Phật GiáoVấn Đề Nóng Lên Toàn Cầu Gs Ts. Mai Trần Ngọc Tiếng Và Tt. Thích Đạt Đạo

05/09/201012:00 SA(Xem: 19436)
Phật Giáo Và Vấn Đề Nóng Lên Toàn Cầu Gs Ts. Mai Trần Ngọc Tiếng Và Tt. Thích Đạt Đạo

 

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ NÓNG LÊN TOÀN CẦU
GS TS. Mai Trần Ngọc Tiếng và TT. Thích Đạt Đạo

 

 

Môi trường sống là nơi hàm chứa những điều kiện cần thiết cho sự sống của tất cả sinh vật. Nó bao gồm khí quyển, đất, nước, tài nguyên động - thực vật... có trong thiên nhiên của trái đất. Và điều chúng ta cần phải ghi nhớ, chúng tuy là những tài nguyên vô giá nhưng không có nghĩa là vô hạn.

Mật độ dày đặc của mọi sự sống trên khắp các vùng của hành tinh này là nền móng cơ bản thúc đẩy sự phát triển các cơ sở từ hạ tầng đến thượng tầng kiến trúc, cũng như các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, từ những nguồn tài nguyên của trái đất còn được tận dụng để nhằm phục vụ cho lợi ích sinh hoạt của con người.

Nước biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người, vì ngoài việc cung cấp các nguồn muối khoáng – thủy – hải sản thì trong lòng đại dương còn chứa những tài nguyên khác có giá trị vô cùng to lớn trên phương diện giải trí - thẩm mỹ của con người.

Bầu khí quyển chính là lá phổi của mọi sự sống, vì mọi sự sống không thể phát triển một cách mạnh mẽ nếu như bầu khí quyển bị ô nhiễm. Do vậy, quá trình quang hợp trao đổi khí của thực vật đã bảo đảm cho việc cân bằng sinh thái và trong sạch bầu khí quyển, nghĩa là tối thiểu mật độ trung bình cần có cho sự sống là 0,03% CO2 và 28% O2 với nhiệt độ trung bình 25 – 30­­ºC và độ ẩm là 80%. 

Bầu khí quyển được bao bọc bởi tầng Ozone (O3) dày đặc. Khoảng cách giao động từ mặt đất đến tầng Ozone là 10 – 20km. Ozone được công nhận là một chất hoá học từ năm 1840. Nó là một tác nhân oxít hoá mạnh hơn O2 và không bền ở nồng độ cao, phản ứng càng mạnh khi nhiệt độ tăng, đặc biệt thích ứng với các kim loại. Số Ozone trên bề mặt của bầu khí quyển có khả năng lọc được hầu hết các tia sáng có độ dài sóng ngắn hơn 320rm của tia cực tím mặt trời. Các tia nắng này có hại cho sinh vật nếu hiện diện với nồng độ cao. Trong khí quyển, Ozone được tạo ra do phản ứng của tia cực tím với O2, và Ozone là hiệu ứng nhà kính

1. Hiệu ứng nhà kính là gì ?

Mùa đông ở phương Bắc giá lạnh làm cho cây cối xác xơ tiêu điều, nhưng ở trong nhà kính lại ấm áp, rau cỏ tốt tươi, sinh cảnh tràn đầy sức sống của mùa Xuân! Đây là hiệu ứng nhà kính vì kính (thuỷ tinh) có đặc tính là để bức xạ ánh sáng mặt trời đi vào, nhưng ngăn bức xạ nhiệt ra khỏi, vì vậy, nhiệt độ trong nhà kính tăng dần.

Năng lượng từ bức xạ mặt trời phát ra ở nhiệt độ cao phần lớn truyền đi thường có bước sóng ngắn nên rất mạnh. Nó có thể xuyên qua khí quyển và được bề mặt trái đất hấp thu. Trái đất cũng phát xạ năng lượng trở lại không trung với nhiệt độ bức xạ thấp và truyền đi phần lớn là những bước sóng dài nên yếu hơn. Khi mức sóng của trái đất đi qua khí quyển thì phần năng lượng bị ngăn lại và hấp thu bởi các chất khí và hơi nước có trong khí quyển, làm cho bầu không khí nóng dần lên. Điều đó có nghĩa là đã làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất giống như ánh nắng đi vào nhà kính nên gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”.

Bình thường trong khí quyển không bị ô nhiễm thì hiệu ứng nhà kính này rất quan trọng vì nó cung cấp cho quả đất nhiệt độ là 35ºC. Đây là nhiệt độ rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Nhưng nếu bầu không khí bao quanh trái đất ngày càng bị ô nhiễm thì hậu quả của hiệu ứng nhà kính càng tăng cao và quả đất bị nóng lên theo thời gian

Bên cạnh đó, cộng hưởng với hiệu ứng nhà kính là những khí thải mang độc tính cao được thải ra từ trái đất làm phá vỡ cấu trúc của O­3,. Vì Ozone thâu năng lượng các tia độc hại mà nay lại ngày càng mỏng dần đi, và hậu quảcác loại tia ấy phát ra từ vũ trụ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập bề mặt trái đất và gây hại cho sự sống của sinh vật, trong đó có con người.

2. Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính:

- Hơi nước
- Carbonđioxit (CO2)
- Núi lửa
- Đốt các nhiên liệu hóa thạch
- Đốt phá rừng nên khí hậu thay đổi.

Nguyên nhân chính làm trầm trọng hiệu ứng nhà kính là do gia tăng lượng khí CO2 do cách mạng công nghiệp và sản xuất vũ khí hóa học thải ra. Theo các nhà nghiên cứu thì cứ bình quân lượng khí CO2 trong khí quyển tăng 24 tỷ tấn/năm (25%) và sẽ tăng gấp hai lần vào giữa thế kỷ XXI. 

Ngoài ra, còn hai tác nhân gây hiệu ứng nhà kính nữa là:

- Methane (CH4) sinh ra do quá trình lên men sinh học hợp chất hữu cơ.
- Oxyd Nitơ (N2O) sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ trong nông nghiệp.

Còn hợp chất Choro (CFC) lại là kẻ phá hoại chính của tầng Ozone. Đây là kết quả của những hoá chất được sử dụng trong công nghiệp lạnh, công nghiệp rửa mạch điện tử, trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả…. (CFC gồm CFC11, CFCl2, CFCl3, CF2Cl2 là hợp chất có tên thông dụng là Freon 12 hay F12). Khi CFC đến thượng tầng khí quyển bị phân huỷ do bức xạ cực tím sẽ thành phân tử Clor, phân tử này tham gia phản ứng với Oxy của ozone (O3) sẽ phá huỷ tầng ozone. Khi tầng ozone mỏng dần rồi thủng đi có nghĩa là nó không còn làm tròn trách nhiệm của một lá chắn trực tiếp bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ cực tím, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. 

Thêm vào đó, ozone còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các phản ứng của những hợp chất polyme có dây nối đôi trong cấu trúc. Chẳng hạn như cao su, các bánh xe cũ và các sản phẩm từ polyme bị con người đốt cháy,.v.v… Những hợp chất này có khả năng góp phần bào mòn và tạo thành những lỗ thủng Ozone ngày càng rộng lớn trong bầu khí quyển.

Các nhà khoa học đã khám phá tầng ozone (1979) có lỗ thủng xuất hiện ở Nam cực trên độ cao 16 – 23km. Tháng 10/1987 phát hiện mật độ Ozone trên bầu trời Nam cực giản 50% tạo thành lỗ hổng có diện tích bằng cả Châu Âu. Còn ở Bắc Cực tầng ozone giảm từ 3,5 – 5%. Ngày 17/10/1994 các nhà khoa học lại phát hiện một lỗ hổng của tầng ozone có diện tích lớn nhất 24 triệu km2 đang lan rộng đến phía nam Châu Mỹ.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu tỉ lệ ozone bị xuyên thủng bởi tia cực tím càng cao thì hệ hô hấp và phổi sẽ càng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc (11/1991) tầng ozone trong khí quyển giảm sút 10% sẽ gây ra bệnh ung thư, đục thuỷ tinh thể gây mù loà. Sự giảm sút mật độ tầng ozone sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm biến đổi tính chất chuỗi thức ăn, làm hệ sinh thái mất cân bằng, giảm năng suất vực nước, gây sự biến đổi về mặt khí hậu vì gia tăng tia tử ngoại góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính. 

Cho nên, hiện nay, việc bảo vệ tầng ozone đã trở thành vấn đề sống còn của trái đất và một bộ phận bảo vệ môi trường quốc tế với "Công ước bảo vệ tầng ozone" đã ra đời.

3. Trái đất nóng lên ảnh hưởng đến môi trường sống của con người

Hàm lượng khí CO2 trong không khí ở mức độ nhất định có thể làm cho trái đất duy trì được nhiệt độ thích hợp. Nếu trong không khí không có CO2 thì nhiệt độ bình quân toàn cầu sẽ là -150ºC, trái đất trở nên băng giá. Nếu hàm lượng CO2 tăng cao trái đất sẽ ấm lên. Theo các nhà khoa học nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên 420ppm thì tất cả các băng tuyết ở núi cao, Bắc cực, Nam cực đều tan hết. 

Do con người khai thác quá nhiều ở các nguồn năng lượng hoá thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt, khiến cho hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng nhanh chóng. Theo ước tính thì mỗi năm, hàm lượng khí CO2 tăng 0,7ppm, và dự kiến đến những năm 30 của thế kỷ XXI thì nhiệt độ của trái đất tăng bình quân là 1,5 - 4,50C so với nhiệt độ hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ ấm dần lên, mực nước biển tăng cao, khả năng các khu dân cư, thành phố ven biển bị nhấn chìm, đồng thời môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá huỷ nghiêm trọng. Các thiên tai như gió lốc, mưa bão, sóng thần, lũ lụt, hạn hán sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, đem lại sự tổn thất không thể lường được cho sự sống của toàn cầu.

Theo Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố ngày 26/02/2007, mực nước biển dâng do hiện tượng trái đất nóng dần lên sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nếu nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất đi 16% diện tích đất với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng giá trị GDP bị ảnh hưởng. Nếu mực nước chỉ tăng 1m vẫn có khoảng 10,8% tổng dân số Việt Nam phải chịu ảnh hưởng tổn thất nặng nề. 

Theo Bộ Tài Nguyên - Môi Trường Việt Nam nếu mực nước biển dâng cao 1m, Việt Nam sẽ thiệt hại 17 tỷ USD/năm, 17 triệu dân sẽ bị ảnh hưởng, gồm 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long, 40.000km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt, 1.700km2 vùng ven biển bị chìm trong nước mặn, phần lớn các vùng bị ảnh hưởng nặng như: Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá. Dự báo nhiệt độ sẽ tăng tại các tỉnh miền Nam từ 0,1 - 0,7ºC (2010) và từ 1,2 - 4,50C (2070). (Hội thảo "Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: mối liên hệ nghèo đói với sự phát triển bền vững" Bộ TN & MT tổ chức ngày 22/05/2007). 

Một vấn đề nữa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thế giới, đó là sự biến đổi khí hâu. Ngày nay, sự biến đổi khí hậu càng trở nên khó dự báo hơn,… Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu gây bão thường xuyên, đường đi của bão có hướng dịch chuyển về phía Nam và mùa bão chuyển vào các tháng cuối năm, làm xuất hiện nhiều bệnh lạ và đang toàn cầu hoá nhiều loại bệnh trước đây chỉ cư trú trong khu vực địa lý nhỏ.

Tổ chức phi chính phủ Christian Aid (trụ sở tại Anh Quốc) cảnh báo: có ít nhất 1 tỷ người sẽ trở thành vô gia cư đến năm 2050 do tình trạng thay đổi khí hậu, điều này sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng di dân toàn cầu hiện nay. Nhóm chuyên gia về khí hậu (IPCC) dự báo đến năm 2080 có khoảng 1,1 - 3,2 tỷ người thiếu nước sạch và nước sinh hoạt và có đến 200 - 600 triệu người bị đói.

4. Thế giới đang đối phó với hiện tượng nóng dần lên của trái đất

Theo sáng kiến của quỹ sáng kiến môi trường Clintơn (do cựu tổng thống Mỹ Bill Clintơn tài trợ), hội nghị tối cao của các nhà lãnh đạo các thành phố lớn trên thế giới (C40) họp tại Newyork ngày 14/05/2007 đã nhất trí thông qua nhiều chương trình cắt giảm nhanh hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ngày 05/06/1972 có hơn 1.300 đại biểu của 113 quốc gia trên thế giới họp ở Stockhome (Thụy Điển) thông qua "Tuyên ngôn môi trường Nhân loại" khuyến cáo việc: "Nếu gia tăng dân số, tài nguyên khai thác bị cạn kiệt, thì môi trường tiếp tục bị ô nhiễm và phá hoại". Hội nghị kêu gọi "Chính phủ và nhân dân các nước hãy bảo vệcải thiện môi trường, đem hạnh phúc cho mọi ngườithế hệ mai sau…". Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 cùng năm lấy ngày 5/6 hàng năm là "ngày môi trường thế giới". Ngày này hàng năm, các quốc gia trên thế giới triển khai các hoạt động nhằm nhắc nhở mọi người chú ý đến tình trạng ô nhiễm của môi trường và những nguy hiểm do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường. Ngày môi trường (5/6) trở thành ngày lễ chung của nhân loại vì sự sống còn của trái đất. 

Ngày 18/11/1992 có 1575 nhà khoa học trên thế giới (trong đó có 99 người được giải Nobel) đã đưa ra văn kiện "Lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đối với nhân loại" nêu ra "Loài người và thế giới tự nhiên đang chuyển sang con đường đối kháng lẫn nhau". Văn kiện đã đưa ra các vấn đề: Tầng Ozone bị mỏng đần, không khí bị ô nhiễm, lãng phí tài nguyên, nước đại dương bị độc hoá, phá hoại đất canh tác, các loại động thực vật mất dần, nguy cơ tăng dân số …. Tất cả các nhân tố trên đang đe doạ sự sống còn của con người trên trái đất. Ô nhiễm môi trường có 8 vấn đề được lưu ý

Mưa Acid 
Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao. 
Tầng Ozone bị phá hoại
Sự tổn hại do các hoá chất trong đó có hoá chất bảo vệ thực vật
Nước sạch bị ô nhiễm
Đất đai bị sa mạc hoá 
Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm
Uy hiếp về hạt nhân. 
Tháng 12/1993 Quốc Hội nước ta chính thức thông qua Luật Bảo Vệ Môi Trường. Ngày 18/04/1994 Chính phủ ban hành nghị định 175/CP hướng dẫn về luật Bảo Vệ Môi Trường, và Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 được áp dụng để xử phạt hành chánh về những hành vi vi phạm luật Bảo Vệ Môi Trường mà trong tập báo cáo phát triển con người năm 2007 - 2008 của UNDP với chủ đề: "Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu; đoàn kết nhân loại trong thế giới phân cách" đã nói rõ. 

