Quét Lá Sân Chùa

22/02/20178:42 SA(Xem: 8960)
Quét Lá Sân Chùa
QUÉT LÁ SÂN CHÙA
Không Quán
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 
Quét Lá Sân Chùa

Thay lời tựa, tác giả xin trích lại chuyện xưa:
Thiền sư Đỉnh Châu đi dạo quanh chùa cùng một sa di. Khi đi ngang sân chùa thì hốt nhiên một cơn gió thổi vèo tới, lá trên cây rụng xuống rào rào. Sư cúi xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. 
Vị sa di đi theo hầu thấy vậy bèn nói: “Thầy không cần phải nhặt từng chiếc lá như vậy, vì mỗi sáng đều sẽ có người đi quét dọn.”
Thiền sư an nhiên trả lời: “Đừng nói như vậy, chẳng lẽ khi quét dọn thì sẽ sạch hết lá rơi sao? Ta chăm lo nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất được sạch sẽ.”
Vị sa di thưa: “Lá rụng nhiều như vậy, thầy nhặt đằng trước thì nó lại rơi đằng sau. Như vậy nhặt cho đến bao giờ mới hết?”
Thiền sư Đỉnh Châu trả lời: “Lá không phải là chỉ rơi trên mặt đất, mà lá còn rụng trong tâm của chúng ta. Nhặt lá rơi trong lòng, hẳn có lúc sẽ sạch.”
Chuyện tích Phật giáo xưa còn kể lại câu chuyện của một vị đệ tử của đức Phật Thích Ca tên là Chu Lợi Bàn Đà Già (Chūdapanthaka) rất là đần độn. Khi học được câu trước thì quên câu sau và ngược lại. Phật hỏi có biết làm gì không. Chu Lợi Bàn Đà Già nói biết quét sân. Phật bèn bảo hãy chuyên tâm đi quét sân chùa và trong khi quét thì hãy niệm câu “Phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm). Chu Lợi Bàn Đà Già tu theo như vậy một thời gian lâu và quán chiếu


Bụi bặm chẳng phải là “cấu uế” 
Tham ái là “cấu uế”
Và Chu Lợi Bàn Đà Già quét sạch sẽ sân chùa đồng thời quét sạch cấu uế trong tâm để rồi sau đó đắc quả A-la-hán.

Lời bàn cho tựa

Phất trần tảo cấu” là hành trì hằng ngày để quét sạch tâm thức. Như vậy thì cần có chính niệm để theo dõi tâm thức trong từng giây phút. Công việc thật là cực và khó khăn vì tâm ý chỉ cần sơ suất một chút là đã đi xa ngàn dặm. 
Quét Lá Sân Chùa là tâm nguyện của người tu, chẳng hề lý thuyết chút nào. Nhặt lá rụng chính là nhặt đi những vọng tưởngphiền não trong tâm. Chỉ cần an hòa tâm vọng thì lập tức thấy cả một bầu trời tịch tĩnh. Đó là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” như trong kinh Kim Cang đã dạy (ở chỗ “vô trụ” mà khởi sinh tâm “diệu dụng” đó).


CHÚ THÍCH

Đỉnh Châu (鼎州) nay thuộc địa phận huyện Thường Đức tỉnh Hồ Nam. Đời Đường, Đỉnh Châu được gọi là Lãng Châu. Năm Đại Trung Tường Phù thứ 5 (1012), nhà Tống mới đổi nó thành Đỉnh Châu. Theo các ngữ lục về thiền thì Tổ Đức Sơn được xưng tụngthiền sư Đỉnh Châu vì Tổ trụ trì tại đó hoằng hóa Thiền tông.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/10/2018(Xem: 6680)
23/09/2020(Xem: 3703)
18/09/2016(Xem: 11666)
14/08/2017(Xem: 6914)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.