Mây trắng hỏi đường qua

23/04/201910:12 SA(Xem: 6803)
Mây trắng hỏi đường qua

MÂY TRẮNG HỎI ĐƯỜNG QUA
Vĩnh Hảo

 

doc hanhKhuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.

Bóng lữ hành về đâu trong gió bụi nghìn trùng.

Cồn cát, bãi hoang, trầm tích muôn vàn dấu chân, đi qua rồi đi lại; dấu sau xóa dấu trước; trùng lặp bao lần trong giông bão, gió chướng.

Có những đêm mưa không nơi trú ẩn, thủng thỉnh từng bước, dẫm trên sình lầy, băng qua xóm làng yên ngủ. Vội vàng chi, áo này sẽ kịp khô trước bình minh.

Trên cô phong đỉnh, đầu chạm trời xanh, chân dẫm mây trắng, mắt đa tình phóng nhìn làng mạc xa trong bóng chiều sương khói, thương nhân sinh khổ lụy trong mê lộ đời kiếp, biết hỏi ai con đường! (1)

Niềm cô tịch ngập tràn dưới những bước chân, lừng lững đi vào phố thị.

Giữa chốn phồn hoa, nghe ra tiếng nhạc du dương, êm đềm ru giấc trăm năm.

Mộng bình sinh không lưu mãi trong linh đinh thế cuộc. Người với ta chung nhịp u mê. Vui thì cười, buồn thì khóc. Vọng động tìm nhau buộc/mở dây oan trái. Thấy việc bất nhân không thể không nói. Nhìn người vô tình chẳng thể khoanh tay. Bất mãn, đấu tranh. Yêu thương, chiếm hữu. Vào tù ra tội, khổ sai tủi nhục một phen đã biết mùi nhân thế. Trong đau khổ cùng tận vẫn nhìn ra vẻ tịch liêu sâu thẳm…

Ai từng đi qua đường mây nổi


Dặm dài xa hút bóng chim bay
Phơ phất chiều hoang sương lạnh núi
Lãng tử canh tàn tỉnh giấc say.

Hương vị cô liêu (2) từ rừng thẳm,
Rót tràn đáy mắt những đêm thâu.
Ngọt ngào tiếng ca bên bờ suối
Mơ màng thức/ngủ mộng liêu trai

Lững thững quay về ghềnh đá bạc
Tìm lại mục tử hỏi đường mây
Người đâu tuyệt tích, ai tra vấn
— Mây trắng, phương nào lại chẳng bay.

Không người, không ta, không bờ bến
Tịch mịch đầu non đá đơm hoa
Lặng lẽ xếp lại cuộc đi/đến
Mắt xanh vẫn ngời dặm trùng xa.

 

California, ngày 23 tháng 04 năm 2019

www.vinhhao.info

  

________________

 

(1)    Hình ảnh từ bài thi kệ bốn câu, tương truyền là của Hòa thượng Bố Đại (? – 916): “Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du / Thanh mục đỗ nhân thiểu / Vấn lộ bạch vân đầu.” Bài đã được dịch và phổ biến trong văn học Phật giáo Việt Nam: “Bình bát cơm ngàn nhà / Thân chơi muôn dặm xa / Mắt xanh trông người thế / Mây trắng hỏi đường qua.” Trong thiền môn khoa nghi cũng có bài thi kệ này, hai câu sau đổi khác: “Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du / Kỳ vị sinh tử sự / Giáo hóa độ quần mê.”  Tạm dịch thành bài thất ngôn như sau: “Một bình bát, khất thực muôn nhà / Đơn thân rảo bước muôn dặm xa / Chỉ có sinh-tử là việc lớn / Tận tụy hóa độ khắp hà-sa” (Vĩnh Hảo, Thư Tòa Soạn Chánh Pháp số 13, tháng 12.2012).

(2)    “Trên tất cả là hương vị cô liêu tuyệt đối. Bởi vì, hương vị của Chánh pháp chính là hương vị cô liêu của sự sống.” (Tuệ Sỹ —  “Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo”)

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2020(Xem: 10629)
30/09/2012(Xem: 9714)
30/08/2014(Xem: 5985)
06/06/2019(Xem: 13873)
01/10/2013(Xem: 7009)
01/10/2013(Xem: 5133)
02/11/2023(Xem: 1254)
26/10/2021(Xem: 3713)
27/09/2015(Xem: 4567)
03/10/2022(Xem: 2726)
23/09/2018(Xem: 8723)
01/06/2023(Xem: 2193)
25/09/2014(Xem: 10226)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.