Thư Viện Hoa Sen

Không Đầy Đủ Nhưng Đủ Để Khởi Dụng

24/05/20244:26 SA(Xem: 1009)
Không Đầy Đủ Nhưng Đủ Để Khởi Dụng

KHÔNG ĐẦY ĐỦ NHƯNG ĐỦ ĐỂ KHỞI DỤNG
Tiểu Lục Thần Phong

 

hoa sen 2Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay

Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển

Người từng người tất bật với cuộc sống của mình, lẫn lộn buồn vui sướng khổ và những con bò nối đuôi nhau đi vào lò mổ, bị lôi vào lò mổ. Đàn bò vẫn tranh nhau nắm cỏ khô, tranh nhau xó chuồng, tranh nhau con cái. Tiếng con bò giao phối, tiếng con bò bị cắt cổ trong lò mổ cùng ậm ò chẳng khác gì nhau.

Con trẻ vào đời như tờ giấy trắng, nếu gia đình tốt, giáo dục tốt, môi trường xã hội tốt… thì tờ giấy ấy sẽ có những hình ảnh dẹp, những dòng chữ đẹp, những mảng màu tươi sáng; bằng như ngược lại thì trang giấy ấy sẽ có những hình ảnh xấu xí, những nét vằn vện, những mảng màu hắc ám.

Giáo dục quan trọng lắm, văn hóa quan trọng lắm, Phật pháp cao quý lắm. Người không có văn hóa, không có giáo dục, không biết Phật pháp thì uổng lắm!

Cuộc trăm năm tưởng dài nhưng thật ra ngắn ngủi vô cùng, chỉ là sát nahơi thở vào ra. Một ngày ngắn ư? Không đâu! Dài lắm! Dài vô cùng với vô số niệm sanh diệt trong tâm, với vô số lần sanh tử bởi những nỗi khổ của cả thân và tâm.

Đời người không có giáo dục, không có văn hóa, không biết Phật Pháp thì uổng vô cùng! Các căn đầy đủ chỉ dùng cho mỗi việc ăn, ở , mưu sinh và hành dục thì có khác gì đàn bò kia tranh cỏ khô, tranh xó chuồng, tranh con cái mà không biết rằng lò mổ vẫn hoạt động không ngừng nghỉ.

Phật pháp đâu chỉ ở những bộ kinh đồ sộ, những bộ luận trường thiên. Phật pháp không phải ở những ngôi chùa lộng lẫy vàng son, những pho tượng to lớn kỳ vĩ. Phật pháp càng không là những lễ nghi rườm rà, hình thức mông lung… Phật pháp trong đời sống hàng ngày, rất gần gũi, rất bình thường nhưng cũng hết sức phi thường nếu làm đặng điều bình thường ấy.

Phật pháp trong đời có thể là một câu chuyện, truyện ngắn, bài thơ, một lời nói...làm cho người ta an lạc, hoan hỷ

Phật pháp là một lời khiến người ta buông bỏ, xả ly, giảm hận thù, bớt tham lam, hạ hỏa sân hận…
Phật pháp trong đời thường là xìa bàn tay nâng cánh hoa, đỡ con người cần đỡ

Phật pháp trong đời là không lấy thứ gì mà chưa được cho phép, không giết hại sanh linh, không xử dụng chất gây say gây nghiện, không nói lời nguy hại…

Phật pháp trong đờigiữ giới tùy theo bổn phận của mình, tụng ca cái chân – thiện – mỹ – tuệ, làm lành lánh dữ.

Phật pháp trong đời là làm tất cả những điều thiện, không làm điều ác. Điều gì có lợi cho người, vật, môi trường là thiện, còn như ngược lại thì là ác. Tất cả những việc khiến người tỉnh ra là thiện còn giả như làm người mê tức là ác.

Phật pháp trong đời thường là tất cả những lời nói, việc làm nào mà khiến cho người hướng thiện thì là thiện, còn như ngược lại thì là ác. Thiện dù nhỏ cũng cố làm, ác dù nhỏ cũng cố tránh. Thiện chưa sanh thì làm cho nó sanh, sanh rồi thì làm cho tăng trưởng. Ác chưa sanh thì đừng cho nó sanh, đã sanh rồi thì làm cho nó tiêu trừ. Thiện – ác với người thế gian đôi khi lại rất hồ đồ, không nhìn nhận rõ. Với người thế gian thì ác là giết người, cướp của nhưng với Phật pháp chỉ khởi ý niệm hại người, hại vật thì đã là ác. Bởi vậy không nghĩ ác, không làm ác, không hùa theo kẻ ác ấy là Phật pháp.

Văn hóa, giáo dục nào khiến cho người hướng về Phật pháp là thiện, vì bản chất Phật phápchân lý, là sự thật, là con đường đưa đến giải thoát. Phật pháp giúp con người sống an lạc trong hiện tiền, giải thoát trong tương lai.

Phật pháp ngàn kinh muôn luận nhưng Phật pháp cũng có thể là một bài văn, bài thơ, đoản khúc thi ca, một bức tranh, khúc nhạc… Cầm trên tay một tờ báo và đọc những dòng chữ trong ấy mà lòng vui, tinh thần an lạc, thẩm thấu được cái chân – thiện – mỹ – tuệ thì đời cũng là lúc có được phút giây an lạc hiện tiền, là lúc sống với pháp của Như Lai.

Thân con người là duyên hợp, không có tự ngã; tâm con người vô hình vô tướng ấy vậy mà cái “bản ngã” con người kiên cố vô cùng. Những thành kiến, định kiến của con người vô cùng kiên cố, khó có thể lung lay hay thay đổi. Sắt thép, kim cương, núi sông… có thể thay đổi chứ những thành kiến, định kiến của con người thì vô phương! Ấy vậy mà Phật pháp có thể làm chuyển đổi được con người. Phật pháp có thể làm cho tâm mê trở thành tâm giác, tâm hung dữ trở thành hiền thiện, từ tâm độc sang tâm lành… Phật pháp bình thườngvậy mà phi thường cũng là vậy. Công năng Phật phápchuyển đổi tâm người.

Trước khi (hoặc là chưa thể kham nổi) những pho kinh đồ sộ, bộ luận lớn… thì tờ báo mỏng manh có nội dung truyền tải Phật pháp cũng chính là Phật pháp, cũng chính là hình ảnh phản chiếu tuy không trọn vẹn đầy đủ nhưng cũng đủ để khởi dụng trong cuộc đời.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0524



Tạo bài viết
22/02/2017(Xem: 6731)
24/09/2016(Xem: 8156)
08/03/2017(Xem: 9982)
24/11/2014(Xem: 8335)
23/09/2018(Xem: 9834)
22/02/2016(Xem: 8935)
29/04/2016(Xem: 7140)
15/05/2024(Xem: 1609)
01/05/2014(Xem: 11304)
12/11/2018(Xem: 7726)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: