Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào?

26/12/20163:00 SA(Xem: 10390)
Tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào?

Tại đây chúng tôi không đề cập đến Pháp Luân Công theo nghĩa là một môn khí công dưỡng sinh. Tại đây chúng tôi đề cập về phương diện tổ chức của Pháp Luân Công (viết tắt PLC). Có nhiều học viên Pháp Luân Công sẽ khẳng định rằng Pháp Luân Công không phải tổ chức, ai thích tập thì tập ai không tập thì thôi, đó là một câu kinh điển mà các học viên Pháp Luân Công đã được phổ cập với hầu hết tín đồ PLC Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi khẳng định là PLC hoạt động theo nguyên tắc của một tổ chức. Điều này khẳng định từ trang Minh Huệ, một trang chủ của Pháp Luân Công có bài viết với tiêu đềTòa án Hành chính tối cao Thái Lan hủy án – Hiệp hội Pháp Luân Công được phép hoạt động” [1] hay tại một bài viết khác có viết “Ngày 04 tháng 05 năm 2014, ông Peter Julian, nghị sỹ của Nghị viện Canada, đã viết một bức thư gửi tới Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở địa phương để chúc mừng các học viên cùng những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng” [2]. Hoặc các bài báo với tiêu đềHàn Quốc: Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu trục xuất đại sứ Trung Quốc” [3]. Bài báo khác với tiêu đề “Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh và DAFOH trình bản thỉnh nguyện gồm 11.000 chữ ký lên Thủ tướng” [4]. Bài báo khác với tiêu đề “Tuyên bố của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Argentina về lời chỉ trích của chế độ cộng sản Trung Quốc với phán quyết của Tòa án chống lại Giang Trạch Dân và đồng bọn” [5]. Hơn thế chính trang chủ http://vi.falundafa.org/ của Pháp Luân Công cũng khẳng định như sau “ Để hợp thức hoá, chúng tôi đăng ký hoạt động của mình ở nhiều nước dưới hình thức các tổ chức, thường mang tên như Pháp Luân Phật Học Hội, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, Hiệp hội Pháp Luân Công” [6]. Chú ý chữ hiệp hội Pháp Luân Công, hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, như vậy thì chính trang chủ của Pháp Luân Công đã có các hiệp hội, đã có các tổ chức và đã và đang là các tổ chức có tổ chức.   

Chúng tôi viết bài viết với tiêu đề: Tổ chức Pháp Luân Công (PLC) xuyên tạc truyền thuyết về Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào? Lưu ýPhật giáo mà PLC nhắc đến không đồng nhất hoàn toàn với ý nghĩa nhà Phật như những người Phật tử hiểu, vì tổ chức này đang cố tình nói rằng PLC là Phật Gia, Phật Gia thì không liên quan gì đến Phật Giáo, và PLC cũng là Nhà Phật [3]. Nên nếu nói rằng Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo để tránh nhập nhằng giữa danh từ Phật GiáoPhật Gia, là cái cớ cho tổ chức này tiếp tục ngụy biện về vấn đề Hoa Ưu Đàm theo truyền thuyết Phật Gia. Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề Phật GiaPhật Giáo trong một bài viết khác.

1. Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo

Cây Ưu Đàm theo kinh Phật thực chất là loài cây Sung, với các bằng chứng không thể trối cãi điều này đã được thừa nhận rộng rãi cả theo wikipedia tiếng Anh và wikipedia Việt Nam:

Trước hết ta khảo sát về cây Ưu Đàm trong kinh Phật. Theo Trường bộ kinh, kinh Đại Bổn: Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Khôngnagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Udumbara (Ưu Đàm). 

Theo Kinh Tương ưng bộ V, chương 2, phẩm Triền cái, phần Cây, NXB Tôn Giáo, 2000, tr. 153: Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác.

Theo Kinh Trung bộ II, kinh Kannakatthala số 90, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1992, tr.635: Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.

Theo wikipedia bài về Cây Sung:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Sung#cite_note-McCullough-6

“Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa Đàm hay Ưu Đàm hoa) trong Phật giáo. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). hoa Ưu Đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa Ưu Đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.”

Cây sung không bao giờ ra hoa, vì quả sung chính là hoa sung, đó là lý do vì sao mà nhà Phật ví khi nào cây Sung ra hoa thì mới có đức Phật ra đời. Chỉ mang hàm ý là rất hiếm có mới có một vị Phật ra đời. Cũng giống như Việt Nam ta có câu “Bao giờ Chạch đẻ ngọn đa, Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” hàm ý là một lời từ hôn (không bao giờ lấy)

2. Pháp Luân Công xuyên tạc Hoa Ưu Đàm của Phật Giáo như thế nào?

Ban đầu nhiều người chúng tôi không hiểu tại sao tổ chức PLC đã cố tình phao tin đồn thổi một loài sinh vật nhỏ ly ti chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu làm rõ là hoa Ưu Đàm [4][5][6]. 

Hình ảnh màu trắng được tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi là hoa Ưu Đàm
Hình ảnh màu trắng được tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi là hoa Ưu Đàm

Hình ảnh trên đây được tổ chức PLC  coi là Hoa Ưu Đàm

Những bằng chứng khoa học mà tổ chức này đưa ra cùng lắm chỉ là soi trên kính hiển vi, chứ chưa có phân tích thành phần hóa học, sinh học chi tiếtHoa Ưu Đàm mà tổ chức này đưa ra khác xa so với kinh văn của Phật Giáo, tuy nhiên tổ chức này lại cứ nói theo kinh văn nhà Phật (một cách xuyên tạc) để nói sinh vật nhỏ li ty là hoa Ưu Đàm [7]. Nếu Search trên google thì đã có 2 triệu 9 trăm 8 mươi nghìn kết quả 2980000 (mở đến trang thứ 10 vẫn còn chưa hết) [8]. Hoa Ưu Đàm mà tổ chức PLC đang phao tin đó chính là một sản phẩm tự thêu dệtsử dụng photoshop [9]. Tuy nhiên vì không biết được điều này mà tín đồ PLC  đã chia sẻ quảng cáo rầm rộ trên các trang cá nhân (facebook) điều đó ảnh hưởng đến tâm lý tín ngưỡng của toàn thể cộng động người Việt Nam. Khi hỏi vì sao tín đồ PLC  theo tập PLC  một trong lý do chính là vì hoa Ưu Đàm đã nở. PLC tung tin về chuyện hoa Ưu Đàm lừa được cả báo giới mạng Việt Nam, huống chi những người có kiến thức ít ỏi về Phật Pháp, ít kiến thức logic, ham thần thông phép thuật, may mắn……Chiêu bài hoa Ưu Đàm là một trong các thủ đoạn chính của tổ chức này nhằm thu hút hàng trăm nghìn tín đồ tham gia.

Hình ảnh sau đây được PLC sử dụng và tuyên truyền đây là Hoa Ưu Đàm. Phần ảnh bên trái được tổ chức này nói rằng đó là hoa Ưu Đàm phóng đại lên 400 lần, phần ảnh bên phải là cái mà PLC coi là hoa Ưu Đàm tất nhiên là đã phóng đại lên tương đối nhìn rõ để mắt chúng ta có thể nhìn thấy khá rõ. Nhưng tôi chứng minh đây là hình ảnh đã qua chỉnh sửa, một hình ảnh giả thông qua các bằng chứng sau:

Nguồn: http://vietdaikynguyen.com/v3/9713-phat-hien-khi-phong-dai-400-lan-hoa-uu-dam-ba-la-3000-nam-moi-no/

blank

Để làm rõ điều này chúng ta cùng nhau xem hình ảnh sau đây:

Khi bị chứng minh hoa ưu đàm là chứng côn trùng thì tổ chức Pháp Luân Công đã sử dụng kỹ thuật photoshop để tiếp tục lừa đảo
Khi bị chứng minh hoa ưu đàm là chứng côn trùng, hoặc nấm nhầy thì tổ chức Pháp Luân Công đã sử dụng kỹ thuật photoshop để tiếp tục lừa đảo

- Thứ nhất, Không thể có chuyện khi phóng đại các bông hoa nhỏ ở phía phải có hình hạt gạo, hoa đơn, lại thành một chùm hoa, bó hoa phía trái trong khi các bông hoa này đều đã phóng đại đủ tầm mắt nhìn.

