Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

29/08/20152:25 SA(Xem: 8573)
Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

THẮP SÁNG LỬA YÊU THƯƠNG NƠI INDONESIA
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Indonesia 1Chúng tôi rất có nguyện vọng hành hương về những miền đất Phật. Mỗi năm đều chọn cho mình ít nhất một miền đất có dấu tích Phật giáo lâu đời để về chiêm bái và tưởng nhớ, để bước thảnh thơi và hành thiền, để nhớ về Phật và các Tổ qua các thời đại. Mỗi chuyến đi cũng là cơ hội để bên nhau cùng thực hành những lời dạy của Phật.

Những miền đất Nepal, Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia,… đã lần lượtdấu chân của những người con Phật chúng tôi. Chuyến đi lần này nhằm đến Indonesia, một vùng đất rất rộng lớn và có văn hóa rất đa dạng. Phật giáo ở Indonesia đã từng rất phát triển mà bằng chứng rõ nhất là có ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur vẫn đang tồn tại cùng năm tháng.

Indonesia 2Thích thú nhất của Phật tử chúng ta ở chỗ đi dâu cũng có anh em mà tiếng anh gọi là brotherhood, sisterhood. Máy bay của chúng tôi hạ cánh tại Jakarta và ra ngoài đã thấy chị Ong Greny cùng 2 quý thầy đợi sẵn phía ngoài. Các phật tử Indonesia tốt bụng lắm. Xe đón cũng là của một Phật tử. Các bạn tăng thân nước chủ nhà chở chúng tôi về khách sạn, ngồi nói chuyện làm quen và bắt đầu đưa chúng tôi đi khám phá Jakarta, thành phố với hơn chục triệu dân.

chúng tôi chỉ có 1,5 ngày của hành trình “Thắp sáng  lửa yêu thương” ở Jakarta nên các bạn Indonesia chở ngay đi city tour và đến thăm phố cổ. Đây là khu đi bộ với nhiều kiến trúc xưa và đông khách du lịch. Rồi từ đó chúng tôi về chùa Ekayana, ngôi chùa lớn nhất Jakarta và là 1 trong những ngôi chùa lớn nhất Indonesia.

Indonesia 3Đón tiếp chúng tôi là sư cả Bante Wimala cùng các sư trong chùa. Lạ nhất đối với tôi là các thầy ăn mặc theo các phong cách khác nhau: Phật giáo nguyên thủy, kiểu Trung Quốc, Hàn Quốc và thích nhất là có 3 thầy mặc áo nâu Làng Mai Việt Nam. Sư cả Bante Wimala trực tiếp dẫn chúng tôi tham quan chùa. Chùa khá rộng và các phât tử đang đến dần. Họ đến để tụng kinh mỗi tối mà. Chúng tôi được giới thiệuphật tử đến từ Việt Nam nên các bạn phật tử Jakarta rất quý mền và cười rất tươi chắp tay búp sen chào đón rất thân thiện.

Sư cả Bante WimalaChúng tôi được  sư cả Bante Wimala giới thiệu nên được biết rằng chùa xây dựng năm 1995 và năm nay đúng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20. Trong chùa có 20 sư đang sống và tu tập. Đây là con số kỷ lục bởi cả đất nước Indonesia chỉ có quãng 200 nhà sư mà thôi. Sư Bante Wimala nói đùa với chúng tôi rằng, cần nhập khẩu các nhà sư từ Việt Nam sang. Tôi mỉm cười hạnh phúcnghĩ thầm, với đất nước mà trên 80% theo đạo Hồi, là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới và chỉ có chưa đến 5 phần trăm dân số theo đạo Phật thì những gì chúng tôi đang thấy quả là quá sức tưởng tượng.  

Cá nhân tôi thích rất khi tham quan bệnh viện miễn phí của nhà chùa. Nơi đây các phật tử và người dân Indonesia được khám và chữa bệnh miễn phí. Ở chùa Ekayana ngoài thờ Phật Thích ca còn có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Phật Adida. Nhà chùa cũng có 1 thư viện và phòng phát hành sách.

