Thiên NhiênCon Người Trần Nhu

07/09/201012:00 SA(Xem: 21382)
Thiên Nhiên Và Con Người Trần Nhu

THIÊN NHIÊNCON NGƯỜI
Trần Nhu

 

 

Con ngườitiểu vũ trụ trong đại vũ trụ.

Các bậc thánh triết Phương Đông xưa quan niệm nguyên lý vũ trụ là một nguyên lý vạn vật đồng nhất thể, nguyên lý con người là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất.

Quả thực, thế giới chúng ta sinh sống, vạn vật đan dệt bởi biết bao nhiêu sợi tơ duyên, xuyên qua tất cả không gianthời gian, không một vật gì mà không có tương quan, liên hệ với nhau: các sông lớn, sông nhỏ từ Đông sang Tây, Nam qua Bắc, cả bốn đại dương đến rừng núi đông, tây, nam, bắc cùng hết thảy vạn hữu tụ tán, ly hợp, biến hoá, triển khai, cái gì cũng có tương quan, liên hệ đến toàn thể dù nhỏ xíu như hạt cải, con ong, cái kiến cũng không hề bị cô lập với môi sinh, không có cái gì đứng đơn lẻ, tất cả những cái gì mà ta thấy được trước mắt là một trong những kết hợp đó. Nói cách khác, tất cả những cái gì trong vũ trụ này là kết quả của những liên kết, kết hợp vật chất hay năng lượng.

Trong vũ trụ, mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình tới tất cả những gì trên trái đất. Mặt trăng, một vật thể gần trái đất nhất cũng gây ảnh hưởng tới trái đất. Mọi sinh vật và cả những đồ vật vô tri, vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi với nó. Các con sông thay đổi dòng chảy theo ánh sáng mặt trăng, các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của mặt trăng. Các đợt sóng "triều lên" không chỉ bao gồm nước biển của biển cả và đại dương mà còn cả lớp không khí của trái đất, cả lớp vỏ cứng "mặt đất" cũng như hiện tượng "triều lên xuống", hiện tượng triều lên xuống cũng diễn ra ngay trong sinh thể con người và tất cả các sinh vật trên mặt đất, dưới biển.

Các nhà vật lý học, y học, thiên văn học và nhiều ngành khoa học hiện đại đã phát hiện ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ khác nhau diễn ra trong cơ thể con người và các sinh vật. Chu kỳ ngắn nhất có thể vài giây đồng hồ như tần số của những dòng điện sinh vật, nhịp đập của tim, nhịp thở, sóng điện não, những nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ như chức năng của thận, của máu và hoạt động của óc...

Nhịp điệu ngày 24 giờ phổ biến ở hầu hết mọi sinh vật và nhiều chức năng của cơ thể con người, đặc biệt có nhịp điệu đúng bằng 23 giờ 56 phút 4 giây tương ứng với thời gian trái đất quay một vòng xung quanh mình nó.

Có nhịp điệu 24 giờ như nhịp điệu tháng, năm mà ta đã quen được chi phối bởi ảnh hưởng của mặt trờimặt trăng quay vòng xung quanh trục của nó trung bình là 27.3 ngày; còn mặt trăng quay xung quanh trái đất là 29.5 ngày. Điều này cho ta liên hệ đến nhiều chu kỳ hoạt động của sinh vật trên trái đất, điển hình nhất là chu kỳ rụng buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, những diện sinh lý, thụ thai ở con người và chu kỳ "động đực" của động vật ở trên mặt đất, dưới sông, biển đều có liên hệ với chu kỳ chuyển động của mặt trăng. Chính vì thế cổ xưa đã ví mặt trăng là thần ái tình.

Qua đó, chúng ta nhận ra rằng dưới tác dụng sức hút của mặt trăng, trong con người và sinh vật đã diễn ra những triều sinh học, sự Ion hoá khí quyển, hoặc biến động về từ trường của trái đất đều lệ thuộc vào các pha của mặt trăng.

Gần đây, người ta còn phát hiện thấy mối tương quan giữa tuần trăng và thời tiết khí hậu càng rõ thêm ý nghĩa ngoại sinh của các nhịp điệu tháng năm trong sinh hoạtđời sống con người.

Nhịp sinh học vũ trụ, trong một năm có nhịp tuần hoàn của 4 mùa. Nước thuỷ triều có nhịp sinh học sáng, chiều lên xuống. Cây cỏ có nhịp sinh học ban đêm hấp thụ hay đào thải oxygen và CO2 để tổng hợp chất diệp lục. Hoa nở, quả chín theo mùa... Nhịp sinh học trong cơ thể con người quan niệm của đông y có 12 kinh thuộc 6 hành có nhịp sinh học vận chuyển theo ngày giờ, phế vào giờ dần, đại tràng vào giờ mão, vị vào giờ thìn...

Thời sinh học hiện đại (chronobilogie) cũng quan niệm hiện tượng sinh hoá, sinh vật, vật lý trong cơ thể biến chuyển theo nhịp sinh học, có thể ảnh hưởng yếu tố thời gian. Như vậy, nhịp điệu sinh học trên trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học của con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu vũ trụ, những ảnh hưởng của mặt trờimặt trăngyếu tố chủ yếu trực tiếp, còn những ảnh hưởng của những thiên thể khác tất nhiên là có.

Người Phương Đông đã có quan niệm này rất sớm, như khí hậu, thời tiết "thiên nhiên" thường phát sinh bệnh tật, thậm chí có nghĩa cả về nhân thể, dáng vóc, tạng người, tính cách... Cổ xưa cho rằng thuỷ thổ, khí hậu cũng là nhân tố cấu trúc thành hình thể con người, như nơi khí hậu nặng thì con người chắc, mập, nơi khí hậu nhẹ thì người gầy, mảnh. Còn biết bao nhiêu điều mà người cổ xưa đã thấu hiểu đến kinh ngạc như:

- Không gian có 8 phương hướng: đông, tây, nam, bắc, đông-nam, đông-bắc, tây-nam, tây-bắc, thì trong con người cũng có đủ 8 loại mạch, mỗi mạch ứng với một phương: Mạch nhâm, mạch đốc, mạch xung, mạch đới, mạch âm duy, mạch dương duy, mạch âm kiếm, mạch dương kiếm... Theo Kinh dịch, phương hướng của không gian cùng với bát quái (ly, khôn, đoài, càn, khảm, cấn, chấn, tốn).

- Trời đất có 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), thì con người cũng có đúng 10 đường kinh chính: Đởm, can, tiền tràng, tân, vị, tỳ, đại tràng, phế, bàng quang và thận. Quan hệ giữa những khái niệm và thực tế trên như sau: 

- Giáp - Đởm, Ất - Can, Bính - Tiểu tràng, Đinh - Tâm, Mău - Vị, Kỷ - Tỳ, Canh - Đại tràng, Tân - Phế, Nhâm - Bàng quang, Quý - Thận.

- Đất có 12 đại chí: (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì con người ngoài 10 kinh chính trên lại có thêm 2 kinh chính khác là Tâm bào và Tam tiêu. Tâm bào đóng vai trò mẹ các kinh âm, còn Tam tiêu đóng vai trò cha các kinh dương, điều mà không một danh y nào lại không biết.

Giữa các kinh chính có các thực tế nối lại với nhau gọi là "lạc". Người ta thấy rằng có tất cả 365 lạc, và trong con người lại có đúng 365 khớp, sao mà đúng chính xác đến kinh ngạc!

Lại bất ngờ nữa, số lạc và số khớp đúng bằng số ngày trong một năm 365 ngày. Vậy là, ta có thể suy tưởng lại triết lý về "con người là một tiểu vũ trụ" hay vũ trụ thu gọn lại trong một con người. Đó là hình ảnh nhỏ của không gian là trời và đất.

