Dịu Dàng Như Cây

11/04/20234:25 SA(Xem: 1560)
Dịu Dàng Như Cây
DỊU DÀNG NHƯ CÂY
Thích Nữ Tuệ Anh

bui treCây cho chúng ta sự sống. Với chim muông, cây là mái nhà. Với sâu bọ, cây là thức ăn. Với đất, cây là vị cứu tinh ngăn nó không bị xói mòn. Với nước, cây giúp điều hòa dòng chảy. Với con người, cây là ân nhân. Nhờ cây, chúng ta có lương thực, hoa trái, bóng mát, nhà cửa, đồ dùng, không khí trong lành và các phương tiện vật chất khác. Chúng ta không thể sống thiếu cây.

Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây. Đức Phật đản sinh dưới cây vô ưu, thành đạo dưới cội cây bồ đềnhập diệt dưới tán cây Sala song thọ. Khi Đức Thế Tôn vừa đắc đạo, Ngài dành một tuần nhìn cây bồ đề để gửi niềm biết ơn đến cội cây đã che chở cho Ngài trong quá trình tu tập. Có thể thấy, biết ơn là một trong những bài học lớn đầu tiên mà Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, không dưới năm lần Đức Phật dạy về lòng biết ơn: “Người biết ơn và nhớ ơn khó tìm được ở đời” (Kinh Tăng Chi Bộ, chương Năm pháp, phẩm “Tikandaki” và “Bà La Môn”). Nếu gọi cây là vật vô tri, Đức Phật đã cảm ơn ngay cả đến vật vô tri. Nếu gọi cây là vật vô tri, ngay cả đến vật vô tri cũng xúc động mãnh liệt trong giờ Đức Phật nhập Niết bàn, vì hai cây sa la đã nở hoa trái mùa rải lên kim thân Đức Phật cúng dường lần chót. Cuộc sống của Tăng đoàn Đức Phật những năm đầu đều trải qua một cách hiền hòa dưới các cội cây và lùm rừng. Các ngài ban ngày đi khất thực, buổi chiều về tĩnh tọa và ngủ đêm dưới gốc cây.

Nhưng cây không phải vật vô tri. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm, khi cho cây nghe nhạc cổ điển êm dịu thì cây phát triển xanh tươi, còn khi mở nhạc thác loạn thì cây tiêu điều, còi cọc. 

Nguyễn Công Trứ thì cho rằng cuộc đời của cây là một cuộc đời hồn nhiên vô sự nên ông đã ước:

Kiếp sau xin chớ làm người 

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

Cái cây, trong mắt nhà thơ là đối tượng để tưởng tượng. Trong mắt người đốn củi, đó là mớ củi. Trong mắt lâm tặc, lại là tiền. Người làm giấy xem cây là những tờ giấy. Nhà hoạt động bảo vệ môi trường xem cây là nhân tố chính để có một môi trường trong lành. Với người yêu thiên nhiên, cây là bạn, là người thương, là mẹ. Dành cho bệnh nhân, cây là thầy thuốc. Cây vỗ về, an ủi và chữa lành vết thương tâm hồn cho ai đó:

Có nhiều khi tôi quá buồn 
Tôi ước mong về ngồi dưới cội cây xưa 
Em có nhắn điều gì theo lá rụng

Có nhiều khi tôi quá buồn 
Tôi ước mong xung quanh chỗ tôi ngồi 
Mọc lên thật nhiều cây cỏ. 
(Cỏ, chim sẻ và châu chấu 
– Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Khi còn là một cô học trò thế hệ 8x, chúng tôi từng xem qua bộ phim Trái tim mùa thu. Cô gái trong phim nói với anh trai nuôi của mình rằng cô muốn làm một cái cây vì một cái cây sẽ được ở một chỗ, không bao giờ phải rời xa những người thân yêu của mình. Ước mơ đó phản ánh khát vọng được sống an và lạc. Có an mới có lạc. Trong nhà thiền cũng có câu chuyện, một thiền sinh trải qua thời gian dài thực tập mà không được thầy dạy cái gì cao siêu như Niết bàn, Phật tánh hay giác ngộ, mà thầy chỉ dạy đi, đứng, nằm, ngồi… Nản quá, chú mới cầu thầy khai thị. Vị thầy nhìn người học trò đầy thương xót và nói: “Con hãy nhìn cây tùng trước sân kia kìa”. Cây tùng trước sân, đó là biểu tượng tuyệt đẹp của nội tâm tĩnh lặng. 

Thiên nhiên chính là một bậc thầy tâm linh vĩ đại.

Như vậy, thiên nhiên chính là một bậc thầy tâm linh vĩ đại. Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Collen M. Cullough nổi tiếng với lời dẫn: “Có truyền thuyết về một con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất”. Chúng tôi thích cách nói ngắn gọn của thiền sư Hoàng Bá Hi Vận hơn, cũng cùng một ý: “Chẳng phải một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngát mùi hương”. (Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt, Tranh đắc mai hoa phốc tỉ hương). 

Con người gây đau khổ cho nhau và thường gây đau khổ cho thiên nhiên. Nhưng thiên nhiên chưa bao giờ chủ động gây đau khổ cho con người. Thiên nhiên cũng là một bà mẹ vĩ đại. Ai đó từng nói rằng: “Thời điểm tốt nhất để trồng cây là hai mươi năm trước. Thời điểm tốt thứ hai là ngay bây giờ”. Trái Đất đang nóng dần lên và chúng ta cần bóng mát của cây. Cây sống đời an yên, tĩnh lặng, đẹp đẽ và hữu ích. Cây cho hoa, hoa cho quả, quả cho hạt, và từ hạt, những chồi non lại nảy mầm. Im lặng trong dòng sinh tử, cây vẫn làm xanh tươi tâm hồn ai đó. Có phải vì vậy mà Hoàng tử bé trong tác phẩm cùng tên của Saint – Exupéry đã chết cho đóa hồng của chàng. Con cừu luôn có thể ăn mất đóa hồng mà không biết nó vừa thực hiện một tội ác ghê tởm. Loài người đôi khi còn hành động đáng ghê tởm và đáng thương hơn cả loài cừu. Cừu chỉ ăn hoa thôi, còn con người thì khai thác tất cả. Hoàng tử bé đã nhờ nọc rắn độc để trở về lại hành tinh nơi có đóa hồng cần chàng bảo vệ. Nhà văn mô tả, khi rắn cắn, chàng té xuống, “dịu dàng như một cái cây”.

Cây là ân nhân, là thầy, là bạn, là mẹ, là tính mạng của con người. Chúng ta đang gặp phải hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bao cơn bão lũ, hạn hán, dịch bệnh… Vạn pháp đang bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si của con người. Vì lẽ đó, thiên nhiên đang bị tàn phá và đang nổi giận. Vì lẽ đó, chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên để tâm hồn xanh tươi hoa lá. Và chúng ta cần có tâm hồn dịu dàng, cho hoa lá xanh tươi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/05/2015(Xem: 5688)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.