Trong chuyến đi thiện nguyện vừa qua tại Nepal, tôi được tiếp xúc với một tình nguyện viên người địa phương- vị giáo sư đang giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô Kathmandu.
Công việc của anh là làm phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nepal và ngược lại ( ngoài ra còn có một vị sư người Nepal), dẫn dắt mọi người đến các địa điểm thiệt hại nhất, tiếp xúc với người dân địa phương, giúp đoàn giải quyết một số vướng mắc trong quá trình di chuyển bằng phương tiện giao thông, giao lưu với các nơi đoàn ghé qua ….
Hiện tại người dân Nepal đang phải trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn trong sinh hoạt, khổ đau khi mất đi người thân do hậu quả của 2 trận động đất và những đợt dư chấn vừa qua và mùa mưa cũng đã đến. Gần 2 tháng đã trôi qua nhưng sự khốn khó và đau thương vẫn chưa vơi đi được phần nào. Qua nhiều phương tiện thông tin anh đã chủ động liên lạc với các đoàn cứu hộ quốc tế đến Nepal tham giaphụ giúpmọi người với vốn tri thức và trình độ ngoại ngữ mà mình có.
Quang cảnh một bữa cơm cứu trợ
Anh sớm gia nhập với đoàn Việt Nam ngay khi đoàn vừa đến thủ đô Kathmandu, sự thông thạo tiếng Anh và bằng sự nhiệt tình của anh đã đưa mọi người đến được tận nơi và gặp được những con người đang gặp nhiều khó khăn và bất hạnh do thiên tai.
Anh hòa đồng với đoàn rất nhanh, rào cản ngôn ngữ không ngăn cách được chúng tôi cùng làm việc với nhau, ngoài phiên dịch anh cùng khuân vác hàng hóa, giúp sắp xếp người dân để các buổi phát quà được diễn ra trật tự và hiệu quả, giúp chúng tôi trong tất cả các tình huống giao tiếp với người địa phương kể cả những việc lặt vặt khác. Khi mọi người nghỉ ngơi, anh lại viết bài, phiên âm, ghi chú tên các địa danh mà đoàn đã đi qua để giúp nhóm thông tin truyền tin tức về Việt Nam .
TT. Thích Nhật Từ gắp thức ăn cho người tỵ nạn tại đây.
Anh sát cánh với đoàn từ sáng sớm đến lúc tối khuya, mọi người làm việc, anh làm việc, không phân biệt, lựa chọn, bất cứ việc gì anh cũng làm. Nhìn anh ăn sau cùng, ngồi cuối dãy bàn, ăn cơm Việt với món ănViệt, cùng lau mồ hôi lấm tấm trên trán như mọi người, tôi xem anh gần gũi như không có gì khác biệt. Thỉnh thoảng có những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi khi xe di chuyển, anh kể cho chúng tôi nghe về đất nước, con người Nepal với đa sắc tộc, đa tôn giáo và thể chế chính trị hiện hành, phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa vừa khó khăn vừa thân thiện và có phần nhẫn nại… tất cả để mọi người hiểu, cảm thông và thương yêu đất nước này.
Khi một quốc gia có biến động phần lớn những người trí thức có những biểu hiện bằng hành động và thái độ khác nhau. Họ am hiểutình hình, phân tích, đánh giánguyên nhân, hậu quả… rất tốt, thậm chí họ có thể dự đoán cả tương lai, nói nhiều, bàn tính nhiều nhưng ít khi trực tiếp đến được những nơi tận cùng của khổ đau. Nhưng người trí thức này sắp xếp lại công việc cùng dấn thân vào thực tế, có thể anh không có nhiều ngàn đô la, nhiều kiện hàng hóa, nhiều vật chất khác và không có vị thế trong chính quyền địa phương hay tiếng nói quyết định trên những bàn tiệc, bàn hội nghị…nhưng anh có lòng tâm từ theo lời Phật dạy, có tri thức, có gương mặt hiền lành, thân thiện, dễ mến và dễ hòa đồng, làm việc hết mình với mọi người, trân trọng những ai đến để chia sẻ đau thương với đồng bào của anh.
Ngày làm việc cuối cùng của chúng tôi ở Nepal rồi cũng kết thúc, anh theo đoàn ra tận sân bay, giúp chúng tôi khuân vác từng chiếc valy, túi hàng để hoàn tấtthủ tục hàng không. Ngay tại cổng kiểm soát, anh chấp taycúi chào từng thành viên của đoàn (cách chào của người Nepal) và nói lời cám ơn. Nhìn người trí thức hơn 50 tuổi, tóc đã lốm đốm bạc, thân thiện, hiền hòa, lòng tôi dâng lên nhiều xúc cảm, hình ảnh đó theo tôi trên suốt chuyến bay về quê hương và tôi tự hỏi mình nếu ở hoàn cảnhtương tự, tôi có thể đủ sức lực và nhiệt tình để làm tròn những việc như anh đã làm không?
Máy bay đã cất cánh, màng đêm giăng đầy phía trước. Kathmandu xa dần; Nepal đổ nát, đau thương xa dần; chỉ còn lại lập lòe những đốm sáng phía sau, nhỏ dần và mất hút. Nhưng tinh thần thiện nguyện của những người con Phật vẫn sáng ngời, cùng hòa đồng với nhau không phân biệt sắc tộc, trình độ hay tuổi tác. Mong rằng nơi quê hương ĐứcPhật đản sanh, ánh sáng của Phật Pháp sẽ mãi mãi chiếu rọi và lan tỏa làm bừng sáng thêm những tấm lòng luôn đến với tận cùng khổ đau của nhân loại./.
Kỷ niệm chuyến đi Nepal, tháng 6 năm 2015 Ảnh: Thầy Thích Ngộ Dũng (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.