this a safer, greener, happier world.

With my prayers and good wishes,

Dalai Lama

31 October 2021

(dalailama.com)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/05/2015(Xem: 5757)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.