Người nhặt "rác"

27/05/20168:22 SA(Xem: 7562)
Người nhặt "rác"

NGƯỜI NHẶT "RÁC" 
Thiên Hạnh*


Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...

Ngày đó, các thầy cô phụ trách giảng dạy bậc trung học đều được gọi với danh xưng giáo sư( giáo sư trung học đệ nhất cấp, giáo sư trung học đệ nhị cấp). Họ có địa vị xã hội và rất được mọi người kính trọng. Trường có cổng chính( cổng trước) ngay tiền diện trường và cổng phụ( cổng sau) trổ ra con đường phố khác. Cổng chính gồm có hai cổng, một dành cho các vị giáo sư và nhân viên văn phòng nhà trường, một dành cho học sinh. Kỷ luật thì rất ư nghiêm khắc, học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng, áo bỏ vào trong có thắt lưng, mang dép có quai sau( không được phép mang dép lê). Tôi đã từng chứng kiến một học sinh buộc phải quay về nhà để lấy thắt lưng do bỏ quên khi đến lớp. Học sinh nếu vô lễ với thầy cô giáo được xem như điểm hạnh kiểm là zéro. Ý nghĩa Tôn sư trọng đạo và Tiên học lễ hậu học văn được thực thi triệt để trong môi trường giáo dục. Về sau này tôi được biết nền giáo dục miền Nam lúc bấy giờ được xem là tiên tiến trong khối Liên minh các nước Đông Nam Á( Asean)

Lớp Sáu nhưng chúng tôi học đủ các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Vạn vật( môn sinh vật bây giờ), Giáo dục công dân, Nhạc, Hội họa, Thể dục. Học Hóa thì tên các nguyên tố phát âm theo nguyên văn quy ước quốc tế như Oxygen, Hydrogen, ... môn Giảng văn có Kim văn( bây giờ là văn học hiện đại) và Cổ văn( văn học cổ). Môn Nhạc do một thầy đã tốt nghiệp trường Quốc gia âm nhạc, môn Hội họa do một thầy đã tốt nghiệp Đại học mỹ thuật phụ trách. Cho nên vừa xong năm học lớp Sáu là chúng tôi đã biết nhạc lý vỡ lòng, biết các phương pháp phối màu, vẽ truyền chân, làm rập để cắt chữ dán khẩu hiệu rất  " nhuyễn".

Sau 30.4.1975 chúng tôi vẫn trở lại trường cũ để học tiếp những năm còn dang dở. Trường đã đổi khác, chương trình thay đổi, thầy cô giáo thay đổi, nề nếp kỷ cương sinh hoạt cũng thay đổi. Bạn cũ có nhiều người đã không còn quay lại trường xưa, có lẽ họ lưu lạc theo gia đình vì chiến cuộc. Chúng tôi làm quen với những bài hát mới, những cách nhìn nhận cuộc sống và xã hội qua những lăng kính khác.

Năm 1976, Ban giám hiệu trường( chỉ cho tập hợp lãnh đạo nhà trường_ hiệu trưởng được gọi là trưởng ban giám hiệu) tổ chức " bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy". Trước đó hàng tuần lễ học sinh đã được tuyên truyền về " sự độc hại của các loại văn hóa phẩm đồi trụy tàn dư nền văn hóa thực dân mới ở miền Nam" (!). Ngay giữa sân trường, người ta dựng lên mô hình một con rắn độc bằng giấy bồi cổ vươn cao thè chiếc lưỡi dài thật đáng sợ. Bên cạnh đó là một đống sách báo, tập ca khúc, đĩa nhạc,...cao quá đầu người, một phần tịch thu được từ các đội nhóm tình nguyện, một phần từ thư viện cũ của nhà trường và phần còn lại do học sinh tự lấy của nhà đóng góp. Buổi lễ " bài trừ văn hóa phẩm độc hại" diễn ra trang trọng với bài diễn văn của ông trưởng ban giám hiệu, phát biểu phân tích của đại diện tổ bộ môn khoa học xã hội và lời tuyên thệ của đại diện học sinh. Tôi còn nhớ rất rõ một nhận định của bà T.N.S, giáo viên Văn, rằng bài hát Ông trăng xuống chơi( nhạc thiếu nhi) là đầu độc tuổi thơ(!). Thế rồi ngọn lửa bốc cao, khói bay mù mịt, những cuốn sách cháy cong queo, có cả những cuốn sách giảng văn tôi đã từng học qua trong những niên khóa đầu trung học.



Khi sắp kết thúc lớp Tám( cuối 1976). Một dịp lang thang khu vực chợ Bà Chiểu( quận Bình Thạnh Sài Gòn), tôi thấy trong các sạp khu bán giấy vụn dùng gói hàng, cơ man là sách cũ. Tôi vốn là dân "ghiền" sách liền sà vào tìm kiếm. Túi thì chẳng có tiền bao nhiêu mà cứ ham lục lọi. Những người mua giấy họ chỉ đến chọn sơ sài ít giấy vừa sách vừa báo cũ xong chủ sạp đem cân ký tính tiền. Tôi thì chăm chú kiếm tìm lục lọi, mới phát hiện ra bao nhiêu là sách hay ở đây. Nào là Dế mèn phiêu lưu ký, nào là Những kẻ khốn nạn, Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà,...của Victor Hugo, rồi thì thơ Bùi Giáng, Nguyên Sa, Trần Dạ Từ,... tiểu thuyết Võ Hồng, Duyên Anh,...sách học tiếng Anh, sách cẩm nang xử thế Nguyễn Hiến Lê,...bao nhiêu sách này có lẽ dân chúng họ tranh thủ đem bán ve chai giấy vụn, đỡ khỏi đem nộp theo chiến dịch " bài trừ văn hóa đồi trụy". Tôi thì lưỡng lự, phần thì ham thích lại vừa lo lắng, người ta đem bỏ mình lại gom về. Thôi thế này chẳng phải mình là người nhặt rác ngớ ngẩn sao! Bất chợt bà bán hàng nói như quát vào mặt tôi: " Cái chú này kiếm gì kiếm hoài vậy, đây chỉ bán giấy bỏ thôi, có gì đâu mà kiếm hoài! Lẹ lẹ tránh ra tui còn bán hàng". Tôi kiếm được mấy cuốn sách, mắt thì vẫn tiếc rẽ nhìn qua mấy cuốn sách mình vừa chọn được nhưng không đủ tiền lấy. Cứ nghĩ lát nữa đây chúng sẽ được đặt lên bàn cân cũ kỹ kia rồi theo người ta với chức năng gói bao thứ hàng hóa mà tâm trạng cứ xót xa làm sao!

Chiều hôm đó tôi trở lại bến xe Lê Hồng Phong để xếp hàng mua vé về Đồng Nai. Những năm đó nếu đi về miền Đông như Long Khánh, Bà Rịa, Bình Tuy ( Bình Thuận bây giờ), Phương Lâm, Bảo Lộc,... thì phải tới bến xe Lê Hồng Phong. Thật không may, xếp hàng cả tiếng khi gần đến lượt mình thì hết vé. Rất nhiều người cùng hoàn cảnh như tôi, họ trễ xe đành quay ra tìm kiếm chỗ ngủ qua đêm đợi sáng bốn giờ tranh thủ xếp hàng tiếp. Có nhiều người đành ngồi lại co ro ngay vỉa hè khu vực chung quanh khu vực bến xe, nơi lúc nào cũng nồng nặc mùi khai do sự tiểu tiện phóng uế. Một tay có vẻ dân bụi đời nhìn tôi ra vẻ quan tâm; " Chú về đâu, giờ trễ xe có chỗ ngủ chưa?". Tôi lắc đầu. Anh ta chỉ về hướng chùa Việt Nam Quốc Tự: " Vô đó ngủ đỡ đi, chỗ dưới chân tháp đó". Tôi đến đó, tòa tháp xây dở dang, chỉ còn mấy cái trụ đỡ mấy lớp mái cong và bên dưới là nền xi măng trống hoác. Mấy người vô gia cư nằm ngồi la liệt trông họ có vẻ mệt mỏi sau một ngày vất vả mưu sinh, có người dắt díu nhau trở về từ các vùng kinh tế mới. Tôi tìm một chỗ ngồi xuống. Bất giác một cảm giác bình an như vừa mừng vừa tủi. " Kính lạy Đức Phật, tối hôm nay con lại được nương bóng từ bi của Ngài!".

Rồi suốt đêm đo tôi thức trắng với những cuốn sách đã " nhặt" được từ ban chiều.

( Tối 27.5.2016)


Chú thích của BBT:
(*) Thầy hiện là Giáo viên Khóa Cao Cấp Giảng Sư, TP. HCM)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/11/2020(Xem: 6943)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.