Không những thế, âm dương còn trưởng thành nữa. Chúng trưởng thành vì chúng bổ túc cho nhau: Ngày sáng để vạn vật sinh hoạt, đêm tối để vạn vật nghỉ ngơi, hè nóng để vạn vật phát triển, đông lạnh để vạn vật gom lại sức tàng ẩn náu. Trưởng thành còn vì một lẽ nữa: nếu cái nọ diệt cái kia thì không cái nào tồn tại cả. Không còn âm thì cũng không còn dương. Không còn dương thì làm sao có âm, mà vũ trụ, vạn vật cũng không có. Quan niệm tương phản mà tương thành đó là quan niệm phổ biến của Trung hoa xưa, như Trường Kỳ nói:"Các bậc thánh triết Trung hoa thời xưa cho rằng bất kỳ sự vật gì cũng là một thểhai mặt chỉ là biến hoá tương đối chứ không phân lập tuyệt đối, tương phản mà tương thành chứ không mâu thuẫn đấu tranh."

Chúng ta biết rằng trong triết học cổ Đông Phương có những học thuyết như đông y học, thời chân học, tử vi, độn giáp, lục nhân đại độn, thái ất, thân kinh, bát tư hà lạc... Nói chung, tất cả những hệ thống học thuyết này đều tuân theo cái nguyên lý và quan hệ cấu trúc sau:

- Nguyên lý: Nói chung của họ đều xuất phát từ những nguyên lý khái quát nhất về vũ trụ quan và nhân sinh quan như:

Nguyên lý vũ trụ là một, nguyên lý vạn vật đồng nhất thể, nguyên lý con người là một tiểu vũ trụ, nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất cũng có thể nói đến tính phổ quát của Kinh dịch hầu như bao trùm các tiền đề của nhiều học thuyết. Nói riêng về khoa học; Kinh dịch nêu cao cơ chế "cộng hưởng", cơ chế về quan hệ giữa các bộ phận là cơ chế "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", rõ ràng đây là loại cơ chế cộng hưởng khoa học, nhưng lại liên quan đến cấp độ thiên nhân khác nhau ở thực tại. Vì thế, các nhà sinh học nổi tiếng thế giới là Rupert Sheldrak mới gọi cơ chế là cộng hưởng hình thái genetic (morphigentic resonance).

Con ngườivũ trụ như là một hệ thống hoàn hảo, là tập hợp của những chuỗi mã số có quan hệ thống nhất "điều khiển" chính xác đồng bộ bởi những sợi chỉ mầu nhiệm xuyên qua suốt vũ trụ, mà khoa học thế kỷ XX này gọi là "nhịp điệu vũ trụ".

“Một cánh bướm vỗ bên kia bán cầu, không khí chuyển động ở bên này nửa vòng trái đất.” Mỗi hơi thở của chúng ta thở ra cũng đều là sự tham dự vào hơi thở của đời sống trên mặt đất, là sự trao đổi thường xuyên giữa người với người cùng với vạn vật.

Để nhận ra điều này, thí dụ như chúng ta ở trong một rạp hát, một buổi dạ hội hay một vận động trường... ta thở ra, họ hít vào. Họ thở ra, ta hít vào, rồi đến cây cỏ, hoa lá sẽ hút thán khí vào đồng thời nhả dưỡng khí lại cho chúng ta thở. Chỉ cần quán niệm hiện tượng này ít lâu, chúng ta sẽ thay đổi quan niệm về thế giới thực vật, cơ thể chúng ta và cây cỏ, hoa lá không phải là hai thế giới riêng biệt, độc lập, mà chúng ta và cây cỏ cùng trao đổi chất bổ, dưỡng khí cho nhau, là máu thịt của nhau. Chúng ta không phải chỉ thở trong không khí, với mỗi hơi thở chúng ta đã hoà lẫn vào hydro-phere trong bầu khí quyển với từng hơi thở. Một đời người ai biết được là bao nhiêu tỷ hơi thở ra, hít vào. Chúng ta cũng như muôn loài vạn vật đã tham dự vào hơi thở đời sống trên mặt đất mặc dù hơi thở không mang hình tướng, mà sự trao đổi ấy vẫn là một sự thật hiển nhiên. Kinh nhà Phật nói rằng: "Cho dù tất cả các pháp dù vi tế đến chỗ vô hình tướng cũng dung nạp lẫn nhau và cũng kiến lập lẫn nhau” (1)

"Nếu chúng ta liên hệ tới mọi thứ và mọi người khác, thì một ý nghĩ, một việc làm, một hành động nhỏ nhoi nhất, vô nghĩa nhất cũng đem lại hậu quả cho toàn thể vũ trụ. (If we are interdependent with everything and everyone else, even our smallest, least significant thought work and action have real consequences throughout the universe.)

- The Tibetan Book of Days 

By Sogyal Rinpoche (Rừng núi Tây Nguyên bị Trung Quốc tàn phá, sinh mệnh dân tộc Việt Nam trôi về đâu?)

"Ta không thể đụng tới bông hoa mà không làm kinh động đến một vì sao." (Thou cannot stir a flower without troubling of a star.)

- Francis Thompson

Sự thật, trái đất chúng ta đang sinh sống, hay hàng vạn tỷ các tinh cầu khác trong vũ trụ trôi nổi trong khoảng không mênh mông của không gian vô biên, vô cùng, vô tận vẫn hằng sống, hằng sinh diệt, và trải qua bốn thời kỳ "thành, trụ, hoại, diệt" theo kinh sách nhà Phật. Sự "thành, trụ, hoại, diệt" này mang nhiều đặc tính, mầu sắc, lâu mau, ít nhiều, to nhỏ không chừng, to như trái đất có tuổi thọ hàng nhiều tỷ năm, nhỏ như con côn trùng sống chỉ vài giờ đồng hồ... nghĩa là tuỳ duyên. Sông, núi, đại dương hằng hà sa số các vì sao trên dải ngân hà, nhiều tư tưởng, nhiều tình cảm lúc mới suy nghĩ thấy dường như bất biến, trường cửu. Nhưng đó chỉ vì là một kiếp người quá chóng qua, mới trẻ liền già. So với tuổi của các tinh cầu, ta như một ánh chớp, có rồi lại không. Mà đừng có bi quan, vạn vật vẫn luân hồi, vô thường, chẳng miễn trừ và nó mang hai đặc tínhbiến dạng, không có tự tính. Hai đặc tính này sở dĩ có bởi là nhờ nhiều nguyên nhân, nhiều nhân duyên hợp nhau lại mà sinh ra, rồi lại đổi thay vì nhân duyênhoại diệt, để rồi lại tái diễn ở một hình thức khác...

Giáo lý Đại thừa Phật giáo khẳng định duyên sinh như huyễn, những gì có mang hình tướng, có "động" đều vô thường sinh diệt và gọi là pháp hữu vi. Đức Phật dậy:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Duyên sinh như huyễn, vạn pháp như phù vân. Chúng ta biết tính chất của mây là không, thoạt tiên là nước, nắng bốc hơi lên tụ lại thành mây, gặp gió thì tan hợp, hợp tan. Có khí lạnh tụ lại thành đá, gặp hơi nóng bốc lên lại thành nước, xông lên từ mặt đất, rồi lại trở về mặt đất.

Vậy, mây là nước, là nắng, là gió, là khí lạnh, là... Phân tích kỹ, cái gì là mây? Cho nên Phật giáo giải thích, nó không có "tự tính" là vậy.

Xét về mặt hiện tượng, cái vi mô và vĩ mô lớn nhỏ tất cả đều là hiện tượng "tổng hợp" và tương tác lẫn nhau, dụ như sự có mặt của chúng ta là sự có mặt của toàn thể, và những gì được cấu tạo ở đây được sinh ra trong cái mênh mông của vũ trụ, cái gì xảy ra trong hành tinh bé nhỏ của chúng ta tuỳ thuộc vào toàn thể những cấu tạo vũ trụ. Sự thật này điều hành theo nguyên tắc nhân quả hỗ tương, liên hệ như mặt trời với trái đất và các hành tinh khác, nếu không có sự tương tác liên hệ, thì sự sống cũng chẳng thể có. Mỗi liên hệ theo đường mắt lưới vô hình và hữu hình. Chúng ta dù ở dạng nào cũng đều là họ hàng của nhau, cái này có thì cái kia có. Tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những hạt bụi "nguyên tử" của hằng hà sa số các vì sao, của mặt trời, mặt trăng anh em, họ hàng với các loài vật và bạn bè thân hữu của những bông hoa đồng nội. Tất cả chúng ta đều mang chung trong mình máu thịt của nhau; bằng cách này hay bằng cách khác mọi thứ đều đương nhiên có liên hệ đến tất cả những cái khác. Thiên nhiên như người thợ nối liền ta với muôn loài, muôn vật, mà nhiều bậc vĩ nhân, thi sĩ đã hiển lộ.

Nhà hiền triết Rishis của thơ Veda diễn đạt ra lời một trạng thái sống sinh động của thực tại siêu nhiên. Lúc xuất thần các Ngài đã "kiến tánh", thấu thị và tiếp nhận nơi tinh thần giác ngộ. Cái đại chân lý đại đồng, bất tử và khách quan hơn là các Ngài quan niệmý thức.

Chân lý, như Shri Aurobindo đã viết: "là mục đích tối cao mà các nhà thần bí ấy theo đuổi, một chân lý tâm linh nội tại, cái chân lý ở tại nơi ta, cái chân lý của sự vật, cái chân lý của nhân gian và của thần tiên, cái chân lý ẩn tàng sau tất cả hiện hữu của chúng ta và của sự vật.2 " 
(La Clef du Veda - Approches de L'inde)
S. Aurobindo

Cái khuynh hướng mỹ cảm tâm linh ấy nhìn thấu qua các sắc thái tạo vật thiên nhiên để cảm thông với cái hoà điệu huyền bí ở thơ Veda đã thấm nhuần tinh thần văn hoá và triết học Ấn độ như thi hào R. Tagore gần đây đã giới thiệu:

"Cái vô hạn vì sự biểu hiện của mình đã hạ cố xuống trong thiên hình vạn trạng của cái hữu hạn. Và cái hữu hạn vì sự thực hiện của mình phải vượt lên cái duy nhất của vô hạn, có như thế thì bây giờ vòng chân lý mới hoàn toàn đầy đủ." 
("Duy nhất sáng tạo")

Cái triết lý ấy thi sĩ đã diễn đạt bằng lời thơ tượng trưng như sau:

Hạt sương rơi than khóc với thái dương

- "Tôi mơ mộng Ngài, nhưng để hầu hạ Ngài, không bao giờ tôi dám hy vọng. Tôi quá nhỏ bé để kéo Ngài về với tôi, hỡi Chúa tối cao, và suốt đời tôi đầm đìa giọt lệ." 

Vầng thái dương đáp lại

- "Ta chiếu soi khung trời vô hạn, nhưng ta cũng hạ cố đến giọt sương nhỏ mọn. Ta sẽ chỉ là một tia sáng tràn ngập lấy mi và cuộc đời nhỏ bé của mi sẽ là một bầu trời tươi sáng."
(Mâm Trái cây) 

William Blake cũng mô tả thật đẹp:

Nhìn thấy vũ trụ trong một hạt cát
Và đất trời trong một bông hoa dại
Cầm không gian vô cùng trong lòng bàn tay
thời gian vô tận trong một giờ. 3

Toàn thể vũ trụ đã được thực chứa trong một hạt cát bởi vì sự giải thích những hiện tượng giản dị nhất cũng viện dẫn tới lịch sử của toàn thể vũ trụ.

Quả thậtkỳ diệu, và khi ta nghe những câu thơ của đại văn hào Tagore với William Blake, ta không thể không liên tưởng tới bài kệ bốn câu của Đức Phật:

Nhìn trong một nguyên tử,
Và trong mỗi nguyên tử,
Toàn thể các thế giới,

Đó là điều không thể hình dung được.

