Phần Sáu: Những Bổ Sung

06/12/201012:00 SA(Xem: 15328)
Phần Sáu: Những Bổ Sung


NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ

Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000


PHẦN SÁU: NHỮNG BỔ SUNG

 

Sau đây là phần bình giảng bổ sung, liên quan đến cả hai yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ, để đặt nền cho sự thấu hiểu việc thực hành.


1 Bối Cảnh

Trong tantra và Đại Toàn Thiện, sự nối kết giữa trò và thầy cực kỳ quan trọng. Học trò phải nhận sự trao truyền và giáo huấn từ thầy và rồi phải khai triển một sự vững chắc nào trong rigpa. Không có cái này, những phân định căn bản cho cuộc hành trình tâm linh là khó mà hiểu vì chúng vẫn là những phân biệt ý niệm. Bản tánh của tâm thức thì vượt khỏi những ý niệm. Không có sự hiểu biết trí thức thì khó khai triển kinh nghiệm, nhưng không có kinh nghiệm thì những giáo lý chỉ trở thành triết lý trừu tượng hay giáo điều mơ hồ đối với hành giả. Đó cũng giống như học về y khoa nhưng không nhận biết bệnh của chính mình ; nếu sự hiểu biết không được sử dụng, nó là vô ích. Chẳng có gì tốt đẹp nếu chỉ nghĩ rằng người ta đang ở trong rigpa hay nghĩ rằng người ta biết tịnh quang. Biết và ở lại trong cái thấy, cái tri kiến thì không chỉ nghĩ và nói về những giáo lý, mà thực sự sống trong kinh nghiệm mà những giáo lý chỉ bày. Hành giả học rigpa là cái gì bằng cách hiện thực là rigpa, và khám phá trí huệ vượt khỏi tâm thức ý niệm bằng cách khám phá rằng bản tánh chân thật của mình chính là trí huệ đó.

Tuy nhiên, một cái hiểu trí thức đúng đắn về bối cảnh của yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ giúp cho hành giả đúng hướng trong thực hành, tránh sai lầm, và chuẩn bị nhận biết quả của thực hành. Với một cái hiểu rõ ràng, hành giả có thể kiểm lại kinh nghiệm của y so với giáo lý và tránh sự sai lầm cho một kinh nghiệm nào khác là rigpa. Nhưng cuối cùng, kinh nghiệm ấy cần phải được kiểm nghiệm lại so với những chỉ dạy truyền khẩu của một vị thầy trong một tương quan đang diễn tiến, dù cho những gặp gỡ giữa thầy và trò không thể không thường xuyên chăng nữa.


2 Tâm thức và Rigpa

Giải thoát khỏi vô minh và khổ đau xảy ra khi chúng ta nhận biết và an trụ trong bản tánh chân thật của chúng ta. Cái nhận biết không phải là tâm thức ý niệm ; nó là tâm thức nền tảng, bản tánh của tâm thức, rigpa. Công việc cần thiết của chúng taphân biệt trong thực hành giữa tâm thức ý niệm và cái tỉnh giác thuần khiết của bản tánh tâm thức.

TÂM THỨC Ý NIỆM

Tâm thức ý niệm hay tâm thức động là cái tâm thức quen thuộc của kinh nghiệm hàng ngày, thường trực bận rộn với những tư tưởng, kỷ niệm, hình ảnh, đối thoại nội tâm, phán xét, nghĩa lý, xúc cảm và tưởng tượng hão huyền. Nó là cái tâm thức vẫn thường đồng hóa như là “tôi” và kinh nghiệm của “tôi”. Sự năng nổ căn bản của nó là sự ràng buộc với một cái nhìn thấy mang tính nhị nguyên về hiện hữu. Nó tự xem nó là một chủ thể trong một thế giới của đối vật. Nó bám víu vào một ít kinh nghiệm và đẩy xa những kinh nghiệm khác. Nó là phản ứng, đôi khi hoang dã, nhưng dù ngay khi nó cực kỳ bình anvi tế – chẳng hạn trong thiền định hay tập trung mãnh liệt – nó vẫn duy trì “tư thế” bên trong là một thực thể quan sát môi trường chung quanh và tiếp tục tham dự vào nhị nguyên.

Tâm thức ý niệm không giới hạn vào ngôn ngữ và những ý tưởng. Ngôn ngữ – với những danh từ và động từ, những chủ thể và đối tượng của nó – thì nhất thiết phụ thuộc vào nhị nguyên, nhưng tâm thức ý niệm thì đã sống động trong chúng ta trước sự sở đắc ngôn ngữ. Theo nghĩa này, những thú vật cũng như trẻ em và những người sinh ra không có khả năng ngôn ngữ đều có một tâm thức ý niệm. Nó là kết quả của những khuynh hướng thói quen thuộc nghiệp đã hiện diện trước khi chúng ta phát triển một cảm thức về cái ngã, thậm chí trước khi chúng ta sinh ra. Đặc tính chính yếu của nó là phân chia theo một cách bản năng kinh nghiệm thành ra nhị nguyên, bắt đầu với chủ thể và đối tượng, với tôi và không phải tôi.

Tantra Mẹ nói đến tâm thức này như là “tâm thức biểu lộ hoạt động”. Nó là tâm thức khởi lên tùy thuộc vào sự chuyển động của khí có nghiệp nhiễm ô, và biểu lộ trong hình thức những tư tưởng, ý niệm và những hoạt động ý thức khác. Nếu tâm thức ý niệm trở nên hoàn toàn yên tĩnh, nó tan biến vào bản tánh của tâm thức và sẽ không khởi lên trở lại cho đến khi hoạt động tái tạo nó.