Chúng tôi thấy ấm cúng nhất và học được nhiều nhất là khi cùng ngồi với nhau ăn tối. Tối nay có đến 6 quý thầy và hơn chục phật tử tiếp đón chúng tôi. Đoàn Việt Nam có 12 thành viên mà 3 bạn bay sang sau nên chỉ có mặt thực sự là 9, vậy là số lượng các bạn chủ nhà đông hơn cả khách. Các bạn nấu các món chay Indonesia chiêu đãi chúng tôi. Rất ngon và lạ miệng.

Chúng tôi cùng nhau thiền ăn. Rồi vào phần tiếp theo là thiền trà. Tối nay chúng tôi được thưởng thức đủ các loại bánh Indonesia. Vì đất nước này rất rộng lớn và có nhiều dân tộc khác nhau mà các phật tử đón chúng tôi xuất phát từ nhiều vùng miền khác nhau nên khá nhiều loại bánh được các bạn làm mang đến  chiêu đãi. Ai cũng muốn tự tay làm bánh quý đãi bạn đạo Việt Nam mà. Giống như mình ở nhà tiếp khách quý vậy.

Thầy Bante Wimala chia sẻ cho chúng tôi về đất nước Indonesia và đạo Phật ở quốc đảo này. Tôi vui nhất khi biết rằng quý thầy tổ chức nhiều khóa thiền tại các trường học. Như vậy, ngay cả tại đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này, thiền và các khóa tu vẫn được tiến hành tại trường học. Còn gì vui hơn đâu nào.

Chúng tôi cũng được thầy Bante Vimala chia sẻ rằng đạo Phật có nhiều nhánh như Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo bắc truyền, Phật giáo kim cương thừa,… nhưng ở đây chỉ là Phật giáo. Indonesia không phân chia tông phái. Tất cả gọi là Budhhayana. Thật tuyệt vời. Giờ đây tôi mới hiểu tại sao các thầy lại mặc khác nhau đến vậy.

Indonesia 4Chúng tôi, các quý thầy và các Phật tử lần lượt giới thiệu về mình. Mỗi ngươi đều cười rất đẹp. Ai cũng vui và thấy hạnh phúc được bên nhau. Chúng tôi cùng nhau hát các bài hát bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Indonesia.  Chị hội trưởng hội Phật tử chùa Ekayana nhiệt tình và vui tính lắm. Chị cũng là người bắt nhịp để các bạn Phật tử địa phương hát các bài hát bằng tiếng Indonesia.

Bạn có thể chưa biết rằng tên chùa Ekayana có 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là 1 con đường. Nghĩa thứ 2 là con đường thẳng, đường đúng. Thú vị thật. Những người con Phật của 2 quốc gia Việt Nam và Indonesia đang ngôi trong cùng một ngôi chùa và đang làm các việc thiện lânh, đúng chánh pháp, và không phân biệt dân tộc, giới tính, tuổi tác, chúng tôi đang đi trên 1 con đường, con đường trung đạo, con đường của bát chánh đạo.

Có thêm 1 chi tiết nữa rất thú vị rằng, trước khi rời chùa chúng tôi còn được các bạn tặng quà. Các bạn chủ nhà con nhất quyết tặng 1 phong bì để chúng tôi tiêu. Tôi rất lạ về chuyện này và thật sự xúc động. Dĩ nhiên là không thể nhận được nhưng phải nói rằng các bạn Indonesia tốt quá chừng. Chuyện này làm tôi nhớ lại câu chuyện của năm trước, khi tôi và em Vũ Trong Đại phó Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà sang Jakarta dự hội nghị lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản các nước ASEAN, các bạn nước chủ nhà cũng quyết tâm đưa 1 phong bì tiền gọi là tiền đi taxi và tiêu vặt. Chà!

Xe của các bạn đưa về tận khách sạn. Chị Ong Greny còn ngủ lại đây cùng chúng tôi để sáng hôm sau cùng ăn sáng và dẫn chúng tôi đi khám phá tiếp Jakarta. Bạn có biết không, ban đêm chị phải làm việc đến gần nửa đêm đấy. Chị làm kiểm toán nên các con số và dữ liệu cần hoàn thành trong ngày. Hơn nữa chị đã xin nghỉ phép đến khi chúng tôi rời Jakarta lên máy bay mới về đi làm.

Những nụ cười rất tươi làm tôi quá hạnh phúc. Chị Ong Greny cười đẹp lắm. Các bạn khác cũng vậy. Nhìn những nụ cười rất tươi, thật hồn nhiên, rất nhẹ nhàng làm tôi giật mình: mình cần phải học cười, phải thực tập cười hơn nữa.

Đêm mười tư, trước thềm rằm tháng 7, chúng tôi bước chậm và thiền hành tại quảng trường Monas trung tâm Jakarta. Đẹp lắm. Trăng sáng và đẹp. Những bước chân kết nối những người con Phật lại với nhau gần lắm. Rồi chúng tôi ngồi thiền bên nhau quanh bức tượng ngọn đuốc giữa trung tâm quảng trường. Thật khó quên đêm nay.

Có một kỷ niệm thú vị rằng khi xuống các điểm tham quan tại Jakarta như làng văn hóa truyền thống Setu Babakan và Indonesia thu nhỏ, chúng tôi luôn để ba lô, túi xách trên xe. Tuy nhiên ba lô của tôi và của anh Tánh cùng đoàn đã không cánh mà bay. Hóa ra ở đâu cũng có trộm cắp. Kẻ cắp đã cạy cửa lấy đồ. Mất Ipad, mất một số thứ đồ đạc cá nhân, kể cả quà lưu niệm mới mua nhưng chúng tôi vẫn vui, tâm vẫn an. Chắc là nhờ tu tập đấy. Về khách sạn tôi phải trả thêm 100.000 rupia tiền mất chìa khóa từ của phòng vì nẵm trong ba lô.

Indonesia 5Hành trình “Thắp sáng lửa yêu thương” của chúng tôi đến Indonesia kéo dài 10 ngày và những bước chân dầu tiên ở đây đã rất đậm chất thiền, đã tràn ngâp yêu thương rồi. Bây giờ tôi đã cảm nhân rất rõ câu hát “Tăng thân khắp chốn, quê hương nơi này”. Đúng là ở đâu cũng có tăng thân, ở đâu các Phật tử cũng yêu thương, chăm sóc nhau. Đúng là ở đâu thì cũng là quê hương, là nhà.

Tôi ngồi nhớ lại hơn 1 ngày ở Jakarta và đọc lại mấy câu rất thú vị và muốn bạn cùng đọc: “Con đang bước những bước chân huyền hoại. Con đang thở những hơi thở truyền kỳ. Con đang sống những phút giây kỳ diệu. Con đang có hạnh phúc trên những nẻo đường con đi”. Hạnh phúc  lắm. Yêu thương nhiều lắm. Trưa nay đoàn chúng tôi rời Jakarta bay đi Yojakarta đến với địa danh tiếp theo Borobudur. Tôi biết rằng 8 ngày còn lại nơi đây sẽ rất tuyệt vời, sẽ hơn cả tuyệt vời. Hạnh phúc làm sao khi được làm con Phật.

Tự nhiên tôi muốn có thật nhiều người thân, bạn bè, học trò bên mình lúc này để cùng hành hương, cùng khám phá những nét đặc biệt của hành trình “Thắp sáng  lửa yêu thương” trên đất nước của hàng vạn ngôi đền ngôi chùa, tại đất nước vạn đảo Indonesia này. Mà thực ra tôi đang thiền, đang thở, đang sống cho mọi người thật rồi. Mọi người đang bên tôi mà.

Tôi đang thở cho bố mẹ và người thân. Tôi đang truyền yêu thương đến cho bạn bè và học trò. Và cả bạn nữa, ngườ đang đọc những dòng chữ này. Bạn có nhận được không nào. Hỏi thật mà.

Viết tại Jarkarta sớm 28 tháng 8 năm 2015 tức rằm tháng 7 AL

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21210)
12/10/2016(Xem: 19156)
26/01/2020(Xem: 11787)
12/04/2018(Xem: 20007)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3806)
28/09/2016(Xem: 25058)
27/01/2015(Xem: 26119)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :