Sự Sút Giảm Dân Số Của Những Đàn Ong Kinh Tế Học Và Thuyết Sống Dung Hoà Của Phật Giáo Tiến Sĩ Janaka Goonetilleke

07/09/201012:00 SA(Xem: 14761)
Sự Sút Giảm Dân Số Của Những Đàn Ong Kinh Tế Học Và Thuyết Sống Dung Hoà Của Phật Giáo Tiến Sĩ Janaka Goonetilleke

SỰ SÚT GIẢM DÂN SỐ CỦA NHỮNG ĐÀN ONG
KINH TẾ HỌC VÀ THUYẾT SỐNG DUNG HOÀ CỦA PHẬT GIÁO

Tiến sĩ Janaka Goonetilleke - Supanna Việt dịch

 

 

Chính Einstein là người nói rằng nếu những con ong mật biến mất khỏi mặt đất thì con người chỉ có thêm bốn năm sau đó để tồn tại.” Không còn những con ong mật, không còn hiện tượng thụ phấn, không còn cây cối, không còn động vật và không còn con người.” 

Vì vậy việc dân số đàn ong giảm sút tại Bắc Mỹ, châu Mỹ La Tinh và châu Âu phải là mối quan tâm của từng mỗi cá nhân con người. Người ta nói rằng một phần ba số thực phẩm tiêu thụ tại Bắc Mỹ trị giá hàng tỷ đô la phụ thuộc vào sự thụ phấn của ong. Tuy nhiên, ong không may lại là nạn nhân của thảm họa do con người gây ra với mục đích phục vụ cho nền kinh tế dựa trên đồng tiền. Con người tuy vậy không hiểu rằng trong một môi trường mà mọi sinh vật phải dựa vào nhau để sống thì sự hủy diệt bất kỳ một loài nào đó sẽ kéo theo sự hủy diệt của toàn bộ môi trường trong đó có cả sự hủy diệt chính họ. Đây chính là sự tất nhiên mà cũng chính là lý lẽ của thuyết sống dung hòa

Sự tồn tại của những con ong ngày hôm nay chính là ngày mai của con người. Liệu nền kinh tế tiêu thụ có hủy hoại con người theo cách con người hủy diệt những con ong? Những gì xảy ra cho số phận của những đàn ong không chỉ giới hạn cho loài ong thôi mà còn là một quy luật chung cho tất cả mọi loài. Cũng chính Einstein nói rằng chí có hai điều là vô hạn, đó chính là vũ trụ và sự ngu dốt của con người

Trật tự sinh hoạt của đàn ong bị phá vỡ

Trật tự sinh hoạt của đàn ong bị phá vỡ được giải thích là do những con ong thợ rời tổ và chết đi ở đâu đó, không bao giờ quay về tổ trở lại. Những con ong còn lại trong tổ hầu hết đều mang mầm bệnh. Dân số đàn ong tại Hoa Kỳ đã giảm 30% trong hai năm. Hàng tỷ đô la đã mất do sản xuất nông nghiệp giảm. Mặc dù chưa chính thức phát hiện được nguyên nhân, người ta nghi ngờ nguyên nhân làm giảm số lượng đàn ong chính là sự hủy diệt môi trường sống tự nhiên và thay thế vào đó bằng những đồn điền trồng trọt độc canh. Lối canh tác này đã làm cho đàn ong khó kiếm được đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết. Những con ong hấp thu dinh dưỡng bằng cách ăn các loại phấn hoa khác nhau từ các loài thực vật khác nhau nhằm giúp cho chúng có sự cân bằng về dinh dưỡng. Những loại thực vật biến đổi gien không những đã tạo ra các loại phấn hoa kém phẩm chất mà còn tạo ra những chất độc nhằm diệt côn trùng. 

Các thuốc loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng và những chất ô nhiễm trong môi trường đã làm suy yếu hệ miễn dịch ở ong tương tự như tình trạng nhiễm AIDS ở người. Các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng và các chất ô nhiễm đã làm cho ong nhiễm các loại virút và nấm khác nhau mà cơ thể chúng không thể kháng cự được. 

Nền kinh tế tiêu thụcon người

Sự đổ vỡ xã hội và các vấn đề về sức khỏe không phải chỉ giới hạn riêng cho trường hợp của các con ong. Hệ thống kinh tế hiện nay tạo ra những vấn đề rất lớn cho con ngườichúng ta bị lừa phỉnh bởi những giải thích sáng tạo mà người ta vin vào đó để thực hiện một cách duy lý những yêu cầu theo ý muốn duy lý của chúng ta.

Phản ứng của con người với hệ thống kinh tế hiện nay cũng không khác gì phản ứng của những con ong. Tương tự như những con ong thợ di chuyển từ tổ của chúng để chết một nơi nào đó thì những người nghèo cũng rời nơi ở của mình để đổ về thành phố. Con người phải đối mặt với những vấn đề đô thị hóa trong khi môi trường sống đang bị hủy hoại dưới danh nghĩa của sự phát triển. Nền kinh tế nông thôn với sự bảo trợ của IMF (Quỹ tiền tệ thế giới) và Ngân hàng Thế giới thì sa sút trong khi các chương trình đô thị hóa lại được khuyến khích. 

Đô thị hóa

Lấy ví dụ, tại Sri Lanka, 50% của tổng sản lượng nội địa (GDP) được dành để chi cho tỉnh ở miền tây (Greater Colombo). Sự mở rộng nhằm tăng dân số trong vùng không được các cộng đồng ủng hộ. Tuy nhiên những người ủng hộ chính sách này lý luận rằng mật độ dân số cao sẽ tạo ra một sự cộng hưởngmột lượng lớn dân số sẽ làm cho thành phố nhộn nhịp, nhiều người sẽ kết bạn với nhau và như vậy sẽ giúp ngành giao thông vận tải cũng như kinh doanh dịch vụ phát triển một cách bền vững. Lại là một sự giải thích sáng tạo khác vì cái mà họ không đề cập đến là sự đổ vỡ của hệ thống gia đình một khi sự giao du được mở rộng và cái hậu quả tự nhiên mà nó mang đến là stress và các chứng bệnh thần kinh. Bằng chứng là tỷ lệ ly hôn và số người sống độc thân trên thế giới ngày càng tăng. Tại Anh, cứ 5 người thì có lúc khác bị các chứng tâm thầntỷ lệ người sống độc thân giao động từ 40 đền 60%. Các dịch vụ công cộng được mở rộng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bạo lực, nghiện ngập phát triển tràn lan trong thành phố. 



Sự ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch gây ra các chứng bệnh kinh niên về phổi như là bệnh hen và tỷ lệ của bệnh hen ác tính ngày càng tăng cao. Mật độ dân số cao tạo ra sự lây lan các căn bệnh xã hội qua quan hệ tình dục. Tương tự như vậy đối với các trận dịch cúm v.v… Yếu tố quan ngại nhất là ô nhiễm làm giảm số lượng tinh trùng, việc này cũng cùng với việc kết hôn trễ vì các lý do xã hội và các bệnh chứng bệng lây lan qua đường tình dục đã làm tăng nguy cơ vô sinh

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho lượng dân số đông đảo, những vùng nông thôn rộng lớn đã mở ra thành các vùng nông nghiệp hiện đại và người ta xây dựng các đập mới, gây thêm đổ vỡ cho các cộng đồng nông thôn tạo nên sự di dân từ những những vùng nông thôn vào các thành phố lớn do người dân bị mất công ăn việc làm tại vùng quê họ sinh sống. Việc phá rừng góp phần làm tăng ảnh hưởng đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu và những thay đổi về xu hướng thời tiết. Cơ chế nông nghiệp hiện đại tạo ra các cây trồng biến đổi gien có tiềm năng gây ra dị ứng cho những động vật có ích cho môi trường. Kỹ thuật chăn nuôi mới tạo ra các sản phẩm thịt có hàm lượng chất béo cao gây nên sự béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim và ung thư. Toàn cầu hóa và việc cung ứng sản phẩm cho các thị trường ở nước ngoài làm cho việc hủy hoại sinh thái mỗi ngày một xấu hơn

Hiển nhiên, đối với con người, sức khỏe của chúng ta cũng bị tổn hại tương tự như những con ong. Vấn đề đặt ra là liệu con người cũng sẽ đi theo con đường của những con ong dẫn đến hiện tượng“giảm sút dân số loài người?” Thực tế cho thấy là có sự sút giàm dân số ở những vùng nông thôn nhưng các thành thị có xảy ra tình trạng như vậy hay không thì vẫn chưa kết luận được. 

