SỰ TÍCH CỨU VẬT PHÓNG SINH
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không - Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2000
31. Làm Lành Thoát Khỏi Ách NạnVào đời nhà Minh có vị Vương cư sĩ, cả đời ưa làm phước, giúp người, đối với những kẻ nghèo cùng cô độc, ông lại càng hết long cứu giúp. Cư sĩ là người rất tin tưởng Phật pháp, nhưng vì không giữ giới ăn chay, nên ở nhà không có chỗ để tụng kinh.
Trải qua mấy năm liền, thiên hạ chịu nhiều tai ách, nạn trộm cướp lộng hành, lòng ông thấy xót xa như lửa đốt. Nghe đồn ở Tiểu Động Thiên có một vị Hòa thượng tu hành đắc đạo, nên ông không quản ngại đường xa, tìm đến đó để tham vấn. Lúc gặp Hòa hượng, ông thưa: "Thưa Tôn đức, hiện tại xã hội đang bị nạn đạo tặc tung hoành, đất nước gặp cảnh nhiễu nhương, dân chúng sống trong điêu đứng, bất an, mong Tôn sư mở long từ bi giang tay ra cứu vớt sinh linh".
Tôn giả mỉm cười, hỏi: "Ông phải là Vương Thành chăng?" Vương thất kinh, lúng túng đáp: "Đệ tử chính là Vương Thành đây, chẳng hay Thầy có điều chi dạy bảo?"
"Nếu ông không thể giữ giới ăn chay, thì có hỏi việc đó cũng vô ích thôi" lão Hòa thượng đáp.
Vương lại hỏi nữa, nhưng vị sư không nói gì cả.
Ít năm sau, ông lại đến Tiểu Động Thiên, Tôn giả cười bảo: "Khá đấy! Ông có thể liễu ngộ, để cảm hóa, hiện tại bọn đạo tặc lộng hành khắp cả bốn phương, chỉ có những ai giữ giới sát sinh thì may ra mới hy vọng cứu được". Nói xong nhắm mắt nhập định.
Vương cư sĩ trở về, tích cực khuyên nhủ mọi người giữ giới sát sinh. Về cuối đời, đến lúc tuổi thọ rất cao, ông mới qua đời.
32. Bà Cụ Hiền Lành Được Sống Lâu
Vào thời nhà Minh, tại Côn Sơn có cụ bà Hứa Thái phu nhân là thân mẫu của quan Hàn lâm Từ Tích Dư. Cả đời bà chuyên ăn chay, ưa làm việc thiện, giúp đỡ người nghèo khốn không biết mỏi mệt. Mỗi ngày bà đều có hai thời công phu buổi sớm và buổi chiều, chưa hề gián đoạn. Người con phụng sự mẹ cực kỳ hiếu thuận, mẹ con vui vẻ sống an nhàn trải qua ngày tháng.
Khoảng năm Đinh Dậu, niên hiệu Sùng Trinh, cụ bà Hứa Thái phu nhân được lục tuần. Trước lễ mừng thọ lục tuần ba ngày, bà nấu cháo đem bố thí cho những người bần cùng và cho mỗi người một phần tiền.
Đến ngày lễ khánh tuế, khách khứa đầy nhà, trông rất náo nhiệt, chủ đãi khách toàn bằng chay lạt. Thân thích và bạn bè làm lễ chúc mừng cực kỳ linh đình. Phu nhân gọi con đến bảo: "Nghi lễ chúc thọ không nên làm một cách tuỳ tiện mà phải in một bộ kinh Pháp Hoa để ấn tống cho mọi người". Từ Tích Dư vâng dạ rồi lui ra, theo lời mẹ dạy tiến hành công việc. Trải qua ba năm, bộ kinh Pháp Hoa mới khắc bản xong rồi đem in. Nhân dịp chúc thọ bà năm ấy, khách khứa đến đông hơn, bà bèn đem bộ kinh đã in xong tặng cho mọi người.
