Bài 03

28/11/201212:00 SA(Xem: 8197)
Bài 03

PHẢN BIỆN 
HIỆN TƯỢNG THÍCH THÔNG LẠC

Toàn Không

03

IV). HT. TTL: Đức Phật dạy: “Tu là phải lìa xa ý muốn của mình”, cái ý muốn của mình là gì? Là Bản Ngã Ác PhápBản Ngã Ác Pháp không ly thì làm sao có Niết Bàn? Vô Ngã Ác PhápNiết Bàn, chứ không phải Vô NgãNiết Bàn, vì vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đá.  [trang 41 TCB1] Đạo Phật chủ trương: lấy thiện diệt ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình không làm khổ mình khổ người, từ chỗ này chúng ta suy ra để thấy Đạo Phật không mâu thuẩn, vì Đạo Phật "Vô ngã ác pháp chứ không phải vô ngã thiện pháp". Nếu chúng ta tu hành vô ngã cả thiện pháp và lẫn ác pháp thì hóa ra chúng ta là cây, là đá; cây đá là một loại vô tri vô giác, đó là cái vô ngã của Đại Thừa, Đạo Phật không có vô ngã như kiểu đó. (ĐVXP-Tập 8)

IV). Phản biện: Căn bản của Đạo Phật là làm lành tránh làm ác, lấy thiện diệt ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình, không làm khổ mình khổ người; đó cũng là tôn chỉ của Phật Giáo Bắc truyền chứ chẳng phải riêng của Nguyên Thủy Nam truyền. Chúng ta lần lượt bàn đến các vấn đề này:

1). Nói rằng: “Vô Ngã Ác PhápNiết Bànlà không chính xác, chúng ta có thể lược trích dẫn Tứ Thiền trong Kinh Sa Môn Qủa của Kinh Trường Bộ thuộc Nam truyền do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch như sau:

 Khi Vua A Xà Thế lần đầu tiên tới yết kiếnquy y Đức Phật, được Ngài giảng về qủa thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn như sau:

 “Tỳ-kheo tự mình quán năm triền cái (tham ái, sân hận, hôn trầm, trạo hối, nghi) chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc; này Đại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này Đại vương, Tỳ-kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.

 Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái, hân hoan sinh, do hân hoan nên hỷ sinh; do tâm hoan hỷ thân được khinh an; do thân khinh an lạc thọ sinh; do lạc thọ tâm được định tĩnh. Tỳ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm (nghĩ ngợi), với tứ (ý tứ); Tỳ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sinh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sinh ấy thấm nhuần”.

 Đây là hành giả đạt qủa Thiền thứ nhất gọi là Tu Đà Hoàn; hành giả đạt qủa Tu Đà Hoàn là bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn ở bước khởi đầu, chứ chưa phải là A La Hán nên chưa tới Niết Bàn được, nên nói “Vô Ngã Ác Pháp là Niết Bàn” là thiếu sót.

2). Nói rằng:Không phải vô ngãNiết Bàn” là không đúng lý, vì trong Tứ thiền, sau khi đạt qủa vị thứ Nhất, hành giả tiếp tục hành thiền để đạt qủa vị Thứ Hai như sau:

 “Lại nữa, này Đại vương, Tỳ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sinh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sinh ấy thấm nhuần

 Lại nữa, này Đại vương, Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chính niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và an trú thiền thứ ba. Tỳ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

 Lại nữa, này Đại vương, Tỳ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỳ-kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần”.

 Hành giả lià khổ dứt vui, vui buồn đều dứt, không buồn không vui, ly xả tất cả những gì còn sót lại, vị ấy an trụ Thiền thứ tư. Đạt được thiền này rồi, vị ấy còn phải tiến lên không còn không thô, tưởng không, tưởng thức mà có tưởng vi tế tức tưởng rỗng không, rồi cái tưởng rỗng không đó cũng phải bỏ, mới qua Diệt tận định; Diệt tận định còn gọi là Diệt thọ tưởng định. Thọ tức là cảm giác của sáu căn đối với sáu trần, tưởng là phần bên trong nội tâm; trong nội tâm thì lặng, ngoài đối với sáu trần không dính, như vậy vị ấy đạt vô ngã hoàn toàn, tới đây nhập Diệt thọ tưởng định, chứng vô sinh tức quả A-la-hán. Hoặc vị ấy sau khi an trụ Thiền thứ tư rồi tiếp tục tu Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo để chứng Vô sinh qủa A La Hán., bấy giờ vị ấy chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng; đây là Niết Bàn của vị A La Hán, tại sao nói Vô ngã không đạt Niết Bàn?

 Đối với Thiền Tông, theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ trong bài: “Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ” thì Thiền Tông đi thẳng vào xả niệm thanh tịnh, xả niệm thanh tịnh rồi lại tiếp tục tiến thẳng lên Diệt thọ tưởng định, chứ không qua Tứ thiền, không qua Tứ không; như vậy chỉ một bước buông niệm là thẳng tới Diệt thọ tưởng định chứng Vô sinh; đó là đối chiếu giữa Thiền tông với thiền Nguyên thủy.

3). Nói rằng:vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đálà không đúng sự thực, đây là lời của người không hiểu Thiền Tông khi đọc Pháp Bảo Đàn Kinh. Câu chuyện như sau: Lục Tổ Huệ Năng sau khi nghe Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đọc Kinh Kim Cang cho nghe đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (không đặt để cái tâm vào bất cứ cái gì thường hay sinh ra tâm tính rất kỳ đặc) thì đại ngộ, Ngài biết cả thẩy các Pháp đều chẳng lià tánh mình, nên Ngài buột miệng thốt ra năm câu kệ:

Nào dè tánh mình vốn không sanh diệt,

Nào dè tánh mình vốn thanh tịnh trong sạch,

Nào dè tánh mình vốn chứa đầy đủ muôn Pháp,

Nào dè tánh mình vốn không dao động,

Nào dè tánh mình vốn sinh ra muôn Pháp.

Do đó Ngũ Tổ ấn chứng và truyên y bát cho Ngài Huệ Năng làm Lục Tổ Thiền Tông, rồi Ngũ Tổ bảo Lục Tổ nên đi về phương Nam vì có những kẻ phàm phu tranh giành áo bát. Bởi vậy Lục Tổ ra đi, nhưng sau ba ngày tứ chúng biết được việc Lục Tổ đã lãnh áo bát và rời khỏi, nên một số đã đuổi theo mong giành áo bát. Khi Thượng Tọa Huệ Minh theo kịp thoáng thấy phiá trước, lúc ấy Lục Tổ nói: “Áo bát là vật làm tin, há dùng sứctranh giành được sao?”, rồi Ngài để áo bát trên tảng đá và đi ra núp dưới cỏ tranh. Khi Huệ Minh đi tới thấy áo bát mà không thấy người thì mừng thầm sẽ giành được, nhưng khi cầm nhấc áo bát lên không được thì hoảng kinh bèn nói:

- Hành-giả, Hành-giả, tôi vì Pháp mà đến đây, chứ chẳng phải vì tranh Áo-Bát đâu, xin Hành-giả từ-bi thương xót.

 Nghe vậy, ngài Huệ-Năng bước ra khỏi đám cỏ tranh, rồi ngồi trên tảng đá; thầy Huệ-Minh liền làm lễ rồi nói:

- Mong ơn Hành-giả nói Pháp cho tôi nghe.

 Ngài Huệ-Năng nói:

- Ông vì Pháp mà đến đây thì phải dứt hết duyên trần, chớ sinh một niệm tưởng, tôi sẽ nói rõ Phật-Pháp cho ông nghe.

 Lẳng lặng một lúc, đợi cho thầy Huệ-Minh thi hành điều vừa nói, ngài Huệ-Năng mới bảo:

- Ông chẳng nghĩ việc lành, không nghĩ điều ác, chính trong thời gian đó, cái ấy, tức là tỏ thấy cái Bản-lai Diện-mục của Thượng-Tọa Minh vậy.

 Thầy Huệ-Minh vừa nghe xong liền rất tỏ sáng, lại hỏi: …

 Có lẽ tác giả Thông Lạc căn cứ vào câu “chẳng nghĩ việc lành không nghĩ điều ác” của Lục Tổ này mà kết luận là gỗ đá chăng? Nếu hiểu như thế thì cách xa Thiền Tông như trời với đất! Tâm không suy nghĩ tưởng nhớ nhưng tỉnh thức trong sáng như không quấy nước gây thành sóng, nếu mặt nước yên tĩnh không gợn sóng sẽ thấy hình bóng rõ ràng; cũng như nước không đục lặng trong sẽ thấy vật dưới đáy vậy, chứ chẳng phải không nghĩ thiện không nghĩ ác như người ngủ mê, người chết giấc chẳng biết gì. Trường hợp Thượng Tọa Huệ Minh trong lúc không có một niệm tưởng nào với tâm tỉnh thức nên khi nghe Lục Tổ nói liền tỏ sáng nghĩa là nhận ra bản thể của mình tức là ngộ. Như vậy thì làm sao nói: “vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đá”?

4). Nói rằng: Đạo Phật "Vô ngã ác pháp chứ không phải vô ngã thiện pháp".

 Đối với Thiền Tông không chấp, nghĩa là không dính mắc, vẫn biết rằng việc thiện là điều tốt phải làm, việc ác là điều xấu phải tránh, nhưng nếu cứ dính mắc vào việc thiện thì tu hành chẳng thể mang lại kết qủa mà chỉ được phúc thôi. Nếu còn dính mắc vào việc làm thiện thì tâm sẽ vướng víu vào việc làm thiện, ví như có ta bố thí, có người nhận, như vậy không thể nói là vô ngã được; dù có làm thiện phải coi như không làm không nhớ, không thấy việc làm ấy là quan trọng, do đó sẽ không vướng víu vào việc làm thiện nên tâm được an ổn và mới đạt được vô ngã đích thực và và sẽ dẫn tới đạt qủa Niết Bàn. Người đạt vô ngã ác pháp như ở trên đã nói chỉ đạt sơ qủa mà thôi, khi nào vô ngã cả thiện lẫn ác mới đạt được qủa vị Tứ Thiền, do đó điều nhận xét của tác giả Thông Lạc là lầm lẫn vậy.

V). HT.TTL: Một người toạ thiền thân không động, miệng không nói và ý không tư duy thì giống như cây đá, đó là thiền của Đại Thừa và Thiền Đông Độ, ngược lại thiền định của Đạo Phật thân không hành ác, nhưng thân hành thiện, miệng không nói lời ác, nhưng miệng nói lời thiện, ý không suy nghĩ điều ác, nhưng ý suy nghĩ điều thiện; cho nên Đạo Phật không chấp nhận hành không, không chấp nhận hành ác, chỉ chấp nhận hành thiện. Vì vậy tu theo đạo Phật không trở thành cây đá, mà trở thành một con người hữu ích cho mình cho người, có nghĩa là không làm khổ mình khổ người, tạo cảnh sống thế gian thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.....[trang 170 TCB 1]

V). Phản biện:

Nói rằng: “Một người tọa thiền thân không động, miệng không nói và ý không tư duy thì giống như cây đá, đó là thiền của Đại Thừa và Thiền Đông Độ”. Để giải thích, chúng ta tạm lấy 2 trường hợp tu khác nhau tiêu biểu trong nhiều lối tu của Thiền Tông hiện nay như dưới đây:

1). Xả niệm thanh tịnh địa: Niệm dấy lên liền buông bỏ, chúng ta có thể trích một đoạn trong bài “Phật Giáo Thiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờ” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ như sau:

“… Nói theo thứ bậc Tứ thiền, Sơ thiền gọi là Ly sanh hỷ lạc. Ly là lìa ngũ dục mà được vui. Nhị thiền gọi là Định sanh hỷ lạc, do tâm được an định, tự nhiên thấy vui; tâm yên thấy vui đó là định sanh hỷ lạc. Tiến lên tới Tam thiền gọi là Ly hỷ diệu lạc, nghĩa là ta bỏ cái vui của Ly sanh được cái vui của Định sanh; bây giờ cái vui của định cũng bỏ luôn, chỉ còn niềm vui nhè nhẹ thầm thầm bên trong gọi là Ly hỷ diệu lạc, vì vui thô mất đi chỉ còn vui tế nên gọi là diệu lạc. Tiến lên Tứ thiền gọi là Xả niệm thanh tịnh địa, tức buông niệm; niệm dấy lên liền buông, do buông niệm được yên nên gọi là Xả niệm thanh tịnh.
Tu theo thứ tự từng bậc thì như vậy. Cho nên người tu theo Thiền tông không nói cấp bậc gì cả, mà nhảy thẳng vào chỗ vô niệm, nghĩa là đi tắt ngang Xả niệm thanh tịnh. Như thế ngầm hiểu họ cũng trải qua các thứ lớp kia, nhưng không nói từng bậc chứng đắc.

 Bởi Phật nói tu Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ là bốn loại thiền ngoại đạo, nếu không tiến lên Diệt thọ tưởng định thì không thể nhập Niết-bàn được. Vì vậy Phật khuyên các thầy Tỳ-kheo không nên đi theo con đường Tứ không, mà ngang tới Tứ thiền tu qua Tứ Diệu đế, chứng Tứ quả Thanh văn thì tốt hơn.

 Nói về Tứ không, trước tiênKhông vô biên xứ, đây là do hành giả dùng tưởng trống không, từ trống không nhỏ tới trống không lớn dần đến vô cùng vô tận, chứng đạt Không vô biên xứ. Bỏ cái không đó quay lại quán thức phân biệt của mình, biết thức phân biệt không có tướng mạo, từ phân biệt thân đến phân biệt tâm, cứ bủa ra khắp hết vô cùng vô tận, đạt được Thức vô biên xứ. Kế tiếp tưởng thân tâm không có gì hết, rỗng tuếch không chỗ nơi, chứng đạt Vô sở hữu xứ; dù tưởng rỗng tuếch vẫn còn là tưởng, nên tiến lên Phi tưởng phi phi tưởng, nghĩa là không có tưởng mà không phải không tưởng. Đến đây không còn tưởng thô, tưởng không, tưởng thức mà có tưởng vi tế tức tưởng rỗng tuếch, còn cái tưởng đó cũng phải bỏ, mới qua Diệt tận định; Diệt tận định còn gọi là Diệt thọ tưởng định. Thọ tức là cảm giác của sáu căn đối với sáu trần, tưởng là phần bên trong nội tâm; trong nội tâm thì lặng, ngoài đối với sáu trần không dính, tới đây nhập Diệt thọ tưởng định, chứng vô sanh tức quả A-la-hán.
Tu theo Thiền tông không mắc kẹtSơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, mà đi thẳng vào Xả niệm thanh tịnh; Xả niệm thanh tịnh rồi lại tiếp tục tiến thẳng lên Diệt thọ tưởng định, chớ không qua Tứ không. Như vậy chỉ một bước buông niệm là thẳng tới Diệt thọ tưởng định; đó là tôi đối chiếu giữa Thiền tông với thiền Nguyên thủy, tu theo Tứ đế.


Trên đường tu nếu theo cấp bậc thì thấy được quả này, quả kia. Nhưng thấy “được” thì dễ mắc kẹt trong chứng đắc lắm, chấp bữa nay tôi chứng Sơ thiền rồi, tâm ngã mạn theo đó phát sanh. Còn tu thấy niệm dấy khởi liền bỏ, không nói chứng thì không có gì để chấp, nhờ thế tâm ngã mạn không phát sanh; khi nào các niệm lặng hết, muôn duyên bên ngoài không dính, nội tâm không kẹt, không động, đó là vô sanh, không nói Niết-bàn mà đã nhập trong Niết-bàn, đây là gốc của sự tu.

 Thật ra cấp bậc đều là giả danh, cái hiểu, cái sống thực bên trong mới quan trọng, Phật vì phương tiện lập ta cấp bậc để chúng ta dễ tu, đó không phải là mục đích cứu kính; nhưng vì không hiểu, ta lại chấp phương tiện ấy là chân lý nên không nhận ra được chỗ chân thật đức Phật muốn chỉ bày. Lại chỗ chân thật ấy không có tướng mạo nên không thể chỉ thẳng, dùng ngôn ngữ người ta càng không biết do đó buộc lòng đức Phật phải dùng phương tiện nói quanh co; ai nhận được thì tu đúng với tông chỉ của Phật, đạt được kết quả viên mãn.

 
Thế nên: phương tiện chỉ giúp chúng ta trong một giai đoạn nào thôi, phải cố gắng tiến lên nữa đừng để mắc kẹt trong phương tiện; nếu chúng ta còn kẹt nơi chứng đắc là còn toan tính còn trông đợi, mà toan tính trông đợi thì tâm làm sao yên. Đi tới cứu kính thì phải hoàn toàn vắng lặng mọi suy tư phân biệt, tâm lặng lẽ thanh tịnh mới thể nhập được chỗ chân thật bất sanh bất diệt…”

 

 Xem lời giảng của HT Thanh Từ như vậy thì tác giả Thông Lạc đã căn cứ vào những từ ngữ: “Vô niệm, buông niệm, thấy niệm khởi liền bỏ, các niệm lặng hết, muôn duyên bên ngoài không dính, nội tâm không kẹt, không động, hoàn toàn vắng lặng mọi suy tư phân biệt, v.v…” mà cho Thiền Tông là như gỗ đá thì tác giả Thông Lạc đã không nắm được ý chỉ tu theo Thiền Tông, vì tất cả chỉ là mục đích đạt vô ngã y như Thiền Nguyên Thủy không khác vậy. 

 

 Thiền Tông hành trì có khi như không hành, bởi vì hành là tâm hành chứ không phải là thân hành nên tưởng rằng không tu hành gì cả, Thiền Tông không chấp nhận hành ác, chỉ chấp nhận hành thiện nhưng không bám vào sự chấp làm thiệnVì vậy tu theo Thiền Tông không trở thành cây đá, mà trở thành một con người hữu ích cho mình và cho người.

 

2). Tham Thiền:

 Trong quyển Pháp Môn Đốn Ngộ của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến viết: “Phật và các vị Tổ-Sư truyền xuống đường lối tham thiền, nên được gọi là Tổ-Sư thiền, tham thiền được kết quả kiến-tánh gọi là đốn-ngộ; phương pháp tham thiền được đốn ngộ nên gọi là Pháp Môn Đốn Ngộ. Tham thiền cũng không nhất thiết hẳn là phải ngồi thiền, Lục-Tổ Huệ-Năng bên Trung-Hoa giảng: “Phải khi lao động (làm việc) mà tham được mới tốt”. Ngài nói: “Đạo do tâm ngộ, chứ không phải do ngồi, nói ngồi thiền tức là tâm ngồi, chứ không phải thân ngồi, nghiã là đối với tất cả cảnh giới tâm niệm chẳng khởi gọi là ngồi, trong thấy tự-tánh chẳng động gọi là thiền”. 

 Có một số người không hiểu đã thực hành sai, bị Tổ Lâm-Tế quở trách như sau: 

 Có một bọn người ăn cơm no rồi ngồi thiền quán hạnh, chụp bắt niệm lậu không cho sinh khởi, tránh ồn ào, cầu tĩnh lặng, ấy là pháp ngoại đạo. Tổ-Sư nói: “Nếu ông trụ tâm khán tịnh, cử tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng (trong lặng), ngưng tâm nhập định; người như thế đều là tạo tác”. Người nghe pháp này làm sao tu nó, chứng nó, trang nghiêm nó, nó vốn chẳng phải vật để cho tu, chẳng phải vật để trang nghiêm được; nếu bảo nó trang nghiêm ông được, thì tất cả vật đều được trang nghiêm. Sơn Tăng (tự xưng) nói hướng ngoài chẳng có pháp, học nhân không lĩnh (lãnh) hội được bèn cho là hướng trong, rồi liền dựa vách ngồi trạm nhiên chẳng động; chấp lấy cái này là Phật pháp của Tổ môn, thực là sai lầm lớn. Nếu ông chấp lấy cảnh thanh tịnh bất động là đúng, như vậy là ông nhận cái vô minh là chúa tể; người xưa nói: “Chỗ hầm sâu đen tối mịt mù thật đáng ghê sợ” là lý này vậy.

Thế nào là tham câu thoại đầu? 

 Chữ tham tức là nghi, nghi là thắc mắc không hiểu, một việc đã hiểu rồi thì hết nghi, cho nên tham thiền rất chú trọng cái nghi, cũng gọi là nghi tình; muốn khởi lên cái nghi tình này phải nhờ câu hỏi không hiểu nổi, tức là phải nhờ câu thoại đầu, gọi là tham câu thoại đầu. Có nghi tình mới được gọi là tham thiền như: “sinh từ đầu đến (?)”, chẳng thể không nghi chỗ đến, “tử đi về đâu (?)”, chẳng thể không nghi chỗ đi; cái nghi tình này ắt phải phát sinh.

 Cũng như tham câu: “Khi chưa có trời đất, ta là gì?” Có biết ta là gì không (?), mờ mịt chẳng hiểu, chẳng biết mình là gì; muốn biết rõ mình mà không biết được thì phải sinh khởi thắc mắc: tại sao muốn biết mà hiểu không được. Lúc ấy hỏi thầm trong bụng “Ta là gì?”, cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc nên trong tâm càng sinh khởi thắc mắc nhiều hơn, đó gọi là nghi tình; có nghi tình tức là tham thiền vậy.

 Thiền-Sư Lai-Qủa nói:

 “Nghi người, nghi vật, nói chung là nghi pháphồ nghi, còn cái nghi này (nghi chính mình) tức là công phu tham thiền cũng gọi là chánh nghi vậy”. 

 Khi ta không hiểu biết nổi, từ đó cứ thắc mắc, cứ thế mà hỏi, tức là có nghi tình, cứ thế mà hỏi mãi, càng hỏi càng thắc mắc, ấy là phát nghi tình; Thiền Tông dùng cách tham hay tham thiền một câu hay một chữ không hiểu để làm cái búa tạ đập bộ óc vô minh gọi là tham thoại đầu.

 Ngài Hư-Vân cho thí dụ:

 “Thoại đầu là cây gậy, nghi tình là đi, như người cụt chân muốn đi phải nhờ cây gậy, cũng như muốn khởi nghi tình phải nhờ câu thoại đầu vậy”.  

Một số câu thoại đầu tiêu biểu:

  Sau đây là vài câu thoại đầu tiêu biểu, người tham thiền phải cân nhắc cho kỹ trước khi chọn một câu cho mình thực hành, nên nhớ là khi đã chọn và thực hành rồi thì không được đổi sang câu khác.

1- Khi chưa có trời đất, ta là gì?

2- Khi cha mẹ chưa sinh, bản-lai ta ra sao?

3- Chẳng phải tâm, chẳng phải vật, chẳng phải Phật, là gì?

4- Chủ nhân thân ta là ai và bây giờ ở chỗ nào?

 Câu thoại là câu tự hỏi chính mình, có hỏi phải có đáp, đáp không được thì càng thắc mắc, thắc mắc nhiều gọi là đại nghi tình; hỏi lần đầu đáp không được, hỏi lần thứ hai thứ ba, cứ tiếp tục hỏi mãi ngày đêm không ngừng. Bất cứ khi đi đứng nằm ngồi, đang làm việc tay chân hay trí óc, khi đi bộ, đi xe, ăn cơm, uống nước, đi tiêu, đi tiểu, v.v…, đều phải tiếp tục hỏi hoài, hỏi mãi không giây phút nào để gián đoạn

 Người mới tham thiền đạt đến thoại đầu sẽ đạt đến chỗ tự tại, sẽ được giải thoát tất cả, tức minh-tâm kiến-tánh; người đã đốn-ngộ triệt để trở thành bậc Thánh ngay khi còn sống, chứ không cần chờ tới khi chết, vì người ấy biết hết, hiểu trọn mọi việc

 Xem cách tu Tham Thiền như thế mà tác giả Thông Lạc bảo Thiền Đông Độ là gỗ đá thì rõ ràng là hồ đồ không hiểu nhiều về Đông độ Thiền.

VI). HT. TTL: Muốn triển khai Minh trí tuệ, các nhà Đại thừa và thiền Đông Độ dùng pháp hành ức chế niệm thiện niệm ác, cho tâm không niệm thiện niệm ác là định và do tâm định thì phát tuệ (chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền), bản lai diện mục hiện tiềnPhật Tánh, mà Phật Tánh là tánh giác, tánh giác tức là trí tuệ. Do những pháp hành tu tập để triển khai trí tuệ như vậy, họ đã lầm, không ngờ đường tu tập ấy lại khai mở tưởng tuệ; khi tưởng tuệ được khai mở thì lý luận của các nhà Đại thừa siêu việt tưởng, nên không tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý Bát Nhã của Đại Thừa. Do lý luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó đã phá luôn Phật Giáo chính gốc (vô khổ, tập, diệt, đạo). (ĐVXP-Tập 6)

VI). Phản biện:

1). Nói rằng:Lối tu tập chẳng niệm thiện chẳng niệm ác là pháp hành ức chế niệm thiện niệm ác, là khai mở tưởng tuệ” là lầm lẫn lớn; vì sao? Vì Phật dạy muốn giác ngộ giải thoát cũng như muốn kiến tánh đốn ngộ phải vô ngã, Thiền Tông khi tu thấy niệm dấy khởi liền bỏ, khi nào các niệm lặng hết, mọi suy tư phân biệt hoàn toàn vắng lặng, muôn duyên bên ngoài không dính, nội tâm không kẹt, không động, tâm lặng lẽ thanh tịnh mới thể nhập được chỗ chân thật bất sinh bất diệt, đây là gốc của sự tu theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

 Còn pháp môn tham thiền tức là tham câu thoại đầu còn gọi là tham khán câu thoại đầu, hoặc tham khán công án, tức là vừa hỏi vừa nhìn ngay chỗ không hiểu không biết ấy; tức là không cần phải dẹp bỏ muôn niệm thiện ác, chỉ chăm chú một niệm tham thoại đầu, nếu được miên mật rồi thì không còn kẽ hở cho bất cứ niệm thiện hay ác nào khởi lên nữa.

 Thực ra: khi tham thoại đầunghi tình và miên mật, nó tự động chấm dứt tất cả cái biết của bộ óc, tại sao phải chấm dứt cái biết của bộ óc? Tại vì: cái biết của bộ óc là tướng bệnh, là cái biết không chân thật, cũng thuộc cái biết của người ngủ mơ, cái biết của người mù sờ voi, không thật. Người đạt đến thoại đầu sẽ đạt đến chỗ tự tại, sẽ được giải thoát tất cả, tức minh-tâm kiến-tánh và ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, nghiã là hết kiếp hiện tại sẽ nhập Niết-bàn, hay thung dung đến sáu cõi để cứu độ chúng-sanh đều tùy ý muốn.

 Bằng những cách tu của Thiền Tông nêu trên, hành giả đạt giải thoát và lúc đó Phật tánh sẽ hiện ra, người tu Thiền Đông Độ trở thành người siêu việt nên không ai tranh cãi được với người đã giải thoát, chứ chẳng phải khai mở Tưởng tuệ như tác giả Thông Lạc lầm tưởng đâu. Vì không còn có tưởng ở trong tâm thì làm sao khai mở được tưởng tuệ, một danh từ lạ vì tưởng là tư tưởng của phàm phu, còn tuệ là trí tuệ là phát huệ của bậc thánh, hai thứ khác nhau, chúng ta không nên ghép chung làm một, vì cưỡng đặt danh từ này là rắn thêm râu, râu ông nọ cắm cằm bà kia không đúng chỗ.

2. Nói rằng: “Do lý luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó đã phá luôn Phật Giáo chính gốc (vô khổ, tập, diệt, đạo). (ĐVXP-Tập 6)” thì không đúng, vì căn bản của Phật giáo vẫn là Khổ Tập Diệt Đạo không thể chối cãi, nhưng tiến lên tầng cao thì cái Khổ coi như không còn nữa vì người tu coi cái Khổ không nghĩa lý, nó chỉ là giả có, không thật, ngay cả cái vui cũng như không, nghĩa là vui sướng buồn khổ không dính mắc không chấp chặt vào thân tâm, nếu hành trì được như vậy là đạt đến vô ngã.

 Nói đến Bát Nhã Tâm Kinh, là nói đến chữ Tâm, Kinh Hoa Nghiêm nói lên ý này là: "Nhất Thiết Duy Tâm Tạo", vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là Tâm, Tâm bao gồm hư không pháp giới gọi là "Bản Tâm", bản tâm tức là Tự tánh, Tự tánhBất Nhị (không hai). Hư không pháp giới tức là Tâm, Tâm tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa Bất Nhị của Tự tánh.

 Tâm Kinh muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt của chúng ta đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái Bất Nhị của Tự tánh, cho nên Kinh này dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ Bất Nhất Bất Nhị, chổ hoàn toàn không có sai biệt. Tâm Kinh dạy chúng ta phá chấp tất cả, phá từng thứ lớp, phá tới không còn gì để phá nữa, kết quả được Kiến Tánh, biết rõ được chính mình, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạt đến bờ bên kia (Ba La Mật) vậy. 

 Tâm Kinh dạy phá sạch hết mọi thứ như: Không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp; không có nhãn thức giới, cho đến ý thức giới. Không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có chỗ được. Khi đã phá chấp hết mọi thứ sạch không còn dấu vết nào nữa sẽ đạt tới cứu cánh Niết Bàn; ba đời Chư Phật y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, đều được đạo qủa Bồ Đề.

