Thư Viện Hoa Sen

Phật Chủng Tùng Duyên Khởi

10/04/20223:29 CH(Xem: 4031)
Phật Chủng Tùng Duyên Khởi
PHẬT CHỦNG TÙNG DUYÊN KHỞI
Thích Thiện Bảo

nhan duyenAnh Hai tôi đi bước nữa và cũng chia tay, để lại đứa con gái cho má tôi nuôi từ khi bé mới được ba tháng tuổi. Trong đời má tôi như có duyên nghiệp với trẻ con, thời còn trẻ thì nuôi đứa con nuôi, khi về già lại cưu mang cháu nội.

Mỗi lần về thành phố thăm tôi và ở lại dài ngày để giúp tôi, má không tham công tiếc việc ở quê, chỉ một điều là má nhớ thương đứa cháu gái. Ban ngày bận bịu công việc này kia thì thôi, buổi tối, má trằn trọc không ngủ được vì nhớ thương cháu sớm chịu cảnh cha mẹ chia lìa mà nay thì cũng xa luôn bà nội. Rồi khi về quê với cháu thì má lại lo nghĩ cho tôi…

Khi cháu lên mười tuổi, má quyết định giao lại cho vợ chồng chị Ba căn nhà và ruộng đất để má về chùa Nguyên Hương ở hẳn mà lo cho con đường tu hành của tôi, má đem theo đứa cháu để thuận tiện chăm sóc cả con và cháu. Phần tôi thì nghĩ, cháu về đây có tôi là ông thầy tu đồng thời là chú của cháu, hẳn là cuộc sống cháu sẽ có ý nghĩa hơn. Tôi nghĩ vậy, và mong tới ngày cháu mình trở thành một vị Ni!

Năm 1990, căn nhà kế bên kêu bán, Phật tử muốn nới rộng chùa Nguyên Hương nên chung tay giúp mua. Trong thời gian này cũng có một số người ngỏ ý cho con cháu xuất gia với tôi. Vậy nên sau khi mua được căn nhà kế bên thì sửa sang lại thành chỗ ở của các chú xuất gia. Nói sửa sang lại tức là làm cho nó phù hợp với sự tu hành chứ thật ra căn nhà đó cũng nhỏ hẹp và cũ kỹ, nhưng không gian được tươi mát nhờ sự có mặt của các chú, tuổi thanh xuân tràn đầy khát vọng. Những buổi tụng kinh, sự có mặt của các chú tỏa ra năng lượng trẻ trung và đầy hy vọng.

Chùa Tăng, có cháu gái của tôi cùng sống chung rất bất tiện. Mà nay cháu đã mười lăm tuổi rồi. Tôi khuyên cháu xuất gia và gởi vào một tu viện Ni ở một huyện ngoại thành. Lúc đó, tôi nghĩ đơn giản rằng “chùa” thì sinh hoạt tín ngưỡng cúng bái nhiều, không có đủ thời gian cho việc học hành, còn “tu viện” chắc không phải bận bịu vì đó là nơi chuyên tu, cháu tôi sẽ được trau dồi học hỏi tu tập. Nhưng đó chỉ là suy luận của tôi mà thôi! Tôi đã quá lý tưởng bởi vì khi cháu về thăm giơ ra hai bàn tay lở loét vì ngày nào cũng phải bóp vỏ bưởi làm nem đem ra chợ bán. Không phải chỉ riêng cháu tôi mà các điệu Ni cũng phải phân chia thành nhóm đi chợ Vườn Chuối, ra chợ Bàn cờ, An Đông, Cầu Muối bán đến trưa mới quay về… Má tôi hỏi nguyên do hai bàn tay lở loét rồi hai bà cháu ôm nhau khóc. Thật đáng thất vọng về nơi được gọi là “tu viện” đó.

Nếu không tận mắt chứng kiến cháu của mình bị như vậy thì không thể tin trẻ em ở chốn tu hành mà bị khai thác sức lao động một cách khủng khiếp. Không được học văn hóa cũng không được hướng dẫn tu tập kinh kệ, các Tiểu Ni suốt ngày phải làm thức ăn, rồi đi bán bánh, bán nem, bán cơm chay… tùy theo độ tuổi mà quần quật hết cả ngày. Người dân thấy các Tiểu Ni nhỏ tuổi đi bán thực phẩm chay thì thường mua ủng hộ, vậy nên tu viện càng bày ra làm nhiều món hơn. Sáng trưa chiều tối, cháu tôi cũng như các Tiểu Ni ngập đầu trong việc chế biến thực phẩm và ra chợ buôn bán.

