Nang Luong Tu Bi va Tri Tue

28/02/20153:51 SA(Xem: 6188)
Nang Luong Tu Bi va Tri Tue

NĂNG LƯỢNG TỪ BITRÍ TUỆ TẠI BĐĐT

Đến đây trong tuần lễ rằm thượng nguyên năm Quí Tị (2013), buổi sáng cùng với huynh đệ lặng lẽ từng bước chân trần vào khuôn viên đại tháp.  Bước qua cổng an ninh, quẹo phải là đối diện với đại tháp sừng sửng trên bầu trời trong, ánh trăng rằm thật diệu kỳ, mặt trăng như treo trên đỉnh tháp.

 

bodedaotrang-02Chậm rãi bước xuống những bậc thềm, ngang qua trụ đá Phật nói: “Như thế nào là Bà La Môn”, ngang qua hai dấu chân Phật, xuống vài bậc thềm nữa là đến nơi thờ tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.  Bốn giờ sáng cửa đại tháp còn đóng, mọi người từ khắp nơi về đây, tiếng đọc kinh theo ngôn ngữ riêng vang trong bầu không khí tĩnh lặng, âm thanh như hòa quyện không gây chói tai hay khó chịu khi nghe nhiều âm khác lạ như vậy.  Nhiểu quanh đại tháp bên trong có tôn tượng Phật, có cây Bồ Đề và tòa Kim Cang Phật đã từng ngồi và chứng ngộ, lòng bỗng nhiên trống vắng…, mọi suy tư lo lắng, mọi phiền não tiêu tan, những vui, buồn trong gia đình của những người thân yêu vuột trôi nơi nào…bây giờ và nơi đây chỉ còn lại từng bước, từng bước chân trần chạm vào mặt đá lạnh cứng.  Qua tường phía Đông, đến phía Bắc, nơi cội Bồ Đề và tòa Kim Cang, qua tường phía Tây là những đóa sen làm nên để đánh dấu nơi đức Phật thiền hành sau khi chứng ngộ, tới phía Nam đi ngang qua tượng Bồ Tát Quán Thế Âm; tương truyền: nếu ai có nguyện gì thì nhắm mắt lại và từ con đường phía trước Ngài khoảng 5 mét đi tới và chạm được vào chân Ngài thì nguyện ấy sẽ thành.  Một vòng, hai vòng và nhiều vòng, cửa đại tháp mở, mọi người sắp hàng để được vào đảnh lễ đấng từ phụ Thích Ca.  Theo truyền thuyết tượng Phật nơi đây do Bồ Tát Di Lặc từ cung trời Đâu Suất xuống đắp và khắc nên.  Do vậy tôn tượng nơi đây dung nghi rất trang nghiêm, đầy trí tuệ.

  • Con thành kính đảnh lễ Phật, Phật nhân trong con và Phật tôn tượng bên ngoài tương ưng, tương tức
  • Con thành kính đảnh lễ Pháp, những lời Phật dạy, những sắc tướng bên ngoài, kể cả thân con đang lễ lạy, biến chuyển không ngừng theo từng động tác đứng lên, quỳ xuống.
  • Con thành kính đảnh lễ Tăng, những vị sống vị tha, vô ngã, hòa cùng năng lượng vô biên.

bodedaotrang-01010142Ra khỏi đại tháp, tìm một chỗ gần cội Bồ Đề, ngồi tĩnh tọaThời gian trôi qua không biết bao lâu, có một va chạm nhẹ trên lòng bàn tay ngửa đặt trên chân ngồi theo ấn thiền của đức Phật.  Tôi nghĩ có lẽ một chiếc lá bồ đề rơi và dính lại đó.  Trở lại quan sát tâm của mình, không có một niệm nào dấy khởi, lạ quá! Chợt hiểu ra chung quanh đây năng lượng trí tuệ trùm khắp…, chỉ có cái biết: biết nghe, biết nhìn, biết xúc chạm, biết mùi hương mà không có một ý niệm so sánh nào cả.  Chỉ có ngay đây và bây giờ trí tuệ mới thật tràn đầy và lòng từ bi được cùng thể hiện.  Cảm niệm vô cùng ân đức của đấng từ phụ Thích Ca, nơi đây Pháp của Ngài thật sự được mọi người áp dụng, không qua 12 bộ kinh, chỉ bằng cách buông xà Thân và Tâm ý, sự an lạc hiển bày, mọi đau khổ, buồn vui đều chấm dứt.  Đây là con đường Diệt Khổ trong bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đếđức Phật đã giảng sau khi chứng quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác. Không lạ gì mọi người đều muốn đến đây tu tập để được thể nghiệm giây phút an bình và sau đó đem về nuôi dưỡng cho suốt quảng đời còn lại.

 

Trở lại cuộc sống đời thường với bao khát vọng và tham ái của cõi dục giới, dĩ nhiên dễ bị lôi cuốnphiền não không thể tránh khỏi, chỉ cần nhớ lại thời gian tại BĐĐT sự bình an sẽ tự trở về thôi. 

Đến lúc xả thiền, xoa bóp thong thả những chỗ bế tắc, thư giản mọi cơ bắp từ đầu đến chân, quỳ thẳng lên đọc bài Kinh Bát Nhãhồi hướng, nguyện cho năng lượng trí tuệtừ bi nầy lan tỏa đến mọi chúng sanh, đến mọi nơi, để chúng sanh được sống trong an lành, thương yên nhau như anh em một nhà thì hạnh phúc biết bao.!!

Sắp đến giờ đóng cửa khuôn viên đại tháp, luyến lưu với năng lượng tràn đầy, lại nhiểu quanh đại tháp ngõ hầu có thể tiếp tục chiêm nghiệm phút giây quí hiếm  Đây là nguồn năng lượng cần phải duy trì và sống cho được đến khi nhắm mắt xuôi tay, không còn bám vào xác thân nầy nữa. 

Ngày hôm sau trở lại khuôn viên đại tháp, chỉ cần bước qua cổng, năng lượng trí tuệtừ bi lại được thể nghiệm, tràn ngập và chan hòa rộng khắp.  Đúng rồi đây là ngôi nhà tâm linh, ngồi trong nhà nhìn ngắm mọi nơi rõ ràng minh bạch, mọi hiện tượng bên ngoài đều không dính dáng.  Bỏ lại phía sau tất cả những cảnh tượng bất như ý, những ồn náo, những khổ đau hay không của kiếp người huyễn mộng…

Mỗi ngày, mỗi ngày hãy quay về, bước vào ngôi nhà tâm linh của chính mình, mỗi vọng niệm buông xả thì nguồn năng lượng trí tuệtừ bi của khuôn viên đại tháp sẽ ở mãi trong ngôi nhà của mọi người, sẽ chiêm nghiệm được niềm an lạc vô biên.  Hãy cố gắng huân tập khi thân còn khỏe mạnh, ý chí còn kiên cường, dứt khoát.  Nếu khi bịnh khổ đến rồi, ý chí cùn nhụt, niệm khởi liên miên không dễ buông xả thì giống như hòn đá nặng chìm sâu xuống biển.  Sợ thay! Sợ thay!

Mọi người từ khắp nơi trên thế giới, tha thiết đến đây tu tập chỉ vì họ thể nghiệm được sự an lạc chốn nầy.  Chính do định lực của mọi ngườitrí tuệ hiện bày, lòng từ bi cũng đồng thể hiện. 

  • Nguyện cho tất cả chúng sanh vững niềm tin mình có sẵn hạt giống Phật (Phật là tánh giác, là trí tuệ Bát Nhã).
  • Nguyện cho tất cả chúng sanh cố gắng huân tập, nhớ lại Phật tánh của mình thoát khỏi mọi khổ đau.
  • Nguyện cho tất cả chúng sanh, thương yêutha thứ cho nhau trong tình anh em một nhà, sống trong thế giới hòa bình, hạnh phúc.

NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI.

 

ThCh.

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6714)
23/09/2020(Xem: 3748)
18/09/2016(Xem: 11685)
14/08/2017(Xem: 6946)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.