 Vì thế cho nên nói: “tu tập (Bát Nhã Tâm Kinh) ấy lại khai mở tưởng tuệ; khi tưởng tuệ được khai mở thì lý luận của các nhà Đại thừa siêu việt tưởng, nên không tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý Bát Nhã của Đại Thừa. Do lý luận siêu việt tưởng Bát Nhã nên nó đã phá luôn Phật Giáo chính gốc” là không đứng vững vì Tâm Kinh phá mọi kiến chấp của con người thì làm gì còn Thọ Tưởng Hành Thức nữa. Tác giả Thông Lạc đã cố gán ghép cho Bát Nhã Tâm Kinh một trọng tộitiêu diệt Phật giáo chính gốc, sự thật lý Bát Nhã của Phật giáo Bắc truyền không tiêu diệt Phật giáo Nguyên Thủy, Nguyên Thủy vẫn là căn bản, nhưng Bắc truyền hành trì ở một tầng bậc khác nhưng kết qủa vẫn như kết qủa của Nam Truyền vậy thôi.

VII). HT. TTL: Đưa ra một số vấn đề của Phật giáo Bắc truyền như sau:

1). HT TTL: Cái sai thứ nhất của kinh sách Phát Triển và Thiền Tông là: Khi tâm hết vọng tưởng do sự tập trung ức chế ý thức mà cho là định thì định đó không phải là định của Đạo Phật, mà là định của ngoại đạo.

1). Phản biện: Như đã chứng minh ở phần đầu, ở đây chúng ta có thể trích một đoạn trong bài “Bà La Môn Giáo và Triết học Phật Giáo” của Như Thị để dẫn chứng sự khác biệt giữa Bà La MônPhật giáo Bắc truyền như sau:

“Bà-la-môn giáo cho rằng cuộc đời này là sự giả tạm và đau khổ, bởi thế sự giải thoát chính là cần thiết nhất mà tất cả các thế hệ tư tưởng Ấn Độ đều nỗ lực tìm kiếm; đối với họ, sự giải thoát chính là sự trở về với bản thể Phạm Thiên, nhưng tại sao phải trở về? Bởi vì tiểu ngã Atman đã ngày càng đi ra khỏi những quy luật của Đấng sáng tạo Phạm Thiên. Nguyên nhân là do linh hồn đã bị vô minh dục vọng làm ô nhiễm để rồi bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi không bao giờ trở về được nữa; muốn diệt dục vọng, vô minh không gì khác hơn là dùng thiền Yoga để đạt được những trạng thái thiền định.

Chính trạng thái thiền định này giúp cho người Bà-la-môn hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của Ý thức, cái mà họ cho rằng chính nó là nguyên nhân của sự phân biệt đối đãi, vô minh, ham muốn… Bởi thế, Bà-la-môn giáo chủ trương dùng trí tuệ đạt được bằng cách thể nhập các loại định Yoga để loại bỏ sự kiềm tỏa của Ý thức, lúc đó sự giải thoát mới có thể được xảy ra và bản ngã hoàn toàn được thể nhập vào đại ngã Brahman.

Một ảnh dụ thường được các Bà-la-môn dùng để ám chỉ điều này là sự không mộng mị của một giấc ngủ; câu chuyện giữa Indra và Prajàpati trong Upanisads kể lại trong một lần đối đáp, Prajàpati đã trả lời câu hỏi của Indra rằng, người được hưởng giấc ngủ say không mộng mị là bản ngã. Trong Bà-la-môn giáo, Chàndogya Upanisads đã phải dùng đến câu chuyện giữa Prajapati và Indra; câu chuyện này đề cập đến 4 giai đoạn thể nghiệm Atman của Indra, bốn giai đoạn đó là:

- Thức (Vishva)

- Mộng (Taijasa)

- Ngủ say không mộng (Pràjna)

Ý thức tâm linh (Turiya) 

Với sự hoàn tất cả bốn giai đoạn trên, người Bà-la-môn có thể được đồng nhất Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng; đây là thực tại theo Bà-la-môn giáo.

Còn đối với Phật giáo, phạm trù giải thoát bao gồm: đối tượng để giải thoátphương pháp

1. Đối tượng để giải thoát:

 Về đối tượng, Phật giáo đồng ý với Bà-la-môn giáo khi cho rằng cuộc đời của con ngườiđau khổ, và nỗi khổ này không có nguyên nhân nào khác ngoài vô minh, ái dục. Muốn hết khổ thì phải loại bỏ những nguyên nhân ấy, tuy nhiên, quan điểm về vô minh của Phật giáo khác với Bà-la-môn giáo ở chỗ: nếu Bà-la-môn cho rằng vô minh là do mối quan hệ giữa Ý thứccảm giác hiện tượng quá sâu đậm dẫn đến sự mê đắm mà đánh mất tính chất thanh cao của Bản ngã nên bị luân hồi sanh tử, thì Phật giáo lại cho rằng “Bất tri Đệ nhất nghĩa đế vị chi vô minh” (không liễu tri được Đệ nhất nghĩa đếvô minh)

 Theo Phật giáo Nam truyền giải thích, vô minh là không liễu tri được Tứ Đế, còn Bắc truyền Phật giáo thì cho rằng không giác ngộ được bản chất như thật của các pháp gọi là vô minh. Bản chất như thật ở đây tức là bản chất không thật tánh của các pháp và Phật tánh viên dung của chúng sanh. Và Phật giáo cho rằng muốn giải thoát thì trước hết phải liễu tri được Đệ nhất nghĩa đế ấy, cho nên đối tượng giải thoát tất nhiên là con người, nhưng đi sâu vào nội dung thì Bà-la-môn giáo chú trọng ở vấn đề đưa bản ngã con người ra khỏi tầm ảnh hưởng của Ý thức, còn Phật giáo thì lại phát triển Ý thức lên đỉnh điểm của nhận thức, tức là Diệu Quan Sát Trí để chuyển hóa tâm thứcgiác ngộ thật tánh các pháp.

2. Phương pháp giải thoát

 Do hướng đến sự thể nhập của bản ngã vào Đại ngã làm đối tượng nên các phương pháp của Bà-la-môn giáo để tiếp cận bao gồm thực hành các lễ nghi, nghiên cứu Veda và thực hành Yoga với mục đích hạn chế Ý thức để đạt được giải thoát. Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền lại cho rằng giác ngộ được các pháp như thật “nó đang là” mới được gọi là giải thoát; điều này đã được đức Phật dạy rằng: “Yah pratìtysamutpàdam paysyati so dharmam pasyati, yo dharmam pasyati so buddham pasyati” (Ai thấy lý Duyên khởi, người ấy thấy Pháp; ai thấy Pháp, người ấy thấy Phật”). Bởi vậy, trong Phật giáo, các pháp môn, dù là lễ bái, dù là niệm Phật, hay tọa thiền, đả thất,… tất cả đều lấy việc việc nâng cao sự nhận thức của tâm thức lên đến tột đỉnh của sự giác ngộ; nói khác hơn, tất cả chỉ vì hoàn thiện tính năng tự hoạt của tâm, mà một trong các đại diện của cái tâm ấy là Ý thức

 Tóm lại: Thiền Yoga là lối tu có trước đức Phật từ lâu, các đạo sĩ sống nơi hoang vắng, xa lánh sự ồn náo của thế gian, tu luyện lối sống minh triết đặc biệt; thiền Yoga có hai phái khác nhau:

- Hatha Yoga: Chuyên luyện tập thân thể chịu đựng dẻo dai, quyết chí bền vững với thời gian, mong được sống khỏe, sống lâu.

- Raja Yoga: Luyện tập ý chí trở thành năng lực thông tuệ, đem Tiểu ngã Atman hòa nhập vào Đại ngã Brahman”.

 Dĩ nhiên Bà La Môn khi đạt đạo của họ chỉ có 5 thần thông, nhưng không có lậu tận thông như 6 thần thông giải thoát của Đạo Phật; xem như thế mà bảo rằng “ức chế ý thức và cái định của Phật giáo Bắc truyền là cái định của ngoại đạo” là không chính xác.

2). HT TTL: Cái sai thứ hai là: Trong chỗ hết vọng phát sanh sự hiểu biết, mọi người đều lầm tưởng mà cho sự hiểu biết đó là trí tuệ; sự thật đó là tưởng tri chứ không phải trí tuệ. Đức Phật đã xác định trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, mà giới luật tức là đức hạnh, cho nên người có đức hạnh là người có trí tuệ, người có trí tuệ là người có đức hạnh.

2). Phản biện:

1. Nói rằng:Trong chỗ hết vọng phát sanh sự hiểu biết, mọi người đều lầm tưởng mà cho sự hiểu biết đó là trí tuệ; sự thật đó là tưởng tri chứ không phải trí tuệ”. Vấn đề này đã chứng minh bác bỏ ở phản biện thứ sáu ở trên khi luận bàn về Tưởng tuệ, ở đây tác giả Thông Lạc lại đẻ ra một danh từ mới nữa là tưởng tri; Tưởng tri là cái biết của tư tưởng, vẫn thuộc lãnh vực phàm phu, nên không thể đạt giải thoát được. Sự thực thì theo Bắc truyền, thân người gồm có thân và tâm, thân là sắc, tâm là thọ tưởng hành thức; tất cả sắc thọ tưởng hành thức phải không còn được chấp thật nữa mới gọi là vô ngã, muốn vậy hành giả phải quán sát thân tâmvô ngã.

 Thân là sắc do tứ đại, đất là của đất, nước là của nước, gió là của gió, lửa là của lửa chứ đâu có cái nào là của Ta; Tâm gồm Thọ Tưởng Hành Thức. Thọ là cảm thọ lúc cảm thọ vui lúc cảm thọ buồn lúc cảm thọ không vui không buồn, không cố định lúc có lúc không như thế thì làm sao bảo Thọ là Ta được, vì cái Ta trường tồn bất biến. Tưởng là nghĩ nhớ cái nọ cái kia, khi nghĩ nhớ khi không nên không thể bảo Tưởng là Ta được vì cái Ta trường tồn bất biến.

 Hành là suy nghĩ tạo tác, khi có hành khi không hành chẳng phải thường hành, nên cũng chẳng thể là Ta; Thức là ý thức phân biệt cũng vậy khi có phân biệt khi không, nên chẳng thể là cái Ta bất biến, do đó cả Thân và Tâm đều không phải là Ta nên vô ngã. Nếu sự quán chiếu đến thuần thục rồi, hành giả sẽ được giác ngộ kiến tánh, nghĩa là khi không còn một tí nào dính mắc chấp chặt vào Thân và Tâm nữa tức là chẳng còn niệm thiện niệm ác thì được giải thoát, và khi đã được giải thoát rồi thì làm gì có tưởng tri hay tưởng biết nữa.

