- Chương Một: Tôn Giáo Của Chúng Ta Tào Động Tông
- Chương Hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
- Chương Ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa Và Thánh Điển
- Chương Bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
- Chương Năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
- Chương Sáu: Tư Liệu Tham Khảo
- Chương Bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
- Chương Cuối: Lời Cuối Sách
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Thiền Tào Động của Nhựt Bản Do Azuma Ryushin (Đông Long Chơn) trước tác Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ tiếng Nhựt sang tiếng Việt bắt đầu ngày 29 tháng 10 năm 2007, nhằm ngày 19 tháng 9 năm Đinh Hợi, Lễ vía Đức Quan Thế Âm tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất lần thứ năm tại đây.
MỤC LỤC
Mục
Lục
Lời
nói
đầu
Chương
một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
Chương
hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
Chương
ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
Chương
bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
Chương
năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
Chương
sáu: Tư Liệu Tham Khảo
Chương
bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
Chương
cuối:
Lời Cuối Sách
MỤC LỤC CHI TIẾT
I.
Lời
nói
đầu
Chương
một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông
II.
Tào Động Tông Và Lịch Sử Hình Thành
II.1
Tên
gọi Tào Động Tông .
II.1.1
Phật
Giáo Nhật Bản là Phật Giáo của Tông Phái.
II.1.2
Phật
Giáo và Đức Thích Tôn
II.1.3
Phật
Giáo thời kỳ Nara (Nại Lương) và Heian (Bình An)
II.1.4
Phật
Giáo của thời đại Kamakura (Kiêm Thương)
II.1.5
Tính
Chất Độc Thiện Của Tông Phái .
II.1.6
Đạo
Nguyên Thiền Sư Phủ Định Về Tông Phái .
II.1.7
Lập
Trường Của Ngài Đạo Nguyên .
II.1.8
Việc
Gọi Tên Tông Phái Bắt Đầu Trong Tông Mình .
II.1.9
Ý
nghĩa Danh Xưng Của Tông .
II.1.10
Sự
Liên Tục Giữa Tào Khê và Động Sơn .
II.1.11
Động
Sơn Tông Và Tào Động Tông .
II.1.12
Phương
Cách Thọ Nhận Tông Danh .
II.2
Bổn
Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni .
II.2.1
Bổn
Tôn là gì? .
II.2.2
Bổn
Tôn Lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Làm Đại Hòa Thượng .
II.2.3
Nhiều
Cách Giải Thích Về Bổn Tôn .
II.2.4
Với
Việc Tọa Thiền Bổn Tôn Là Đức Thích Tôn .
II.2.5
Bổn
Tôn Đang Sinh Động .
II.2.6
Bổn
Tôn Không Rời Khỏi Thân Nầy .
II.3
Lưỡng
Tổ Đại Sư .
II.3.1
Lưỡng
Tổ .
II.3.2
Cao
Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
II.3.3
Thái
Tổ Oánh Sơn Thiền Sư .
II.3.4
Cuộc
Đời Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
II.3.5
Cuộc
Đời Của Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư .
II.4
Lịch
Sử Tào Động Tông .
II.4.1
Ngay
Sau Thời Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư – Giữa Thời Kỳ
Kamakura (Kiêm Thương) .
II.4.2
Lập
Trường Của Ngài Oánh Sơn Thiền Sư – Thời Kỳ sau
Thời Kamakura .
II.4.3
Minh
Phong, Nga Sơn Thiền Sư – Thời Đại Nam Bắc Triều, An
Thổ và Đào Sơn .
II.4.4
Phục
Hưng Tông Học và Vô Hiệu Hóa Tông Đoàn Thời Kỳ Giang
Hộ (Edo) .
II.4.5
Giáo
Đoàn Hướng Về Thời Cận Đại – Minh Trị (Meiji),
Đại Chánh (Taisho), và Thời Đại Chiêu Hòa (Showa) .
Chương
hai: Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ
III.
Tự Viện, Tăng Lữ, Nghi Lễ .
III.1
Lưỡng
Đại Bổn Sơn .
III.1.1
Tào
Động Tông Không Có Tổng Bổn Sơn .
III.1.2
Đại
Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự .
III.1.3
Đại
Bổn Sơn Tổng Trì Tự .
III.1.4
Chùa
có các Biệt Viện .
III.2
Thất
Đường Già Lam .
III.2.1
Sự
Thay Đổi Kiến Trúc Của Tự Viện .
III.2.2
Già
Lam Của Tào Động Tông Là Nơi Chính Để Tu Hành .
III.2.3
Sơ
Lược Về Thất Đường Già Lam .
III.2.4
Trường
Hợp Những Tự Viện Thông Thường .
III.2.5
Công
Việc Của Các Vị Tăng .
III.3
Bổn
Tôn, Phật Tượng Và Pháp Cụ .
III.3.1
Già
Lam và Bổn Tôn .
III.3.2
Tượng
Phật .
III.3.3
Pháp
Cụ .
III.4
Tư
Cách Của Tăng Lữ Và Pháp Y .
III.4.1
Tu
Hành Và Thời Hiện Đại .
III.4.2
Pháp
Giai .
III.4.3
Tăng
Giai .
III.4.4
Áo
Tràng Và Cà Sa .
III.4.5
Cải
Cách Y Phục Và Lạc Tử .
III.4.6
Chế
Tác Phục Y .
III.5
Nghi
Lễ Của Tào Động Tông .
III.5.1
Nghi
Lễ Nghĩa Là Gì? .
III.5.2
Kinh
Được Tụng Và Những Hoạt Động Căn Bản .
III.5.3
Tụng
Kinh Hằng Ngày .
III.5.4
Những
Nghi Lễ Thông Thường Của Mỗi Tháng .
III.5.5
Công
Việc Thường Kỳ Trong Mỗi Năm .
Chương
ba: Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển
IV.
Tông Chỉ, Giáo Nghĩa và Thánh Điển.
IV.1
Yếu
Điểm Của Tọa Thiền .
IV.1.1
Tào
Động Tông Là Tông Tọa Thiền .
IV.1.2
Thiền
Và Lịch Sử .
IV.1.3
Truyền
Thống Của Tào Động Tông .
IV.1.4
Thiền
Có Nghĩa Là Tọa Thiền .
IV.1.5
Chỉ
Quán Đả Tọa Và Tức Tâm Thị Phật .
IV.1.6
Tọa
Thiền Dụng Tâm Ký .
IV.1.7
Tọa
Thiền Nghĩa Là Gì? .
IV.1.8
Cách
Dụng Tâm Thứ Nhất .
IV.1.9
Phương
Pháp Ngồi Thiền Có Tính Cách Cụ Thể .
IV.1.10
Khi
Buồn Ngủ Thì Phải Làm Sao? .
IV.1.11
Khi
Tán Loạn Thì Phái Làm Sao? .
IV.1.12
Cảnh
Địa Của Việc Tọa Thiền .
IV.2
Lời
Dạy Của “Tu Chứng Nghĩa” .
IV.2.1
Tu
Chứng Nghĩa .
IV.2.2
Sự
Hình Thành Của “Tu Chứng Nghĩa” .
IV.2.3
Đại
Ý .
IV.2.4
Thiền
Giới Nhứt Như .
IV.2.5
Tu
Chứng Bất Nhị .
IV.2.6
Tu
Chứng Nghĩa .
IV.3
Trước
Tác Chủ Yếu Của Hai Đại Tổ Sư
IV.3.1
Với
Tấm Lòng Cung Kính Để Xem .
IV.3.2
Trước
Tác Của Thiền Sư Đạo Nguyên .
IV.3.3
Trước
Tác Của Oánh Sơn Thiền Sư .
IV.4
Giải
Thích Về Thánh Điển .
IV.4.1
Những
Thánh Điển Được Dùng Đến .
IV.4.2
Đối
Với Thánh Điển Được Tâm Đắc .
IV.4.3
Giải
Thích Về Kinh Điển .
IV.4.4
Giải
Thích Về Ngữ Lục .
Chương
bốn: Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ
V.
Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Của Đàn Tín Đồ.
V.1
Ý
Nghĩa Của Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng .
V.1.1
Đàn
Tín Đồ Nghĩa Là Gì? .
V.1.2
Vì
Sao Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Lại Quan Trọng? .
V.1.3
Nhiều
Đời Sống Tín Ngưỡng Khác Nhau .
V.2
Tụng
Kinh Sáng, Tối .
V.2.1
Mua
Bàn Thờ Phật Cho Đúng Cách .
V.2.2
Cách
Bài Trí Bàn Phật .
V.2.3
Cách
Tụng Kinh .
V.3
Lễ
Xuất Gia Của Người Tại Gia .
V.3.1
Tuần
Tự Thứ Lớp Của Việc Xuất Gia .
V.3.2
Sự
Tuần Tự Lễ Xuất Gia Của Người Tại Gia .
V.4
Thọ
Giới Hội .
V.5
Nghi
Thức Kết Hôn .
V.5.1
Nghi
Lễ Kết Hôn Trang Trọng Trước Đức Phật .
V.5.2
Nghi
Thức Theo Thứ Tự .
V.6
Đám
Tang .
V.6.1
Tại
Sao Làm Lễ Đám Tang? .
V.6.2
Đám
Ma Theo Tào Động Tông .
V.7
Sự
Hiểu Biết Về Giới Danh .
V.7.1
Giới
Danh, Pháp Danh và Pháp Hiệu .
V.7.2
Chuẩn
Mực Của Giới Danh .
V.7.3
Sự
Cấu Tạo Của Giới Danh Và Chủng Loại .
V.8
Những
Ngôi Mộ Bình Thường .
V.8.1
Nguyên
Hình Của Ngôi Mộ Là Một Cái Tháp .
V.8.2
Những
Loại Mộ .
V.8.3
Đi
Viếng Mộ .
V.9
Tụng
Kinh Cầu Nguyện Cúng Dường .
V.9.1
Lý
Do Và Ý Nghĩa Của Việc Tụng Kinh .
V.9.2
Phương
Cách Cũng Như Chủng Loại Cầu Nguyện .
V.10
Tọa
Thiền Hội .
V.10.1
Căn
Bản Của Sự Sinh Hoạt Tín Ngưỡng .
V.10.2
Hướng
Dẫn Về Những Hội Tọa Thiền .
V.10.3
Công
Việc Của Tọa Thiền Hội .
V.11
Những
Sinh Hoạt Tín Ngưỡng Khác .
V.11.1
Lễ
Định Kỳ Và Những Nghi Lễ Khác .
V.11.2
Những
Lễ Nghi Lâm Thời Chủ Yếu Của Các Tự Viện .
V.11.3
Thông
Qua Việc Từ Thiện (Xã Hội Phước Chỉ) .
Chương
năm: Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư
VI.
Di Tích Của Lưỡng Tổ Đại Sư.
VI.1
Tổ
Tích Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư .
VI.1.1
Nơi
Xuất Sanh .
VI.1.2
Trải
Qua Thời Kỳ Ấu Niên .
VI.1.3
Phát
Tâm Tại Thần Hộ Tự - Jingooji .
VI.1.4
Những
Chùa Đã Tu Hành Tại Nhựt Bản .
VI.1.5
Tu
Hành Tại Những Chùa Ở Trung Quốc .
VI.1.6
Địa
Điểm Ngày Trở Về .
VI.1.7
Sau
Khi Về Nước Ở Tạm Các Chùa .
VI.1.8
Các
Nơi Liên Hệ Về Linh Cốt Của Thiền Sư Đạo Nguyên .
VI.2
Tổ
Tích Của Oánh Sơn Thiền Sư .
VI.2.1
Nơi
Sinh Ra .
VI.2.2
Tu
Hành Tại Các Chùa .
VI.2.3
Khai
Sơn Các Chùa .
VI.2.4
Địa
Điểm Nhập Diệt .
VI.2.5
Những
Địa Phương Thờ Linh Cốt Của Thiền Sư Oánh Sơn .
Chương
sáu: Tư Liệu Tham Khảo
VII.
Tư Liệu Tham Khảo.
VII.1
Những
Tư Liệu Tham Khảo Chủ Yếu .
VII.2
Những
Tư Liệu Sách Tham Khảo Khác .
VII.3
Tạp
Chí, Báo Viết Về Ký Sự .
VII.4
Kinh
Tụng – CD Gởi Kèm Gồm: .
VII.5
Kinh
Văn Tụng Niệm .
VII.5.1
Khai
Kinh Kệ .
VII.5.2
Sám
Hối Văn .
VII.5.3
Tam
Quy Lễ Văn .
VII.5.4
Tam
Tôn Lễ Văn .
VII.5.5
Bát
Nhã Tâm Kinh .
VII.5.6
Bổn
Tôn Thượng Cúng Hồi Hướng Văn .
VII.5.7
Tu
Chứng Nghĩa – Hành Trì Báo Ân .
VII.5.8
Tiên
vong Hồi Hướng Văn .
VII.5.9
Phổ
Hồi Hướng
VII.5.10
Tứ
Hoằng Thệ Nguyện Môn .
Chương
bảy: Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn
VIII.
Tiểu Sử Tác Giả Đông Long Chơn.
Chương
cuối:
Lời Cuối Sách
I.
Lời nói đầu
Nhật Bản được xem là một quốc gia Phật Giáo, bởi vì gần 1300 năm kể từ khi Phật Giáo du nhập từ Trung Hoa và Bán Đảo Triều Tiên, Phật Giáo vẫn duy trì truyền thống tín ngưỡng và tạo được niềm tin vững chắc của người Nhật, mà không có gì thay đổi. Hơn nữa, Phật Giáo ảnh hưởng sâu đậm vào đời sống của người Nhật qua các phương diện như chính trị, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật, tư tưởng, văn học, phong tục tập quán, nơi ăn, chốn ở v.v...dẫu có khi dung hòa, có khi xung đột, có khi bị áp chế, cản ngăn, có khi được ủng hộ trở thành vai trò hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh.
Ở Nhật hiện tại có đến 75.000 tự viện Phật Giáo, gần 100.000 tăng sĩ và có 70.000.000 tín đồ thuần thành, có thể nói là gần một ức người. Hầu hết các ngôi chùa Nhật đều có lịch sử ngàn năm tồn tại. Không những có không ít các bậc cao Tăng tôn kính mà số lượng Phật Tử thuần thành vô cùng đông đảo. Đã có nhiều nhà chính trị, thương gia, nghệ nhân, văn sĩ, học giả v.v…tin Phật và quy y Tam Bảo; đặc biệt ngày nay Phật Giáo Nhật Bản còn truyền sang Âu Châu, Mỹ Châu và nhiều nước khác, đó là điều mà khoảng 10 năm trước, khó có ai tưởng tượng được.
Mặt khác, hầu hết người Nhật đều tự cho là tín đồ Phật Giáo, tuy nhiên cũng có người nhận xét đến các chùa ở Kinh Đô và Nara chỉ thấy toàn khách tham quan, còn tăng sĩ chỉ lo cúng đám để nuôi thân, không có sinh hoạt Tôn Giáo. Tín đồ đến chùa chỉ vì đi thăm mộ thân nhân trong những ngày lễ Thanh Minh (Ohigan), Vu Lan. Ở Nhật, ngày đầu năm, người Nhật đến Thần Xã; khi kết hôn, họ chọn nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phải chăng đây là tinh thần dung hòa của Phật Giáo hay chỉ là lòng tin riêng của Tín Đồ Phật Giáo; phải chăng niềm tin Tôn Giáo vốn tồn tại trong tinh thần tự giác của mỗi cá nhân Tín Đồ.
Thật ra, đối với thế giới, Nhật Bản là một quốc gia Phật Giáo, vì đa số người Nhật là tín đồ của Phật Giáo, nhưng với người Nhật không hẳn như vậy. Có nhiều lý do, nhưng phải nói rằng lý do chính là sự nổ lực tăng sĩ có đó, nhưng chưa đầy đủ và lý do khác là tín đồ Phật Giáo cũng kém phần tha thiết quan tâm, hẳn nhiên làm cho người ta không thấy Phật Giáo có ảnh hưởng gì cả. Thật sự, không đơn thuần cho Phật Giáo đối với các vấn đề hiện tại khi mà xã hội ngày càng phức tạp, thế giới ngày càng nhiều vọng tưởng và con người dường như đang bị mê hoặc, đến nỗi cảm thấy bất an, hoài nghi, dao động, thậm chí không biết mình là ai và không biết phải làm sao đây trước văn hóa và văn minh do con người tạo ra. Đó chính là tình trạng đau thuơng của thế giới, đương nhiên Nhật Bản không ra ngoài trạng huống ấy.
Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ Tôn Giáo, thời đại Tâm Linh. Phật Giáo tự dưng được nhiều người quan tâm đến. Nhiều hiện tượng cho thấy có sự lưu ý của người Nhật đối với Phật Giáo như kinh sách Phật Giáo được bày bán nhiều hơn ở hiệu sách, nhiều Chùa thành lập ban nghiên cứu để giảng diễn giáo lý Phật Đà và nhiều phái mới ra đời.... Thế nhưng Phật Giáo Nhật Bản vốn có nhiều Tông Phái khác nhau, mỗi Tông Phái có tính chất Tôn Giáo riêng biệt, mà điều nầy được minh chứng qua hình ảnh tăng sĩ, không vị nào không trực thuộc chùa hay tông phái riêng mình, thậm chí tín đồ cũng thế. Thế nên dù thích hay không thích vấn đề lấy gia đình làm đơn vị, dù hiểu hay không hiểu cũng phải trông chờ nơi tông phái của mình
Bản thân tôi (tác giả) không thích về vấn đề phân chia Tông Phái, thích không thuộc Tông Phái nào cả. Nói khác hơn, lập trường của tôi có thể khác với những người học Phật khác, rất tự do khi lưu tâm đến vấn đề Phật Giáo. Thật tế, nhiều người chủ trương như vậy, nhưng không thể xác định khuynh hướng thuộc Tông Phái nào, rốt cuộc chính họ cũng không rõ và bị rơi vào lập trường Tông Phái khác một cách dễ dàng, lúc nào chẳng hay. Vả lại, Phật Giáo Nhật Bản chia nhiều Tông Phái biết đâu lại là vấn đề thông thoáng, bởi vì có nhiều góc độ và nhiều cánh cửa để mở khi bước vào ngôi nhà Phật Giáo.
Lại một lần nữa nói rằng Phật Giáo Nhật Bản là Phật Giáo của các Tông Phái, nhưng thật không hay chút nào khi tăng sĩ và tín đồ thuộc các Tông Phái của Phật Giáo chẳng lưu tâm, cũng chẳng biết mình thuộc Tông Phái nào. Thật ra, trước thời Meiji (Minh Trị), Phật Giáo Nhật Bản theo lập trường truyền thống và nghiên cứu học thuật theo lối Âu Châu, biết Đại Thừa chẳng phải do Đức Phật nói, nhưng có lẽ bắt đầu từ đó, ấn tượng chia rẽ xâm nhập vào Phật Giáo khiến Phật Giáo bị phân chia tạo thành các Tông Phái. Một khi chư Tăng đánh mất tự tin, thậm chí còn hàm hồ đả phá Tông Phái mình, sao lại trách đàn na và tín đồ ngày càng thiếu hiểu biết. Thật là phi lý!
Tất cả những buổi diễn giảng giáo lý Phật Đà của các học giả và sách vở viết về Phật Giáo bày bán ở hiệu sách, thật tế chỉ giới thiệu Phật Pháp căn bản mà thôi, thật ra chẳng đủ. Cần phải có những buổi giảng của Chư Tăng như là giáo hóa, trao đổi thể nghiệm mang tính đặc thù riêng của từng cá thể, gần gũi thân cận. Mặt khác cũng cần có phần nghi lễ tâm linh, thần bí siêu nhiên, huyền bí khác v.v... mà những phương diện đó không ngoài phương tiện truyền đạt tâm linh.
Tác phẩm nầy chỉ bàn về những gì thuộc về phái “Tào Động Tông” của Phật Giáo Nhật Bản như là tổng hợp quan điểm để hướng dẫn mà thôi.
Nếu kể về số lượng Tăng Lữ và tự viện của riêng Tào Động Tông, có thể nói rằng đây là một đoàn thể Phật Giáo lớn nhất của nước Nhật, phụng thờ đức Bổn Sư Thích Ca là vị giáo chủ Phật Giáo. Các Thiền Tăng đời Kamakura kính ngưỡng những vị Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), Thiền Sư Oánh Sơn là Cao Tổ và Thái Tổ. Tông chỉ và giáo nghĩa của hai vị Tổ nầy được thiết lập nơi Đại Bổn Sơn tại hai chùa Vĩnh Bình (Eheiji) và chùa Tổng Trì (Sojiji). Dưới tàng cây cổ thụ ấy, có đến 15.000 ngôi chùa, 20.000 Tăng Sĩ và 7.000.000 tín đồ, với lịch sử 700 năm truyền thừa.
Trong khả năng có thể, chúng tôi sẽ cố gắng giải thích rõ ràng tất cả những vấn đề lịch sử, Bổn Tôn, Lưỡng Tổ, lưỡng Đại Bổn Sơn, tông chỉ, giáo nghĩa, tự viện, Tăng Lữ, nghi lễ, thánh điển, sinh hoạt tín ngưỡng và nhiều phương diện khác thuộc pháp nhơn Tôn Giáo và tông chế[1] của Tào Động Tông, để mọi người liễu tri một cách dễ dàng khi muốn nghiên cứu về tông nầy. Hẳn nhiên, trong điều kiện cho phép, tài liệu nầy cũng là cơ sở căn bản lý giải cho đàn na, tín đồ và những người thuộc Tông Phái khác, khi lưu tâm những vấn đề của Tào Động Tông Nhật Bản một cách bao quát hơn, đó cũng chính là điều mà tác giả vô cùng tha thiết vậy.
Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
[1] Giống như tư cách gemeinnütziger e.V. của Tôn Giáo tại Đức. Nghĩa là Hội nầy có khai báo tại tòa án, có tính cách từ thiện, xã hội của Tôn Giáo đó.