Thân mẫu của Từ Tích Dư về sau thân thể càng khang kiện hơn, ăn uống cũng khỏe hơn, đến năm tám mươi tuổi mà trông bà như người mới hơn lục tuần. Về sau, người con lại được htăng quan tiến chức, còn bà thì hửơng thọ hơn chín mươi tuổi mới qua đời.
33. Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm
Viên Lưu Trang vốn là một chuyên gia xem tướng. Một hôm có vị đại thần dẫn con đến nhờ ông đoán tướng. Viên xem tướng xong, biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết, nên dùng lời nói thẳng bảo cho vị quan kia hay. Đương nhiên tâm tư vị quan ấy rất đau khổ nên vẻ mặt trông vô cùng thê thảm. Trên đường trở về, có một vị Hòa thượng gặp ông, thấy thế hỏi: "Ngài có điều chi sầu não mà trông thê lương như vậy?". Hòa Thượng hỏi xong liền xem tướng đứa bé, lập tức hiểu ra cớ sự, bèn nói: "Trong đời này chỉ có âm đức mới cứu vãn được số mạng của con ông. Nhưng cơ duyên để thực hiện âm đức cũng không phải dễ, thiết nghĩ không gì hơn là tùy thời phóng sinh thì may ra mới tạo được phước lành".
Tin lời Hòa thượng, viên quan kia liền phát nguyện phóng sinh, làm đựơc ít năm thì sau đó Hòa thượng gặp lại cha con ông, ngạc nhiên nói: "Thật lạ lùng thay, nếu không làm nhiều việc thiện thì mạng sống không thể tăng thêm như vậy!"
Viên quan ấy lại tiếp tục gia tăng công việc phóng sinh. Phàm điều gì có lợi ích cho sinh linh thì ông đều nỗ lực thực hiện. Nhờ cứu hộ sinh mệnh không kể số lượng, nên người con rốt cuộc không xảy ra việc gì. Vị thầy tướng kia cứ đinh ninh việc mình đoán là đúng không sai chạy chút nào. Thế rồi, mấy năm sau ông gặp lại cha con vị quan kia mới phát hiện là sách tướng có chỗ còn khiếm khuyết, liền nhất định khuyên người nhà làm việc thiện và phóng sinh; vì cho rằng có làm như vậy mới tăng thêm tuổi thọ và phúc đức lâu dài.
34. Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ
Vào đời Tiền Đường, Thái thú Đồ Cầm Ô một hôm bỗng nhiên mắc bệnh ngay kịch, thấy thuốc lại bốc nhầm thuốc nên tính mệnh cơ hồ sắp tuyệt. Ông bèn tự phát nguyện: "Tôi nguyện lấy việc giúp người, làm lợi cho đời để sám hối, ngoài ra các việc khác tôi không thiết tha gì nữa".
Thế rồi, một hôm ông nằm mộng thấy đức Quan Âm Đại Sĩ đến nói: "Đời trước ngươi làm quan tại nước Sở, khi gặﰠviệc công tỏ ra quá nghiêm khắc nên làm tổn thương đến đức nhân từ, nhưng vì không có ý riêng tư nên chỉ giảm trừ bổng lộc mà thôi. Hơn nữa, vì thường sát hại sinh linh nên bị quả báo đoản mệnh, cũng may là trong lúc lâm trọng bệnh, ngươi đã phát guyện kiên cố, mỗi nguyện đều lập chí cứu đời, lợi người, không một mảy may oán hận nên cõi U minh đã dùng phước của ngươi để khấu trừ, nhờ đó mà có lợi cho ngươi. Chỉ có cái âm đức phóng sinh mạng sống mới có thể làm tăng thêm tuổi thọ của chính mình, lại còn tăng thêm lộc vị, ngươi phải thận trọng cố gắng mà tiếp tục thực hiện".
Sau khi tỉnh giấc, ông bảo người nhà không đựơc sát sinh, lại còn xuất tiền ra mua loại vật phóng sinh, nên ngay mùa Đông năm ấy được thăng chức và có lệnh thuyên chuyển đến làm Thái tú Cửu Giang. Đến mùa Xuân năm thứ hai thì ông hoàn toàn khỏe mạnh. Thái thú cảm niệm sự vĩ đại của Phật pháp nên lấy sự tự lợi, lợi tha làm đại nguyện, dạy người khác phóng sinh, không được sát sinh, ăn chay lạt, đối xử với người cực kỳ khoan hậu, công chính mà không khắt khe. Về sau, ông hưởng được tuổi thọ khá cao, không bệnh mà mất.
35. Tạo Hóa Vãn Hồi
Đời nhà Nguyên có một nhà triệu phú gia tài hàng trăm vạn, nhưng không có con; vợ chồng thường than thở về số phận cô quả của mình. Vợ chồng tìm đủ trăm phương ngàn kế chỉ mong cầu có con mà rốt cuộc không sinh được đứa nào.
Nghe nói có một vị Hòa thượng ở một ngôi chùa nọ biết được việc quá khứ, vị lai, lại đoán việc rất tài tình, do đó ông tìm đến để vấn kế. Hòa thượng xem qua tướng mạo, phán đoán các việc rồi nói với ông triệu phú: "Đời trước ông tạo nghiệp sát sinh rất nặng khiến cho các loài vật không thể bảo toàn được con cháu, do đó ngày nay ông bị quả báo này. Nếu muốn sám hối ông phải phóng sinh đủ tám trăm vạn sinh linh, mới chuộc được tội lỗi. Thảng hoặc, khi lỡ làm hại một con trùng, con kiến, thì phải phóng sinh hàng trăm mạng sống mới tiêu được tội lỗi và tái tạo công đức. Có như thế ông mới sinh được mộg đứa con ưu tú".
Nghe lời Hoà htượng trình bày, ông triệu phú rất cảm động, liền đến trước Phật phát nguyện không sát sinh. Sau khi trở về nhà, ông đổ của ra lo việc phóng sinh, lòng dạ chí thành, và thường đến các tự viện tham thiền, lễ Phật, hôm sớm rất chuyên cần. Mỗi lần ông phóng sinh vô số các con vật được thoát chết, số lượng ấy chưa được tám vạn con thì người vợ mang thai và chẳng bao lâu hạ sinh một đứa bé trai. Người con này về sau đậu đến Hiếu liêm rồi ra làm quan vinh hiển.
36. Tái Sinh Thọ Phước
Ngày xưa tại tô Châu, Giang Tô có một người tên Vương Đại Lâm. Suốt đời ông thường yêu thương các sinh vật và thường mua chúng phóng sinh ròng rã mười năm trời, ngày nào cũng thế.
Khi nào ông thấy mấy đứa trẻ trong làng bắt các loại cá chim thì liền xuất tiền ra mua chúng phóng sinh, đồng thời khuyên các em: "Này các em thiếu niên, trăm nghìn lần không nên giết hại. Các em có thấy một con chim nhỏ ở trong rừng không? Nó đang vui thú biết bao, nhưng sau khi bị bắt, thì cha mẹ nó sẽ xót xa, đau đớn muôn phần. Con cá trong nước cũng vậy. Nó đang sảng khoái, bơi qua bơi lại, trông có vẻ rất khả ái; vì sao lại bắt nó, khiến cho nó phải chịu những nỗi oan khổ? Vì thế, các em không nên giết hại chúng".
Sau đó, các em nhỏ về nhà thuật lại những lý lẽ ấy với cha mẹ chúng, khiến cha mẹ chúng cũng rất cảm động.
Năm ấy, Vương Đại Lâm đột nhiên lâm bệnh rồi chết. Trong lúc chết , ông mơ màng nghe tiếng nói của thần linh, nửa tin nữa ngờ, thần bảo: "Này Vương Đại Lâm, vì bình nhật ông ăn chay, phóng sinh nên ta cho hưởng thọ thêm ba mươi năm nữa".
