Mùa Xuân Cuối Cùng

31/01/20193:38 CH(Xem: 7412)
Mùa Xuân Cuối Cùng

MÙA XUÂN CUỐI CÙNG
Tùy Bút

 

Tượng Phật (TK.9-10)
Tượng Phật (TK.9-10) cao cở 15cm làm bằng đá quý
và đồng thật sự hiếm hoi còn sót lại.
Nguồn: ViTran – Địa điểm: Nālandā

Hôm nay tôi lại khóc, khóc nức nở tựa như một đứa trẻ lên năm vừa hiểu ra nổi mất mát lớn nhất trong đời: mất cha mẹ và người thân… Khi bừng tỉnh khỏi giấc ngủ buồn, tôi chợt nhận ra mình đang ở một thế giới khác, hoàn toàn khác mà tôi đã quen thuộc và lớn lên, nhưng cảm xúc mất mát vô tận vẫn còn thấm đẫm nguyên vẹn trong tôi như vẫn còn trong giấc mơ đó. Thế là tiếng khóc nấc của tôi tiếp tục tuôn trào bất kể có ai nghe thấy … bất kể ai đang ở gần đó có thể do hiếu kỳ hay thương cảm hỏi han.

Kể từ giấc mơ hôm đó, chợt hiểu ra rằng mình đã buồn quá nhiều, và thật ra, cảm xúc đau đớn vô tận này dường như chưa bao giờ thật sự rời khỏi tâm trí của một nạn nhân khổ đau. Không! Đúng hơn, đó là một tăng sĩ  rất trẻ đã vô cùng may mắn thoát chết, thoát khỏi một kiếp nạn lớn nhất của lịch sử Phật giáo. Kiếp nạn mà hậu quả lâu dài của nó vẫn âm ỉ vang vọng, đến nhiều thế kỷ về sau … Cũng chính từ sự kiện lịch sử này, đã  khiến cho đất thiêng Tây Trúc thật sự bị đứt ngang mạch dẫn truyền của đạo Thánh Hiền, vốn đã ra đời, thành tựu, và hưng thịnh đến hơn một nghìn năm trăm năm…

…Không biết vì lí do gì mà sư phụ đã gọi tôi ra, bảo dắt “đứa em nghịch ngợm”, nhỏ hơn tôi gần chục tuổi, bảo phải rời xa mái ấm, chỗ mà chúng tôi đang được các thầy, các sư huynh thương yêu bảo dưỡng; rời xa chốn mà chúng tôi có đến vô số bạn đồng môn không đếm xuể. Thầy bảo anh em tôi đi đâu làm gì, không tài nào nhớ được.  Thời đó thì bộ hành là chính, còn xe ngựa và các loại xe do gia súc kéo sẽ thật là xa xỉ cho hàng tăng đồ còn trẻ, vốn vẫn lúng túng chưa biết làm thế nào để xử dụng đồng tiền cho phải, chứ nói chi đến chuyện biết được trời cao đất dầy đến đâu, nghiệp cả thâm sâu ra sao…

Tượng đồng Phật Mẫu
Tượng đồng Phật Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa
từ TK 9-10. Nguồn: ViTran – Địa điểm: Nālandā

Sau nhiều tháng trời, anh em tôi xong việc thầy dặn khi trước, hai đứa hí hửng dắt díu nhau, vội vội vàng vàng cất bước để sớm gặp lại thầy bạn. Đường về xa xăm diệu vợi, chúng tôi không lo ngại, chỉ lạ cái là khung cảnh gần trường thật hoang vắng khác thường… Tôi đã không còn nhớ được làm cách nào hai anh em vào được đến phía Nam của trường. Thật khủng khiếp! Cảnh tượng tang thương bày ra trước mắt. Một ngôi trường khổng lồ với hàng chục tòa tháp cực lớn, nhiều tầng, là nơi vốn từng quy tụ hàng ngàn tăng sĩ xuất chúng từ khắp thế giới đến tu học đã hoàn toàn biến mất ... Ngổn ngang trên hai dãy sân trung tâm là vô vàn các mảnh vở gạch đỏ cháy đen xì, xen lẫn với các khối phù điêu, tượng Phật, Thánh bị đập nứt nẻ, bể nát… Tất cả mọi thứ từ những vật trang trí, những tượng đá lớn làm từ kim loại hay đá quý cho đến người thương, thầy bạn, cả người phục vụ và ngựa voi thảy đều biến mất. Cảnh tượng gần giống như cảnh bừng tỉnh của một  người thật sự bị bắt đi và bị bỏ lạc vào một thế giới hoang lạ, chết chóc chỉ sau một giấc ngủ mê hồn.

Chỉ một thoáng sau đó, tôi chợt hiểu rằng đại họa thảm khốc đã xảy ra tại trường, chừng như giữa khoảng thời gian anh em tôi lưu lạc. Cảm xúc đau đớn mất mát vô cùng tận, bắt đầu hiện rõ trong óc. Và tôi đã òa khóc, khóc nhiều lắm, khóc quên cả đứa em yêu thương duy nhất đang đứng chết lặng bên cạnh ... Nếu như ai đó tự đặt mình vào hoàn cảnh đang có đủ anh chị em gia đình đông đúc, được cha me chăm nom yêu thương tử tế; rồi đùng môt cái, trong phút chốc, tất cả bọn họ đều từ giả thế giới, chỉ để lại mình và đưá em nhỏ bơ vơ, thì bạn sẽ hiểu được một phần cảm xúc mà tôi đang cố miêu tả không mấy thành công. Với hàng ngàn đồng môn thân yêu, với rất nhiều thầy dạy học chăm sóc như một gia đình cực lớn, có đức Phật cận kề để luôn đặt niềm tin. Rồi đột nhiên Tất cả biến mất như khói như sương

Kể từ khi có giấc mơ buồn đó, trong tôi đã trỗi lên ước muốn mãnh liệt, có lẽ mãnh liệt hơn cả nhu cầu sống cá nhân. Tôi muốn tìm cho ra lý doSao lại đến như vậy?!”. Đây cũng là một nguyên nhân, khiến tôi đã hy sinh khá nhiều năm chỉ để hiểu cho ra những sự thật về một vùng đất Thánh, mà nay chỉ còn là một địa danh khảo cổ. Chính tại Nālandā, hầu như tất cả mọi vị tổ, các bồ-tát của hầu hết các bộ phái Phật giáo Đại thừa như Long Thọ, Thánh Thiên, Nguyệt Xứng, Trần-na, Phật Hộ, Thanh Biện, Pháp Xứng, Tịch Thiên, cho chí đến các tổ của Đại thừa Mật tông như Atiśa, Naropa, Tịch Hộ, Liên Hoa Sanh, và Liên Hoa Giới đều đã từng tu học, chưa kể các cao tăng Trung Hoa, Hàn Quốc, Việt Nam, Nam Dương,… cũng đã đến lưu lại dài hạn và thỉnh kinh mang về tạo ra thành tựu lớn cho Phật giáo Trung Hoa và các lân bang nổi bật có ngài Tạm Tạng Trần Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh. Một kết quả của nổ lực tìm hiểu này đã là sự ra đời của tập sách Nālandā Truyền thừa Truyền Nhân và Giáo pháp. Phần 2 và 3 của tập sách này sẽ được tiếp tục trong nhiều năm sau cho đến khi nào câu trả lời về các bí mật lịch sử được phô bài rõ ràng, chính xác, và đầy đủ.

Bình nhiều lỗ để nuôi rắn (TK. 12)
Bình nhiều lỗ để nuôi rắn (TK. 12), một vật lạ
tại Nālandā. Nguồn: ViTran – Địa điểm Nālandā

Đến thế kỷ thứ 12-13, thì thời điểm hoại diệt của trường Nālandā đã điểm. Quân Hồi giáo dã man tàn sát không chừa một ai trong các đại tự viện Phật giáo trên bước đường xâm lượccướp bóc để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình. Họ không chỉ đến cướp giết một lần, mà là rất nhiều lần trong nhiều thập kỉ thậm chí hàng trăm năm.

Lần này, có thể là lần cuối tôi trở về thăm nơi thân thương ấy … với một ước nguyện thu thập thêm chứng cứ khảo cổ, tôi chợt nghiệm ra thêm một điều … Tôi, một đứa con Phật từ xa xôi, đến để thăm nơi mà đức Phật từng truyền giảng.  Thay vì được xem như những đứa con xa xứ trở về, thì đã bị đối xử như các tay trọc phú xứng đáng để bị trấn lột, Phật tử VN đã phải trả một giá vé vào cửa đắt hơn 15 lần giá vé vào cửa của người Ấn theo ngoại đạo trên chính nơi Thánh địa của mình. Chưa kể khi vào được bên trong thì có không dưới hàng chục nhân viên phục vụ liên tục vòi vĩnh tiền….Dù rằng tôi rất thông cảm cho chuyện này nhưng thật tâm xót xa cho họ lắm. Thiển nghĩ, ngày xưa đức Phật ra đời để giúp dân Ấn chống lại hệ thống phân chia giai cấp, thì chính đạo Bà-la-môn, nơi nuôi dưỡng cơ chế phân chia tầng lớp, bởi áp lực từ bi của Phật giáo, để có thể tồn tại, đã phải cải cách rất sâu rộng trong nhiều lần dẫn đến việc từ bỏ hủ tục cúng tế sát sanh, du nhập truyền thống ăn chay (ảnh hưởng đến nay đa số người Ấn vẫn còn ăn chay) và ngay cả việc thu nhận hình ảnh đức Phật Thích-ca vào trong dòng chánh đạo Bà-la-môn. Họ biến Ngài thành một Đấng Tiên Tri trong đạo của mình mà không hề nhận ra đức Phật vốn dạy Vô ngã. Ấy thế, hầu như người tại Ấn vẫn điềm nhiên không hề thấy một sự thật trái ngược giữa một bên là hệ thống Vô thần (không chấp nhận có Đấng sáng tạo) và bên kia Đa thần.

Tác Phẩm Nālandā
Tác Phẩm Nālandā: Truyền Thừa Truyền Nhân và
Giáo Pháp, đựợc Đức Đạt-lai-lạt-ma viết lời Giới Thiệu

và Thích Tuệ Sỹ hiệu đính.
(ĐT Thỉnh sách: 028 3550 0339 - 0902 800 433,
hoặc online: http://bit.ly/2PJdA95)

Cho đến ngày nay, ước mơ xóa tan chế độ phân biêt tầng lớp xã hội vẫn chưa thật sự thành công tại Ấn. Ngoài những bất công phân biệt giai cấpphân biệt nam nữ vẫn còn khá lớn trong xã hội Ấn, nhất là ở các vùng hẽo lánh, thì sự phân biệt này cũng đã biến tướng. Nó đã chuyển thêm một hướng mới nhắm vào du khách nước ngoài, thể hiện qua cách chém chặt nâng giá xe bất kể là tuk tuk (xe ba bánh có gắn máy), taxi … lên gấp nhiều lần so với giá phải chi trả của tầng lớp người bản xứ. Ngay cả cho chí đến phương tiện rẻ nhất là tàu hỏa họ cũng tìm cách gạt gẫm để móc túi tiền khách hành hương từ phương xa… [1]  Đừng nói chi đến việc vào thăm các di tích lịch sử như Nālandā hay Viện bảo tàng quốc gia[2]… Khi biết về sự thật trần trụi này, chúng ta sẽ không khỏi thương cảm cho các tầng lớp dưới cùng tại đây.

Cầu nguyện cho họ sớm được tôn trọng bình đẳngtoàn thể Dân Tộc Ấn sớm loại bỏ được tư tưởng phân biệt đẳng cấp vốn sâu dày làm cội rễ của các nghiệp bất thiện. Và dù sự thật có tệ đến đâu, người theo gót chân Phật vẫn hoan hỉ khởi tâm yêu thương, không sanh sân hận với mọi dạng chúng sanh, dấn thân giúp họ đạt đến hạnh phúc viên mãn.

Phù điêu Đức Phật
Ảnh Minh Họa Phù điêu Đức Phật (giữa) được xếp chung với các vị Thần Bà-la-môn khác
Nguồn: ViTran – Địa điểm: National Museum New Dehli

Xin thắp nén hương dâng lên mọi nạn nhân của sự diệt vong Phật giáo tại Ấn và các nơi khác trước đây.

Con xin cúi đầu cảm tạ đến chư Tăng tại Nālandā, không có tăng đoàn và chư bồ-tát tại đó, thì ngày nay không dễ gì Phật giáo Đại thừa có một sự phát triển lớn mạnh như hiện tiền.

Con xin cảm tạ Thánh đức Đạt-lai-lạt-ma đã tận tình chỉ dạy giáo pháp Chánh truyền cho tất cả mọi người, bất kể có theo đạo Phật hay không, bất kể là Đại thừa hay Nguyên thủy, bất kể khu vực địa lý từ Úc châu cho đến Nam Mỹ đều có thể tự do nghe học các giáo pháp nhiệm màu.


Xuân 2019   – Phật tử Làng Đậu



[1]Tuyến xe hỏa đáng lý phải ghé Gaya, rước chúng tôi rồi đi Dehli, đã tự ý đổi hướng khác không ghé ngang Gaya, ban quản lý tàu hỏa đã nhất quyết không chi trả tiền lại vé và rồi nhà ga đã buộc hành khách như tôi phải mua vé tàu khác với giá “trên trời” (họ chỉ bán vé hàng sang) vì biết chúng tôi sợ trễ chuyến bay kế.

[2]Chẳng hạn giá vào cửa tại khu khảo cổ Nālandā cho khách nước ngoài là 600rps trong khi người Ấn chỉ trả 25rps. Không chỉ ở các Thánh địa Phật giáo, giá vé tại Tajmahal là 1300rps trong khi người Ấn chỉ trả 50rps. Khi đi Taxi hay tuk tuk giữa các nơi, cách tốt nhất là trả xuống còn 1/3 giá yêu cầu thì sẽ đạt gần đúng mức giá thật.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6770)
23/09/2020(Xem: 3805)
18/09/2016(Xem: 11765)
14/08/2017(Xem: 6980)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.