Cạm bẫy ngôn từ

07/12/20193:36 CH(Xem: 8995)
Cạm bẫy ngôn từ

CẠM BẪY NGÔN TỪ
Nguyên Cẩn

 

CAM BAY NGON TUCách đây nhiều năm khi phân tích phát biểu của một số người có chức quyền, chúng tôi đã nêu lên những bất hợp lý trong chuỗi suy luận của họ; ví dụ như “Những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc”, hay “Việc khó nhất là đánh thắng đế quốc. Chúng ta đã đánh thắng chúng. Chúng ta chắc chắn phải làm được đường cao tốc”, hay cách nay một năm có vị đòi mang tinh thần “chiến đấu chống Mỹ” vào “chống thực phẩm bẩn”.

Những phát ngôn như thế gần đây đã bớt nhiều, có thể là quan chức cũng đã tỉnh táo hơn, ngoài ra còn ngại mạng xã hội vốn là lưỡi đao vô hình có thể “phập” xuống những ai “cuồng ngôn” hay “phát ngôn thiếu suy nghĩ” như bà tiến sĩ đề nghị chống ngập bằng… lu hay mới vài hôm nay đây một nhạc sĩ có chức sắc, 44 năm sau giải phóng, vẫn còn đòi “… phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam” và đòi xóa “thứ văn học nghệ thuật độc hại của nó”.

Nhưng những người vận dụng lối suy luận như trên vẫn còn trong những lãnh vực khác nhau, ở những bình diện khác nhau, trong nước và quốc tế. Họ vận dụng “kỹ thuật ngụy biện” khá nhuần nhuyễn, khiền người nghe dễ bị thuyết phục. Theo Wikipedia, ngụy biện là việc sử dụng các lập luận một cách sai lầm, không hợp lý, cố ý vi phạm các quy tắc luận lý trong suy luận. Một lý luận ngụy biện có thể có ý lừa đảo bằng cách làm cho sự việc có vẻ tốt hơn so với thực tế. Một số ngụy biện cố ý nhằm mục đích thao tác, đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho họ nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai. Những sai lầm không cố ý trong suy luận do ẩu tả, thiếu hiểu biết được gọi là ngộ biện.

Aristotle là người đầu tiên hệ thống hóa các lỗi luận lý vào một danh sách, để có thể bác bỏ luận điểm của đối thủ như là một cách để giành chiến thắng một cuộc tranh cãi. Văn kiện “Sophistical Refutations” (De Sophisticis Elenchis) của Aristotle xác định mười ba loại ngụy biện. Các nhà luận lý học về sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa. Chúng ta thử xem hôm nay người ta đang vận dụng nó như thế nào?

1. Ngụy biện “khái quát hóa” vội vã

Từ chuyện một vị sư được đồn đoán có 300 tỷ, lại phạm một số giới luật, một ông tiến sĩ tôn giáo học đã kết luậnđi tu hiện nay là một cái nghề” và “… có gì đơn giản hơn… chuyện người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng. Mới hôm qua người ta gọi mình bằng ‘thằng’, nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng ‘thầy’, có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Họ chỉ mượn bóng cửa thiền để trải qua cuộc sống một cách dễ chịu thay vì phải tự mình đi lao động ở ngoài”. Và ông ta kết luận “Nền tảng Phật giáo thực ra đã lung lay từ lâu”.

Chúng ta phải thừa nhận đã có vài vụ việc xảy ra trong tăng giới Phật giáo như chuyện chùa Ba Vàng hay một vài vị sư ở Kiên Giang hay Daklak; nhưng có phải vì thế mà kết luận như trên không? Theo Alo Almossawi trong “An Illustrated Book of Bad Arguments”, bản Việt dịch “Lý sự cùn” của Hiếu Tân (2019) thì người ta phạm phải loại ngụy biện này khi đưa ra kết luận từ mẫu ví dụ hoặc quá nhỏ, hoặc quá cá biệt để đại diện. Chẳng hạn hỏi mười người trên phố về nợ công của chính phủ thì không thể nào cho là cả nước nghĩ về việc ấy như mười người đó. Aristotle gọi cách lý sự này là Ngụy biện khái quát hóa vội vã (hasty generalization). Nó cũng là loại Ngụy biện kết luận ẩu ((jumping to conclusions). Đã có nhiều ý kiến phản bác từ trong hàng ngũ Tăng sĩ và cư sĩ, chúng tôi không cần đề cập lại ở đây. Chỉ xin nhấn mạnh ba ý:

1) Hiện tượngphạm giới thời nào cũng có, kể cả trong thời Đức Phật còn tại thế. Hãy nhớ các vị sư cũng là con người trong quá trình tu tập, hành trì giới luật, mà sự tuân thủ là để hướng đến xây dựng đạo đức cá nhân, giải thoát tâm mình khỏi tham sân si; vì vậy, dù Đức Phật đã thiết lập các điều luật, có người giữ gìn được thì cũng có người không hoặc chưa… Tổ chức nào, tôn giáo nào cũng thế, cũng có những “con cừu đen” trong hàng ngũ thành viên, giáo sĩ, tu sĩ của mình.

2) Hãy nhớ dù người Việt có truyền thống tôn trọng Tăng Ni nhưng một chú bé vào chùa phải mất nhiều năm để thọ giới Sa-di rồi mới được thọ giới Tỳ-kheo, không thể làm “thầy” ngay. Họ phải có tâm nguyện hy sinhlý tưởng phụng sự chúng sanh của hàng xuất sĩ. Như Quy sơn cảnh sách dạy “Phàm người xuất gia là cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình khác tục. Nối thạnh giòng Thánh, hàng phục quân ma, nhằm đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi”.

3) Lịch sử Phật giáothăng trầm suy thịnh nhưng luôn bền vững qua nhiều thời, nhiều triều đại, hãy đọc lại lịch sử sau các thời huy hoàng như thời Lý Trần với những vị Tăng giúp đời cứu nước, thì đến giai đoạn suy vi, hay trên bình diện thế giới, có thời gian Phật giáo bị suy yếu từ thế kỷ thứ VII, thậm chí bị các tôn giáo khác dùng bạo lực “xóa sạch” như ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ XIV mà từ thế kỷ XIX đến nay vẫn phát triển tốt được trên đất Ấn thì những chao đảo trong một nhóm Tăng sĩ không gây ra sự “lung lay”, lại càng không thể khiến Phật giáo suy vong. Chẳng thế mà hiện nay Phật giáo đang trong quá trình làm mới, hiện đại hóa, thâm nhập quảng bá trong quần chúng dù có người còn mê tín nhưng chúng tôi tin họ sẽ thay đổi nhận thứchoàn toàn giáo dục được.

2. Ngụy biện “lấy cái không phải nguyên nhân làm nguyên nhân”

Khi viết về thảm kịch “di dân” khiến 39 người Việt chết trong container lạnh ở Essex (Anh quốc), phóng viên một tờ báo lớn ở TP.HCM viết: “Nhưng trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu. Những cái chết ở Essex không phải là tai nạn hay chỉ diễn ra một lần. Chúng là sản phẩm trước hết của một nền chính trị và chính sách nhập cư phi nhân tính hóa, và đối xử với con người và việc họ di cư (một quyền cơ bản) như những trục trặc xã hội”. Và anh ta quy kết trách nhiệm tối thượng thuộc về Chính phủ Anh. Lối ngụy biện này giả định một nguyên nhân cho một sự kiện mà không có bằng chứng cho thấy nguyên nhân trực tiếp tồn tại. Khi hai sự kiện diễn ra nối tiếp nhau, hay đồng thời có thể do một nguyên nhân nào khác, người ta không thể kết luận một sự kiện gây ra sự kiện khác nếu không có bằng cớ. Việc Chính phủ Anh siết chặt nhập cư là chuyện mà nhiều chính phủ làm trong bối cảnh làn sóng di dân đang tràn lan trên thế giới. Tổng thống Mỹ thậm chí phải ra lệnh xây tường ngăn giữa Mexico và Mỹ! Đây là lối suy luận theo kiểu “sau cái này vì thế do cái này gây ra (post hoc ergo propter hoc) và “với cái này, vì thế do cái này gây ra (cum hoc ergo propter hoc).

Với lối suy luận trước thì một sự kiện xảy ra trước sự kiện kia nên được coi là nguyên nhân, với kiểu sau thì vì được coi là đồng thời nên được coi là nguyên nhân. Ví dụ lập luận: “Vì tin tặc đánh sập trang web của công ty đường sắt, nên khi tôi kiểm lịch chạy tàu, anh biết không, mọi chuyến đều bị trễ”.

Để trả lời cho anh phóng viên này, hãy lấy lời của ông Nguyễn Mạnh Cường (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội): “… Không thể không nói đến nguyên nhân từ những hạn chế trong thực hiện vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý nhà nước”.

Còn trong cuộc phỏng vấn với BBC News, luật gia Hirota Fushihara - sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam - nói rằng: “Người dân quốc gia nào thì có quyền đòi hỏi quốc gia đó làm cho người dân hạnh phúc. Người dân được ấm no hạnh phúctrách nhiệm quốc gia. Hạnh phúc đó bao gồm việc làm và rất nhiều thứ khác nữa. Thế thì chúng ta phải xem xét xem nhà nước đã làm đủ vai trò đó chưa. Nếu nhà nước làm tròn bổn phận rồi, trong nước có đầy việc làmviệc làm đó đủ để có mức sống tối thiểu và có tương lai thì chắc chắn sẽ có ít người đi xuất khẩu lao động”.

3.Ngụy biện lạm dụng tác phong

Khi trang web Air Visual đăng một loạt bài phân tích định lượng về mức độ ô nhiễm đáng báo động tại Hà Nội thì dư luận hết sức quan tâm vì nó cảnh báo người dân Thủ đô về bụi mịn và các tạp chất khác trong không khí thì lại bị một giáo viên dạy hóa online có nhiều “followers” là học sinh sinh viên bất ngờ lên mạng tấn công Air Visual và các ứng dụng của họ, cho rằng họ phổ biến xuyên tạc và toan tính bán thiết bị cho người dân Việt Nam, đến mức buộc Air Visual phải tạm dừng cho phép cài đặt tại Việt Nam trong một thời gian.

Lối ngụy biện này là thay vì bàn về sự hợp lý của sự việc, lại lạm dụng tuổi tác, chức vụ, thành tích và danh xưng để nâng giá trị lời nói của mình, hạ thấp người trao đổi, hạ thấp luận điểm họ và dành phần thắng cho mình. Đây là một ngụy biện rất thông dụng (Fallacy appeals to appearance and manner) và đôi khi là một biến thể của tấn công cá nhân ad hominem… Đã có nhiều bài phân tích quan điểm của ông VKN, sau đó ông đã gỡ bài trên mạng và giữ thái độ yên lặng.