Kinh nghiệmLiên Trì khiến tôi nghĩ nếu mình không dạy  được người nhà thì sao nói được Tăng chúng, vậy nên nghiêm khắc với các chú Sa di một thì tôi nghiêm khắc với cháu mình gấp đôi. Khi gởi cháu đến chùa Ni, tôi dặn là phải lễ phép vâng lời quý Sư cô, cuộc sống tập thể nào cũng có sự khó khăn nên hãy nhường nhịn và cố gắng hòa đồng với mọi người, nhất là không được đem chuyện trong chùa kể với người ngoài.

Vì sợ tôi la rầy không cố gắng, nên cháu không dám than thở với tôi mà chỉ khóc với bà nội, cho đến khi hai bàn tay cháu đã lở loét thì tôi mới biết.

Thương cháu, tôi lại gởi cháu đến chùa Long Hoa ở Bình Chánh. Nhưng có lẽ cháu đi tu là vì nghe lời tôi và bà nội chứ bản thân không có tâm nguyện xuất gia nên khi vào chùa cháu không thích học kinh mà thích ca cải lương, thích trang điểm. Ni sư gọi tôi đến phàn nàn việc tu tập của cháu. Tôi lại xin đem cháu về gởi xuống chùa Pháp Hoa ở Cần Đước – Long An rồi trở về Kiều Đàm Ni viện Quận 3… Cứ vậy, đi hết chùa Ni này đến chùa Ni khác, tôi nuôi giữ niềm hy vọng là cháu không tu được do chưa gặp đúng duyên với vị Ni  hướng dẫn.

Sau hai năm thì cháu xin hoàn tục bất chấp tôi hết lời khuyên bảo. Má và tôi đành bất lực, phải gởi cháu về lại với ba nó cho dù hoàn cảnh của gia đình anh Hai lúc đó rất khó khăn. Trước khi cháu về nhà, tôi nói thêm lần nữa “Con đã suy nghĩ kỹ chưa? Con xuất gia thì thầy sẽ chăm lo tạo mọi điều kiện cho con tu học, nếu con không tu thì xem như con phải về quê và thầy sẽ không chăm sóc giúp đỡ được nữa. Con chọn đường nào?” Cháu đáp lời “Con chọn con đường thế tục dù khó khăn con xin chấp nhận, vì không có duyên với Đạo nên khi sống trong chùa con không có sự an lạc, tâm con lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đời.”

Tôi muốn cháu mình tu, nhưng tôi đã hiểu sai lời Phật dạy “Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp, “duyên ”chỉ là phụ trợ cái chính vẫn là “chủng”. Có duyên mà không có hạt giống lấy gì để nảy mầm? Nhưng nếu có giống mà không đủ duyên thì hạt giống cũng không thể thành tựu được. Như câu chuyện về một người trồng hoa. Anh tìm cách xin giống hoa đẹp  của một người bạn chuyện ươm hoa về  gieo. Một thời gian sau anh không thấy hạt giống lên mầm mà chỉ mọc toàn cỏ nên có ý nghi ngờ bạn mình đưa hạt không tốt. Một hôm anh đến hỏi người bạn tại sao hạt giống không nảy mầm? Người bạn hỏi lại thì mới biết anh này về chỉ rải hạt nhưng không pha với thuốc trừ kiến nên tất cả hạt đều bị kiến ăn hết, chỉ có cỏ dại mọc lên là vì vậy. Câu chuyện đó gọi là “Nhân hoa quả cỏ.”

Qua đứa cháu gái, tôi thấy  rõ hơn về pháp duyên sanh của đạo Phật, ngoài hạt giống còn phải có nhiều yếu tố gọi là duyên thì mới có quả.

(Trích quyển ” Quăng đời mình vào chốn Thiền Môn” của tác giả Thiện Bảo )

Tạo bài viết
22/02/2017(Xem: 10339)
27/10/2023(Xem: 1635)
21/11/2015(Xem: 8397)
16/03/2019(Xem: 7791)
02/07/2023(Xem: 3478)
23/03/2019(Xem: 10243)
05/03/2017(Xem: 7388)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.