THẮP SÁNG LỬA YÊU THƯƠNG NƠI INDONESIA Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Chúng tôi rất có nguyện vọng hành hương về những miền đất Phật. Mỗi năm đều chọn cho mình ít nhất một miền đất có dấu tíchPhật giáolâu đời để về chiêm bái và tưởng nhớ, để bước thảnh thơi và hành thiền, để nhớ về Phật và các Tổ qua các thời đại. Mỗi chuyến đi cũng là cơ hội để bên nhau cùng thực hành những lời dạy của Phật.
Những miền đất Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia,… đã lần lượt có dấu chân của những người con Phật chúng tôi. Chuyến đi lần này nhằm đến Indonesia, một vùng đất rất rộng lớn và có văn hóa rất đa dạng. Phật giáo ở Indonesia đã từng rất phát triển mà bằng chứng rõ nhất là có ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur vẫn đang tồn tại cùng năm tháng.
Thích thú nhất của Phật tửchúng ta ở chỗ đi dâu cũng có anh em mà tiếng anh gọi là brotherhood, sisterhood. Máy bay của chúng tôihạ cánh tại Jakarta và ra ngoài đã thấy chị Ong Greny cùng 2 quý thầy đợi sẵn phía ngoài. Các phật tử Indonesia tốt bụng lắm. Xe đón cũng là của một Phật tử. Các bạn tăng thân nước chủ nhà chở chúng tôi về khách sạn, ngồi nói chuyện làm quen và bắt đầu đưa chúng tôi đi khám phá Jakarta, thành phố với hơn chục triệu dân.
Vì chúng tôi chỉ có 1,5 ngày của hành trình “Thắp sáng lửa yêu thương” ở Jakarta nên các bạn Indonesia chở ngay đi city tour và đến thăm phố cổ. Đây là khu đi bộ với nhiều kiến trúc xưa và đông khách du lịch. Rồi từ đó chúng tôi về chùa Ekayana, ngôi chùa lớn nhất Jakarta và là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Indonesia.
Đón tiếp chúng tôi là sư cả Bante Wimala cùng các sư trong chùa. Lạ nhất đối với tôi là các thầy ăn mặc theo các phong cách khác nhau: Phật giáo nguyên thủy, kiểu Trung Quốc, Hàn Quốc và thích nhất là có 3 thầy mặc áo nâu Làng Mai Việt Nam. Sư cả Bante Wimala trực tiếp dẫnchúng tôi tham quan chùa. Chùa khá rộng và các phât tử đang đến dần. Họ đến để tụng kinh mỗi tối mà. Chúng tôi được giới thiệu là phật tử đến từ Việt Nam nên các bạn phật tử Jakarta rất quý mền và cười rất tươi chắp tay búp sen chào đón rất thân thiện.
Chúng tôi được sư cả Bante Wimala giới thiệu nên được biết rằng chùa xây dựng năm 1995 và năm nay đúng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20. Trong chùa có 20 sư đang sống và tu tập. Đây là con số kỷ lục bởi cả đất nước Indonesia chỉ có quãng 200 nhà sư mà thôi. Sư Bante Wimala nói đùa với chúng tôi rằng, cần nhập khẩu các nhà sư từ Việt Nam sang. Tôi mỉm cườihạnh phúc và nghĩ thầm, với đất nước mà trên 80% theo đạo Hồi, là quốc giaHồi giáo lớn nhất thế giới và chỉ có chưa đến 5 phần trăm dân số theo đạo Phật thì những gì chúng tôi đang thấy quả là quá sức tưởng tượng.
Cá nhân tôi thích rất khi tham quan bệnh viện miễn phí của nhà chùa. Nơi đây các phật tử và người dân Indonesia được khám và chữa bệnh miễn phí. Ở chùa Ekayana ngoài thờ PhậtThích ca còn có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Phật Adida. Nhà chùa cũng có 1 thư viện và phòng phát hành sách.
Chúng tôi thấy ấm cúng nhất và học được nhiều nhất là khi cùng ngồi với nhau ăn tối. Tối nay có đến 6 quý thầy và hơn chục phật tửtiếp đónchúng tôi. Đoàn Việt Nam có 12 thành viên mà 3 bạn bay sang sau nên chỉ có mặt thực sự là 9, vậy là số lượng các bạn chủ nhà đông hơn cả khách. Các bạn nấu các món chay Indonesia chiêu đãichúng tôi. Rất ngon và lạ miệng.
Chúng tôi cùng nhau thiền ăn. Rồi vào phần tiếp theo là thiền trà. Tối nay chúng tôi được thưởng thức đủ các loại bánh Indonesia. Vì đất nước này rất rộng lớn và có nhiều dân tộc khác nhau mà các phật tử đón chúng tôixuất phát từ nhiều vùng miền khác nhau nên khá nhiều loại bánh được các bạn làm mang đếnchiêu đãi. Ai cũng muốn tự tay làm bánh quý đãi bạn đạoViệt Nam mà. Giống như mình ở nhà tiếp khách quý vậy.
Thầy Bante Wimala chia sẻ cho chúng tôi về đất nước Indonesia và đạo Phật ở quốc đảo này. Tôi vui nhất khi biết rằng quý thầy tổ chức nhiều khóa thiền tại các trường học. Như vậy, ngay cả tại đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này, thiền và các khóa tu vẫn được tiến hành tại trường học. Còn gì vui hơn đâu nào.
Chúng tôi cũng được thầy Bante Vimala chia sẻ rằng đạo Phật có nhiều nhánh như Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo bắc truyền, Phật giáokim cương thừa,… nhưng ở đây chỉ là Phật giáo. Indonesia không phân chiatông phái. Tất cả gọi là Budhhayana. Thật tuyệt vời. Giờ đây tôi mới hiểu tại sao các thầy lại mặc khác nhau đến vậy.
Chúng tôi, các quý thầy và các Phật tửlần lượtgiới thiệu về mình. Mỗi ngươi đều cười rất đẹp. Ai cũng vui và thấy hạnh phúc được bên nhau. Chúng tôi cùng nhau hát các bài hát bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Indonesia. Chị hội trưởng hội Phật tử chùa Ekayana nhiệt tình và vui tính lắm. Chị cũng là người bắt nhịp để các bạn Phật tử địa phương hát các bài hát bằng tiếng Indonesia.
Bạn có thể chưa biết rằng tên chùa Ekayana có 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là 1 con đường. Nghĩa thứ 2 là con đường thẳng, đường đúng. Thú vị thật. Những người con Phật của 2 quốc giaViệt Nam và Indonesia đang ngôi trong cùng một ngôi chùa và đang làm các việc thiện lânh, đúng chánh pháp, và không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác, chúng tôi đang đi trên 1 con đường, con đường trung đạo, con đường của bát chánh đạo.
Có thêm 1 chi tiết nữa rất thú vị rằng, trước khi rời chùa chúng tôi còn được các bạn tặng quà. Các bạn chủ nhà con nhất quyết tặng 1 phong bì để chúng tôi tiêu. Tôi rất lạ về chuyện này và thật sự xúc động. Dĩ nhiên là không thể nhận được nhưng phải nói rằng các bạn Indonesia tốt quá chừng. Chuyện này làm tôi nhớ lại câu chuyện của năm trước, khi tôi và em Vũ Trong Đại phó Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà sang Jakarta dự hội nghịlãnh đạoHiệp hội Xuất bản các nước ASEAN, các bạn nước chủ nhà cũng quyết tâm đưa 1 phong bì tiền gọi là tiền đi taxi và tiêu vặt. Chà!
Xe của các bạn đưa về tận khách sạn. Chị Ong Greny còn ngủ lại đây cùng chúng tôi để sáng hôm sau cùng ăn sáng và dẫn chúng tôi đi khám phá tiếp Jakarta. Bạn có biết không, ban đêm chị phải làm việc đến gần nửa đêm đấy. Chị làm kiểm toán nên các con số và dữ liệu cần hoàn thành trong ngày. Hơn nữa chị đã xin nghỉ phép đến khi chúng tôi rời Jakarta lên máy bay mới về đi làm.
Những nụ cười rất tươi làm tôi quá hạnh phúc. Chị Ong Greny cười đẹp lắm. Các bạn khác cũng vậy. Nhìn những nụ cười rất tươi, thật hồn nhiên, rất nhẹ nhàng làm tôi giật mình: mình cần phải học cười, phải thực tập cười hơn nữa.
Đêm mười tư, trước thềm rằm tháng 7, chúng tôi bước chậm và thiền hành tại quảng trường Monas trung tâm Jakarta. Đẹp lắm. Trăng sáng và đẹp. Những bước chân kết nối những người con Phật lại với nhau gần lắm. Rồi chúng tôingồi thiền bên nhau quanh bức tượng ngọn đuốc giữa trung tâm quảng trường. Thật khó quên đêm nay.
Có một kỷ niệm thú vị rằng khi xuống các điểm tham quan tại Jakarta như làng văn hóatruyền thống Setu Babakan và Indonesia thu nhỏ, chúng tôi luôn để ba lô, túi xách trên xe. Tuy nhiên ba lô của tôi và của anh Tánh cùng đoàn đã không cánh mà bay. Hóa ra ở đâu cũng có trộm cắp. Kẻ cắp đã cạy cửa lấy đồ. Mất Ipad, mất một số thứ đồ đạc cá nhân, kể cả quà lưu niệm mới mua nhưng chúng tôi vẫn vui, tâm vẫn an. Chắc là nhờ tu tập đấy. Về khách sạn tôi phải trả thêm 100.000 rupia tiền mất chìa khóa từ của phòng vì nẵm trong ba lô.
Hành trình “Thắp sáng lửa yêu thương” của chúng tôi đến Indonesia kéo dài 10 ngày và những bước chân dầu tiên ở đây đã rất đậm chất thiền, đã tràn ngâp yêu thương rồi. Bây giờ tôi đã cảm nhân rất rõ câu hát “Tăng thân khắp chốn, quê hương nơi này”. Đúng là ở đâu cũng có tăng thân, ở đâu các Phật tử cũng yêu thương, chăm sóc nhau. Đúng là ở đâu thì cũng là quê hương, là nhà.
Tôi ngồi nhớ lại hơn 1 ngày ở Jakarta và đọc lại mấy câu rất thú vị và muốn bạn cùng đọc: “Con đang bước những bước chân huyền hoại. Con đang thở những hơi thở truyền kỳ. Con đang sống những phút giây kỳ diệu. Con đang có hạnh phúc trên những nẻo đường con đi”. Hạnh phúc lắm. Yêu thương nhiều lắm. Trưa nay đoàn chúng tôi rời Jakarta bay đi Yojakarta đến với địa danh tiếp theo Borobudur. Tôi biết rằng 8 ngày còn lại nơi đây sẽ rất tuyệt vời, sẽ hơn cả tuyệt vời. Hạnh phúc làm sao khi được làm con Phật.
Tự nhiên tôi muốn có thật nhiều người thân, bạn bè, học trò bên mình lúc này để cùng hành hương, cùng khám phá những nét đặc biệt của hành trình “Thắp sáng lửa yêu thương” trên đất nước của hàng vạn ngôi đền ngôi chùa, tại đất nước vạn đảo Indonesia này. Mà thực ra tôi đang thiền, đang thở, đang sống cho mọi người thật rồi. Mọi người đang bên tôi mà.
Tôi đang thở cho bố mẹ và người thân. Tôi đang truyền yêu thương đến cho bạn bè và học trò. Và cả bạn nữa, ngườ đang đọc những dòng chữ này. Bạn có nhận được không nào. Hỏi thật mà.
Viết tại Jarkarta sớm 28 tháng 8 năm 2015 tức rằm tháng 7 AL
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.