Dĩ Huyễn Độ Chơn

24/02/201412:00 SA(Xem: 9121)
Dĩ Huyễn Độ Chơn

DĨ HUYỄN ĐỘ CHƠN
Minh Mẫn

Trong năm có nhiều lễ hội, lễ hội quan trọng nhất trong năm mà toàn dân tham gia là vào mùa Xuân, nhất là phía Bắc.

Mỗi năm, lễ hội mỗi tăng vẻ sắc màu sung mãn, kể cả sung mãn về tục lệ lỗi thời mang nhiều sắc màu mê tín theo tập quán dân gian.

Lễ hội mang sắc thái văn hóa thể hiện dân trí của một địa phương, một quốc độ hoặc một tín ngưỡng.

chua_huong

Chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội) - Ảnh: Tiến Thành

chua_bai-dinh-contentNăm nay, chùa Hương quá tải đến độ xung đột đưa đến đâm giết nhau. Chùa Bái Đính không cần vào cửa cho dù miễn phí, bỏ 10 ngàn đồng là có chiếc thang để leo tường vào trong, hoặc nam phụ lão ấu đều chui lọt người vào song sắt, khe rào. Quần chúng không cần vào trong chánh điện lễ bái cầu nguyện, chỉ cần vịn tay vào cửa chùa, pho tượng, lư hương, chà đồng tiền vào pháp khí hoặc nhét tiền lẻ vào đâu đó trên vai, trên cổ, kẽ tay, bàn chân... không còn chỗ nhét thì dán ngay trên thân tượng. Xem như thế là đã được chư Phật, chư Thần chứng giám, làm xong nghĩa vụ tín ngưỡng!

Chưa hết, mồng tám cúng sao giải hạn, đua nhau viết tên kẹp tiền thảy vào bàn tiếp sớ mà những ai vào trước không có đường thoái lui ra ngoài cho người đến sau. Cũng có cò lảng vảng bên ngoài nhận viết sớ và chuyển sớ vào trong. Cò bày vẽ người bao nhiêu tuổi làm bấy nhiêu lá sớ, mỗi lá sớ chi từ 10 ngàn đến 50 ngàn đồng. Rồi vàng mã thế mạng, nhang đèn ngập tràn ngột ngạt; người tiếp nhang chưa kịp nhổ bỏ nắm nhang vừa cắm vào thì bó nhang khác chen vào lư đồng nằm giữa sân, gió thổi lửa cháy bắt ngọn ngập tràn.

chua_phuc_khanh

Lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn - Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn - Ảnh: Nguyễn KHánh

Bên ngoài cổng chùa người hành khất ngồi nằm la liệt. Quán ăn thức uống, thịt rừng treo lủng lẳng; kẻ móc túi cũng không rỗi tay làm việc. Tiếng la lối khóc lóc tìm trẻ lạc, tiếng cự cãi dẫm đạp phải nhau, xô bồ như chợ trời của cánh cửu vạn vùng cửa khẩu!

Phía Nam tương đối ít xẩy ra cảnh trên, nhưng hành khất và sư giả không thiếu mặt nơi các chùa lớn. Kẻ bán nhang đèn muối bọt, người chào mời mua chim phóng sanh, vé số, lịch tử vi, xem sao giải hạn... tạo nên cảnh nhộn nhịp lẫn hỗn độn khác thường. Cây cảnh cũng trơ cành trụi lá vì thói quen xin cái lộc của cửa chùa.

Hầu hết các chùa lớn, quần chúng đến cúng sao dâng sớ phải tràn ra ngoài sân, nếu chùa hẹp thì ngồi ngay ngoài đường, an ninh khu phố phải giữ trật tự dưới cơn mưa Xuân.

chua_lim

Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh - Ảnh: Tiến Thắng

Quen nếp cúng sao giải hạn, một số Phật tử đến các Tịnh xá Khất Sĩ, chùa Nguyên Thủy, xem tuổi cần đốt bao nhiêu ngọn đèn, xin sớ cầu an, xem sao xấu phải mặc áo màu gì khi đi giao dịch. Dĩ nhiên những nơi đây không thể đáp ứng nhu cầu như một số chùa Bắc Tông; các Sư chỉ dẫn cách sống theo chân lý nhà Phật, tự hoán chuyển nghiệp thân chứ không có Thần Phật nào nhận của cúng dường tu thế cho đương sự, vì thế, những chùa như vậy không mấy đông đúc.

Tập quán cúng sao giải hạn không phải của Phật giáo, nó thâm nhập từ tín ngưỡng dân gian mà ảnh hưởng từ văn hóa Tàu. Lúc đầu, một số chùa mượn tập quán nầy để duy trì Phật tử hầu hướng dẫn họ vào đạo; nhưng tập quán lan truyền ngày càng mạnh đến độ các sư không kịp chuyển hóa họ mà đã bị quần chúng mê tín chuyển hóa các Sư, buộc một số chùa phải theo đó mà đáp ứng tín ngưỡng quần chúng mới có đất sống. Núi Bà Đen, núi Sam cũng được một số lớn người dân lên vay tiền Bà về làm ăn, cúng xiêm y cho bà, mặc áo cho Tượng Quán Âm như tượng thờ các Bà. Giáo hội cũng khó mà chỉnh đốn những Phật tử như thế, các sư lại càng không nhúng tay vào sửa sai cho họ. Rất nhiều tập tục ảnh hưởng từ Thần giáo như Bình Vôi, ông Táo, Thần Tài thổ địa, xin xăm bói quẻ chứ không riêng cúng sao giải hạn đốt hình nhân thế mạng. Chính vì thế mà giáo lý trong sáng mang tính Nhân Văn của Phật giáo bị chìm ngập trong mớ hỗn độn tà tín loạn tâm.

Một người đến phỏng vấnNam Tông về hủ tục nầy, Sư đáp: “Phật giáo không có hình thái đó, hãy hỏi quý thầy Bắc tông”. Hỏi một thầy chuyên cung ứng lễ cho các nhu cầu trên, thầy đáp: “Phật giáo cũng không có những hình thái đó, nhưng vì phương tiện DĨ HUYỂN ĐỘ CHƠN”. Lại hỏi, dùng phương tiện như vậy đến khi nào mới Dĩ chơn hủy huyễn? Dĩ nhiên không ai đưa ra một thời gian nhất định, nhưng nhất định trình độ tu học của Phật tử do các sư hướng dẫn chưa thấu đạt thì DĨ HUYỂN ĐỘ CHƠN ngàn năm vẫn còn và còn phát sanh thêm nhiều hình thái mới lạ do trí tưởng tượng cuồng nhiệt của lòng mê tín bày ra.

chua_dong_yen_tu

Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài - Ảnh: Đức Hiếu


MINH MẪN

24/02/2014

BÀI ĐỌC THÊM:
CÚNG SAO GIẢI HẠN - Hoàng Liên Tâm




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/10/2015(Xem: 16910)
19/02/2014(Xem: 8759)
24/08/2022(Xem: 2298)
08/03/2015(Xem: 9121)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.