Hiểu đúng về chữ tu

10/07/20143:05 SA(Xem: 6439)
Hiểu đúng về chữ tu
2
HIỂU ĐÚNG VỀ CHỮ TU
Nguyễn Mạnh Hùng

blankChuyện là thế này, có một cháu học sinh nhất định không chịu tham gia chương trình Wake Up Asia 2014 tại Thái Lan. Lý do rất đơn giản bởi cháu nghĩ rằng đi tu tức là phải cạo tóc mà cháu là con gái. Rằng đi tu tức là vào chùa sống như một nhà sư, như một sư thầy hay sư cô. Nghe tới chữ tu là cháu đã sợ rồi và cháu nghĩ rằng tu rất rất khó.

Quả thật, cứ nghe đến chữ tu là hầu hết chúng ta liên tưởng tới nhà chùa, đến những người mặc áo cà sa hay đắp y màu vàng, cạo đầu và sống khắc khổ. Không ít người nghĩ rằng tu yếm thế, rằng chỉ những người chán đời hoặc gặp sự cố lớn mới trốn vào chùa cạo tóc, ở ẩn để trốn tránh.

Khi ở trên máy bay từ Hà Nội qua Băng Cốc, bé Thùy Dương, 8 tuổi hỏi tôi “Bác ơi, có thật là sang đó tu, tất cả phải cạo hết tóc không bác”. Tôi giật mình, thật sự giật mình. Sau khi nghe tôi trả lời, Thùy Dương quay sang Minh Anh và Hương cùng mấy bạn khác nói “Thấy chưa. Không phải cạo tóc đâu!”

Tu là sửa. Đi tu là chúng ta thực tập sửa đổi tâm tính của mình mỗi ngày mỗi giờ. Tu là phước. Ta tu để tự thay đổi chính mình, biến mình từ một người phàm phu thành một vị Phật.

Đệ tử Phật gồm hàng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắcƯu bà di. (Ưu bà tắcƯu bà di còn gọi là Cận sự namCận sự nữ). Những quý thầy quý sư cô xuống tóc, sống trong chùa, trong các tu viện là những người xuất gia. Chúng ta là những cư sỹ tại gia thì vẫn sống cuộc sống bình thường, đi học, đi làm bình thường chứ. Tôi luôn nghĩ chúng ta cùng là Phật tử, tức là những người con của Đức Phật và cùng tu để thành Phật. Nói vậy chứ tôi vẫn thích dùng từ “cận sự nam” và “cận sự nữ” hơn. Bởi chúng ta là những người cận sự đang tu tập theo con đường mà Phật đã tìm ra. Tự nhận mình là con Phật cũng đúng nhưng thực chất những người xuất gia đâu có con!

blankTham gia khóa tu Wake Up Asia 2014 lần này chúng tôiít nhất 5 ngày để được tu tập trung, tu suốt 24 giờ mỗi ngày, tức thực tập thay đổi mình. Rất nhiều người không có thói quen cười và thư giãn thì 5 ngày này chúng tôi luôn được nhắc nhở mỉm cười. Tất cả các thiền sinh được nhắc thư giãn và thảnh thơi mọi lúc mọi nơi: lúc chấp tác, khi nấu ăn, lúc rửa bát, khi đi thiền hành, lúc chơi thể thao, khi đi vệ sinh, rồi đi ngủ,… Nhiều bạn tu luôn căng thẳnggiận dữ thì được sống trong bầu không khí bình an và được nhắc tâm mình thường xuyên để bớt đi sự giận.

Bạn có biết không, chúng ta bị các tập khí xấu cuốn trôi phăng đi mỗi ngày và chúng ta tạo ra biết bao tội lỗi. Khi tu, nhất là cùng có mặt bên nhau trong khóa tu dài ngày, chúng ta thực tập thay đổi mình, làm cho mình tốt hơn. Đây là dịp quý giá để chúng ta tự nhận ra các lỗi lầm để sửa đổi. Ví dụ, ai cũng biết rằng giận là xấu nhưng chúng ta khó thay đổi. Vì vậy tăng đoàn và những bạn đạo cùng tu rất quan trọng. Họ động viên ta, chỉ lỗi để ta nhận ra và sửa, cùng ta sửa mỗi ngày mỗi giờ.

blank5 ngày của khóa tu Wake Up Asia 2014 là một quá trình, là sự tiến hóa. Thức dậy chúng tôi đã nhắc nhau cười rồi. Cả ngày chúng tôi đươc sống trong rừng cây xanh rộng 15 héc ta tràn đầy màu xanh và khí ô xy trong lành. Mỗi ngày chúng tôi được nghe biết bao nhiêu tiếng chim hót, được tận mắt thấy hoa nở, bướm bay. Mỗi đêm chúng tôi thấy trên trời rất nhiều sao, nhiều lắm. Chưa bao giờ tôi thấy trời nhiều sao và sao lại sáng đến thế. Và cứ như vậy bình an ngấm sâu vào thân và tâm chúng tôi. Mỗi một cảnh đẹp, mỗi hành xử của bạn tu cho chúng tôi một cái nhìn mới, làm tâm được mở rộng ra.

Bạn biết không, trong mắt của người thường thì ngay cả với những ai không phải là xuất gia, khi tu, thường mặc áo tràng nâu hay lam, thường phải tụng kinh, gõ mõ, ngồi thiền cả ngày, không được vui chơi,… Tuy nhiên điều đó không hề đúng với Phật tử tại gia chúng ta. Trong khóa tu Wake Up Asia 2014 vừa qua, các bạn trẻ mặc áo phông, mặc quần áo bình thường. Quần áo nào cũng được miễn là kín đáo. Mỗi ngày ngồi thiền chỉ có một thời 30 phút mà thôi. Chúng tôi hát trong chánh niệm hay cách gọi khác là thiền ca. Những bài hát rất hay, rất tình cảm, chan chứa yêu thương và đầy trí tuệ. Chúng tôi hát trong tiếng đàn ghi ta du dương, với tiếng trống ấm áp. Hay vô cùng. Vui lắm. Lời bài hát lại chính là những bài giảng rất hay, những bài hướng dẫn chúng ta tu tập rất tuyệt vời. Tôi xin nêu ra đây lời của một bài hát để chúng ta cùng thưởng thức nhé

Mời bạn đến bên tôi đây, những lúc vui buồn
Bình Trà thơm mình hãy uống cho chánh niệm
Thở cho sâu thở thật nhẹ, cười lên nhé em
Để thấy rằng cuộc đời kia rất chân thật
Mời bạn đến bên tôi đây khi thấy mệt nhoài
Đặt vào tim một bàn tay như vỗ về
Thở cho sâu thở thật nhẹ, cười lên nhé em
Để thấy rằng cuộc đời kia rất chân thật
Mời bạn đến bên tôi đây khi nước mắt rơi
Đặt bàn tay, thả buồn đau lên đất mẹ
Thở cho sâu thở thật nhẹ, mẹ ôm ấp cho
Để thấy rằng cuộc đời kia rất tươi đẹp....

blankTu là sửa là thay đổi chính mình. Chúng ta sửa từng động tác và việc làm, từng lời nóicử chỉ, từng suy nghĩ và cách nhìn. Như lời Phật dạy “Tâm dẫn đầu các pháp” nên thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn là quan trọng nhất. Trong quãng thời gian 5 ngày tĩnh lặng, không điên thoại, không máy tính và internet, không ti vi và báo chí, sống bên nhau trong bình an giữa thiên nhiên làm mỗi chúng tôi có cơ hội soi sâu thẳm vào bên trong. Để nhận ra mình là ai. Để thấy biết như thật. Để giật mình thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của mình.

Rất nhiều bạn đã khóc. Khóc vì vui cũng có, khóc vì tiếc những ngày tháng lãng phí trước đây cũng có. Khóc vì hạnh phúc cũng nhiều mà khóc vì đã nhận ra cách sống đúng cũng không ít. Nhìn những giot nước mắt rơi mà tôi vui vô cùng. Một niềm vui thật khó tả.

Trong khóa tu Wake Up Asia 2014 có phần “làm mới” trong đó có phần tưới hoa. Bạn có biết không, chúng ta vốn có sẵn rất nhiều hoa trong vườn tâm của mình. Chỉ cần biết cách tưới hoa là mình chạm vào được những hạt giống tích cực nơi mình và nơi người khác. Cánh cửa tâm thức của người kia sẽ được mở ra. Làm mới chính bản thân mình là rất quan trọng để trị liệuchuyển hóa bản thân.

Tu thực ra đơn giản như vậy đấy. Chúng ta chỉ cần ôm ấp cảm giác của sự cô đơn hay nỗi buồn của mình như người mẹ ôm ấp đứa con. Chúng ta ôm ấp bằng cách theo dõi hơi thở vào và ra, chúng ta theo dõi mỗi bước chân chánh niệm khi đi thiền hành. Chúng ta tu bằng cách tự nhắc tâm mình lắng dịu xuống.

Tu là chúng ta thực tập buông thư: buông bỏ những giận hờn, những phiền nào của mình. Chúng ta tự trở về nơi hải đảo tự thân không còn sự tổn thương, sợ hãi, giận hờn. Chúng ta hướng về tâm của mình để được bình an.
Tu là khi có cơn giận, chúng ta nhìn sâu vào cơn giận. Và rồi tự chế tác ra những suy nghĩ có tình yêu thương, cho thân và tâm được nghỉ ngơi ở nơi có tình yêu thương.

Tu là chúng ta thực tập hòa giải với người thân, người thương của mình. Là dùng lời ái ngữ, những lời hay ý đẹp để hòa giải. Chúng ta thực tập nói những lời không mang lại khổ đau, tổn thương cho người kia, không đổ lỗi, không phàn nàn, không la hét.