2. Nói rằng:Đức Phật đã xác định trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, mà giới luật tức là đức hạnh, cho nên người có đức hạnh là người có trí tuệ, người có trí tuệ là người có đức hạnh”. Người có giới hạnh đầy đủ thì sẽ có trí tuệ, đó là đối với Nguyên Thủy, còn đối với Bắc truyền thì đức Phật nói tới hai loại trí, chúng ta trích một đoạn của bài Trí Tuệ trong quyển Phật Giáo Căn Bản của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến như sau:

- Căn bản trí:giác tính minh diệu mà mọi chúng sanh đều có sẵn, nhưng bị vô minh che lấp nên chưa xuất hiện, bị đủ thứ thói hư tật xấu như tham sân si mạn nghi v.v… vùi dập; thí dụ như chất vàng lẫn trong quặng đất sỏi đá, như mặt trời bi che bởi sương mù về mùa đông nên chẳng thể hiển lộ được.

- Hậu đắc trí:trí huệ có được nhờ công phu tu tập, ví như vàng đã được lọc luyện từ quặng đất sỏi, vàng không còn lẫn lộn với bất cứ chất gì khác; người tu hành đến khi hết vô minh phiền não, trí huệ hiện ra.

 Tuy phân ra hai loại nhưng chỉ là một, cũng như một thứ vàng, sau khi tu đạt hậu đắc trí tức trí huệ hiện; tất cả những ai tu muốn có trí huệ đều phải giữ Giới là lẽ đương nhiên, nhưng giữ Giới không thôi mà không tu hành gì cả thì giữ giới cả đời cũng chưa chắc đã có trí huệ, bởi vì chuyện đời như màng nhện như sỏi đất luôn luôn quấn quýt làm dơ bẩn con người. Khi gỡ được màng nhện này thì màng nhện kia dính vào, khi rửa được thân sạch thì miệng dơ, khi rửa được miệng sạch thì ý nhiễm sự đời, trăm nghìn thứ giữ sao cho trọn vẹn để phát sinh trí tuệ đây nếu không tu?

- Nguồn gốc trí huệ: Do chữ Nam Phạn (Pali) “Panna” chữ Bắc Phạn (Sancrit) “prajna”; người Trí Huệ hiểu rõ sự lý cùng tột, là trực nhận tánh không, là giác ngộ, là “Trí biết tục đế, Huệ thông chân đế”. Có thể nói Trí là thể tính sáng suốt trong sạch, Huệ là cái sáng chiếu soi, Trí Huệ rộng lớn (Ba La Mật) là thể tính sáng suốt soi sáng một cách tinh tường không thể nhầm lẫn; trí huệ là sự hiểu biết siêu việt cùng tột, là giải thoát.

- Làm sao có trí huệ?

 Muốn có trí huệ, đức Phật đã dạy tám vạn bốn nghìn pháp môn tu, người Phật tử có thể chọn bất cứ pháp môn nào thích hợp với mình để tu hành, đều có thể đạt được trí huệ tức là giải thoát. Tuy nhiên, căn cứ duy thức học, sau khi tu theo duy thức, các thức được chuyển biến thành các trí, khi hành giả đạt trí huệ sẽ có bốn trí như sau:

a. Thành sở tác trí: Năm thức Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân trở thành trong sạch không còn một tí gì bợn nhơ của năm trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, nghĩa là không còn vẩn đục bởi phàm trần. Tâm hành giả: như hồ nước trong lặng không gợn sóng, lúc đó năm thức biến thành “Thành sở tác trí”; nghĩa là năm giác quan của chúng ta trở thànhnăng lực thần diệu kỳ bí, chứ không còn là giác quan của kẻ phàm phu chỉ nhận biết một cách hạn hẹp mà thôi.

b. Diệu quan sát trí: Thức thứ sáu, là ý thức là thức góp ý nhận biết cho năm thức nêu trên, thức này làm việc suốt ngày đêm không ngưng nghỉ. Ban ngày suy nghĩ tưởng nhớ hết việc này qua chuyện khác, lo lắng buồn khổ, hân hoan sung sướng v.v…, ban đêm khi ngủ mộng mơ đủ cả. Khi tâm viên ý mã (tâm ý như khỉ ngựa) ấy đã được cột lại một chỗ hết đường cựa quậy qua sự tu hành rồi, thức này chuyển thành “Diệu quan sát trí” có công năng quan sát thâm diệu cùng khắp.

c. Bình đẳng tính trí: Thức thứ bảy Mạt Na là thức tự ý thức về chính mình, ô nhiễm cho rằng mình có một cái ta, Mạt Na phân biệt chủ thể khách thể tạo nên ý thức nhị nguyên chấp ngã (ta) nhân (người) chúng sanh (muôn loài). Năm giác quan cùng ý thức báo cho Mạt Na thông tin từ bên ngoài không hề đánh giá tốt xấu, chính Mạt Na là kẻ đánh giá phải trái hay dở tốt xấu v.v…, và ra lệnh cho sáu thức kia phản ứng hành động, đồng thời Mạt Na lại đưa tất cả các cảm giác (chủng tử) vào A Lại Da là thức thứ tám. Khi tu hành phá vỡ tan tành chấp tướng ngã nhân chúng sanh thọ giả (cảm giác) của Mạt Na thì nó chuyển thành “Bình đẳng tánh trí”, nghiã là trí huệ này có năng lực nhận thức chân thật về tính bình đẳng vô ngã trong muôn pháp.

d. Đại Viên cảnh trí: Khi cảm giác của tất cả các hoạt động của năm căn và ý được Mạt Na đưa vào A Lại Đa, thức này có nhiệm vụ giữ gìn tất cả các tin tức ấy, gọi là chấp trì sinh mạng chủng tử. Khi tu hành đạt đến địa vị vô lậu (không còn ô nhiễm), thức này chuyển thành “Đại Viên cảnh trí”, tức là thành cái trí huệ sáng suốt trong sạch như chiếc gương khổng lồ tròn đầy trong sạch soi chiếu cùng khắp, tương ưng cho chân tâm chân như Phật tánh.

 Tóm lại trong khi tu, hành giả Bắc truyền vẫn phải tuân hành giới luật triệt để chứ không phải là không có đạo hạnh như tác giả Thông Lạc đã lầm tưởng đâu.

3). HT TTL: Nói rằng: Trí tuệ hiểu biết những tưởng pháp như hiểu biết trong kinh sách Đại Thừa và các công án của Thiền Đông Độ là tưởng tuệ; sự hiểu biết đó không ích lợi cho mình cho người, sự hiểu biết đó chỉ là một hý luận. Từ xưa đến giờ các thiền sư dựng lên trò hý luận công án nói Đông trả lời Tây, nói Nam trả lời Bắc và còn hơn thế nữa là la, hét, chỉ, trỏ, v.v...(ĐVXP-Tập 8)

3). Phản biện:

1. Thiền Đông Độ là tưởng tuệ. Như đã phân tích phản biện trong các phần ở trên, tác giả Thông Lạc cho là Tưởng tuệ là không đúng: Tưởng là tư tưởng thuộc lãnh vực phàm phu, Tuệ là trí tuệ là phát huệ đưa đến bậc thánh, hai thứ khác nhau, không nên lầm lẫn tư tưởng với trí tuệ, cũng không nên ghép chung tưởng với tuệ để nói tưởng tuệ, mà phải nói là người tu đạt được trí Tuệ, khi đã đạt được trí tuệ thì không thể bảo rằng sự hiểu biết của Thiền Sưhý luận. Các cách hét la, đánh đập, chỉ trỏ, hỏi Đông trả lời Tây, hỏi nam trả lời Bắc v.v… chỉ là phương tiện thiện xảo của Thiền Sư để đưa hành giả mau đốn ngộ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mà thôi; những cách hành xử như thế đều không khác khi đức Phật đưa lên cành hoa nơi Hội Linh Sơn, Ngài Đại Ca Diếp nhìn thấy đã mỉm cười và được đức Phật ấn chứng ngộ đạo. Chúng ta nêu ra vài trường hợp kỳ đặc của Thiền sư như sau:

2. Thiện xảo của Thiền Sư:

 Trong Thiền Thất từ 20-10-1993 đến 26-10-1993 tại Từ Ân Thiền Đường, Việt Nam, một vị Tăng hỏi Hòa Thượng Thích Duy Lực: 

Hỏi: Vừa rồi con có nhập thất, khi công phu xong, con ra ngắm trăng, tự nhiên trong tâm lưu xuất năm câu “Sống điên đảo, nói điên đảo, ăn điên đảo, nghĩ điên đảo, tưởng điên đảo,” con không biết đó là cái gì?

Đáp: Dẫu cho lưu xuất đúng với Chơn như Phật tánh cũng là vọng, đừng biết tới, nếu khởi lên cái biết, Thiền tông gọi là “cửa của tất cả tai họa. “Tổ Sư Thiền là dùng cái không biết để tu, giữ cái nghi để đưa đến kiến tánh, khi kiến tánh sẽ biết hết”; nay có biết tức chướng ngại cho sự tu, nên nói chữ TRI là cửa tai họa. Ví như ngày trước bên Trung Hoa Hòa Thượng Thủy Lạo, bình thường đã có công phu nhưng chưa ngộ, ông xin yết kiến ngài Mã Tổ để trình công phu, khi vừa bước chân vào gặp ngài Mã Tổ nói:
- Đảnh lễ đi! Thượng Tọa Thủy Lạo đang lạy xuống bị ngài Mã Tổ đạp nhào một cái liền ngộ; ấy là thình lình chặn đứng sự suy nghĩ phân biệt, Ý thức của chúng ta như nguồn suối, ngày đêm chảy xiết, nên cái biết của Phật tánh chẳng thể hiện ra được; khi thình lình bị chặn đứng thì Phật tánh liền hiện, khỏi cần hỏi nữa, mới biết thủ đoạn của Tổ sư.