Đến chừng tỉnh lại, hóa ra đó là một giấc mộng mà bệnh ông cũng dần dần bình phục.
Về sau, Vương Đại Lâm sống đến chin mươi bảy tuổi, năm đời cùng sống chung một nhà, con cháu đều thành danh, rạng rỡ. Được như vậy là hoàn toàn nhờ hưởng phước báo của sự phóng sinh.
37. Kẻ Tàn Ác Chết Thảm Khốc
Đây quả thực là một sự việc trông rất thê thảm, không ai dám nhìn.
Ngày xưa, có một viên Tri huyện, ngày thường ưa ăn chân vịt và tim dê sống. Khi muốn ăn chân vịt thì ông sai người nhà đem con vịt bỏ vào trong chảo, rồi đốt lửa ở dưới. Lửa càng lúc càng cháy mạnh, chảo càng lúc càng nóng nhiều hơn, vịt chịu nóng không thấu kêu la bi thẩm, nhưng viên Tri huyện vẫn thản nhiên không chút động lòng. Vì lửa thiêu mạnh nên chân vịt càng lúc càng phồng to. Sau cùng, máu toàn thân dồn về đôi chân và vịt bị chết cháy, trong hình dáng rất thê thảm.
Thế rồi, ông sai người nhà đem con dê buộc chặt vào cột trụ, rồi dùng dao khoét da, mổ bụng, đoạn dùng tay móc lấy tim phổi sống của dê đem dầm vào rượu để làm thức nhấm. Khi ấy con dê kêu la be be, trông rất thảm thương.
Bấy lâu nay viên quan huyện này đã giết hại và ăn thịt hết bao nhiêu con vịt và dê thì không ai biết. Rồi một ngày kia có một người bạn văn sĩ đến khuyến cáo ông không nên sát sinh, không những ông không màng nghe mà còn trách cứ người ấy. Văn sĩ liền bảo: "Ông sắp mang bệnh hiểm nghèo rồi chết đóṦ?uot; nói xong liền bỏ đi.
Quả nhiên không lâu sau đó, quan huyện mắc ác tật, bèn cho người đi khắp nơi tìm kiếm danh y, nhưng không một ai có thể chữa được chứng bệnh ngặt nghèo ấy. Thế rồi, chỉ một thời gian ngắn căn bệnh quái ác ấy hoành hành, ông đã trút hơi thở cuối cùng, mùi hôi thối xông lên thấu tận trời xanh.
38. Cái Chết Thê Thảm Đáng Sợ
Vào năm Ung Chính thứ mười đời Thanh, tại huyện Quỷ Hưng có một người họ Ngụy, vốn là dân du mục, vô nghề nghiệp, chuyên nghề bắn súng, rất giỏi bắt chim. Những con chim bắt được, ông đem đi bán, hoặc giết dầm rượu vô số kể. Ông cũng ưa bắt lươn, cá, ếch, rùa, trạnh; thậm chí còn dùng thuốc độc để suốt cá, mỗi lần bắt được hằng mấy chục ký. Hoặc là y phá hủy ổ chim, không có việc ác nào mày không làm.
Có người thấy thế, khuyên ông: "Này ông Ngụy, không nên sát sinh mà nên cày ruộng, hoặc làm một nghề nghiệp chân chính nào đó mới tốt".
Ông Ngụy không những không nghe mà trái lại còn oán thiên hạ là lắm chuyện. Lâu ngày chầy tháng, tội nghiệt của ông càng lúc càng sâu dày. Sau cùng, ông mắc một chứng mụt độc, khắp người mọc những bọc nước lớn như trứng bồ câu, mỗi bọc có một cục sắt, không bao lâu, da tiêu, thịt rữa, nềm trên giường kêu la như quỷ rống.
Mang bệnh ác nghiệt như thế trong ít ngày rồi chết. Sau khi chết bỗng có số rùa, trạnh ếch, cá, chim, sẻ v.v…, xâm nhập vào nhà tranh nhau ăn thịt. Vợ con biết là oan gia nghiệp báo nên không dám làm hại chúng. Thế là chỉ trong khoảnh khắc, cái thây ma kia chỉ còn lại bộ xương trắng.
Sau khi ông chết, hoàn toàn bị tuyệt tự, không một mụn con nối dõi.
39. Hàng Vạn Con Chết Trong Nháy Mắt
Có một viên quan huyện từng giữ giới sát sinh đã lâu ngày, nhưng phu nhân của ông tính tình cực kỳ tàn ác, lại tham miếng ngon. Hằ?ngày bà sai người nhà giết các súc vật chế biến thức ngon để cung cấp cho bà.
Một năm kia, vào ngày sinh nhật của bà, bà sai những người đầu bếp chuan bị bữa tiệc thịnh soạn để đãi khách. Dưới nhà bếp, các giống heo, dê, gà, vịt ngẩng đầu kêu la bi thảm. Viên Tri huyện trông thấy cảnh tượng ấy, lòng bất nhẫn nói với bà: "Ngày mai là ngày sinh nhật của phu nhân mà các con vật lại bị chết, nghĩ thật đáng thương, phu nhân nên mở rộng lòng từ, gieo trồng cội phúc".
Phu nhân nổi giận, nói: "Cứ theo thời ông bảo, tôn sùng đức Phật, giữ giới sát sinh, thì khoảng mười năm nữa trong thiên hạ này sẽ đầy ắp loài cầm thú! Tôi sẽ không để cho ai lừa mình đâu".
Đến ngày hôm sau, khi giết heo thì hồn của phu nhân gá vào thân heo chịu nỗi thống khổ không thể tưởng tượng. Kế đến lại gá vào thân dê để chịu nỗi khổ của sự lăng trì. Rồi gá vào thân loài gà, vịt chịu sự cắt xẻ đau thấu cả tâm can. Cứ một lưỡi dao, chịu một sự đau đớn, cuối cùng bà giác ngộ được tấn bi kịch về sự tham thực của mình, nên không bao giờ dám sát sinh nữa. Nhân giữ giới sát mà hưỡng được cao tuổi, nên bà càng gắng sức gìn lòng từ thiện.
40. Nhờ Giữ Giới Sát Mà Khỏi Bị Bắt
Có một anh tú tài họ Triệu, vốn là người thẳng thắn, lại rất có lòng từ thiện, bình sinh giữ giới không sát sinh rất nghiêm ngặt. Một ngày kia, ông đi đến một xứ nọ để thăm viếng người thân, trong lúc đang đi trên chiếc thuyền, bỗng thấy một người đứng trên thuyền hơi có vẻ kỳ lạ, trông kỹ thì chính là người đầy tớ của mình đã chết trước đó ba năm, khiến ông kinh hãi, hỏi: "Hiện nay ngươi làm gì?"
Người ấy đáp: "Hiện nay tôi giữ chức vụ bắt hồn người xuống âm phủ. Ngày nay tôi phụng mệnh truy bắt ba mạng người".
- Ba người đó là ai vậy?
- Một người ở Hồ Quảng, một người khác chính là người thân mà ông định viếng thăm, và người thứ ba là…
- Là ai thế?
Người đầy tớ ấy không trả lời. Triệu Tú Tài biết là chỉ cho mình. Rồi hắn bảo: "Chớ có kinh sợ, đến đêm mà kẻ tôi tớ này không tới nhà ông thì có thể điều kia không ứng nghiệm". Triệu Tú Tài lại hỏi nguyên cớ, thì y đáp: "Trên đường đi sẽ có người giải thích cho ông rõ, vì ông cùng cả gia đình từng giữ giới sát sinh".
Triệu Tú Tài vừa đến nhà người thân thì nghe trong nhà có tiếng than khóc. Đoạn ông rở về nhà, trải qua một đêm, nhưng không thấy người đầy tớ ấy đến, cũng chẳng có hề hấn gì. Rốt cuộc, nhờ cội phúc sâu dày mà ông sống rất thọ.