Khi đã biết tu rồi, chúng ta chủ động hòa giải, ta là người tìm đến người kia trước, chủ động chia sẻ, chủ động xin lỗi. Tất cả cần thực hành chân thành, từ tâm của mình. Trong lúc chia sẻ, chúng ta nhắc lại và nhấn mạnh những điểm tốt của người kia, những điểm mạnh của họ mà mình trân quý. Người biết tu là tức khắc biết cách dùng giọng nói thật ấm áp, khuôn mặt thật dễ thương, phong cách thật nhiệt tình… thật sự là những hạt giống tốt để làm cho bông hoa – người thương của ta đang héo trở nên tươi.

Tu là chúng ta biết lắng nghe, thậm chí lắng nghe thật sâu sắc, tràn đầy cảm thông. Chúng ta cần lắng nghe với tâm từ bi, lắng nghe mà không phán xét. Nếu trong quá trình lắng nghe bị chạm vào hạt giống tổn thương của mình thì mình nên tạm thời xa người kia và hẹn một ngày khác để chia sẻ.

Tôi mới tu có chục năm nay mà thôi, tuy nhiên tôi thấy mình đã sửa được khá nhiều tính xấu. Tôi bớt nóng tính hơn, biết lắng nghe hơn. Tâm tôi ngày càng cởi mở hơn, rộng lớn hơn. Cái nhìn của tôi cũng rộng ra, xa hơn. Tôi tự thấy mình đang tiến về phía trước như gần Phật hơn, gần với những đức tính ủa Phât hơn. Mỗi ngày. Bây giờ nhìn lại ngày xưa thấy mình thật là kém cỏi, thật ích kỷ, thật trẻ con, và nhiều khi quá vô lý nữa..

Trong 5 ngày của khóa tu Wake Up Asia 2014 vừa qua, 450 tu sinh chúng tôi thật sư được bên nhau. Chúng tôi có duyên lành được gần gũi với 160 quý thầy, quý sư cô, được bên những bậc thiện tri thức, những người đi trước chúng tôi trên con đường thực tập hiểu và thương.

Mỗi chúng ta là một cây. Phần bụng ta là thân cây, là gốc cây. Thân cây có nhiều năng lượng để nuôi cây. Chúng ta tu để bụng tốt, dạ lành, để lương tâm thiện. Phần ngực ta là con tim. Tim là phần cảm xúc. Đây là phần cành cây. Ta cần tu làm sao để tâm mình nhận ra phần thiện và hướng mình làm theo những gì thiện lành. Cuối cùng đầu ta là bộ não, là mọi suy nghĩ. Đây là lá cây. Cần tu để chúng tasuy nghĩ đúng. Tóm lại tu là để cả 3 phần gốc cây, cành cây và lá cây phát triển. Tu là nạp năng lượng cho mình, tạo cảm xúc tốt cho mình, hướng suy nghĩ thiện cho mình.

Theo quy định, khóa tu Wake Up Asia 2014 chỉ dành cho các bạn trẻ , tuổi từ 18 đến 30, nhưng theo quan sát của tôi thì các em nhỏ tám chín tuổi cũng tham dự, các bác trên 60 cũng tham gia. Quả thật việc tu không dành riêng cho lứa tuổi nào. Đến đây tham dự khóa tu có đủ mọi thành phần xã hội, mọi trình độ và nghành nghề. Tất cả đều bình đẳng và cùng tu giống nhau.

Tu là cả một hành trình. Chúng ta đang bước trên con đường này, kẻ đi trước người theo sau. Càng tu, tâm ta càng mở càng rộng. Càng tiến về phía trước cái bản ngã càng giảm đi, cái tôi, của tôi càng bớt. Mỗi ngày trôi qua, nếu tu thật sự, chúng ta thấy mình vì chúng sinh nhiều hơn. Và dĩ nhiên thấy hạnh phúc hơn, an lạc hơn.

Xin nhắc lại, bạn dừng nghĩ tu là vào chùa và cạo đầu sống khổ hạnh. Người tu có thể xuất gia hay tại gia. Và chưa hẳn các quý thầy, quý sư cô sống trong chùa đã tu tập tinh tấn hơn, đã tiến bộ hơn, đã giác ngộ hơn những người tại gia. Lịch sử đã cho thấy rất nhiều cư sỹ tại gia đã tu tập tốt và chứng quả thánh.

Việc của tôi và bạn hiện nay là tin vào con đườngĐức Phật đã tìm ra, các thầy tổ đã đi qua. Chúng ta vững tâm, quyết chí bền gan sửa chính mình mỗi ngày, mỗi phút giây. Chúng ta không cần mong chờ nhưng kết quả sẽ tự đến. Gieo hạt xoài và ta chịu khó tưới tẩm, chăm bón dĩ nhiên ta được thu hoạch xoài. Chẳng sớm thì muộn.
blank
Mưới động tác chánh niệm
Nấu ăn...
Nấu ăn...
Cung tu tap ben nhau
Cùng tu tập bên nhau
TS Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:
3, Những hạt giống nảy mầm
4, Đã về, đã tới thật rồi
5, Đến bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội
6, Chọn cách lấp đầy các ngăn trống
7, Ta có là ta - Ta mới đẹp, Be beautiful – Be yourself
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6714)
23/09/2020(Xem: 3748)
18/09/2016(Xem: 11685)
14/08/2017(Xem: 6946)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.