Mưa ngày đầu xuân

28/02/201710:46 SA(Xem: 7968)
Mưa ngày đầu xuân

MƯA NGÀY ĐẦU XUÂN
Vĩnh Hảo

 

mua bayCó những mùa mưa đi qua miền đất cũ
nhưng nhà cửa nơi đây thì mới
và những con người cũng mới
Mưa ngày xưa không phải mưa ngày nay
cũng không phải cơn mưa đã rơi từ nơi chốn xa vời
mà trông như chẳng khác gì mấy
 

Hằng giờ nhìn nước lăn tăn chảy thành dòng trên cửa kiếng
vẽ những đường đi có khi trùng lặp, có khi bất định
đường đi của những tia chớp từ trời cao
đường đi của những nhánh sông rẽ đôi rẽ ba ở cuối nguồn
Gió khua lồng lộng qua khoảnh sân trống
Khi những cây thông già cỗi cúi mình ngó xuống
Người già nhàn hạ ngồi bên cửa sổ
ngắm nhìn mưa rơi hay đếm những mùa mưa đi qua trong đời
Cơn mưa xưa và nay, có vẻ không gì khác
nhưng đời người hôm nay đã khác với ngày qua

Con chim sâu hăm hở tìm mồi khi trời tạnh
Thẹn thùng khép cánh những nàng hoa
Trên lá non long lanh nghìn hạt ngọc
Nắng bên đường đã vội nhòa theo chân

Cơn mưa nơi đây lâm râm mà dai dẳng
mỗi ngày đi qua con phố buồn tênh
đọng từng vũng nhỏ trên lối đi trải sỏi


chảy thành dòng vệ đường hai bên
bong bóng vỡ trên mặt hồ lặng
Ôi, sao mà nhớ quê nhà!
Dĩ vãng dù có khi buồn đau thống thiết
vẫn là dư âm của một thuở êm đềm, thơ mộng
Mưa rơi, mưa rơi, đẹp cả phương trời…

*

mua hueNhưng những cơn mưa nơi chốn quê xa ấy
ầm ầm, xối xả, bất tận ngày đêm
đã cuộn thành cuồng lưu cuốn trôi những xóm làng
Không có những nhánh sông rẽ đôi rẽ ba
chỉ có mặt nước mênh mông ngập tràn
lềnh bềnh những người và vật chết trôi
Bầy quạ hăm hở tìm ăn khi mưa tạnh nước rút
Giọt lệ ai rơi theo nhịp thở sông dài

Mưa… mưa rơi trên biển ấy
Mù mịt trời đông người hại người
Cá chết quanh năm phơi bãi vắng
Ghe thuyền lật úp choáng bờ khô
Máu nào trôi theo dòng nước độc
đỏ ối từ trong ra biển khơi
Ai người thấp cổ gào khan tiếng
Ai kẻ cao danh khép môi cười
Lệ khô miệng đắng hận ngun ngút
Khói mù cay mắt mẹ quê hương…

Mưa… ngày đầu xuân, mưa đã rơi
Lá mướt cành dương đọng cam lồ
Lòng trần gội rửa khi sương sớm
Thương người vời vợi mắt trùng khơi.

 

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2020(Xem: 11779)
30/09/2012(Xem: 10085)
30/08/2014(Xem: 6405)
06/06/2019(Xem: 15109)
01/10/2013(Xem: 7355)
01/10/2013(Xem: 5556)
02/11/2023(Xem: 2125)
02/04/2024(Xem: 878)
26/10/2021(Xem: 4586)
02/07/2024(Xem: 1171)
27/09/2015(Xem: 4889)
03/10/2022(Xem: 3289)
23/09/2018(Xem: 9548)
01/06/2023(Xem: 3161)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :