Oán hồn và nghiệp

21/03/20194:32 SA(Xem: 12981)
Oán hồn và nghiệp

OÁN HỒN VÀ NGHIỆP
Minh Mẫn

chua ba vangGần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.

Theo nhà Phật, y báochánh báo tùy thuộc phước nghiệp của mỗi cá nhân, do vậy, sự bất bình đẵng về trình độ, về vị thế, về thụ đắc sản nghiệp, về sự may rủi trong đời không ngoài năng lực nhân quá khứ tác thành quả hiện tại mà nhà Nho cho là “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” nghĩa là có sự định đoạt từ trước, vậy ai định đoạt ? họ cho là ông Trời! Kito giáo quan niệm: “cộng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của Thượng Đế” do những quan niệm như thế đã biến nạn nhân thành kẻ thụ động; Nguyễn Du từng nói: “ có trời mà cũng có ta – xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều”…

Vậy nghiệp là gì???

Nghiệp là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng PhạnKarma được dịch là Nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả. Nhân và quả liên tục luân lưu đưa đến vòng xoay qua sáu nẽo luân hồi  không dứt.

Nghiệp được hình thành do ba nguyên nhân: thân – khẩu và ý. Ý là chủ đạo hình thành nghiệp nhân. Nghiệp có hai loại, định nghiệpbất định nghiệp. Nhân của định nghiệp do ý tác độngchủ đích; nhân của bất định nghiệp do tính vô ký hình thành.

Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu. Đức Phật đã dạy rằng: "1) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe, chân vật kéo. 2) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý thanh tịnh. Nói lên hay hành động. An lạc bước theo sau. Như bóng, không rời hình."

Nghiệp chung còn gọi là cộng nghiệp và nghiệp riêng cho từng cá nhân gọi là biệt nghiệp.Sống chung trong một quốc gia, sanh cùng một gia đình, sinh hoạt cùng một cộng đồng…đó là cộng nghiệp, vì chịu tác động chung một số phận đẹp xấu sướng khổ…Tuy vậy, mỗi cá thể có những nhu cầu, những ảnh hưởng giáo dục, những may mắn hoặc khổ đau riêng…gọi là biệt nghiệp. Nhân nghiệp đưa đến quả báo cảm thọ gọi là nghiệp báo. Tuy nhiên, nghiệp báo không hoàn toàn buộc chúng ta phải tuân phục một cách thụ động hoàn toàn như sự an bày của định nghiệp Trong kinh A-Hàm Đức Phật dạy: "Người gây nhân bất thiện, biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy". Như vậy chúng ta thấy rõ muốn thoát Nghiệp phải tu tập tích lũy công đức, càng nhiều công đức thì chúng ta mới có thể hóa giải dần để chuyển nghiệp mà chúng ta đã tạo,  nên gọi  "Tu là chuyển Nghiệp" hay "Tu là giải Nghiệp".

Trong kinh Na Tiên tỳ kheo, vua Milanda hỏi Na Tiên:

"Thế thì nghiệp nó nằm ở đâu ?"Tỳ kheo Na-tiên trả lời như sau : "Thưa Đại vương, không thể bảo nghiệp được "cất giữ " một nơi nào đó [cố định] trong cái tri thức luôn luôn chuyển động không thể nắm bắt được, hoặc một nơi nào đó trong thân xác. Thế nhưng nó lại tùy thuộc vào tâm thức và vật chất(thân xác) và sẽ phát hiện vào một thời điểm thích nghiCũng thế không thể bảo rằng các quả xoài được "cất giữ" một nơi nào đó trong cây xoài, thế nhưng nó lại lệ thuộc vào cây xoài và hiện ra (đơm quả) khi mùa màng thích nghi"…

Hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, hội đủ nhân duyên cơ, lý,địa, thời sẽ trổ quả báo, ngoại trừ nghiệp nhân được hóa giải bằng sự tu tập.Nghiệp báo tùy thuộc vào cường độ tác ý cá biệt.Nghiệp báo phát tác qua ba giai đoạn: hiện báosanh báohậu báo

 Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."

                                          ***

Như vậy, quả báo hiện thời do hội tụ đủ nhân và duyên để trổ quả. Nhân và duyên trong cuộc sống hiện tại do phương tiện sống, do tâm thức tác động và do cộng hưởng xã hội. Riêng ở phạm vi tâm linh, trong một môi trường âm trưởng dương suy, môi sinh, thực dưỡng quá nhiều âm chất, tư tưởng yếm thế bi quan, cơ địa suy nhược…dẫn đến nhiều hệ lụy bất kham. Chấn động lực địa lý cộng hưởng tâm thức bi lụy đưa đến suy nhược thần kinh, xuất hiện ảo giác. Tu là cách hóa giải, chuyển hóa nghiệp thứcquả báo. Không một ngoại lực nào hóa giải nghiệp lực cho một cá thể nếu cá thể tự thân không tự chuyển hóa tư tưởng, nhân cách sống theo chiều hướng tích cực trong sángnhân hậu, đem lại lợi ích cho tha nhân. Tha lực chỉ là nhân tố trợ duyên cho một cá thể có đủ nhân cách tự vượt.

Theo tinh thần Phật giáo như thế thì việc cầu đảo khấn vái đều là hình thức mê tín. Nếu hình thức cầu đảo có kết quả thực sự thì chả cần phải tu, có tiền bỏ ra nhờ thầy cúng vái; dĩ nhiên kẻ giàu sẽ được thoát nạn và người nghèo chấp nhận kiếp trầm luân khổ nạn.Xã hội hiện thời cho thấy, không thiếu đại gia đủ điều kiện bạc vạn cúng vái cầu đảo, dâng sao giải hạn mà hạn vẫn không thoát, tù tội vẫn đeo mang.Lợi dụng tín ngưỡng dẫn dắt quần chúng vào đường mê tín, tiền mất tật mang.

Báo Lao Động trưng dẫn chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, hàng tháng thu nhập hàng tỷ đồng để giải oán cho bao nạn nhân mê muội, mỗi vụ giải oán từ vài triệu đến hàng chục triệu. Không chỉ chùa Ba Vàng, trước đây chùa Viên Giác đường Bùi Thị Xuân Tân Bình cũng mã hóa tôn tượng Phật, mà vị trụ trì là thành viên Ban nghi lễ thực hiện; hiện nay còn nhiều nơi lợi dụng niềm tin thiếu chánh pháp lạc dẫn chúng sanh nghiệp chồng nghiệp mãi kết duyên với sáu nẽo luân hồi, thay vì giảng dạy giáo lý chánh pháp Như Lai để họ tự cởi trói nghiệp quả, gieo nhân lành nghiệp duyên, đó là mục đích ra đời của đưc Phật.

Một tín đồ ngoại đạo lễ bái lục phương, đức Phật do duyên đó, chuyển hóa cầu đảo lục phương thành trách nhiệm sáu lãnh vực trong quan hệ tương liên với cuộc sống cho người ngoại đạo. Trái lại, đệ tử Phật hướng dẫn quần chúng từ chân lý sang qua tà thần để mong tránh được quả báo.

Giáo hội kêu gọi bài trừ mê tín đốt vàng mã, trong khi thành viên và cơ sở của Giáo hội từ Nam ra Bắc, một số nơi vẫn phát triển hiện tượng phi chân lý của nhà Phật.

Trách nhiệm này thuộc về ai nếu những nơi ấy vẫn thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay???

 

MINH MẪN

20/3/2019

________________________________ 

 
Xem thêm:

 

NGHI VẤN CHÙA BA VÀNG TRUYỀN BÁ VONG BÁO OÁN,
mỗi năm thu trăm tỷ đồng: Quảng Ninh phát đi công văn hỏa tốc

VN-Chua-Ba-Vang-Kinh-Doanh-Tram-Ti-1(VTC News) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa yêu cầu UBND TP Uông Bí và các sở, ngành liên quan kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nếu có việc chùa Ba Vàng truyền bá vong báo oán.
Liên quan đến nghi vấn chùa Ba Vàng truyền bá vong báo oán, mỗi năm thu trăm tỷ đồng, chiều 20/3, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phát đi công văn “hỏa tốc”, yêu cầu UBND TP Uông Bí và các sở, ngành liên quan vào cuộc kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nếu có sự việc như báo chí nêu.

UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Uông Bí chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao, Công an tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh làm rõ những nội dung thông tin Báo Lao Động phản ánh.

Đồng thời, các cơ quan chức năngbiện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm (nếu có) và thông tin cho các cơ quan báo chí biết về kết quả giải quyết.

 cong-van-hoa-toc-1515324

Trước đó, sáng 20/3, Báo Lao động đăng bài “Truyền bá chuyện vong báo oán, chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ”. (xem video clip dưới đây)

Theo bài báo phản ánh, vào ngày mồng 8 (âm lịch) hàng tháng, chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh) không chỉ diễn ra khóa tu “Bát quan trai giới” mà còn là ngày nhà chùa tổ chức thỉnh vong giải nghiệp cho những người có nhu cầu.

thinh-vong-giai-nghieo-3-1516270
Biển chỉ dẫn vào nơi thỉnh giải nghiệp. (Nguồn: Báo Lao Động)

Đã thành lịch cố định, cứ mỗi tháng 3 đợt, mỗi đợt 2 ngày, tại chùa Ba Vàng sẽ diễn lễ thỉnh vong giải nghiệp thu hút hàng ngàn người tham dự/đợt. 

Mọi bệnh tật và xui xẻo trong cuộc sống đều được lý giải là bởi oán hồn gây ra. Muốn thoát nạn thì buộc phải “trả nợ” cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công đức vào nhà chùa.

Hoạt động này diễn ra công khai từ nhiều năm nay tại chùa Ba Vàng, một cơ sở thờ tự lớn và rất nổi tiếng ở phía Bắc.

VTC News sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này! 

 

 

 

 Xem thêm bản tin báo Người Việt:

CHÙA BA VÀNG KINH DOANH THỈNH VONG ‘MỖI NĂM THU TRĂM TỈ ĐỒNG’?

 VN-Chua-Ba-Vang-Kinh-Doanh-Tram-Ti-1

QUẢNG NINH, Việt Nam (NV) – Báo Lao Động hôm 20 Tháng Ba tố cáo chùa Ba Vàng ở Uông Bí kinh doanh lễ “thỉnh vong giải nghiệp,” mỗi tháng ba đợt, mỗi đợt dài hai ngày, thu hút hàng ngàn người tham dự mỗi đợt.

Tờ báo ước lượng “doanh thu” từ dịch vụ này “lên đến trăm tỉ đồng mỗi năm.”

Fanpage “Chùa Ba Vàng” mô tả: “Chùa Ba Vàng [xưa] được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706) và ngôi chùa lúc đó được gắn liền với tên tuổi ngài Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác (1659-1758). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13. Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử, ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Đến ngày 9 Tháng Ba, 2014, chùa Ba Vàng [mới] tổ chức lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục “Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương…”
VN-Chua-Ba-Vang-Kinh-Doanh-Tram-Ti-2-1

Báo Lao Động viết, mỗi tháng, “dịch vụ” thỉnh vong giải nghiệp tại chùa Ba Vàng thu hút từ 4,000-5,000 người tham dự. Do mỗi lần, người đi thỉnh vong chỉ được trình bày đúng một vấn đề nên không ít người chọn phương án đi lại nhiều lần. Trên thực tế, lượng người bị vong “đòi nợ” ít hơn 5 triệu đồng ($215) là không nhiều trong khi những người bị đòi từ 7 đến 15 triệu đồng ($301 – $646) lại khá phổ biến. Đáng chú ý, đa số đi thỉnh vong đều tỏ thái độ sẵn sàng trả tiền chỉ mong được yên ổn. Bản thân bốn phóng viên của báo Lao Động trong quá trình thỉnh vong cũng bị vong “vòi” tổng cộng 26.5 triệu đồng ($1,141).”

Cũng theo báo Lao Động, nhân vật chủ trì lễ “thỉnh vong giải nghiệp” tại chùa Ba Vàng là bà Phạm Thị Yến, người được ghi nhận “không giữ bất cứ chức sắc gì trong chùa nhưng thường xuyên xuất hiện trong các ấn phẩm truyền bá của chùa Ba Vàng và được thấy ngồi giảng pháp cho hàng ngàn Phật tử.”

“Bà Yến tận dụng các kênh truyền thông như Youtube, Facebook và cả một website mang tên mình. Theo bà, “hiện tượng bị ma nhập” trong cuộc sống rất nhiều, còn được gọi là hiện tượng bị phi nhân làm hại. Việc này gây đến rất nhiều tổn thấtđau khổ cho chính bản thân họ và gia đình nếu không tìm ra cách giải quyết phù hợp. Để giải quyết hiện tượng này, người đi giải hạn cần phải dùng tiền và làm công quả (làm không công),” theo báo Lao Động.
VN-Chua-Ba-Vang-Kinh-Doanh-Tram-Ti-3-1

Theo báo Trí Thức Trẻ, ngay trong hôm 20 Tháng Ba, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Uông Bí cấp tốc thành lập đoàn kiểm tra tin về việc truyền bá vong báo oán, mỗi năm thu trăm tỉ đồng của chùa Ba Vàng.

Cùng thời điểm, báo điện tử VTC News dẫn lời sư thầy Thích Bảo Hội, thư ký chùa Ba Vàng: “Trong một vài ngày tới, nhà chùa sẽ tổ chức họp báo để công bố thông tin chính thức, làm rõ những hoạt động tâm linhnghi vấn truyền bá vong báo oán. Còn những thông tin trên báo Lao Động phản ánh là chưa đúng đâu.” Tờ báo cũng ghi lại lời của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng: “Việc quy chụp cho chùa thế này thế kia, trục lợi hàng trăm tỉ đồng là rất bậy bạ. Chùa Ba Vàng không phải là chùa nhỏ mà còn được cả thế giới biết đến…” (T.K.)

 

 Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/chua-ba-vang-kinh-doanh-thu-tram-ti/

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/01/2019(Xem: 7414)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.