Cho đến nay, đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược của sự nghiệp phát triển con người. Đối với hàng triệu người nghèo trên thế giới thì vấn đề biến đổi khí hậu không còn là vấn đề tương lai mà nó đã và đang huỷ hoại những nổ lực thoát nghèo cũng như làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương của họ. Các thế hệ con cháu mai sau cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ phải sống chung với thảm họa có thể xảy ra. Đó chính là hậu quả của việc chúng ta tiếp tục theo lối mòn. Tương lai của chúng ta không phải là định mệnh. Chúng ta có thể dành thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng thắng lợi đó chỉ đạt được khi người dân trên khắp thế giới đồng tâm hiệp lực cùng chính phủ các nước đề ra được các giải pháp tập thể cho mối đe doạ chung liên quan đến môi trường sống hiện nay như:

a. Bảo vệ tài nguyên và các hệ sinh thái thiên nhiên.

b. Các tác hại về ô nhiễm môi trường cụ thể như: Bom nguyên tử, các chất bức xạ hạt nhân mà người ta ngụy biện là dùng năng lượng nguyên tử để phục vụ cho hòa bình.

c. Vứt bỏ các đồ phế thải vào đại dương, vào sông ngòi, vào lòng đất.

d. Khí thải từ các phương tiện giao thông, các đám cháy rừng phóng ra một khối lượng CO2 càng ngày càng lớn làm cho bầu không khí nóng dần lên.

5.  Vai trò của Phật giáo với việc bảo vệ môi trường

Đứng trước những thách thức to lớn của vấn nạn môi trường mà các chính sách của xã hội vẫn chưa đem lại hiệu quả thì câu hỏi dành cho vai trò của Phật giáo được xem là đề tài khá thu hút bởi nó không những liên quan đến số lượng lớn tín đồ Phật giáo mà còn được chú ý bởi công năng thực hành của một hệ thống giáo lý mang đậm từ bi, yêu chuộng hoà bình.

Trước tiên phải nói đến tinh thần Duyên Khởi, một giáo lý được Đức Phật khai triển rất rõ ràng sau khi thành tựu sự giác ngộ. Nó được trình bày qua luận chứng của bốn câu kệ sau:

Cái này có nên cái kia có
Cái này không nên cái kia không
Cái này sinh nên cái kia sinh
Cái này diệt nên cái kia diệt.

Đây là nền tảng của những mối quan hệ đa chiều trong sự cộng tồn của vạn hữu. Chính vì thế mà nó đã được xem như là một nguyên lý, định luật, quy luật chung cho tất cả mối quan hệ từ tổng thể vũ trụ cho đến hiện hữu của cá thể. Và cũng xuất phát từ nguyên lý này mà Phật giáo đề cao tinh thần bình đẳng trên phương diện cộng sinh. Chính vì bình đẳng với nhau nên không có lý do gì vì tồn tại của một cá nhân hay tập thể mà lại phương hại đến một cá thể hay một tập thể khác. 

Hơn nữa, vì mối quan hệ mật thiết giữa các cá thể cộng tồn nên sự diệt vong của một hiện hữu sẽ tác động đến sự sinh tồn của các cá thể còn lại. Chính vì điều này mà Phật giáo chủ trương không nên xem thường mối liên hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên môi trường. Trong giáo lý của đạo Phật thường khuyên nhủ tín đồ không nên lạm dụng sự sinh tồn của bản thâncộng đồngxâm phạm đến sự toàn vẹn của môi trường. Các hành động chiến tranh giết hại, đốt rừng phá núi, chặt phá cây cối, tàn sát sinh linh... đều bị lên án trong cộng đồng Phật giáo. Bởi vì những sự việc đó không những trực tiếp làm hại đến đời sống của nhân sinh mà còn làm cho môi trường bị phá huỷ, tài nguyên bị kiệt quệ, môi trường bị ô nhiễm, …. 