Sự phát triển

Có một sự khác biệt cơ bản giữa các chính sách phát triển ở phương Tây và quan điểm phát triển của các tôn giáo ở phương Đông như Phật giáo, Ấn giáo và Khổng giáo. Các khái niệm phát triển của phương Tây mà các nước châu Á chúng ta đang áp dụng nhấn mạnh vào chủ nghĩa vật chất, cho đó là chỉ số tốt nhất cho sự phát triển trong khi sự phát triển của châu Á lại thiên về tính nhân văn và coi trọng đạo đức

Thật thú vị là trong một buổi phỏng vấn gần đây trên đài truyền hình của Trung Quốc, trong khi thảo luận về số tiền dự trữ 3.000 tỷ Mỹ kim mà Trung Quốc đang có, người thực hiện chương trình đã bình luận rằng “Nhưng đây là tất cả những chi phí về sự ô nhiễmchúng ta phải gánh chịu”. Thật vậy, đây chính là sự ô nhiễm và đổ vỡ xã hội mà những giải thích sáng tạo đã cố tình không đề cập đến. Hệ thống kinh tế của phương Tây đã và đang lợi dụng những nước còn trên thế giới qua sự toàn cầu hóa đã cho thấy những câu trả lời. Khi toàn cầu hóa vừa mới khởi đầu, chủ tịch Castro của Cuba đã nhanh trí nói rằng món nước xốt mà các nuớc phương Tây sắp ăn sẽ nuốt chững các nước còn lại trên toàn thế giới.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ khi Nhật đang đứng trước sự lựa chọn không biết là nên theo các nước phương Tây và bắt chước họ hay là theo các nước châu Á. Lúc đó cả Rabindranath Tagore, nhà theo chủ nghĩa dân tộc của Ấn ĐộTôn Dật Tiên, nhà theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc kêu gọi Nhật hãy bỏ triết lý về quy luật có thể của phương Tây để theo quy luật của lẽ phải của châu Á. Chính là chủ nghĩa nhân văn và nền đạo đức của nền triết lý nho giáo của nam Á đã đem lại một châu Á thanh bình mà họ khao khát. Vào thời đó, Ấn độTrung Quốc chiếm 50% GDP của thế giới . Nhưng nay Ấn ĐộTrung Quốc là những nước hiện nay có sức mạnh để thay đổi hệ thống đang hủy diệt trái đất và có khả năng ngăn ngừa sự giảm sút dân số của con người

Quan điểm của Phật giáo 
về kinh tế và thuyết sống dung hòa 

Phật giáo nhấn mạnh rằng lòng từ bi chính là chúa của mọi loài và sự dung hòa là sự tối thượng. Chính nhờ sự dung hòa này mà ta có thể đạt được một sự phát triển bền vững. Các nhà kinh tế học đã cho thấy đã không đủ năng lực khi nói đến vấn đề phát triển vi họ sử dụng tiền như giấy ủy quyền và những sự giải thích sáng tạo như những lời bào chữa. Nền kinh tế theo quan điểm Phật giáo thì “nhỏ là đẹp” “ít là nhiều” trái ngược với hệ thống kinh tế Tây phương với quan niệm rằng “lớn hơn thì tốt hơn”, “nhiều hơn thì nhiều hơn”. Nói tóm lại, một nền kinh tế phát triển bền vững chỉ có thể có được khi công việc tìm người chứ không phải người tìm việc. 

Người dịch: Supanna
Theo: Asian Tribune

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/05/2015(Xem: 5764)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.