Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

30/03/20225:11 SA(Xem: 11368)
Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

THEO CHÂN PHÁI ĐOÀN LIÊN TÔN
CẦU SIÊU CHO NHỮNG VONG LINH
TRÊN BIỂN ĐÔNG & VỊNH THÁI LAN

 Người Long Hồ

 

về lại biển đông

 PDF icon (4)Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

I

 

     Tôi viết bài nầy để vừa kể lại một chuyến theo chân phái đoàn LIÊN TÔN đến các xứ Singapore, Mã Lai Á, và Nam Dương (Indonesia) mà cũng vừa để tưởng niệm và cầu siêu cho vong linh những người đã chết trong khi vượt biển. Thấm thoát mà đã gần 30 năm từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đến tháng 3 năm 2005. Một số không nhỏ cư dân cả 3 miền Nam, Trung và Bắc đã bỏ nước ra đi và một số cũng không nhỏ đã bị cuốn vào dòng nước xoáy của biển Đông và vịnh Thái Lan, hay vào một xó rừng nào đó giữa biên giới Thái-Miên. Rất nhiều gia đình Việt Nam chúng ta đã không được suông sẻ nên phải lênh đênh trôi dạt trên biển Đông và vịnh Thái Lan trong nhiều ngày trước khi chìm nghỉm và phải vĩnh viển nằm lại dưới lòng biển sâu. Trong suốt hơn 30 năm nầy, hàng triệu người Việt Nam đã phải lênh đênh trên biển, lắm khi trôi dạt không định hướng. Trong những ngày khốn khó đó, đồng bào Việt Nam thân thương của chúng ta đã phải đối đầu với mưa gió bão bùng, đói rét, với nạn hải tặc chực chờ, cùng với biết bao nhiêu khó khăn khác trong suốt cuộc hành trình trong các vùng biển Đông và vịnh Thái Lan. Tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến ngày các trại tỵ nạn vùng Đông Á đóng cửa vào năm 1996, theo thống kê của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, trong thời gian 21 năm, đã có trên 850.000 người vượt biển đến được bến bờ tự do, thì cũng có ngần ấy người, tức là cũng vào khoảng 850.000 người kém may mắn khác đã bỏ mình một cách oan uổng trên biển Đông và vịnh Thái Lan.

     Đã nhiều năm nay, sau khi nghe Hoà Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ của Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới nói về ước mơHoài vọng của Thầy về một cuộc hành trình trở về vùng biển Đông và vịnh Thái Lan nhằm cầu siêu cho những nạn nhân đã Vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển hay trôi dạt vào một nơi nào đó trên bờ biển các xứ trong vùng biển Đông và vịnh Thái Lan. Một lần trong khoá lễ hằng tuần vào ngày Chủ Nhật, thầy đã tâm sự: Chúng ta có được an vui, hạnh phúcan cư lạc nghiệp hôm nay, không thể nào quên được những người đã bỏ mình trên đường vượt biển, chúng ta nên để lòng thương tưởng đến biết bao nhiêu người đã nằm xuống, hoặc bỏ xác phơi thây trong rừng sâu núi thẳm, hoặc chìm sâu trong lòng biển, hoặc đi vào bụng cá mập, hoặc chết thảm dưới bàn tay hải tặc Thái Lan… Chính vì thế mà gần 30 năm qua, tôi ước mơ thao thức cố gắng làm thế nào tổ chức cho bằng được một chuyến hành hương về vùng biển Đông và vịnh Thái Lan để cầu kinh cứu độ cho các vong linh thác oan trên đường vượt biên. Tôi mơ ước được đêm ngày trên tàu luân phiên tụng niệm. Tôi thiết tha cũng thỉnh quý ngài lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo… cùng quý đồng hương có người thân hoặc chết, hoặc mất tích trên đường vượt biển, hãy tháp Tùng với chúng tôi đến ngay những vùng biển ấy để chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho những oan hồn uổng tử sớm được nhẹ nhàng siêu thoát.

                             Thương bao kẻ đã hy sinh nằm xuống

                             Để bao người được hạnh phúc tự do

                             Để bao người được áo ấm cơm no

                             Bao sự nghiệp được thành danh nên phận.

                             Người chết thảm, biển, núi, rừng lận đận

                             Bao oan hồn còn vương vấn đâu đây

                             Lòng từ bi bác ái ngập tràn đầy

                             Đâu bao nỡ điềm nhiên ngồi tọa thị.

                             Xin kêu gọi bao tâm hồn yêu quý

                             Thương xót người như thương xót lấy mình

                             Không thể nào bịt tai mắt làm thinh

                             Hãy góp công góp sức hay lời nói.

                             Là phương tiện ước ao lòng mong mỏi

                             Thuê chiếc thuyền đi cứu vớt vong linh

                             Bị chết oan, uất hận đáng thương tình

                             Hằng mơ ước được nghe kinh siêu độ.

                             Chư tôn Đức cầu nguyện cho giải khổ

                             Bao linh hồn về đến cõi tiêu diêu

                             Hầu đáp đền ân nghĩa trọng thật nhiều

                             Kẻ nằm xuống không bao giờ quên được.

