Nhận dạng cách phá hoại Phật giáo bằng truyền thông

06/01/20184:01 SA(Xem: 18442)
Nhận dạng cách phá hoại Phật giáo bằng truyền thông
NHẬN DẠNG
CÁCH PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO BẰNG TRUYỀN THÔNG
TT. THÍCH NHẬT TỪ
SADI THÍCH NGỘ TRÍ VIÊN phiên tả
***
Xem thêm trường hợp thực tế bài và hình bên dưới.

Những kẻ bây giờ tự xưng mình là Hộ pháp trên Facebook nhiều lắm. Về bản chất, các Facebook đó người tham giachủ xướng là người khác tôn giáo hoặc người theo đạo Phật đã bị mất niềm tin bởi một cá nhân Tăng sĩ nào đó xấu xa mà họ đã gặp phải rồi họ quơ đũa cả nắm. Họ quy nạp một cách tùy tiện. Họ chụp mũ, vu cáo, xuyên tạc. Tất cả những người còn lại cũng giống như những người xấu mà họ đã từng gặp qua. Đó là một tà kiến và từ tà kiến đó, với sự ủng hộ của những người có cộng nghiệp xấu tương tự, họ tạo thành một nhóm vài ba trăm người, vài ba nghìn người suốt ngày trở thành Ác quỷ bàn phím, Sa tăng bàn phím đả phá, chỉ trích, đâm thọc, gây chia rẽ, tạo hận thù. Họ được những kẻ xấu tương tự ca ngợi là Bồ-tát sống, Hộ pháp sống, thần linh sống, thần tiên sống. 


Sống trong thế giới ảo của cái tôi quái đản, cái tôi dị hợm, cái tôi tiểu nhân, họ trở thành những kẻ rất ngụy biện, rất moi móc, rất xảo ngôn, rất tàn ác, rất tệ lậuđang khi về cá tính, thói xấu của họ cũng tệ như bao nhiêu người khác nhưng cố tính bao che về chính mình rồi tối ngày chỉ ngồi đi công kích người khác thôi.

Tác hại của truyền thông qua Facebook là có thật. Theo tôi, để đánh giá đâu là một người xấu, tức Sa tăng, Ác quỷ đóng vai Hộ pháp thì quý vị chỉ cần xem trên thông tin của họ chỉ toàn nói những điều xấu, chỉ trích những cái xấu của người khác mà không có cái gì thiện, tán dương, khen ngợi, phổ biến những giá trị tích cực thì chúng ta biết họ đích thực là Sa tăng, Ác quỷ.

Đừng nên mất thời giờ truy cập vào những trang Facebook đó. Nó làm cho quý vị bị não loạn tinh thần và nhiều khi bị hoang mang vì mình không biết đâu là đúng, đâu là sai vì tin tức giả (Fake News) trong phương tiện truyền thông mà nhất là Facebook là lớn nhất thế giới. Khi 5000, 7000, hàng trăm nghìn người nghe một tin xấu, hùa theo một tin xấu mà tính thực hư chưa biết thì tác động đó gây phản cảm ghê gớm lắm.

Những kẻ xấu ác chống đạo Phật tạo ra một số tu sĩ giả tới ngôi chùa, cơ sở văn hóa phẩm Phật giáo có bán áo tu sĩ rồi khoác vào rồi bắt đầu chửi lộn, đánh lộn, nói tục, đếm tiền để quay thôi rồi đưa lên YouTube để làm tiền. Vì YouTube nếu lượng truy cập trên 10.000 có đăng ký bản quyền thì một tháng có thể kiếm được 500-700 USD. Kiếm tiền mà không phải làm gì trong thời kỳ kỹ thuật số này không phải là chuyện quá khó nên quý vị không cần ngạc nhiên. Những lời đồn đó đưa vào YouTube là kiếm tiền được rồi. 100.000 views, 200.000 views, 1.000.000 views, tăng số lượng như thế là tiền đi vào tài khoản của chủ sở hữu. Đó là phức tạp của thế giới tự do. Những trang này không đòi hỏi thông tin thật của người đăng ký nên không thể truy tố được.

Đó là mặt trái của tự do ngôn luận về phương tiện truyền thông. Do đó, khi các Phật tử nghe một  thông tin hay được giới thiệu một đường link nói xấu Phật giáo, nói xấu ngôi chùa, nói xấu Tăng Ni về việc này hay việc nọ thì khoan vội tin. Chúng ta hãy nhờ những người chuyên nghiệp về lĩnh vực đó xác minh thật rằng điều đó có đúng hay không hay giả. Tin giả mà dẫn đến chấp nhận thật thì hậu quả tâm lý về khủng hoảng niềm tin là có thật.

Trong mấy năm qua, Phật Giáo Việt Nam đã trở thành nạn nhân của những kẻ lợi dụng truyền thông và thiếu đạo đức truyền thông bao gồm giới truyền hình, giới báo chí, blog cá nhân, trang mạng xã hội đánh phá đạo Phật không thương tiếc. Đó là điều mà Mark Zuckerberg đã thừa nhận rằng đối với những cách thức mà công việc của Facebook đang bị lợi dụng để gây chia rẽ con ngườinhân loại thay vì nối kết họ lại với nhau bằng những điều có thật.

Tác hại về sự tàn phá của Facebook đối với sự bình an của nhân loại là không hề nhỏ bên cạnh những đóng góp tích cực. Cái gì cũng có con dao hai lưỡi, hai mặt của một vấn đề. Vấn đề còn lại là người sự dụng hoặc bị ảnh hưởng bởi nó phải thông minh, phải sáng suốt bằng trí tuệ để sử dụng được mặt tích cực, mặt có lợi, mặt giá trị của Facebook trong truyền thông còn người nào dại bị nó cuốn trôi như đại hồng thủy, sóng thần, mất hút, chìm chết, không còn dấu vết nếu chúng ta cả tin, để tất cả những gì mà phương tiện truyền thông đưa tin, đặc biệt là Facebook.

(Thư Viện Hoa Sen)

LƯU Ý HIỆN TRẠNG ĐÁNH PHÁ PHẬT GIÁO
BẰNG LẮP GHÉP ẢNH

Thích Nhật Từ

Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử vì đạo 

Tôi có nhận được email từ diễn đàn tangni@yahoogroups.com trong đó có một tấm ảnh có ghi hàng chữ “Hội nghị bồi dưỡng kiến thức tránh thai và hộ sản cho quý vị Tăng Ni sinh của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội”. Subject của email này ghi: “Thời đại CS có hàng nghìn cái quái đản… cực kỳ quái đản.” Nhìn vào hình, bằng kinh nghiệm cá nhân, tôi đoán biết đó là hình photoshop, sửa câu chữ của những kẻ đánh phá Tăng Ni và Phật giáo.

Để xác định tính thực hư của bức ảnh tôi đã điện đàm với vài vị trong Hội đồng Điều hành (tức Ban Giám hiệu) của HVPGVN tại Hà Nội. Cụ thể, Đại đức Đạo Mẫn, Phó Văn phòng của HVPGVN tại Hà Nội cho biết: “Đúng thực, đó là hình ghép photoshop.” Đại đức cho biết, vào ngày 2-5/11/2016 vừa qua, tại HVPGVN tại Hà Nội có tổ chức “Hội nghị Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng – An ninh cho Tăng Ni sinh HVPGVN tại Hà Nội.” Đây là khóa học bắt buộc đối với tất cả các trường học công lập, tư thục và tôn giáo, bao gồm các trường Phật giáoĐại chủng viện của Thiên chúa giáo. Các Hội nghị và lớp học về quốc phòng – an ninh có mặt từ thời điểm Trung Quốc “tạo căng thẳng dậy sóng ở biển Đông.” Theo quan điểm cá nhân tôi, Tăng Ni cũng cần có kiến thức quốc phòng và an ninh để hỗ trợ đất nước, khi đất nước bị lâm nguy trước giặc ngoại xâm.

Những kẻ thiếu đạo đức đã dùng photoshop để sửa chữ và lắp ghép hình ảnh, tạo ra ngộ nhận lớn, đến độ diễn đàn “Tăng Ni” đã “dính bẫy ngụy tạo”, phải lên tiếng than thở lạt quẻ rằng “Thời đại CS có hàng nghìn cái quái đản… cực kỳ quái đản” ! Thật là một nỗi hàm oan, mà diễn đàn Tăng Ni đã vô tình tiếp sức cho bức ảnh lắp ghép sai sự thật, nhằm đánh phá Tăng Ni và Phật giáo trong nước.

Nhân dịp này, tôi kính đề nghị chư tôn đức và quý Phật tử trong và ngoài nước hãy cảnh giác cao độ về tình trạng đánh phá Phật giáo bằng truyền thông và các trang mạng xã hội, blog cá nhân. Đừng vì nhiệt tình với Phật giáo, mà bỏ qua sự kiểm chứng, rồi lại nhiệt tình một lần nữa đánh giá “lung tung”, vô tình gây thương tổn Phật giáo nói chung và hình ảnh Tăng Ni nói riêng. Bảo vệ đạo Phậttrách nhiệm của chúng ta, dù chúng ta khác Giáo hội, khác pháp môn tu, khác quốc tịch, khác địa chính trị và thể chế chính trị. Sự cẩn trọng và kiểm chứng thông tin là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo “đạo đức trong truyền thông”.

Kính mong chư Tôn đức và quý Phật tử lưu ý để không gây thêm chuyện đau lòng, nói nặng nhẹ nhau, vì những chuyện do kẻ chống phá Phật giáo lắp ghép ảnh, dựng lên.

Kính chúc chư tôn đức và quý Phật tử an lành.
Thích Nhật Từ
Hình gốc có nền màu đậm, có ngày tháng
Hình gốc có nền màu đậm, có ngày tháng
Hình ghép màu nền nhạt, sửa câu chữ, xóa ngày tháng
Hình ghép màu nền nhạt, sửa câu chữ, xóa ngày tháng


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/03/2019(Xem: 12984)
27/01/2019(Xem: 7414)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.