Ấn độ, các bậc hiền triết từ buổi rạng đông của lịch sử, tôn giáo đã thực sự tìm tòi một cách ý thức và cả quyết những thực thể tiềm tàng trong vũ trụ thiên nhiên là sự tìm tòi về những điểm quan hệ đến con người là muốn thực hiện sự hoà điệu đời sống giữa người với thiên nhiên. Bao bọc chung quanh ta bởi thiên nhiên che chở và nuôi nấng ta, cho nên chúng ta cần gìn giữ mối liên hệ mật thiết không gián đoạn với các phương diện của vũ trụ tự nhiên, trân quý hết thảy vạn hữu.

Ở Trung hoa, từ nền văn hoá cổ truyền vẫn quan niệm: "Con người và thế giới thiên nhiên nằm trong một chân lý vĩ đại duy nhất 'thiên nhân hợp nhất'." Thiên và nhân, giới tự nhiên và con ngườiphạm trù cơ bản của lý học với toàn bộ nền triết học Trung hoa. Nó cấu thành cái khung cơ bản của hệ thống phạm trù triết học, quán xuyến từ đầu đến cuối toàn bộ hệ thống cả phạm trù lý học.

Điều đó đã phản ảnh đặc trưng cơ bản của toàn bộ duy lý học, còn cái gọi là "trời", Nho gia nói chung là chỉ sự tồn tại cao nhất của giới tự nhiên, và cái gọi là "thiên nhân hợp nhất" là chỉ sự thống nhất, hài hoà giữa con ngườigiới tự nhiên. Đạo gia phủ nhận sạch trơn tính thần bí tôn giáo của trời, Thượng đế đã khôi phục lại thuộc tính "tự nhiên" của nó.

Các nhà triết học và lý học Trung hoa đã tiếp thu thành quả tư duy biện chứng của triết học Phật giáo, đặc biệtphạm trù chủ thể và khách thể, bản thểhiện tượng... Từ đó, họ nâng lý thuyết thiên nhân lên tới giai đoạn của bản thể luận, hình dung thượng đã hoàn thành thuyết "thiên nhân hợp nhất".

Ở Phương Tây thì ngược lại, người ta tự hào đã thắng phục được thiên nhiên, làm như họ đang sống trong một thế giới ác cảm, mà họ cần phải tranh thủ giành giật, phải tranh lấy tất cả những gì cần thiết cho mình, chống giữ từng bước một, tưởng như một hệ thống xa lạ, họ chống phá lại nơi mà chính mình đã nương tựa. Bởi vì họ coi họ ở vị trí cao nhất, xem thiên nhiên như một nguồn của cảiThượng đế ban cho họ, đặt dưới sự thống trị của con người "chủ nhân" với họ nhiên chỉ có một chức năng cống hiến cho con người những nguồn lợi và những thú vui. Bắt nguồn từ tư tưởng đó dẫn đến sự khai thác thiên nhiên một cách triệt để, và thiên nhiên trở thành đối tượng chiếm hữu, tranh chấp, khai thác nguồn lợi đôi khi đưa đến những cuộc chiến tranh tàn khốc, rồi phá rừng, bom đạn, thuốc độc, hoá học không chịu dừng lại một phút. Họ ý thức một cách rất trễ về vấn đề thiên nhiên và môi sinh. Nên ta có thể nói, người Phương Đông đã thấu triệt nhân sinh vũ trụ hơn hẳn người Phương Tây nhiều thế kỷ. Còn về phương diện tôn giáo, thì kinh luận nhà Phật đã nói tới sự "tương sinh, tương diệt", lệ thuộc hỗ tương từ hơn hai ngàn năm trước rằng: "Không có sự vật đứng độc lập". Nếu có sự vật, thì chỉ là có trong mối liên hệ hỗ tương, chứ tuyệt nhiên không có đơn vị đứng riêng lẻ, và mối liên hệ hỗ tương đó diễn ra trùng trùng điệp điệp... với sự phong phú, đa dạng của những hình thức sống khác nhau đóng góp vào làm nên đời sống.