 Ví như: ngài Huỳnh Bá bảo nhiệm sau khi ngộ (tìm cách chứng tỏ mình đã ngộ), người khác thì nhập thất để bảo nhiệm (gặp vị đã ngộ rồi chứng cho mình đã ngộ), còn ngài lại đi vào một ngôi chùa làm công quả, ai sai việc gì làm việc nấy. 

 Một hôm, Thừa tướng Bùi Hưu (là người có tham thiền) đến viếng chùa, thấy trên vách vẽ một vị cao Tăng, hỏi người chủ chùa:
- Đây là hình tượng của ai?
- Đó là một vị cao Tăng.
- Hình vẽ đây rồi, còn cao Tăng ở đâu?
Chủ chùa im lặng không trả lời được; Bùi Tướng quốc hỏi:

- Chùa này có Thiền sư không?
Đáp: Có một vị mới đến mấy hôm, đang làm công quả, xem cử chỉ thì giống Thiền sư

- Vậy thì mời Sư đó ra. Gặp Hoàng Bá, Tướng quốc hỏi: 
- Hồi nãy tôi thấy bức tranh này, hỏi Chủ chùa, nhưng ngài lại tiếc lời dạy bảo, chẳng biết Sư có thể chỉ dạy không?
- Xin hỏi.
- Hình tượng ở đây, còn cao Tăng đâu?
Huỳnh Bá la lên gọi: Bùi Hưu!
Bùi Hưu đáp: Dạ.
- Ở đâu?


Bùi Tướng quốc liền ngộ, khen rằng: “Thật là Thiền sư!,” bèn mời về phủ cúng dường, và lễ Ngài làm thầy. Cho nên, Phật pháp chẳng phải do học, chỉ có Thiền sư kiến tánh rồi mới có cơ xảo đó, khiến người khai ngộ. Nếu người chưa kiến tánh, cứ theo lời nói để trả lời thì làm sao ngộ được; nay quí vị hỏi mà tôi trả lời là muốn khiến cho tin tự tâm đầy đủ, cứ giữ mãi nghi tình sau này sẽ ngộ.

 Xem hai thí dụ kể trên mà cho là: “sự hiểu biết đó không ích lợi cho mình cho người, sự hiểu biết đó chỉ là một hý luận. Từ xưa đến giờ các thiền sư dựng lên trò hý luận công án nói Đông trả lời Tây, nói Nam trả lời Bắc và còn hơn thế nữa là la, hét, chỉ, trỏ, v.v...” thì thật là lầm lẫn tai hại đối với Thiền Tông và oan cho thiện xảo của chư Thiền sư đã moi gan tim óc mình ra để hướng dẫn chỉ bảo người học đạt mục đích tối thượng mà có người không hiểu đã nhục mạ Thiền sưhý luận thì thật là không có lời nào nặng bằng!

 (Còn tiếp)

Toàn Không

 

Kinh sách trích dẫn tham khảo:

 

- Kinh Qủa Sa Môn trong Trường Bộ Kinh thuộc Nam truyền do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch.

- Phật giáo Thiền Tông thực tế đến không ngờ trong tập Hoa Vô Ưu tập 8 Thiền Tông VN, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

- Pháp Bảo Đàn Kinh của Hòa Thượng Thích Duy Lực dịch

- Pháp Môn Đốn Ngộ của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến, 2007.

- Bà La Môn giáotriết học Phật giáo của Như Thị.

- Phật giáo Căn Bản của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến, 2009.

- Thiền Thất trong Duy Lực Ngữ Lục.

NHẬN ĐỊNH LOẠT BÀI “PHẢN BIỆN” CỦA TOÀN KHÔNG

Bài 03

Quảng Hạo

Dưới đây là “phản biện” số IV của Toàn Không:

IV). HT. TTL: Đức Phật dạy: “Tu là phải lìa xa ý muốn của mình”, cái ý muốn của mình là gì? Là Bản Ngã Ác PhápBản Ngã Ác Pháp không ly thì làm sao có Niết Bàn? Vô Ngã Ác PhápNiết Bàn, chứ không phải Vô NgãNiết Bàn, vì vô ngã cả ác lẫn thiện là cây đá. [trang 41 TCB1]

Đạo Phật chủ trương: lấy thiện diệt ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình không làm khổ mình khổ người, từ chỗ này chúng ta suy ra để thấy Đạo Phật không mâu thuẩn, vì Đạo Phật "Vô ngã ác pháp chứ không phải vô ngã thiện pháp" . Nếu chúng ta tu hành vô ngã cả thiện pháp và lẫn ác pháp thì hóa ra chúng ta là cây, là đá; cây đá là một loại vô tri vô giác, đó là cái vô ngã của Đại Thừa, Đạo Phật không có vô ngã như kiểu đó. (ĐVXP-Tập 8)

IV). Phản biện: Căn bản của Đạo Phật là làm lành tránh làm ác, lấy thiện diệt ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình, không làm khổ mình khổ người; đó cũng là tôn chỉ của Phật Giáo Bắc truyền chứ chẳng phải riêng của Nguyên Thủy Nam truyền…

Nhận định của Quảng Hạo:

Ngay từ câu đầu tiên của bài 01, Toàn Không đã nhầm tưởng HT TTH đang dạy pháp “Tiểu thừa”, nên Toàn Không đã thay bằng một tên gọi khác: “Nguyên thủy Nam truyền” để tránh bớt sự miệt thị”!?

Trong “phản biện” này, Toàn Không lại tiếp tục nhầm lẫn ngớ ngẩn đến buồn cười: “Đạo đức Nhân bản Nhân quả” mà HT TTL đang xiển dương “chẳng phải riêng của Nguyên thủy Nam truyền”!? cố gắng dành lại “tôn chỉ” ấy cho Phật giáo Bắc truyền, quyết không để Nguyên thủy Nam truyền chiếm làm “của riêng”!?

Chúng tôi không cần phải giải thích cho Toàn Không rõ về sự nhầm lẫn này. Nhưng cảm ơn Toàn Không đã tạo cơ hội cho chúng tôi trình bày cùng quý độc giả về giáo pháp “Đạo đức Nhân bản - Nhân quả không làm khổ mình – khổ người – khổ chúng sanh” mà HT TTL đang xiển dương.

Giáo pháp chúng tôi đang muốn nói tới là “Giáo pháp Nguyên thủy” của Bổn sư Thích-ca Mâu ni do HT TTL dựng lại, chứ không phải Phật giáo Nguyên thủy Theravada mà Toàn Không gọi là “Nguyên thủy Nam truyền”. Giáo pháp ấy dựa trên căn bản kinh Nikaya mà HT Thích Minh Châu đã Việt dịch thành Đại Tạng Kinh Việt Nam. Tuy nhiên, như dịch giả đã viết trong “Lời giới thiệu” kinh Trung Bộ:

Chúng tôi dịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhântrách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm. Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắng phiên dịch Kinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổnchúng ta.”

Hòa thượng Thích Minh Châu đã xác định Kinh Nikaya không phải nguyên thủy trăm phần trăm, mà chỉ là văn bản “gần nguyên thủy nhất”. Dịch giả khuyên: người đọc phải tự tìm hiểu không cần qua lăng kính bất cứ một học phái nào dầu là Ấn Độ hay Trung HoaTự suy tư, quan sát, tự chứng nghiệm trên bản thân để xác định đoạn nào là Nguyên thủy, đoạn nào do những người kết tập thêm vào

Trên tinh thần ấy, HT TTL đã dầy công dựng lại một giáo phápchúng tôi gọi là GIÁO PHÁP NGUYÊN THỦY CHƠN NHƯ. Giáo pháp ấy hoàn toàn khác xa với các tông phái Đại thừa, cũng không giống với với Phật giáo Nguyên thủy Theravada mà Toàn Không gọi là “Nguyên thủy Nam truyền”…

Đó là giáo pháp lấy Đạo đức Nhân bản Nhân quả làm gốc. Ngoài cái gốc này ra không còn một thứ gốc nào khác. Nếu quả đúng như Toàn Không nói: “đó cũng là tôn chỉ của Phật giáo Bắc truyền” thì chúng tôi nguyện hết lòng tôn kính. Nhưng xét thấy không phải như thế, vì nếu đã nhận cái “gốc” này làm “tôn chỉ”, việc gì Đại thừa phải “phát triển” thêm kinh điển?, thêm nhiều tông phái?, mỗi một tông phái lại có thêm “tôn chỉ” riêng?…

Nên nhớ, Giáo pháp Nguyên thủy của Thế tôn không thừa không thiếu, Phải chăng vì thấy thiếu mà Đại thừa phải lập thêm “tông”, chế “kinh”, thêm “luận”?

Khi nói đến đạo Phật, người ta thường nghĩ ngay đến Thiền Định! Thật sự thì Giáo pháp Nguyên thủy của Thế tôn chỉ là một NẾP SỐNG ĐẠO ĐỨC. Nói cho đầy đủ là “Đạo đức Nhân bản - Nhân quả, không làm khổ mình - khổ người - khổ chúng sinh”. Thiền Định có được chỉ là hệ quả đương nhiên của một đời sống phạm hạnh tròn đầy. Trên phương diện hành trì, nền Đạo đức phạm hạnh ấy được triển khai trên BA CẤP VÔ LẬU HỌC và TÁM LỚP THÁNH ĐẠO.

Tam vô lậu học, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo v.v… là những thuật ngữ Phật học rất quen thuộc khiến người ta nghĩ rằng: những giáo pháp ấy có gì lạ đâu mà HT TTL phải dựng lại?. Vâng! Đó cũng chính là suy nghĩ của chúng tôi khi mới tiếp cận giáo pháp của Ngài.

 Nhưng khi đi sâu vào, chúng tôi mới nhận ra giáo pháp được dựng lại ấy dựa trên kinh nghiệm hành trì của một hành giả, khác xa với kiến giải suông của các học giả, giảng sư chỉ giỏi về lý luận nhưng thiếu hành trì.

Xin nêu vài ví dụ: Kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy: Đó là con đường duy nhất có thể chứng đạo trong vòng 7 ngày. Đến chỗ này, các học giả ú ớ, giảng qua loa hoặc tránh né… Cả những vị lãnh đạo Nam tông như Tỳ Khưu Brahmavamso, viện chủ thiền viện Bodhinyana ở Úc, giảng chệch đi là “một con đường với một mục đích duy nhất”. Thích Nữ Hữu Liên trong luận văn tốt nghiệp của mình, cũng đã nương vào Thiền sư Usìlananda của Miến Điện để giải thích cái gọi là “tính độc đạo” không có nghĩa là chỉ có một con đường duy nhất mà chỉ là con đườnghành giả phải đi một mình??? 

Vì chỉ giỏi lý luận mà thiếu đi sự chứng nghiệm tự thân, nên các học giả, giảng sư đã tưởng giải sai lệnh giáo pháp Nguyên thủy của đức Bổn sư. Nói đến Tứ Niệm Xứ là nói đến CHÁNH NIỆM trong Bát thánh đạo, đó là niệm bốn chỗ Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thế mà thầy tổ lại dạy chánh niệmniệm Phật A-di-đà đến chỗ nhất tâm??? Dưới đây là vài dẫn chứng:

- Tác giả Quảng Tánh giảng: Niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm bất loạn chánh niệm(?).

- Tịnh Không, một Pháp sư nỗi tiếng hiện nay dạy: “Hành trì theo phương pháp nầy sẽ giúp cho chúng ta nhất tâm chánh niệm A-Di-Đà Phật và giúp cho chúng ta an lạc thanh thản ngay trong giây phút hiện tại”(?).

- Ngay đến những vị được tôn lên hàng Tổ như Tổ Pháp Nhiên cũng dạy trong Ngữ lục của Ngài: “Do nguyện lực Đức Phật A Di Đà sẽ thành chánh niệm mà vãng sanh”(?).

- Gần đây nhất trên trang nhà Thư viện Hoa Sen, tác giả Như Pháp có một bài viết phê bình TS Thích Nhất Hạnh về cái gọi là Chánh niệm trong lễ an bánh thánh của người công giáo(?)…

Thật đau lòng khi Chánh niệm của Bổn sư Thích-ca Mâu-ni đã bị thầy tổ bứng ra khỏi cái gốc Bát thánh đạo! Chính vì thế HT TTL mới phải dầy công “dựng lại chánh pháp”.

Nếp sống đạo đức phạm hạnh được đặt trên căn bản Giới luật, bao gồm: Giới đức, Giới hạnh, Giới hành.

- Giới đức chính là đạo đức nhân bản, nhân qua, không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh. Là đời sống thiểu dục tri túc ba y một bát.

- Giới hạnh là hạnh ăn ngủ không phi thời, giữ hạnh độc cư phòng hộ sáu căn.

- Giới hành là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp. Chế ngự tham ưu trên thân, thọ, tâm, pháp…

Đây chính là đạo lộ từ giới đức làm người đến giới đức làm thánh mà Đức Phật đã dạy, chứ chẳng phải thiền định gì cả… Toàn Không đã dẫn kinh Sa Môn Quả đoạn nói về bốn thiền để phản bác một cách sai lạc câu “Vô ngã ác pháp là Niết bàn” của HT TTL.

Chúng ta biết rằng, Đức Phật đã hai lần nhập Sơ thiền, lần đầu khi còn bé, Ngài theo vua cha dự lễ nhập điền. Khi mọi người xuống ruộng, Ngài ngồi một mình dưới gốc cây jambu tham thiền nhập định theo cách thức của Bà-la-môn, khống chế ý thức không cho khởi tham dục, và Ngài đã nhập được Sơ thiền. Lần thứ hai, Ngài ngồi dưới cội bồ đề, nhưng không phải để tham thiền nhập định, không khống chế ý thức mà dùng ý thức TÁC Ý xã tâm ly dục ly bất thiện pháp. Khi ý thức đủ mạnh chuyển hóa thành lực của TÂM, Ngài đã dùng TÂM THỨC LỰC tiếp tục TÁC Ý HƯỚNG TÂM vào Sơ thiền, rồi thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư… Từ thiền thứ tư, Ngài đã TÁC Ý HƯỚNG TÂM thẳng vào TAM MINH đúng như lời kinh đã mô tả: “không có khó khăn mệt nhọc…”. Kết thúc lộ trình giải thoát bằng bài ca chiến thắng: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành…”

Chúng ta thấy rất rõ Đức Phật thành đạo là nhờ nếp sống ĐẠO ĐỨC PHẠM HẠNH, chứ chẳng phải thiền định. Thiền của giáo pháp Nguyên thủy là dùng ý thức xã tâm ly dục ly ác pháp, chứ không phải ngồi thiền ức chế ý thức không cho khởi tham dục… 

Toàn Không đã lầm khi dùng kinh Sa Môn Quả đoạn nói về Tứ thiền để “phản biện” lời dạy của HT THL. Chẳng những thế, Toàn không còn dùng những lý luận siêu hình tưởng của Bà-la-môn núp bóng Đại thừa để xuyên tạc giáo pháp Nguyên thủy của đức Thế tôn:

“…Vị ấy an trụ Thiền thứ tư. Đạt được thiền này rồi, vị ấy còn phải tiến lên không còn không thô, tưởng không, tưởng thức mà có tưởng vi tế tức tưởng rỗng không, rồi cái tưởng rỗng không đó cũng phải bỏ, mới qua Diệt tận định; Diệt tận định còn gọi là Diệt thọ tưởng định. Thọ tức là cảm giác của sáu căn đối với sáu trần, tưởng là phần bên trong nội tâm; trong nội tâm thì lặng, ngoài đối với sáu trần không dính, như vậy vị ấy đạt vô ngã hoàn toàn, tới đây nhập Diệt thọ tưởng định, chứng vô sinh tức quả A-la-hán. Hoặc vị ấy sau khi an trụ Thiền thứ tư rồi tiếp tục tu Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo để chứng Vô sinh qủa A La Hán., bấy giờ vị ấy chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng; đây là Niết Bàn của vị A La Hán, tại sao nói Vô ngã không đạt Niết Bàn?”

Toàn Không viết như thế có đúng không? Sự thậtĐức Phật từ Thiền thứ tư tác ý hướng tâm thẳng vào Tam Minh chứ không đi qua bốn định vô sắc của Bà-la-môn để nhập Diệt thọ tưởng định. Một điểm cực kỳ phi lý khác trong “phản biện” của Toàn Không là: từ Thiền thứ tư lội ngược về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo để chứng Vô sanh quả A-la-hán???... Toàn Không đã không có chút kinh nghiệm tự thân nào về giáo pháp Nguyên thủy, chỉ biết copy-paste những tài liệu sách vở tưởng giải của các học giả Bà-la-môn núp bóng đạo Phật dưới danh xưng Đại thừa Phát triển…

Trong cuốn “Hành Thiền” của cố HT Thích Minh Châu có một đoạn viết như sau:

“Kinh nghiệm Thiền đầu tiên của đức Phật là khi Ngài đến học đạo với Alara Kalama về pháp môn Vô-sở-hữu-xứ, và học đạo với Uddaka Ramaputta về pháp môn Phi-tưởng Phi-phi-tưởng-xứ. Hai pháp môn Thiền ngoại đạo, Ngài học, Ngài hành, Ngài chứng và được hai vị ngoại đạoxác nhận là đã thật chứng. Nhưng Ngài nhận thấy hai pháp môn ấy không đem đến giải thoát nên Ngài đã bỏ đi…. Này các Tỷ-kheo, rồi ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yếm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính Pháp này, và từ khước pháp ấy, Ta bỏ đi" (Trung Bộ Kinh)”.

Toàn không thử “phản biện” điểm này xem: các định vô sắc của ngoại đạo Bà-la-môn không mang lại giải thoát, nên Đức Phật không tôn kính, khước từ và bỏ đi… Thế mà Toàn Không lại cho rằng, từ Thiền thứ tư, hành giả phải tiến lên các Định Không này để nhập nhập Diệt thọ tưởng định mới đạt “vô ngã hoàn toàn”? Lại còn cái ngã rẽ thứ hai là từ Thiền thứ tư, hành giả phải lội ngược về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo mới chứng được A-la-hán???

Đây đúng là kiểu lý luận phá đạo của Bà-la-môn núp bóng Phật giáo mà Toàn Không đã vận dụng thành công trong “phản biện” của mình!. Đức Phật từ Thiền thứ tư TÁC Ý HƯỚNG TÂM thẳng vào TAM MINH để kết thúc đạo lộ giải thoát của Ngài đã bị ngoại đạo Toàn Không phủ nhận. Hãy đọc thêm đoạn này được trích từ sách “Hành Thiền” của HT Thích Minh Châu:

“Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta biết, trong khi phụ thân Ta, dòng họ Thích Ca, đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm phù đề. Ta ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ, khi an trú như vậy Ta nghĩ: "Theo con đường này có thể đưa đến giác ngộ chăng"? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là con đường đưa đến giác ngộ". Với kinh nghiệm này, Sa-môn môn Gotama thực hành Thiền định chứng Sơ thiền, Thiền thứ hai, Thiền thứ ba, Thiền thứ tư. Rồi đến Thiền thứ tư, Ngài hướng tâm và chứng được ba minh và cuối cùng, Ngài thành Đạo, chứng được Thánh quả, thành bậc Chánh giác.”

Đoạn văn trên nói rõ: Từ THIỀN THỨ TƯ, Ngài hướng tâm vào TAM MINH để THÀNH ĐẠO. Căn cứ vào giai đoạn này, nếu thấy có một pháp nào khác chen thêm lộ trình thành đạo của Đức Phật, như các Không Định, thiền Vô sắc, hoặc lội ngược về Bát chánh đạo, Tứ diệu đế. Ta biết ngay đó là âm mưu xuyên tạc giáo pháp Nguyên thủy của ngoại đạo.

Đúng như lời nhận định của HT Thích Minh Châu: Dụng tâm hiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vào con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lý quét sạch.”