- Thứ hai,  không thể có chuyện bông hoa đang là hoa đơn, có duy nhất một nhánh, khi phóng đại lên một chút lại thành bông hoa có nhiều nhánh.
- Thứ ba, các bông hoa nếu có thì đều to gấp nhiều lần sợi tóc (có thể bằng đầu que tăm hoặc to hơn, xem ảnh các hạt màu trắng dính trên đầu tượng phật phía trên), sợi tóc trẻ ra làm nhiều lần còn nhìn thấy huống chi là những bông hoa mà vẫn được tổ chức này đồn đại là hoa ưu đàm.

- Thứ tư, khi tôi trao đổi tại một diễn đàn về Pháp Luân Công, nhiều nhóm Facebook có 3000-10000 người rằng nếu như đó là các trang web của tổ chức PLC phao tin hình ảnh trên là hoa Ưu Đàm và họ nói rằng điều này căn cứ theo kinh văn nhà Phật. Thì kinh văn này là kinh nào? Nhà xuất bản nào? Xuất bản năm nào, ai là dịch giả, số trang bảo nhiêu? Khi họ không trả lời được thì họ nói Hoa Ưu Đàm là của Phật Giáo, PLC không liên quan đến Phật Giáo.

 

Câu hỏi không thể giải thích được là tín đồ PLC  nói PLC  không liên quan đến Phật Giáo nhưng tổ chức PLC cứ xuyên tạc kinh sách nhà Phật để phục vụ cho các quảng cáo của mình làm gì? Có thể kết luận rằng việc làm này nhằm mục đích gây thiện cảm với những tín đồ Phật giáo hoặc những người chịu ảnh hưởng của Phật Giáo để lôi kéo người tham gia. Hành vi dối trá lừa gạt người khác như vậy chúng tôi kết luận PLC là TÀ ĐẠO.

Mục đích của PLC phao tin đồn một loại sinh vật lại cố ý giả mạo một sinh vật lạ (trứng côn trùng, nấm nhầy) là Hoa Ưu Đàm để làm gì? Vì PLC muốn tạo ra các bằng chứng khách quan để đưa ông Lý Hồng Chí lên làm Phật điều này sẽ được làm rõ tại phần tiếp theo[4][10][11][12].

Vì có hàng nghìn bài của PLC về Hoa Ưu Đàm, nên không thể phân tích chi tiết được từng bài, tại đây chúng ta xem xét một ví dụ điển hình PLC lợi dụng kinh Phật như thế nào? một trang web của PLC có bài viết về Hoa Ưu Đàm như sau [13].

Nguyên văn[13] : “Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung. Kinh Phật có miêu tả tường tận về loài hoa này. Theo kinh «Vô Lượng Thọ» thì: “Người ta phát hiện Ưu Đàm Bà La hoa là điềm lành đã tới.” Còn theo kinh «Pháp Hoa Văn Cú», quyển 4: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện.”

Nhận xét: Lưu ý rằng kinh Vô Lượng Thọ, sách Pháp Hoa Văn Cú đều là kinh sách của Phật Giáo. Bài trên có viết Hoa Ưu Đàm“Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung”.  Vậy loài mà tổ chức PLC đang đi tô vẽ đó có nở ở khung trung đâu, sao có thể gọi nó là hoa Ưu Đàm? Bài đó viết “kinh Phật mô tả tường tận về loài hoa này”: Vâng mô tả tường tận về loài hoa đó thì tường tận như thế nào? Màu sắc của hoa như thế nào? Kích thước của loài hoa này như thế nào? Hình dáng của loài hoa Ưu Đàm như thế nào? Rõ ràng đây là sự ngụy biện dựa trên uy tín kinh Phật.

Nguyên Văn [13]: Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» cũng viết: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiệnthế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.”

Chúng tôi khẳng định lại Huệ Lâm Âm Nghĩa là một quyển sách chứ không phải quyển kinh. Bài viết trên họ viết “Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này” vậy loài mà tổ chức PLC đang đi quảng báhoa Ưu Đàm đó có mọc ở Thiên Giới không?

Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này nhiều học viên PLC lại nói Hoa Ưu Đàm là của Phật giáo, không liên quan đến Phật Gia, chúng tôi không quan tâm Phật Giáo. Có thể nhiều học viên PLC lại nói rằng chúng tôi (tác giả bài viết này) đưa các trang web không phải của PLC làm bằng chứng. Vâng những điều các bạn thắc mắc cũng chính là những điều tôi thắc mắc, tôi không hiểu PLC tự cho mình là Phật Gia, không liên quan Phật giáo [3] tại sao lại đăng các bài liên quan đến Phật Giáo? Để xác thực điều này hãy tìm chữ Hoa Ưu Đàm trên trang Minh Huệ (một trang chủ của Pháp Luân Công) xem có mấy trăm bài viết về Hoa Ưu Đàm trên đó [14].

Mục đích mà tổ chức PLC cố tình xuyên tạc kinh Phật rồi gán ghép một loài sinh vật lạ (trứng côn trùng, hoặc nấm nhầy) là hoa Ưu Đàm trong kinh Phật nhằm đưa Lý Hồng Chí giáo chủ của Pháp Luân Công lên làm Phật, hạ bệ Phật giáo, xóa bỏ tín ngưỡng văn hóa truyền thống chúng tôi sẽ chứng minh cho nhận định này tại các bài viết tiếp theo.

Tham khảo:

[1]-http://vn.minghui.org/news/62029-toa-an-hanh-chinh-toi-cao-thai-lan-huy-an-hiep-hoi-phap-luan-cong-duoc-phep-hoat-dong.html

[2]-http://vn.minghui.org/news/50584-nghi-si-canada-peter-julian-chuc-mung-le-ky-niem-22-nam-ngay-phap-luan-dai-phap-hong-truyen-2.html

[3]-http://vn.minghui.org/news/70983-han-quoc-hiep-hoi-phap-luan-dai-phap-yeu-cau-truc-xuat-dai-su-trung-quoc.html

[4]-http://vn.minghui.org/news/71869-hiep-hoi-phap-luan-dai-phap-vuong-quoc-anh-va-dafoh-trinh-ban-thinh-nguyen-gom-11000-chu-ky-len-thu-tuong.html

[5]-http://vn.minghui.org/news/13775-tuyen-bo-cua-hiep-hoi-phap-luan-dai-phap-argentina-ve-loi-chi-trich-cua-che-do-cong-san-trung-quoc-voi-phan-quyet-cua-toa-an-chong-lai-giang-trach-dan-va-dong-bon.html

[6]- http://vi.falundafa.org/faqs.html#activity

[3]- http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

[4]- https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=Ph%C3%A1p+Lu%C3%A2n+C%C3%B4ng%2Bhoa+%C6%B0u+%C4%91%C3%A0m

[5]-http://vietdaikynguyen.com/v3/9713-phat-hien-khi-phong-dai-400-lan-hoa-uu-dam-ba-la-3000-nam-moi-no/

[6]- http://chanhkien.org/2010/09/hoa-uu-dam-3000-nam-no-mot-lan-nay-dang-khai-no-noi-voi-chung-ta-dieu-gi-anh.html

[7]-http://news.zing.vn/hoa-uu-dam-nha-phat-khac-xa-don-thoi-post267790.html

[8]- https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=hoa+%C6%B0u+%C4%91%C3%A0m

[9]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201412/Truyen-thuyet-Phat-giao-ve-hoa-uu-dam-linh-thieng-da-bi-lai-theo-muc-dich-rieng-16477/

[10]-http://www.epochtimes.com/b5/13/5/31/n3883576.htm%E4%B8%89%E5%

[11]- https://www.youtube.com/watch?v=wFQ5MrIOqAA

[12]- https://www.youtube.com/watch?v=bO0uLphw44s

[13]- http://chanhkien.org/2011/08/truyen-thong-trung-quoc-dua-tin-ve-hoa-uu-dam-3000-nam-moi-no-mot-lan.html

[14]- https://www.google.com/search?q=Hoa+%C6%AFu+%C4%90%C3%A0m&domains=vn.minghui.org&sitesearch=vn.minghui.org&ie=utf-8&oe=utf-8&gws_rd=ssl

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/05/2022(Xem: 2263)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.