Vũ trụ, nói một cách tổng quát, với những sự vật ở gần ta, ở xa ta đều tự nó có sự đóng góp cho chúng ta sự quân bình, sống bằng sự hỗ tương bên này, bên kia, giữa thiên nhiên với chúng ta. Nếu mất đi thế quân bình thì chết "cả hai". Nhưng quan hệ cộng sinh đó đủ cho chúng ta biết đâu là sự sống lành mạnh, đâu là dẫn đến sự héo mòn, đổ vỡ và chết chóc...

Bạn hẳn biết: Trái đất chứa ai? Chứa chúng ta, chứa vạn vật, muôn loài. Chúng ta ăn, uống, hít, thở, vạn vật muôn loài cũng thế. Con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể tách rời khỏi mọi sinh vật. Tất cả cùng chung một nguồn gốc. Thiên nhiên với ta ví như tinh thần với thể xác: con ngườitinh thần, thiên nhiên là thể xác. Thể xác chẳng thể tách biệt ra khỏi tinh thần, huống hồ là thiên nhiên với ta. Con người không phải là sự tồn tại độc lập với giới tự nhiên chủ quan thuần tuý, mà là dung hoà, dung hợp, dung thông vào toàn bộ thế giới ấy.

Vậy, nếu như sự phong phú đó bị giảm bớt đi một cách quá đáng, sự đa dạng bị cắt xén đi một cách mất cân bằng thì sự sống của nhân loại trên mặt địa cầu này sẽ đi đến chỗ mất quân bình, gây ra nhiều hậu quả khó lường được. Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa là chúng ta không sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu căn bản của đời sống, mà điều đáng nói nơi đây là ý thức được việc ta làm, bởi sự nẩy nở của sự sống con người cùng các sinh vật trên mặt địa cầu đều là những giá trị nội tại, đến những hình thức sống tuy không giống nhau, mà đều có giá trị bằng nhau trong môi trường thiên nhiên.

Nói như D. T. Suzuki thì: "Con người nào không sản sinh từ thiên nhiên, thiên nhiên vốn sẵn có trong con người, nên không thể nhìn thiên nhiên như một đối tượng phải chinh phục và tận dụng bừa bãi vì sự lợi ích trước mắt một cách vô trách nhiệm, mà phải xem thiên nhiên như bằng hữu, một tình huynh đệ cộng nghiệp với chúng ta." Đối với Phật giáo, con người với thiên nhiên như một tác nhân thân hữu đầy thiện cảm và có sức sống nội tại hoàn toàn y hệt chúng ta.

Mấy thập niên vừa qua, trước nguy cơ đe doạ sự sống lành mạnh của con ngườiliên quan, liên hệ đến môi sinh, chúng ta mới thấy xuất hiện tổ chức, các hội bảo vệ môi trường sống, và môi sinh bỗng trở thành một đề tài được bàn cãi sôi nổi của thời đại. Vấn đề được đặt ra là mối tương quan giữa sự sống con người với thiên nhiên, nhất là vấn đề ô nhiễm.

Ô nhiễm ư? Thì chúng ta đã làm ô nhiễm gần như tất cả cái gì có thể ô nhiễm, kể cả tinh thần! và thảm hoạ của mọi hành động tàn phá hành tinh, rồi sẽ đưa nhân loại về đâu?

Sự thực, khi ý thức được vấn đề này, người Phương Tây đã phải tốn mất nhiều thế kỷ để bắt đầu nhìn thấy, hiểu được những vấn đề nằm sâu trong kinh luận nhà Phật. Tự nó tiết ra một thứ thông sáng và một thứ đạo đức siêu việt bắt đầu ngấm dần trong tư tưởng của giới trí thức, như vấn đề tương thân, tương ái, tương kính với thiên nhiên. Chẳng hạn trong Tỳ kheo giới:

- Giới thứ 10 nói rằng: "Nếu tỳ-kheo tự tay đào đất hay bảo người đào đất thì phạm ba-dật-đề."

- Giới thứ 11: "Nếu tỳ-kheo chặt phá cây cối có nghĩa là phá huỷ chỗ ở của quỷ-thần và sinh vật thì phạm ba-dật-đề."

- Giới thứ 19: "Nếu tỳ-kheo biết nước có trùng mà tự đem dội trên đất cỏ, hay bảo người dội, thì phạm ba-dật-đề."

- Giới thứ 49: "Không được đại tiện, tiểu tiện, hỷ nhổ đến cỏ tươi trừ lúc có bệnh."

- Giới thứ 50: "Không được đại tiện, tiểu tiện, hỷ nhổ đến nước sạch trừ lúc có bệnh."4

Trong cuốn Đạo lý cho thiên niên kỷ mới của Đức Đạt-lai Lạt-ma do Linh Thuỵ chuyển ngữ cũng vẫn những ý tưởng ấy về vấn đề thiên nhiên, Ngài viết:

" Có một lãnh vực trong đó cả giáo dục lẫn truyền thống đều lãnh một trách nhiệm đặc biệt, đó là môi trường thiên nhiên. Lại nữa, trách nhiệm này ít liên hệ đến vấn đề đúng hoặc sai mà chính là vấn đề sinh tồn. Thế giới thiên nhiên chính là nhà của chúng ta."

Không nhất thiết là đất thánh hoặc đất thiêng mà chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống. Do đó, chúng ta cần chú trọng bảo tồn nó. Đó là lẽ thường. Nhưng chỉ mới gần đây, các mức độ dân số và sức mạnh của khoa học kỹ thuật đã phát triển đến mức có ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên. Nói cách khác, cho đến giờ, Mẹ Đất còn khả năng bao dung đuợc các thói xấu đối với nhà của chúng ta. Nhưng đến giai đoạn mà Mẹ không còn im lặng, chịu đựng nổi thái độ của chúng ta nữa.

Các vấn đề do sự phá hoại môi sinh tạo ra có thể xem như phản ứng của Mẹ trước hành vitrách nhiệm của chúng ta. Mẹ cảnh cáo chúng ta rằng ngay cả trong sự bao dung nhất cũng phải có giới hạn.

Không nơi nào cho thấy rõ rệt các hậu quả của sự thất bại trong việc thi hành kỷ luật trong liên hệ giữa ta và môi trường bằng trường hợp của Tây Tạng hiện nay.

Không có gì là quá đáng khi bảo rằng Tây Tạng mà tôi lớn lên là một thiên đường hoang dã. Bất cứ du khách nào được viếng thăm Tây Tạng trước giữa thế kỷ XX đều nhận thấy điều đó. Thú vật ít khi bị săn bắn, ngoại trừ một số vùng quá hẻo lánh không thể trồng trọt hoa mầu được. Thật thế, các viên chức chính quyền hàng năm có thông lệ đưa ra tuyên cáo về việc bảo vệ đời sống hoang dã: "Không ai, dù thường dân hay quý tộc, có quyền làm hại hoặc bạo hành đối với các động vật trong rừng hoặc dưới nước."

Cái ngoại lệ duy nhất là chuột và lang sói. Sau khi Tây Tạng bị Trung cộng chiếm đóng, các khu rừng bị tàn phá, thú vật bị săn bắt, đa số bị tiêu diệt. Thật đáng buồn, đời sống với thiên nhiên phong phú của Tây Tạng khi xưa không còn thấy nữa.”

Tiếp theo, Việt Nam khác với Tây TạngTrung Quốc phải dùng vũ lực để xâm chiếm. Còn ở Việt Nam thì những người lãnh đạo đảng cộng sản mời Trung Quốc vào.

(Còn tiếp một kỳ nữa)

Chú thích: Bài này trích dẫn một phần của chương “Vũ Trụ Tại Tâm” trong bộ “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế” của tác giả do Nguồn Sống xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2005

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/05/2015(Xem: 5758)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.