Xin nói thêm chỗ này. Từ lâu, vẫn có nhiều học giả Đại thừa cho rằng, bốn thiền Hữu sắcĐức Phật đã thực hiệnngoại đạo thiền. Chúng tôi khẳng định, về tên gọi bốn thiền này giữa giáo pháp Nguyên thủyngoại đạo có thể trùng tên, Nhưng nội hàm của chúng khác xa nhau. Tứ thiền của ngoại đạoức chế ý thức không cho khởi tham dục bằng cách ngồi thiền nhập định mới có thể vào được. Ngược lại Tứ thiềnĐức Phật thực hiện dưới cội bồ đề không phải ngồi thiền nhập định, mà là trên căn bản ĐẠO ĐỨC PHẠM HẠNH, xả tâm ly dục ly ác pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Nhờ xả tâmđạo lực sung mãn, Bảy giác chiBốn như ý túc xuất hiện. Bốn như ý túc còn gọi là Tú thần túc , tức bốn đạo lựcsức mạnh vô song. Khi đã có đạo lực này, muốn vào thiền nào, chỉ cần tác ý hướng tâm hành giả sẽ được như ý (như ý túc). Chính chỗ này, kinh điễn Nguyên thủy gọi là “nhu nhuyến, dễ sử dụng, không khó khăn, mệt nhọc…” 

Chúng tôi gọi bốn thiền này là “TỨ THÁNH ĐỊNH” nhằm phân biệt bốn thiền ngoại đạo rất thịnh hành thời đức Phật. Chính đức Phật thành tựu bốn Thánh Định được cũng là nhờ Ngài nhớ lại thuở nhỏ, Ngài đã nhập được Sơ thiền ngoại đạo trong một lần theo vua Cha dự lễ hạ điền. Khi nhớ lại, Ngài đã tự hỏi: "Theo con đường này có thể đưa đến giác ngộ chăng"? Và này Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là con đường đưa đến giác ngộ"… Chính tại điểm này, các học giả lầm tưởng bốn Thánh Định là bốn thiền của ngoại đạo…

(.../...)

Về đoạn “phản biện” có liên quan đến HT Thích Thanh Từ, chúng tôi có mấy ý như sau: HT Thanh Từ đối với chúng tôi là một bậc Tôn đức đáng kính. Chúng tôi định cũng không đả động gì đến phần này, vì Toàn Không cũng chỉ dẫn lời HT mà không có khả năng chứng minh giáo pháp của HT đã được Đức Phật tuyên thuyết từ kinh tạng Nikaya.

Tuy nhiên, trích dẫn của Toàn không bài “Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ” trong “phản biện” này, khiến độc giảcảm tưởng HT tỏ ra vượt trội hơn Đức Phật, khi cho rằng pháp “vô niệm” của HT tắt ngang qua thiền thứ tư của Phật mà không cần phải thứ lớp như Phật đã nhọc công khổ luyện?...

Đoạn này Toàn Không cũng đã “phạm quy” nên chúng tôi cũng không có nhận định gì. Nhưng thay vào đó, chúng tôi xin trích lại một số ý kiến phản hồi của độc giả khi bài này được post lên trang nhà Thư viện Hoa Sen:

- Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 04/26/2011 04:37 PM

“Đọc bài trên tôi thấy thầy Thanh Từ có những sự ngây ngô đến buồn cười. Thầy cho rằng Thiền Tông không cần đi qua SƠ THIỀN: Ly dục, ly ác pháp, mà có thể đến thẳng TỨ THIỀN: xả niệm thanh tịnh, bằng cách cứ giữ cho tâm bình thường, là có thể chứng được đạo giải thoát. Thầy không biết rằng cách đó còn chưa làm nổi chuyện LY DỤC (muốn giữ tâm VÔ NIỆM), thì dù SƠ THIỀN cũng còn chưa đạt được, nói gì đến TỨ THIỀN. Tu kiểu đó là do tâm có lòng DỤC (muốn tu cho cao, cho nhanh) mà không hay biết. Đạo Phật không phải là đạo chỉ "hí luận" mà phải có sự thực hành mới khám phá ra những khó khăn vi tế của tâm.

Ngoài ra thầy Thanh Từ còn hiểu rất sai về TỨ THÁNH ĐẾ khi cho rằng đó chỉ là giáo pháp phương tiện sơ cơ mà Phật phải dùng trước khi đi vào giáo pháp cao siêu hơn.

Thầy phải biết rằng lý do Đức Phật ngần ngừ thuyết pháp sau khi thành đạo không phải vì giáo lý của ngài khó hiểu, mà vì nó đi ngược giòng THAM ÁI của chúng sanh. Ví dụ trong khi chúng sanh nào cũng muốn "yêu đời", mà giáo lý của ngài thì ngay chân lý đầu tiên đã tuyên bố rằng "ĐỜI LÀ KHỔ". Như vậy làm sao thích hợp cho họ được?

Tuy nhiên đối với các bậc trí tuệ, đã hiểu sâu về cuộc đời, thì lại có thể thấy rằng có nhận thức được "ĐỜI LÀ KHỔ" mới có khả năng thay đổi từ một người Phàm ra thành một bậc Thánh. Đó là lý do TỨ DIỆU ĐẾ còn gọi là TỨ THÁNH ĐẾ. Ngoài ra, TỨ THÁNH ĐẾ là bố cục của tất cả giáo lý của Đạo Phật mà chỉ một vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC như Phật Thích Ca mới có thể thấu triệtthuyết giảng trọn vẹn. Đó luôn luôn là bài pháp quan trọng nhất mà chư Phật CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC luôn luôn tuyên xưng đầu tiên với thế gian, khi chuyển bánh xe Pháp. Chính Đức Phật đã xác định sự quan trọng của TỨ THÁNH ĐẾ như thế này:

"Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về Bốn Pháp Thánh Đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma VươngPhạm Thiên, giữa các chúng Sa Môn, Bà La Môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim). Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về Bốn Pháp Thánh Đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma VươngPhạm Thiên, giữa các chúng Sa Môn, Bà La Môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. (Kinh Chuyển Pháp Luân)

Thật rất tiếc khi nhiều thầy Thiền Tông đã không hiểu thấu TỨ THÁNH ĐẾ nên đã coi thường giáo pháp quan trọng và đầy đủ nhất của Phật. Phải chăngThiền Tông Trung Hoa đã chủ trương"Bất lập văn tự, kiến tành thành Phậtnên hôm nay nhiều thầy mới bị mất căn bản về giáo lý của Phật một cách thê thảm như vậy? Cho dù các thầy có biện luận rằng "Giáo lý chỉ như ngón tay chỉ mặt trăngđi nữa, nhưng khi các thầy bỏ quên giáo pháp của Phật thì các ngón tay của các thầy chắc chắn sẽ đều trở thành những "NGÓN TAY NGO NGOE" không còn biết phương hướng nào để chỉ đến trăng.

Tôi xin sẵn sàng tranh luận với các thầy Thiền Tông về giáo lý và cách tu của Phật trên bất cứ diễn đàn nào. Tôi không nhắm đến sự hơn thua, nhưng để tạo cơ hội cho CHÁNH PHÁP của Phật được tỏ rõ trở lại cho phật tử VN chúng ta.” (Phản biện của GS001)

Để giúp cho Toàn Không hiểu thêm về tác giảThiền Tông Thực Tế Đến Không Ngờchúng tôi xin giới thiệu ý kiến của một phật tử Tịnh Độ toàn tòng: Trần Thị Hoa Trắng:

- Được gửi bởi trần thị hoa trắng (Guest) vào 04/27/2011 06:43 AM

(.../...)

Hai chữ "Thiền Tông" trói buộc Hòa thượng một cách thê thảm!. Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy “trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật", Hòa thượng lại đi con đườngtrực chỉ Thiền Tông, kiến tánh thành Phật" ư?. Khi đã chấp tông phái của mình theo là cao nhất và cao hơn các tông phái khác, như Hòa thượng giảng cho phật tử“Như vậy hệ thống Thiền Tông này phát nguồn từ chỗ đức Phật do dự không muốn nói, còn những hệ thống khác là Phật phương tiện mà nói. Đã là phương tiện thì không phải thật, còn chỗ thật thì không có lời. Vì vậy các Thiền sư khi muốn chỉ chỗ này thường đánh, hét, nạt v.v… mà không nói một lời. Bởi vì mở miệng là hai bên, mà hai bên thì mất cái thật rồi. Hiểu như vậy mới thấu đáo được ý nghĩa Thiền. Chỗ này chúng ta phải nắm cho thật vững" thì làm sao trực chỉchân tâm được trước khi tự mở trói cho chính mình?.

 Hòa thượng Thanh Từ nói đúng ở câu “phương tiện thì không phải thật", nhưng khi Hòa thượng kết luận tiếp rằng “chỗ thật thì không có lời" thì lại mơ hồ. Nếu mang cái “vô ngôn” nầy mà giải thích cho tường tận thì cả đời không "nói" hết. Tôi không tin rằng "ý nghĩa Thiền" chỉ nghèo nàn như Hòa thượng giảng. Nếu cứ nhại đi nhại lại câu chuyện "niêm hoa vi tiếu" ở Linh Thứu Sơn mà đặt một dấu chấm hết cho 12 tạng kinh thì thật là oan uổng cho ba đời chư Phật. Tôi trước mười phương chư Phật nguyện thọ khổ địa ngục nếu lời nói trên của tôi không đúng. Cũng vậy, tôi sẵn lòng dành thì giờ tranh luận với bất cứ Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, phật tử nào muốn làm sáng tỏ vấn đề; vì từ ngày Lá Thư Đạo ra đời: “…Tôi xin yêu cầu Thư Viện Hoa Sen, là một cơ quan truyền bá Phật pháp, xóa tên HT Thích Thanh Từ và các tác phẩm của hòa thượng trong trang Thư Viện Hoa Sen cho đến khi HT Thích Thanh Từ trả lời một cách đúng đắn vấn đề nêu trên; và chính thức yêu cầu giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về việc nầy.” (tháng 10, 2010), dường như giáo hội Phật giáo Việt Nam không lên tiếng. (Phản biện của Trần Thị Hoa Trắng). 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.