Mặt khác, công năng ngăn chặn các tội ác đối với môi trường không những được xem trọng mà đối với Phật giáo, phương pháp hiệu quả nhất vẫn là ý thức về tình thương dành cho môi trường phải cần được đề cao. Chính giáoTừ bicăn bản để xây dựng cho một tình thương đích thực. Nó không chỉ dành riêng cho mối quan hệ mang tính tình cảm trong xã hội nhân sinh mà còn được áp dụng cho mối liên hệ của con người với môi trường. Một tình thương được xây dựng trên nền tảng Từ bi sẽ được biểu hiện thành những quy chuẩn của không sát hại, không phá hoại, ăn chay, thân thiện, yêu thương, từ ái, hoà nhã, ….

Cho nên, lời khuyến cáo của Phật giáo về mối liên hệ giữa con người và môi trường không chỉ dành cho tín đồ Phật tử mà còn nhắc nhở lương tâm của tất cả mọi người. Như Đức Dalai Lama thứ 14 trong bài thuyết giảng về "Lòng từ bi và con người", thì hạnh phúcý nghĩa của cuộc sống và con người sống trên trái đất này có nhiệm vụ làm cho cuộc sống được hạnh phúc. Nhưng điều gì mang lại hạnh phúc nhiều nhất ? Đó chính là tình thương dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên, cho con ngườixã hội. Như một thi sĩ nọ đã phát biể: 

Mai này cát bụi tiêu tan hết
Chỉ có tình thương để lại đời.

Vậy thì, lòng từ bi sẽ là món quà vô giá của con người dành cho môi trường. Nó vừa là điều kiện cần và đủ để cho mỗi người chúng ta tận hưởng sự đền đáp từ thiên nhiên. Thiên nhiên cũng giống như con người chúng ta. Đối với Phật giáo, môi trường thiên nhiên được xem như là một cơ thể sống khổng lồ với những vận hành nhịp nhàng không khác gì một cơ thể sống thực thụ. Tuy rằng, nó không biết giận hờn, buồn vui, nhưng nếu chúng ta quan tâm, yêu thươngbảo vệ thì nó sẽ là người bạn thân thiết cho đời sống của chúng ta. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta phá hoại hay tàn hại thiên nhiên thì người lãnh hậu quả cũng chính là bản thânthế hệ con cháu của chúng ta. Bởi vậy, theo đúng quy luật nhân duyên của Phật giáo, lòng từ bi cần phải được con người chúng ta nuôi dưỡng một cách nghiêm túc. Có nuôi dưỡng lòng từ bi thì mới đảm bảo được hạnh phúc lâu dài của gia đình, xã hội và cả thế hệ mai sau nữa.

Tóm lại, để chăm sóc môi trường, đối phó với hiện tượng thay đổi khí hậu, với giáo lý Duyên Khởi, Phật giáo khuyến cáo con người về mối quan hệ đa chiều giữa con người và môi trường thiên nhiên. Đến bao giờ mối quan hệ này được tôn trọng và nâng lên thành quy luật thì mới có thể đảm bảo được sự trong sạch cho môi trường sống của con ngườiĐồng thời, thông qua năm nguyên tắc đạo đức Phật giáo cũng khuyến khích nhân sinh phải chú trọng xây dựngthể hiện tình thương yêu một cách thiết thực của mình đối môi trường xung quanh bằng những hành động mang tính không sát hại chúng sanh, không tàn phá rừng núi, cỏ cây một cách bừa bãi, phải giảm thiểu các nhu cầu liên quan đến sát hại càng nhiều càng tốt vì đó là cách thức hiệu quả nhất để nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi. Đó chính là nền tảng của Phật giáo để ngăn chặn các vấn nạn làm tổn hại môi trường đồng thời cũng để xây dựng một đời sống có chất lượng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, thiết nghĩ, trong chương trình giáo dục Phật giáo, chúng ta nên có phân khoa riêng biệt về môi trường sinh thái, về hành tinh xanh để nghiên cứuthúc đẩy hơn nữa về ý thức bảo vệ cuộc sống cộng đồng trên trái đất của chúng ta.

Bài tham luận Vesak 2008

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/05/2015(Xem: 5765)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.