4. Ngụy biện “cầu viện phong trào” hay ngụy biện “lợi dụng đám đông” (Appeal to the people)

Các chính trị gia, các quan chức thường dùng lối ngụy biện này, dùng sự ủng hộ của đám đông làm bàn đạp, chỗ dựa cho luận điểm của mình. Họ tin vào một cái gì đó như là bằng chứng cho rằng nó phải đúng. Ví dụ trong “Lý sự cùn” là “Chẳng hạn đa số thiếu niên ngầu lòi đều dùng keo xịt tóc này. Hãy là một trong số đó”. Đây là lời chào mời kích động, nhưng liệu có khẩn thiết đến độ thúc bách người ta phải mua cho bằng được? Các quan chức dùng lối hùng biện, thực rangụy biện khi xin ngân sách xây tượng đài với lý lẽ “Tỉnh kia có thì tỉnh mình phải có”. Tình trạng đầu tư kiểu phong trào và “thể theo nguyện vọng, tình cảm chính đáng của nhân dân địa phương” hay là “để làm nơi thu hút khách du lịch tham quan tỉnh nhà”.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, khi xây dựng một công trình văn hóa tâm linh hoặc tượng đài, phù điêu thì người ta chỉ cần nêu lý do chung chung là “vì toàn dân, vì sự yêu quý lãnh tụ, anh hùng…” và trình dự án, rồi xin phê duyệt mà chẳng quan tâm nhiều đến những số liệu khoa học, cảnh quan, thẩm mỹ và tính giáo dục sau này, để khẳng định tính đúng đắn, sự cần thiết phải có công trình văn hóa to, hoành tráng. Một vài kết quả cần ghi nhận để thấy hậu quả của ngụy biện có thể “định lượng” được:

Công trình Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế ở Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 1.543 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa triển khai xây dựng từ năm 2009, nhưng đến nay công trình này vẫn dở dang, um tùm cỏ dại, xuống cấp trầm trọng. Công trình tượng đài N’Trang Lơng ở Đắk Nông có mức đầu tư 147 tỷ đồng đang bị “tắc” cả về kỹ thuật lẫn tài chính, rồi dự án xây dựng tượng đài có vốn đề nghị lên tới 1.400 tỷ của tỉnh Sơn La làm xôn xao dư luận là những ví dụ sinh động.

5. Ngụy biện “Cầu viện đạo đức giả”

Tiếng Latin là “tu quoque”, loại ngụy biện chống lời buộc tội của ai đó bằng cách chỉ ra nó mâu thuẫn với hành động hay lời nói của anh ta - đáp lời buộc tội mình bằng cách buộc tội người đang buộc tội mình. Đây là loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thuyết phục độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che giấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.

Khi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng lãnh hải lúc xứ này cho tàu xâm nhập bãi Tư Chính, ngày 17/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng, “Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên Biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực”. Ông ta còn nói: “Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắctôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa”.

Chúng ta tự hỏi rằng Trung Quốc có vùng biển nào ở khu vực bãi Tư Chính? Trong luận điệu của Cảnh Sảng còn hàm chứa một loại ngụy biện khác nữa: “Ngụy biện dùng bạo lực” (ad baculum fallacy hoặc appeal to force). Trong cách lý luận này, kẻ tranh luận thay vì bàn lý lẽ, luận lý đàng hoàng thì lại dùng sự đe dọa, ám chỉ đến những điều không hay xảy ra với người đối thoại để làm họ chùn bước, và từ đó phải chấp nhận quan điểm của anh ta một cách bị ép buộc.Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa và cả Trường Sa của Việt Nam, theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”. Lập luận của nước này là: Ngư dân Trung Quốc đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. Nhưng các thủy thủ và ngư dân Trung Quốc không phải là những người duy nhất qua lại các quần đảo. Biển Đông từ lâu đời đã có thuyền bè của người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và nhiều nước khác lai vãng tới.

Cách này cũng gọi là “Ngụy biện thiên vị” (cherry picking fallacy) chỉ đưa ra những bằng cớ về phía mình mà lờ đi sự thật khoa học địa lý mà những nước khác cũng ghi nhận được.

Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: “Trung Quốc dựa vào cái gọi là chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử. Căn cứ vào các sự kiện, các dữ liệu trong lịch sử để chứng minh chủ quyền là hết sức mơ hồ… Cho nên người ta căn cứ vào nguyên tắc thực sự: Đó là việc chiếm hữu với tư cách Nhà nước và thực thi chủ quyền đó rõ ràng, hoà bình, liên tục và có hiệu quả. Trung Quốc không có điều đấy”.

Ông Carlyle A. Thayer, Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia bình luận: “Nếu theo cách suy luận của Trung Quốc thì liệu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể ra yêu sách với toàn bộ Đại Tây Dương hay không vì họ đã phát hiện ra nó từ thế kỷ XVI? Câu trả lời tất nhiên là không!”.

Nhân minh luậnchánh ngữ

Trong bài Nhân minh Tổng luận (tạp chí Viên Âm, 1939), Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám viết: “Đại phàm muốn lập một lý luận thì cần phải đủ ba điều kiện.

A. Nói điều mình đã nhận biết để cho người khác cũng nhận biết. Như mình nhận biết cái chớp do điện lực tạo thành và nói ra cho ai ai cũng nhận biết như vậy. Điều ấy gọi là tôn.

B. Song nếu chỉ nói suông cái tôn của mình, thì chắc người khác không chịu công nhận, nên cần phải nói rõ nguyên nhân vì sao mà lập ra cái tôn ấy. Đó gọi là nhân.

C. Đã chỉ rõ cái tôn và nhân rồi, thì cần phải lấy những sự hiện thiệt mà ai ai cũng đều công nhận làm chứng cứ cho cái tôn và nhân của mình, có cả chứng cứ về mặt phải và chứng cứ về mặt trái nữa thì càng tốt. Đó gọi là dụ.

Nói tóm lại, phàm lập một thuyết gì cần phải đủ ba phần là tôn, nhân, và dụ. Thiếu tôn thì không có tôn chỉ, thiếu nhân thì không có nguyên do, thiếu dụ thì không có bằng cứ. Ba phần thiếu một thì không thể thành lý luận đúng đắn. Song về cái dụ thì cốt nhất cần phảiđồng dụ, còn không lập dị dụ cũng không có”.

Vậy thì những kiểu ngụy biện trên đều thiếu hoặc nhân hoặc dụ hay cái dụ của họ không đủ thuyết phục.

Khi dùng ngụy biện, họ cũng đã phạm sai lầm về Chánh ngữ. Theo nhà Phật, Chánh ngữ gồm:
1. Nói lời chân thực, không nói dối;
2. Không nói lời thêu dệt vẽ vời;
3. Không nói lời điên đảo, hai chiều;
4. Không nói lời ác độc.

Đặc tính đầu tiên của Chánh ngữ là luôn nói sự thật. Đức Phật dạy chúng ta đừng bao giờ nói dối dầu vì lợi ích của bản thân hay lợi ích của ai đó, hay vì bất cứ sự lợi ích gì. Cách tốt nhất là suy nghĩ trước khi nói. Người ta thường nói, “Hãy giữ miệng!” Nhưng đúng hơn là phải giữ tâm bạn. Trước khi mở miệng, hãy quán sát lại tâm xem động lực hành động có thiện không, có lời nào xuất phát từ tâm tham, sân, hay si không.

Biện luận là công cụ của một tổ chức dân chủ và quan trọng hơn, nó giúp cho mọi người trình bày quan điểm của mình một cách khách quan, khoa học, không biên kiến, tà kiến trong tinh thần tôn trọng chân lý. Nếu không thì mọi sự việc sẽ bị hiểu sai, nói lệch và hố thẳm giữa người với người, giữa con người với tổ chức, giữa quốc gia này với quốc gia khác càng thêm xa cách, vì thiếu “kết nối truyền thông” hay “kết nối yêu thương”, chừng đó ta hiểu vì sao Sartre nói “Tha nhân là địa ngục” (L’enfer, c’est les autres).

Nguyên Cẩn | Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 334 ngày 1-12-2019Thư Viện Hoa Sen 7-12-2019

Bài đọc thêm:
Nhân minh tổng luận (Tâm Minh Lê Đình Thám)
Logic Học Phật Giáo (TS. Phạm Quỳnh)
Nhân Minh Học Nhập Môn Võ Văn Ái
Nhân Minh Luận Nguồn Sáng Tạo Của Tri Giác Khoa Học
Nhân Minh Học (Minh Chi)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/08/2017(Xem: 4955)
25/12/2014(Xem: 4766)
13/12/2016(Xem: 14874)
28/05/2020(Xem: 7936)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.