     Chính vì mơ ước ấy mà Hoà Thượng Giác Nhiên (Mỹ), Hoà Thượng Thích Quảng Ba (Úc) và Linh Mục Quảng (Mỹ) đã cố gắng hết sức mình, đứng ra tổ chức một chuyến đi về vùng Đông Nam Á nhằm cầu siêu độ thoát các vong hồn uổng tử. Chuyến đi 10 ngày, từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 25 tháng 3 năm 2005. Ngoài các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, còn có khoảng 150 cựu thuyền nhân và đại diện các cơ quan truyền thông báo chí khắp nơi trên thế giới, từ đài BBC Luân Đôn, đài SBS Melbourne và Sydney ở Úc, đài Á Châu Tự Do, đài Little Saigon Radio, và Little Saigon TV, phóng viên của tuần báo Viet Tide ở Nam California. Ngoài ra, trong khi cuộc vớt vong đang tiến hành thì hằng ngày các đài phát thanh và phát hình địa phương tại Terengganu (Mã Lai Á), và Batam (Indonesia) đều cho phát thanh và phát hình những tin tức về diễn tiến chuyến đi. Các báo địa phương tại Terengganu và Batam bằng Anh ngữ và Hoa ngữ cũng thường xuyên đăng tải tin tức từng ngày của chuyến đi.

     Riêng phái đoàn từ Mỹ chúng tôi do Hoà Thượng Thích Giác Nhiên hướng dẫn, khởi hành từ Los Angeles vào lúc 23:00 giờ ngày 15 tháng 3 năm 2005. Sau cuộc hành trình dài, phi cơ chúng tôi bay qua các vùng Anchorage (Alaska), Taipei (Taiwan), Hongkong (China), chúng tôi đến Singapore vào lúc 21:00 giờ ngày 17 tháng 3 năm 2005. Ngày 18 tháng 3, chúng tôi nghỉ ngơi và thăm viếng một số chùa chiềng ở Singapore như chùa Liên Sơn Sống Lâm Tự và Quan Âm Tự. Hừng sáng ngày 19 tháng 3, chúng tôi khởi hành đi Terengganu (Mã Lai) bằng xe buýt. Chúng tôi cố tình di chuyển bằng xe buýt để có thể đi ngang các vùng bờ biển mà những thuyền vượt biển đã từng ghé lại hay những trại tỵ nạn tiên khởi trong đất liền của Mã Lai để đoàn có thể cầu nguyện ngay trên xe buýt. Sau khi rời Singapore, chúng tôi đi lần qua Kuantan, nơi đã từng có một trại tỵ nạn trong đất liền. Sau đó chúng tôi đi ngang qua Cherating, một trong những trại tỵ nạn lớn nhất trong đất liền của Mã Lai, nói là trại tỵ nạn, chứ kỳ thật, theo người hướng dẫn cho chúng tôi biết, đây chỉ là những lều vải tạm bợ độ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cấp phát cho thuyền nhân, nhưng khác hơn các khu khác là tại đây mỗi tháng đều có phái đoàn các quốc gia nhận định cư tới phỏng vấn, và có Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế giám sát và bảo trợ thực phẩm cũng như thuốc men. Sau đó, chúng tôi đi ngang qua trại Cây Dương, gần Cherating, nằm sát bờ biển, nay đã hoang tàn, không còn để lại một dấu vết nào, nếu người hướng dẫn không nói về lịch sử của khu ấy, chúng tôi chắc không thể nào đoán được giữa khu rừng rậm ấy một thời đã là nơi tạm trú cho những người tỵ nạn chúng ta. Nghe nói ngày trước rừng dương nầy là nơi tập trung tạm thời của khoảng 5.000 đồng bào tỵ nạn Việt Namlúc ấy trại Cherating không đủ sức chứa. Nói là trại tỵ nạn chứ kỳ thật rừng dương chỉ là những căn nhà chòi cất bằng lá rất sơ Sài, được bao bọc bởi lớp hàng rào kẽm gai. Nơi đây không có Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc tới, không có ai tiếp tế thức ăn và nước uống nên những người bị đưa đến đây phải tự túc về mọi mặt. Những người có tiền hay vàng mang theo được còn đỡ khổ chứ những người không tiền, không bạc, không thân nhân mà bị đưa đến khu rừng dương quả là một cực hình. Người hướng dẫn cho biết vào thời điểm cao nhất, khu rừng dương nầy có khoảng 5.000 người và người ta rất sợ nạn dịch sẽ xảy ra do bởi điều kiện thiếu vệ sinh, nên khối Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bên Cherating luôn tìm cách tìm cách đưa người tỵ nạn về trại lớn nầy. Lúc ấy ai có dịp ghé lại rừng dương sẽ thấy sinh hoạt của người tỵ nạn tại đây giống như một làng miền Thượng, người dân tại đây cố tìm cách trồng các loại rau xanh hoặc một ít cây ăn trái ngắn hạn như các loại cà tô mát, khoai lang, khoai mì… Thường thì người địa phương tại đây mỗi ngày mang đến thức ăn để đổi lấy vàng hay đô la Mỹ.

 

II

 

     Sau đó đoàn xe chúng tôi đi ngang qua Dungun, nơi mà con thuyền của chúng tôi đã tấp vô hồi tháng 3 năm 1984 và được lính Task Force Mã Lai đến bốc về Marang 

XEM TIẾP

PDF icon (4)Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/03/2015(Xem: 12536)
12/08/2023(Xem: 1247)
12/12/2011(Xem: 32835)
09/10/2020(Xem: 7922)
14/09/2015(Xem: 5992)
31/12/2016(Xem: 9025)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.