Hai Nguồn Của Pháp Môn Tịnh Độ - Trung Ngôn

06/01/201212:00 SA(Xem: 13821)
Hai Nguồn Của Pháp Môn Tịnh Độ - Trung Ngôn

HAI NGUỒN CỦA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Trung Ngôn

Pháp môn niệm Phật A Di Đà đang phổ biếnViệt Nam hiện nay có hai nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Một nguồn gốc do chư Tổ chân truyền của Việt Nam lưu truyền; và nguồn thứ hai do một nhân vật được cho là pháp sưĐài Loan đưa sang.

Hai dòng Tịnh độ tông này khác nhau đến cực độ.

Dòng chân truyền của Việt Nam thì niệm Phậtphảng phất lý Thiền. Mục tiêu niệm Phật cầu vãng sinh ban đầu sẽ nhanh chóng trở thành sự giác ngộ trong hiện tại nếu người tu nhiếp được tâm thanh tịnh. Điều này được Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông nói trong Cư Trần Lạc Đạo Phú:

Tịnh độ là lòng sạch, chớ hỏi Tây Phương
Di Đà là Tâm sáng, chớ nhọc tìm Cực Lạc.

Nhiều đời các tông sư lừng danh của Tịnh độ tông đều là những người thấu triệt cả Thiền và Tịnh, vì thế Đạo Phật Việt Nam dù có nhiều tông nhưng vẫn hoà hợp với nhau như nước với sữa. Ngay cả tổ sư Liễu Quán là bậc chứng ngộ thiền cơ cao siêu gần đây nhất thì vẫn cho đệ tử áp dụng Tịnh độ tông để giáo hoá rộng rãi.

Chính vì Tịnh và Thiền dung hợp như thế nên việc giáo hoá không có gì trở ngại, Phật bảo được tôn kính, Pháp bảo được lưu truyền, Tăng bảo được kính trọng. Những trường Phật học khắp nơi vẫn tiếp tục đào tạo Tăng tài, những đại lễ Phật Đản Vu Lan vẫn đông vui long trọng. Chính vì Tịnh và Thiền bổ túc cho nhau như thế nên giáo chủ Thích Ca Mâu Ni là nhân vật lịch sử có thật vẫn hiện hữu y hệt như giáo chủ Tây PHương Cực Lạc quốc A Di Đà đầy tính huyền thoại. Chính vì Tịnh và Thiền ám chỉ lẫn nhau như thế nên Việt Nam có một Giáo Hội thu nhiếp được tất cả các tông phái, hệ phái mà không hề chống trái.

Sau này bỗng xuất hiện một dòng phái Tịnh độ tông mới tràn ngập khắp các chùa với tài tổ chức các khoá tu đông đức, với các sự hỗ trợ tài chánh từ nước ngoài, với các đường lối xa lạ với Tịnh độ chân truyền của Việt Nam.

Dòng Tịnh độ mới này đẩy Tịnh độ lên đỉnh điểm của mục tiêu cầu vãng sinh mà không cần nhắc tới các giáo lý căn bản khác trong Đạo Phật. Và dĩ nhiên như vậy nó không còn có đạo lý cao siêu của Thiền bàng bạc trong đó nữa. Tịnh độ này đã trở nên chống trái với Thiền, cũng như chống trái với toàn bộ giáo lý khác của Phật giáo.

Chỉ cần Niệm Phật A Mi Đà, không cần phải gây tạo công đức theo giáo lý Nhân Quả; chỉ cần niệm A Mi Đà (khỏi nam mô), không cần phải học hỏi giáo pháp nào khác nữa; chỉ cần niệm A Mi Đà, không cần phải rước chư Tăng về hộ niệm nữa; chỉ cần niệm A Mi Đà, không được niệm Thích Ca nữa; chỉ cần niệm A Mi Đà, không cần tham dự lễ Phật Đản của Thích Ca nữa... Chúng ta hoảng kinh vì các chủ trương huỷ hoại Tam Bảo như thế này.

Rồi họ lập ra bao nhiêu là hình thức quảng cáo cho việc niệm A Mi Đà được vãng sinh, và xem ra rất là giả dốigượng gạo.

Đây là một loại hình dùng Phật giáo diệt Phật giáo rất tinh vi.

Ngoài việc xuất hiện lối tu để tận diệt Phật giáo kiểu này, ta cũng thấy xuất hiện các cách thức dùng Phật giáo để diệt Phật giáo tương tự như ai đó cung cấp tiền bạc để Thầy này công kích Thầy kia, để hạ uy tín các vị Tăng có khả năng giáo hoá trong Phật giáo hiện đại. Khi nào triệt hạ xong các vị Tăng có năng lực, chúng quay sang ra lệnh cho những vị Tăng còn lại ngồi yên mà hưởng thụ chứ không được làm gì để giáo hoá quy y cho chúng sinh. Có những ngôi chùa cất đồ sộ nguy nga nhưng trụ trì ngồi im không chịu làm gì cả, giống như đã bị ai ép ngồi một chỗ vậy.

Bây giờ thì dòng Tịnh độ mới này đang ra sức thu hút tín đồ quần chúng giùm cho pháp sư nước ngoài. Tiền bạc rộng rãi vô kể. Khi nào họ lấy được đa số quần chúng rồi thì chúng ta sẽ chứng kiến một sự lật đổ Phật giáo bất ngờ ngoạn mục.

Đa số quần chúng tín đồ không đủ sâu sắc để nhìn thấy bản chất gian trá của dòng Tịnh độ mới này, cứ thấy Phật Phật là đổ theo, cứ thấy ai rủ là theo (thật ra người rủ có khi là người được thuê mướn). Họ đâu biết rằng càng theo kiểu tu này là họ đang góp phần huỷ diệt Tam Bảo giùm cho một thế lực bên ngoài.

Ta tôn trọng dòng Tịnh độ chân truyền của chư Tổ Việt Nam vì tính giáo hoá rộng rãi bình dân mà vẫn hoà hợp với Thiền lý cao siêu. Ta càng kinh sợ dòng Tịnh độ ngoại lai đang hiểm ác phủ nhận Phật giáo chánh pháp từ nghìn xưa. Kính mong các bậc tôn túc có tiếng nói quyết liệt để cảnh tỉnh những người đang lầm đường, để bảo vệ Phật Pháp được bền lâu.

Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề:

CẤN NHÌN THẤU ĐÁO HƠN VỀ BAN HỘ NIỆM - Hồng Vân

HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI - Minh Mẫn

LOẠI TRỪ TĂNG BẢO: Bước đầu toan tính thành lập tôn giáo mới? - Minh Thạnh

SUY TƯ VỀ VẤN NẠN LOẠI TĂNG RA KHỎI TAM BẢO - Thích Giác Tâm

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.