Về Dodrupchen Rinpoche (1927-2022)

23/06/20248:38 SA(Xem: 1496)
Về Dodrupchen Rinpoche (1927-2022)
VỀ DODRUPCHEN RINPOCHE (1927-2022)
Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche


blank Con người chúng ta thường quyết định tính xác thực hay giá trị của một chính trị gia, nhà hoạt động nhân đạo hay nhà môi trường bằng việc họ đã đưa một lý thuyết vào thực hành tốt đến đâu. Nhưng đưa ra quyết định như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Liệu một người có thực hành điều mà họ thuyết giảng? Liệu lời nói của họ có đi đôi với hành động? Thật khó nói! Và thậm chí còn khó hơn nhiều nếu liên quan đến con đường tâm linh.

Nhiều người chúng ta rất giỏi trình bày giáo lý Phật. Khi dạy về vô thường, lấy ví dụ, chúng ta có khả năng trích dẫn lời khuyên tốt nhất từ các luận giải vĩ đại và tụng thuộc lòng những lời của Đức Phật và bài ca về vô thường. Thế nhưng khoảnh khắc mà chúng ta cần phải tha thứ và quên đi, trái tim chúng ta dường như đông cứng lại. Và khoảnh khắc mà tầm nhìn lớn lao đòi hỏi một chút kế hoạch dài hạn, mọi ý nghĩ về vô thường bị nghiền nát.

Một số người chúng ta có khả năng nói đầy sức thuyết phục về Bồ đề tâm. Nhưng khi tình hình trở nên cam go, chẳng còn lựa chọn nào khác, sự thực hành Bồ đề tâm của chúng ta, tốt nhất thì, để tích lũy công đức giúp chúng ta có thể tiến bộ trên con đường tâm linh của chính mình, hay tệ nhất, để thỏa mãn bản thân. Và nếu bạn cho rằng thực hành Bồ đề tâm là chuyện đầy thách thức, hãy chờ đợi cho đến khi bạn nghe về Dzogchen và điều cần thiết để thực hành những giáo lý này.

Một trong những giáo lý Dzogchen cốt lõi là về việc không tạo tác và tự tại. Nói cách khác, cách thức để 100% chân thậtchân chính trong bộ dạng, thái độ, thế giới quan và v.v. Nhiều người ngày nay yêu thích việc nói về con đường vĩ đại của ‘không tạo tác’, nhưng rất hiếm có thể thực hành và thực sự sống theo nó – [tức là] là một Dzogchenpa. Dĩ nhiên chư đạo sư Dzogchen vĩ đại vẫn nhiều lần cảnh báo chúng ta về cách biệt bao la giữa giáo lý Dzogchen và vị Dzogchenpa.

Kyabje Dodrupchen Rinpoche được nhiều tín đồđặc biệt là các đệ tử của Ngài xem là một trong số những vị Trì Minh hiếm hoi, còn trụ thế của thế kỷ 20; một ‘Trì Minh’ tự tại, người là hình ảnh thu nhỏ của ‘sự hiện diện chân chính’ – xin mượn ý của Trungpa Rinpoche. Cá nhân tôi chẳng dám đưa ra một tuyên bố như vậy. Làm sao mà tôi có thể? Chỉ những Trì Minh mới có thể nhận ra những Trì Minh khác.

Dẫu vậy, có những cách khác để ai đó như tôi xác định xem một người có phải là Trì Minh hay không. Một cách là nghe những đạo sư khác của tôi. Nhiều đạo sư vĩ đại, bao gồm cả chư đạo sư của tôi, công khai kính trọng Kyabje Dodrupchen Rinpoche như một Trì Minh. Trong trải nghiệm của tôi, mỗi lời mà những đạo sư này từng nói đều trở thành thật; vì thế, không có lý do gì để tôi không tin tưởng chư vị. Cách khác là nhờ sự quán sát cá nhân.

Ở đây, tôi phải nhắc đến rằng, mặc dù tôi giả bộ không như vậy, tôi là gã khờ trong việc đáp ứng những kỳ vọng xã hội, quy tắc, nghi thứcdĩ nhiên, sự đúng đắn chính trị – tôi thích chơi đùa với tất cả chúng – điều mà tự thân chính là dấu hiệu về việc tôi thiếu tính xác thực. Bởi tôi ngập tràn những bấp bênh, mỗi bước của tôi lại tạo ra thêm nhiều sự đạo đức giả. Có lẽ, đấy là lý do thế giới mà phóng chiếu của tôi tạo ra cũng có vẻ như ngập tràn những kẻ đạo đức giả – những người rỉ ra sự khiêm nhường nhưng lại là bất cứ gì ngoại trừ khiêm nhường, người cố gắng để kỳ quặc nhưng các thái độ cơ bản lại vô cùng theo tập quán, người tỏ ra khổ hạnh trước đám đông nhưng bí mật thì chìm đắm trong sự hoang phí phóng đãng.

Nhiều người chúng ta áp dụng và thậm chí cố gắng phô trương một cá tính tự tại, ung dung, nhưng hầu như cũng chỉ hời hợt. Rất hiếm người trên thế giới này thực sự tự tại. Một trong những tác dụng phụ của sự thiếu tự tại này là mỗi ý nghĩ và hành động của chúng ta được tạo tác hay tạo ra. Kết quả là, tri kiến, thiền định và hành động trở thành kiểu ra vẻ mộ đạođạo đức giả: tri kiến bị che lấp bởi sự cường điệu hay đánh giá thấp (chúng ta cường điệu chân lý tuyệt đốiđánh giá thấp chân lý tương đối); thiền định thì giả bộ; và những hành động tạo ra dòng đánh giá liên tục về bản thânchúng sinh khác. Năm này qua năm khác, chúng ta nói về Không, nhưng chút xíu chỉ trích đã làm tổn thương về mặt cảm xúc và trước một lời bóng gió tán dương, chúng ta trở nên vô cùng kiêu ngạo một cách rõ ràng.

Tôi biết Kyabje Dodrupchen Rinpoche từ năm tôi lên chín. Thường xuyên, bất chấp những nhận thức nông cạn, hạn chế của tôi, tôi chứng kiến Ngài vẫn luôn không thỏa hiệp ra sao – một trong số rất hiếm những vị không thỏa hiệp trên hành tinh này. Nhưng nếu tôi kể lại một vài sự việc minh chứng cho mức độ không thỏa hiệp và không đạo đức giả mà Ngài thực sự là, đấy sẽ chỉ là một sự om sòm. Nó thậm chí có thể gây ra các hành động tiêu cực, điều có thể dẫn đến sự lụi tàn của bản thânchúng sinh khác. Giống như con ếch nghĩ rằng cái giếng nhỏ mà nó sống chứa tất cả nước trên thế gian, sau đó ngất đi vì sốc khi thấy một cái ao và nhận ra rằng tầm nhìn của nó đã nhỏ bé đến đâu, nhiều người không tin một lời, trong khi số khác ngất xỉu vì sốc. Chỉ một số trân trọng rằng mọi điều mà Kyabje Dodrupchen Rinpoche làm đều là minh chứng đáng kinh ngạc về tính xác thực.

Những kẻ có thể nếm vị của con đường không tạo tác, không chỉ về lý thuyết mà cả trong thực hành, sẽ trân trọng từ việc chúng sinh thời nay thật may mắn biết bao khi sống cùng thời điểm mà Kyabje Dodrupchen Rinpoche bước đi trên trái đất này, một hiện thân sống động cho Giáo Pháp của Đức Phật.

 

– Dzongsar Jamyang Khyentse

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.facebook.com/siddharthasintent/posts/4789342511114839.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Tạo bài viết
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.