Những hành động của tâm động là đức hạnh, không đức hạnhtrung tính. Những hành động đức hạnh chiêu đãi kinh nghiệm về bản tánh của tâm thức. Những hành động trung tính quấy rối sự nối kết với bản tánh của tâm thức. Những hành động không đức hạnh tạo ra thêm sự quấy rối và đưa đến thêm sự mất nối kết. Những giáo lý đi vào chi tiết về những phân biệt giữa những hành động đức hạnh và không đức hạnh, như rộng lượng bố thíkeo kiệt... tuy nhiên điều này là sự phân biệt rõ ràng nhất : một số hành động dẫn đến sự nối kết hơn với rigpa và một số dẫn đến sự mất nối kết.

Cái ngã trói buộc với nhị nguyên chủ thể và đối tượng khởi lên từ tâm thức động. Từ tâm thức này mọi khổ đau sanh khởi ; tâm thức ý niệm làm việc rất cực nhọc và đó là điều nó thành tựu. Chúng ta sống trong những kỷ niệm của quá khứ và những mộng tưởng của tương lai, tách lìa với kinh nghiệm trực tiếp về sự rạng rỡ và vẻ đẹp của đời sống.

TÁNH GIÁC BẤT NHỊ : RIGPA

Thực tại nền tảng của tâm thức là tánh giác thanh tịnhbất nhị : rigpa. Tinh túy của nó là một với tinh túy của tất cả những gì hiện hữu. Trong thực hành, nó phải không bị lẫn lộn với ngay cả những trạng thái vi tế nhất, tĩnh lặng nhất và bao la nhất của cái tâm thức động. Không được nhận biết, bản tánh của tâm thức biểu lộ như là tâm thức động, nhưng khi thấu biết trực tiếp, nó vừa là con đường đến giải thoát vừa là chính sự giải thoát.

Những giáo lý Đại Toàn Thiện thường dùng hình ảnh một cái gương để tượng trưng cho rigpa. Một cái gương phản chiếu mọi sự mà không chọn lựa, ưa thích hay phán xét. Nó phản chiếu cái đẹp và cái xấu, lớn và nhỏ, thiện và bất thiện. Không có những giới hạn, hạn cuộc nào trong những gì nó có thể phản chiếu, tuy nhiên cái gương thì không nhiễm ô, không dấu vết, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì phản chiếu trong nó. Nó cũng không bao giờ ngừng phản chiếu.

Tương tự, tất cả hình tướng của kinh nghiệm khởi trong rigpa : những tư tưởng, hình ảnh, tình cảm, sự bám chấp và cái được bám chấp, mọi chủ thể và đối tượng giả tạo bề ngoài, mọi kinh nghiệm. Chính tâm thức ý niệm khởi lên và ở trong rigpa. Sống và chết xảy ra trong bản tánh của tâm thức, nhưng nó không sanh cũng không chết, như những phản chiếu đến và đi mà không tạo ra hay hủy hoại tấm gương. Đồng hóa với tâm thức ý niệm, chúng ta sống như một cái gì đó của những phản chiếu trong tấm gương, phản ứng lại những phản chiếu khác, chịu mê lầm và khổ đau, không ngừng sống và chết. Chúng ta cho những phản chiếuthực tại và tiêu phí những cuộc đời mình để đuổi bắt những ảo ảnh.

Khi tâm thức ý niệm thoát khỏi bám lấy và ghét bỏ, nó tự nhiên thư giãn, buông xả vào rigpa không-do-tạo-tác. Bấy giờ không có nữa một sự đồng hóa với những phản chiếu trong tấm gương và chúng ta tùy duyên thích hợp một cách không cố gắng với mọi thứ khởi lên trong kinh nghiệm, hân thưởng mỗi một khoảnh khắc. Nếu giận ghét khởi lên, tấm gương tràn ngập giận ghét. Khi tình thương khởi lên, tấm gương tràn ngập tình thương. Đối với bản thân cái gương, ghét hay thương đều vô nghĩa : cả hai đều là một biểu lộ của khả năng phản chiếu bẩm sinh. Điều này được biết như là trí huệ giống như tấm gương (đại viên cảnh trí) ; khi chúng ta nhận biết bản tánh của tâm thức và phát triển khả năng an trụ trong nó, không có trạng thái tình cảm nào làm phóng dật chúng ta được. Thay vì thế, mọi trạng thái và mọi hiện tượng, thậm chí giận dữ, ghen ghét... đều được giải thoát vào sự thanh tịnhtrong sáng vốn là bản tánh của chúng. An trụ trong rigpa, chúng ta cắt tiệt nghiệp ngay tận gốc rễ của nó và được giải thoát khỏi sự trói buộc của sanh tử.

Vững chắc trong rigpa cũng làm cho dễ dàng hơn việc thực hiện mọi nguyện vọng tâm linh khác. Thực hành đức hạnh được dễ dàng hơn khi thoát khỏi bám chấp và cảm giác thiếu thốn, dễ dàng hơn để thực hành lòng bi khi không bị ám ảnh bởi chính bản thân mình, dễ dàng hơn để thực hành chuyển hóa khi không dính mắc vào những cá tính giả tạo và hạn hẹp.

Tantra Mẹ nói đến bản tánh của tâm thức như là “tâm bổn nguyên”. Nó giống như đại dương, trong khi tâm thức bình thường thì giống như những sông, hồ, suối... chúng chia xẻ chung bản tánh của đại dươngtrở về với đại dương, nhưng tạm thời hiện hữu như những chi thể của nước bề ngoài có vẻ tách biệt. Tâm thức động cũng được ví như bọt sóng trong đại dương của tâm bổn nguyên, chúng thường trực hình thành và tan biến, tùy thuộc vào sức mạnh của những gió nghiệp. Nhưng bản tánh của đại dương không thể không đổi.

Rigpa tự hữu từ nền tảng. Hoạt động của nó là biểu lộ không ngừng ; tất cả mọi hiện tượng khởi lên trong nó mà không quấy nhiễu nó. Kết quả của sự an trụ toàn bộ trong bản tánh của tâm thứcba thân của Phật ; pháp thân, nó là tinh túy không có tư tưởng, vô niệm ; báo thân, nó là sự biểu lộ không ngừng ; và hóa thân, nó là hoạt động bi mẫn không mê vọng.

Rigpa Nền Tảng và Rigpa Con Đường

Trong bối cảnh thực hành, có hai loại Rigpa được định nghĩa. Dù chỉ là một sự phân chia ý niệm, nó ích lợi trong sự hướng dẫn. Cái thứ nhất, rigpa nền tảng là tánh tỉnh giác nền tảng toàn khắp của nền tảng (khyab-rig). Mỗi chúng sanh có một tâm thức đều có cái tỉnh giác này – chư Phật cũng như những chúng sanh trong sanh tử – vì chính từ cái tỉnh giác này mà mọi tâm thức sanh khởi.

Cái thứ hai là tánh tỉnh giác bẩm sinh khởi lên của con đường (sam-rig), nó là kinh nghiệm cá nhân về tánh tỉnh giác toàn khắp. Nó được gọi là rigpa con đường bởi vì nó ám chỉ đến kinh nghiệm trực tiếp về rigpa mà những thiền giả có được khi họ đi vào sự thực hành Đại Toàn Thiện và nhận lãnh sự giới thiệu vào, nhập môn và trao truyền. Nghĩa là nó không được chứng ngộ trong kinh nghiệm cho đến khi hành giả được giới thiệu vào nó.

Rigpa con đường có khả năng biểu lộsự kiện rằng những tâm thức của chúng ta khởi từ tánh tỉnh giác bổn nguyên của nền tảng. Khi tánh giác được biết một cách trực tiếp, chúng ta gọi nó là tánh giác bẩm sinh và đây là rigpa con đường mà thiền giả biết. Trong bối cảnh này, chúng ta ám chỉ tánh giác thuần khiết bổn nguyên như là rigpa và rigpa khởi trên con đường như là rang-rig. Cái thứ nhất giống như kem sữa và cái thứ hai như bơ theo nghĩa chúng cùng một chất nhưng có cái gì phải làm để tạo ra bơ. Đây là rigpa con đường hay rigpa khởi lên vì chúng ta vào trong nó rồi lại bỏ nó và rơi trở lại trong tâm thức động. Nó không liên tục, lúc có lúc không trong kinh nghiệm của chúng ta. Nhưng rigpa thì luôn luôn hiện diện – rigpa nền tảng bổn nguyên là sự hiện diện, không khởi lên cũng không diệt mất – dù chúng tanhận biết nó hay không.


3 Nền tảng : Kunzhi

Kunzhi, nền tảng của tất cả hiện hữu, của vật chất cũng như của tất cả tâm thức chúng sanh, là sự hợp nhất bất khả phân của tánh không và sự sáng tỏ. Hai cái này cũng được gọi là tịnh và quang, cùng tịnh quang của yoga giấc ngủ. (Kunzhi trong giáo lý Đại Toàn Thiện không đồng nghĩa với Kunzhi như được nói đến trong trường phái Duy Tâm Thức của kinh điển, trong đó Kunzhi hay a lại da thức diễn tả một thức trung tính nhưng không giác ngộ chứa đựng mọi phạm trù của những dấu vết tư tưởng và nghiệp.)

Tinh túy của Kunzhi là tánh không (sunyata). Nó là không gian vô biên, tuyệt đối ; nó trống không mọi thực thể, mọi hiện hữu nội tại, những ý niệmbiên giới. Nó là không gian trống không có vẻ như ở ngoài chúng ta, không gian trống không trong đó có những đồ vật, và không gian trống không của tâm thức. Kunzhi không có trong hay ngoài, không thể nói được là hiện hữu (vì nó không là gì cả), cũng không phải không hiện hữu (vì nó chính là thực tại). Nó vô hạn, không thể bị hủy diệt hay được tạo ra, không sanh không diệt. Ngôn ngữ dùng để diễn tả nó tất yếu là nghịch lý, bởi vì Kunzhi vượt khỏi nhị nguyêný niệm. Mọi tạo dựng về ngôn ngữ để thử hiểu nó đều đã sai lầm và chỉ có thể chỉ cho thấy rằng nó không thể bị bao trùm.

Sự sáng tỏ hay phương diện ánh sáng, của kunzhi, trên mức độ cá nhân, là rigpa, tánh giác thuần khiết. Kunzhi thì giống như bầu trời, nhưng nó không như nhau với bầu trời, vì bầu trời không có tỉnh giác ; kunzhi là tỉnh giác cũng là tánh không. Điều này không gợi ý rằng kunzhi là một chủ thể biết “về'', mà hơn nữa ám chỉ rằng tánh tỉnh giáctánh không. Tánh không là sự sáng tỏ, sự sáng tỏtánh không. Không có chủ thể cũng không có đối tượng trong kunzhi, cũng không có nhị nguyên hay phân biệt nào khác.

Khi mặt trời lặn xuống vào buổi chiều, chúng ta nói rằng bóng tối trùm xuống. Đây là bóng tối từ quan điểm của người tri giác. Không gian thì luôn luôn trong sáng và tràn khắp, nó không thay đổi khi mặt mặt trời mọc hay lặn ; không có việc không gian sáng hay không gian tối. Chỉ có bóng tối hay ánh sáng với chúng ta, người tri giác. Bóng tối xảy ra trong không gian nhưng không ảnh hưởng đến không gian. Khi ngọn đèn của tỉnh giác được thắp lên, không gian của kunzhi không bao giờ tối. Bóng tối là kết quả của những che ám ; sự tỉnh giác của chúng ta bị mắc vướng trong bóng tối của tâm thức vô minh.

TÂM THỨCVẬT CHẤT

Tinh túy của cả tâm thứcvật chất là kunzhi, vậy thì tại sao vật chất không có sự tỉnh giác ? Tại sao những chúng sanh trở thành giác ngộvật chất thì không thể ? Trong Đại Toàn Thiện chúng ta giải thích điều này bằng thí dụ một thỏi pha lê và một cục than, pha lê tượng trưng tâm thức và than tượng trưng vật chất.

Khi mặt trời chiếu sáng, cục than dù có trầm mình trong ánh sáng cũng không thể tỏa sáng được. Nó không có khả năng, cũng như vật chất thiếu khả năng phản tỉnh của tỉnh giác bẩm sinh. Nhưng khi ánh sáng mặt trời chiếu đến pha lê, nó phản chiếu ánh sáng bởi vì nó có khả năng bẩm sinh làm như vậy ; đó là bản tánh của nó. Khả năng này biểu lộ là sự phô diễn của ánh sáng muôn màu. Tương tự, chúng sanh có khả năng của tỉnh giác bẩm sinh. Tâm thức của một chúng sanh phản chiếu ánh sáng của tánh tỉnh giác bổn nguyên và tiềm năng của nó được hiển bày hoặc trong những phóng chiếu của tâm thức hoặc trong ánh sáng thuần khiết của rigpa.


4 Biết

Trong Kinh thừa Phật giáo, có dạy rằng người bình thường không thể biết tánh không qua tri giác trực tiếp, mà phải dựa vào cái biết do suy luận. Có một sự tranh luận rất nhiều vừa thuộc lịch sử vừa trong hiện đại trong những truyền thống thuộc kinh điển liên quan đến việc làm thế nào dùng cái biết và lý trí suy luận đối với sự nhận biết tánh không, nhưng lại ít nói về sự nhận biết bản tánh của tâm thức qua những giác quan. Trong kinh điển, chỉ có thiền giả đã đạt đến con đường thứ ba, con đường của sự thấy, kiến đạo vị, mới có tri giác trực tiếp về tánh không, lúc ấy người nam hay nữ ấy không còn được xếp vào hạng chúng sanh bình thường, phàm phu nữa.

Đại Toàn Thiện có một quan điểm khác. Những giáo lý nói với chúng ta rằng tánh không và sự sáng tỏ của bản tánh tâm thức không chỉ có thể nắm bắt qua những giác quan, mà còn dễ dàng hơn, và vững chắc hơn khi dùng những giác quan trong công việc tâm linh này thay vì dùng tâm thức ý niệm. Những giác quan là những cánh cửa trực tiếp của tri giác trực tiếp, chúng, trước khi bị tâm thức ý niệm chụp bắt, thì rất gần gũi với tánh giác thanh tịnh. Một số bình giảng của kinh điển phê phán Đại Toàn Thiện, nói rằng những hành giả Đại Toàn Thiện quá say mê những cái nhìn thấy ánh sáng và vân vân, những cái nhìn thấy mà ngay cả những người bình thường cũng có. Nhưng điều ấy là dĩ nhiên ; bản tánh của tâm thứcchúng ta đang nhận biết thì hiện hữu trong tất cả chúng sanh.

Thường thường, dựa vào trí năng hiểu biết, chúng ta thỏa mãn với những ý niệm. Chúng ta có thể bị quy định khi cho rằng chúng ta hiểu cái gì đó có nghĩa là gì khi chỉ nghe vài câu nói mà không hề có kinh nghiệm trực tiếp về điều mà lời nói diễn đạt. Thay vì dựa vào sự thấu hiểu, nắm bắt trực tiếp chân lý đằng sau ý niệm, chúng ta lại tham khảo những kiểu mẫu ý niệm chúng ta đã tạo ra về cái mà chúng ta muốn hiểu. Điều này khiến dễ dàng lạc mất trong tâm thức động ; đó là lầm cho bản đồ là quang cảnh thật, hay ngón tay chỉ mặt trăngbản thân mặt trăng. Khi cuối cùng chúng ta đạt đến một diễn tả đầy ấn tượng về chân lý, thì khi ấy chúng ta cũng không còn sống trong chân lý ấy nữa.

Bản tánh của tâm thức có thể được kinh nghiệm qua nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức... Chúng ta thấy qua con mắt, nhưng con mắt không thấy. Chúng ta nghe thấy qua lỗ tai, nhưng tai không nghe. Cùng cách như vậy, bản tánh của tâm thức có thể được kinh nghiệm qua nhãn thức, nhưng không phải nhãn thức kinh nghiệm.

Tương tự như vậy với một tri giác trực tiếp. Hình sắc do nhãn thức nhận được và hình sắctâm thức ý niệm nghĩ rằng nhãn thức đã tri giác thì khác nhau. Hình sắc được nhãn thức nắm bắt trực tiếp thì gần gũi với thực tại nền tảng hơn là mô hình của tri giác đó xảy ra trong tâm thức ý niệm. Tâm thức ý niệm không thể tri giác trực tiếp ; nó nhận biết những sự vật chỉ qua những hình ảnh được phóng chiếu thuộc tâm thức và qua ngôn ngữngôn ngữ tự nó là suy luận, diễn dịch.

Thí dụ, nhãn thức thấy hiện tượngchúng ta gọi là “cái bàn”. Cái nhãn thức tri giác không phải là một “cái bàn”, mà là một kinh nghiệm sống động, thuộc giác quan về ánh sáng và màu sắc. Tâm thức ý niệm không trực tiếp tri giác hiện tượng nguyên chất chưa xử lý và sống động tạo nên kinh nghiệm của nhãn thức. Thay vì vậy, nó tạo ra một hình ảnh tâm thức về cái mà nhãn thức kinh nghiệm. Nó cho rằng nó đang thấy cái bàn nhưng cái nó thấy chỉ là một hình ảnh tâm thức của cái bàn. Đây là điểm quyết định khác biệt giữa tâm thức ý niệmtri giác trực tiếp. Khi mắt nhắm lại, “cái bàn” không được tri giác trực tiếp nữa và hiện tượng ấy không tham dự vào kinh nghiệm của tỉnh giác trực tiếp hiện tại nữa, nhưng tâm thức ý niệm có thể vẫn phóng chiếu một hình ảnh của cái bàn, nó sẽ không như nhau với hiện tượng được tri giác trực tiếp. Tâm thức ý niệm không cần hướng về sự tỉnh giác nơi giác quan, mà có thể hiện hữu trong những tạo tác riêng của nó.

Khả năng này của tâm thức ý niệm tạo khuôn mẫu cho kinh nghiệm trực tiếp, dù đó là giá trị quý báu cho chúng ta với tư cách con người, là nguyên nhân của một trong những chướng ngại kiên cường nhất trong thực hành. Trước và sau cái kinh nghiệm trực tiếp về bản tánh của tâm thức, tâm thức quy ước vẫn tìm cách biến kinh nghiệm thành ý niệm. Cũng như lúc ban đầu kinh nghiệm về rigpa bị che ám bởi những sắc tướng, những tư tưởng và một tương quan nhị nguyên với hiện tượng, sự ý niệm hóa rigpa trở thành một rào chắn. Bấy giờ chúng ta có thể nghĩ chúng ta biết bản tánh của tâm thức trong khi thật ra chúng ta chỉ kinh nghiệm một tương quan với một ý niệm.

Điều này không phải nói rằng kinh nghiệm giác quan trực tiếp chính nó là bản tánh của tâm thức. Ngay cả với tri giác rất nguyên chất, chúng ta có khuynh hướng bị đồng hóa một cách vi tế với một chủ thể tri giác, và kinh nghiệm vẫn là nhị nguyên. Nhưng trong khoảnh khắc đầu tiên nhất của sự tiếp xúc giữa tánh tỉnh giác và đối tượng của những giác quan, bản tánh không bị che đậy của tâm thức là ở đó. Chẳng hạn, khi chúng ta ngạc nhiên nhạy bén, có một khoảnh khắc khi tất cả mọi giác quan mở ra và rỗng rang ; chúng ta không tự đồng hóa làm người kinh nghiệm hay cái kinh nghiệm. Bình thường, khoảnh khắc ấy là một loại vô thức, bởi vì tâm thức động, thô mà chúng ta vẫn đồng hóa với, ngay khoảnh khắc ấy bị sốc để biến thành ngừng lặng. Nhưng nếu chúng ta trụ trong tỉnh giác của khoảnh khắc ấy, không có cái gì là người tri giác hay cái được tri giác, chỉ có tri giác thuần túy : không tư tưởng, không tiến trình tâm thức, không phản ứng về phần một chủ thể đối với sự kích thích của một đối tượng. Chỉ có tỉnh giác rỗng rang, bất nhị. Đó là bản tánh của tâm. Đó là tánh giác rigpa.


5 Nhận Biết tánh Sáng Tỏ và 
tánh Không

Kinh nghiệm về tỉnh giác bất nhị của rigpa thì hoàn toàn kỳ diệu. Nó tự do, thoát khỏi sự nỗ lực không ngừng của tâm thức sanh tử. Đây không phải là một sự thanh bình ù lì mờ đục. Nó là sự tỉnh thức thuần khiết. Nó nhẹ nhàng, rỗng rang, rạng rỡphúc lạc. Khi chúng ta không bận rộn nữa với những theo đuổi quy ngã đặt nền trên những bất ổn của cái ngã ảo tưởng và những tham muốn và ghét bỏ của nó, thế giới khởi lên trong sự thanh tịnh của trạng thái tự nhiên trong một sự phô diễn sống động và trinh nguyên của cái đẹp. Đối với hành giả vững chắc trong rigpa, mọi kinh nghiệm khởi lên như một trang hoàng của bản tánh tâm thức, hơn là một vấn đề hay một mê lầm.

Nhưng nhận biết rigpa không giống như dùng một liều thuốc kích thích hay có một loại kinh nghiệm cao cấp nào đó. Nó không phải là cái gì tìm thấy được bằng cách hoàn thiện một hành động hay bằng cách thay đổi chính mình. Nó không phải là cơn xuất thần hay một cái nhìn thấy xa thoát hay ánh sáng chói chang. Nó là cái chúng ta đã vốn có, cái chúng ta vốn là. Khi có sự mong mỏi về rigpa, nó không thể tìm thấy. Sự mong mỏi gần như là một tưởng tượng ; chúng ta nhìn thành quá khứ cái vốn đang hiện diện. Chúng ta có thể mong ngóng gì ở tánh không ? Không có gì cả. Nếu có sự mong mỏi, chỉ có sự thất vọng kèm theo.

Kinh nghiệm về tánh không giống như kinh nghiệm về không gian. Trong sự nhận biết trực tiếp không gian, bản thân sự nhận biếtquang minh. Đó là rigpa. Không biết cái này là ma-rigpa, vô minh, tâm thức sanh tử của chúng ta. Không gian là một thí dụ tốt để dùng, bởi vì không có gì để quy chiếu trong không gian. Giá trị của nó là không có cái gì cả : trong nó có thể xây lên một cái tháp hay một cái nhà. Mọi cái đều có thể xây nên nếu có không gian cho cái ấy. Không gian là tiềm năng thuần túy. Nó không có trên hay dưới, trong hay ngoài, những biên giới hay giới hạn. Những cái này đều là những phẩm tính mà chúng ta ý niệm hóa về không gian, chẳng phải là những phẩm tính của tự thân không gian. Chúng ta có thể nói chút ít về không gian, thế nên bình thường chúng ta diễn tả nó theo cái mà nó không có. Điều này cũng giống như với tánh không ; dù nó là tinh túy, bản tánh của mọi cái hiện hữu, không có gì có thể được xác định về nó bởi vì nó vượt khỏi mọi phẩm tính, thuộc tính hay mọi quy chiếu.

Không có cái gì khác hơn cái đang hiện diện ngay đây, dù chúng ta ở nơi đâu, dù chúng ta làm gì. Hãy nhìn lên : tinh túy Không ở ngay đó. Hãy nhìn trái, phải, trước, sau : tinh túy Không ở đó. Rigpa, bản tánh của tâm thức chúng ta, biết tinh túy và là tinh túy đó. Đôi khi chúng ta cảm thấy một mong muốn mạnh mẽ về kinh nghiệm tâm linh. Điều đó tốt : chúng ta có thể phát sanh lòng bi, làm quán tưởng, thực hành rộng lượng bố thí, hay làm nhiều thực hành khác. Chúng ta có thể làm việc với phương diện ý niệm của con đường hay phát triển vài phẩm tính trong chúng ta. Nhưng rigpa thì không thể làm việc với được. Nếu chúng ta không biết cái nền tảng nơi đó chúng ta đang ở ngay giờ đây, bấy giờ chúng ta không thể tìm thấycho đến lúc chúng ta ngừng tìm kiếm nó.

Trên một mức độ, mê vọng không hiện hữuchưa bao giờ có. Nền tảng của mọi sự đang là và vốn là thanh tịnh, thuần khiết. Sự chứng ngộ, thấu hiểu trực tiếp này thì luôn luôn mở cửa, nhưng cá nhân không hay biết. Khi chúng ta đi vào con đường, chúng ta cố gắng nắm được sự hiểu biết này. Nhưng cố gắng thì phải có tư tưởngnỗ lực, và cố gắng. Tư tưởngnỗ lực – trong một nghĩa nào – lại chống trái với sự chứng ngộ rigpa. Rigpa được tìm thấy khi không có nỗ lực áp đặt, ngay cả không có nỗ lực để làm một bản ngã. Rigpa là sự vắng mặt toàn triệt nỗ lực, nó không do tạo tác và vốn tự nhiên toàn thiện. Nó là sự tĩnh lặng trong đó hành động xảy ra, sự im lặng trong đó âm thanh xảy ra, không gian vô niệm trong đó niệm tưởng khởi lên. Cố gắnghậu quả nghiệp của vô minhchúng ta đút lót cho nghiệp của vô minh bằng cách cố gắng hiểu. Nhưng rigpa thì ở ngoài vòng nghiệp, nó là tánh giác của nền tảng, và nghiệp xảy ra là xảy ra trong nền tảng. Khi chúng ta nhận rachứng ngộ rigpa, chúng ta không đồng hóa nữa với tâm thức mang nghiệp và tạo nghiệp.

Cái chúng ta tìm kiếm thì gần gũi với chúng ta hơn chính những tư tưởng của chúng ta, hơn kinh nghiệm của chúng ta, bởi vì tịnh quang là nền của mọi kinh nghiệm. Thế thì, khi chúng ta nói đến “kinh nghiệm về tịnh quang”, chúng ta muốn nói điều gì ? Thực ra nó không phải là một kinh nghiệm chút nào cả, mà hơn nữa, là một không gian trong đó kinh nghiệm về tính chủ thể, giấc ngủ, giấc mộng và lúc thức xảy ra. Chúng ta ngủ và mộng trong quang minh của kunzhi, tinh túy của tỉnh thức, hơn là có một kinh nghiệm về kunzhi trong chúng ta. Chỉ vì do cái nhìn giới hạn của chúng tachúng ta nghĩ đến nó như là một kinh nghiệm mình có.

Khi tâm thức động tan vào cái tỉnh giác thuần khiết của rigpa, chúng ta thấy cái ánh sáng hằng hằng hiện tiền, chúng ta chứng ngộ cái chúng ta vốn là. Bấy giờ chúng ta có thể nghĩ rằng nó là “kinh nghiệm của chúng ta”, một cái gì mà chúng ta làm ra bằng cách thực hành. Nhưng đó là chính không gian trong ấy kinh nghiệm khởi lên nhận biết chính nó. Đây là rigpa con biết rigpa mẹ, tánh giác thuần khiết tự biết chính nó.

QUÂN BÌNH

Bình thường tịnh quang được nói đến bằng những từ tích cựctánh không và tánh sáng tỏ hay rỗng rang và quang minh. Dù cho hai phương diện này là hợp nhất và không hề tách lìa, chúng ta có thể nghĩ đến chúng như hai phẩm tính cần phải quân bình để trợ giúp cho sự thực hành.

Tánh không mà không có tánh giác thì như giấc ngủ của vô minh : một cái trống vắng không có kinh nghiệm, không có mọi phân biệt, thực thể v.v... và cũng không có tỉnh giác. Tánh sáng tỏ mà không có tánh không thì như sự dao động cực độ trong đó những hiện tượng của kinh nghiệm được cho là những thực thểbản chất, dù là thuộc vật chất hay tâm thức, chúng tác động vào sự tỉnh giác của chúng ta với sự kiên cường của một giấc mộng trong cơn sốt. Vào ban đêm trạng thái này thành ra chứng mất ngủ. Không có cái cực đoan nào là tốt. Chúng ta phải quân bình những cái này để cho chúng ta không mất tỉnh giác cũng không bị mắc vào ảo tưởng khởi trong tỉnh giác, cho chúng là cứng chắc và hiện hữu độc lập.

PHÂN BIỆN

Rigpa không bao giờ mất và nó không bao giờ không phải là rigpa. Nền tảng sâu xa nhất của hiện thể chúng ta là tánh giác toàn khắp, tự hữu, trống không, nguyên sơ. Nhưng mỗi người chúng ta phải tự hỏi mình chúng ta biết tánh giác bổn nguyên ấy một cách trực tiếp hay chúng ta phóng dật khỏi nó bằng sự chuyển động của tâm thức sanh diệt ? Và mỗi chúng ta phải trả lời cho chính mình ; không ai có thể nói cho chúng ta câu trả lời.

Khi chúng ta cuốn theo những tiến trình bên trong, chúng ta không ở trong rigpa, vì rigpa thì không có tiến trình nào cả. Tiến trình là một hoạt động của tâm thức động và ý niệm ; rigpa thì không cố gắng, vô tác.

Rigpa giống như bầu trời buổi sáng sớm : thanh tịnh, mở khắp, trống trải, trong vắt, tỉnh thức, tươi mát và yên lặng. Dù cho rigpa thực sự không có những phẩm tính hay thuộc tính, những cái trên là những phẩm tính mà những giáo lý gợi ra để hành giả kiểm nghiệm kinh nghiệm của họ.


6 Cái Ngã

Danh từ ngã đã được định nghĩa khác nhau trong nhiều tôn giáotriết học từ thời cổ đại đến hiện tại. Phật giáo 
và đạo Bošn nhấn mạnh vào giáo lý vô ngã hay tánh không (sunyata), nó là chân lý, sự thật tối hậu của tất cả hiện tượng. Không có cái hiểu tánh không thì khó mà cắt tiệt gốc rễ của bản ngã ích kỷtìm thấy giải thoát khỏi những biên giới của nó.

Tuy nhiên, khi chúng ta biết được cuộc hành trình tâm linh chúng ta cũng biết được về tự giải thoáttự chứng ngộ. Và chúng ta chắc chắn hình như là một cái ngã. Chúng ta có thể biện luận để thuyết phục những người khác rằng chúng ta không có một cái ngã, nhưng khi đời sống chúng ta bị đe dọa hay cái gì bị lấy khỏi chúng ta, cái ngã mà chúng ta bảo là không có có thể trở nên rất sợ hãi hay đảo lộn.

Theo Phật giáo và đạo Bošn, cái ngã quy ướchiện hữu. Nếu không, không ai tạo ra nghiệp, khổ đau và tìm giải thoát. Chính cái ngã bẩm sinh, vốn có thì không hiện hữu. Không có một cái ngã bẩm sinh nghĩa là không có thực thể cốt lõi riêng biệt không thay đổi qua thời gian. Dù bản tánh của tâm thức không thay đổi, nó không nên bị lầm với một thực thể riêng biệt, một “cái ngã”, một mẩu nhỏ của tánh giác bất hoại được gọi là “tôi”. Bản tánh của tâm thức không phải là một sở hữu cá nhân và không phải là một cá thể. Nó là bản tánh của chúng sanh và như nhất đối với tất cả chúng sanh.

Chúng ta hãy lấy lại thí dụ những phản chiếu trong một tấm gương. Nếu chúng ta tập chú vào những phản chiếu, chúng ta có thể nói có cái phản chiếu này và cái phản chiếu kia, chỉ ra hai hình ảnh khác nhau. Chúng lớn lên hay nhỏ lại, đến và đi, và chúng ta có thể theo chúng quanh cái gương như thể chúng là những hiện thể tách biệt. Chúng giống như cái ngã quy ước. Tuy nhiên, những phản chiếu không phải là những thực thể riêng biệt, chúng là một trò chơi của ánh sáng, những ảo tưởng không có chất thể trong quang minh trống không của tấm gương. Chúng chỉ hiện hữu như những thực thể qua sự ý niệm hóa chúng như là những thực thể. Những phản chiếu là một biểu lộ của bản tánh tấm gương, cũng như cái ngã quy ước là một biểu lộ khởi từ, trụ trong và tan biến trở lại vào sự trong suốt trống không của nền tảng của hiện hữu, kunzhi.

Cái ngã quy ước mà bạn thường đồng hóa với nó và tâm thức động khởi sanh ra cái ngã đó, cả hai đều uyễn chuyển, năng động, tạm thời, không chất thể, chuyển dịch, vô thường, và không có hiện hữu nội tại, như cái phản chiếu trong gương. Bạn có thể thấy điều này trong chính cuộc đời bạn nếu bạn xem xét nó. Hãy tưởng tượng điền vào một tờ giấy những thông tin về bạn. Bạn kê tên, giống loại, tuổi tác, địa chỉ, công việc, địa vịmô tả hình dáng. Bạn diễn tả những nét nhân cách và chỉ số thông minh. Bạn viết ra những mục tiêumơ mộng, những niềm tin, tư tưởng, giá trị và những sợ hãi của bạn.

Bây giờ hãy tưởng tượng mọi thứ này là bị lấy đi mất. Cái gì còn lại ? Lấy thêm nữa – những bè bạn và nhà cửa, quê hương và y phục. Bạn mất khả năng nói hay suy nghĩ với ngôn ngữ. Bạn mất trí nhớ. Bạn mất các giác quan. Đâu là bản ngã của bạn ? Nó có phải là thân thể bạn không ? Nếu bạn mất hết tay chân, sống với tim, phổi nhân tạo, bị tổn thương não và mất khả năng trí óc ? Ở điểm nào bạn thôi là một cái ngã ? Nếu bạn lột vỏ những tầng lớp của nhân cách và hệ thống cấp bậc các thuộc tính, đến một điểm nào không có gì còn lại.

Bạn không phải là cái ngã mà bạn là khi bạn mới một tuổi hay mười tuổi. Bạn không phải là cái ngã mà bạn là cách đây một giờ đồng hồ. Không có cái gì là không thay đổi. Vào lúc chết, những cái gì còn lại cuối cùng có vẻ như là một cái ngã không biến đổi cũng ra đi. Khi tái sanh, bạn là một kiểu mẫu hoàn toàn khác, thân thể khác, khả năng tinh thần khác. Không phải là bạn không là một cá nhânrõ ràng bạn như vậy – nhưng tất cả mọi cá nhân đó đều không có hiện hữu nội tại, độc lập. Cái ngã quy ước tự căn bảnngẫu nhiên, hiện hữu như một tạo tác từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác như dòng những tư tưởng không ngừng khởi sanh trong sự sáng tỏ của tâm thức, hay như những biểu lộ không ngừng của những hình ảnh trong gương. Những tư tưởng thì hiện hữu như những tư tưởng, nhưng khi chúng được xét nghiệm trong thiền định chúng biến vào tánh không mà từ đó chúng khởi sanh. Cũng thế đối với cái ngã quy ước : khi khảo sát sâu xa, nó chỉ chứng tỏ rằng nó là một ý niệm được gán cho một tập hợp lỏng lẻo những biến cố thường trực thay đổi. Và cũng như những tư tưởng tiếp tục khởi lên, những nhân cách cá tánh tạm thời của chúng ta cũng thế. Đồng hóa một cách sai lầm với cái ngã quy ước và tự xem mình là một chủ thể bao quanh bởi những đối tượng là nền tảng của cái nhìn nhị nguyên và là sự phân hai căn bản trên đó khổ đau không dứt của sanh tử được đặt nền.


7 Nghịch Lý của cái Ngã Vô Tự Tánh

Nhưng làm sao, nếu nền tảng của cá thể là tánh thanh tịnh, trống không, lại có thể có một cái ngã quy ước và một tâm thức động hiện hữu ? Ở đây là một thí dụ căn cứ trên những kinh nghiệm chúng ta đều có : khi chúng ta mộng, toàn bộ một thế giới biểu lộ trong đó chúng ta có thể có mọi loại kinh nghiệm. Trong giấc mộng chúng ta đồng hóa với một chủ thể, nhưng có những chúng sanh khác, bề ngoài có vẻ tách lìa chúng ta, có những kinh nghiệm riêng của họ và có vẻ thực như cái ngã mà chúng ta tự khoác vào. Cũng có một thế giới vật chất hiện diện : những sàn nhà giữ chúng ta đứng, thân thể chúng ta có những cảm giác, chúng ta có thể ăn và xúc chạm.

Khi thức dậy, chúng ta thấu hiểu rằng giấc mộng chỉ là một phóng chiếu của tâm thức chúng ta. Nó xảy ra trong tâm thức chúng ta và được tạo ra bằng năng lực của tâm thức chúng ta. Nhưng chúng ta mất vào trong nó, phản ứng với những hình ảnh do tâm thức tạo ra như thể chúng là thực và ở bên ngoài chúng ta. Tâm thức chúng ta có khả năng sáng tạo ra một giấc mộngđồng hóa với những cá thể khác. Thậm chí chúng ta có thể đồng hóa với những chủ thể rất khác với chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Là những người bình thường, trong cùng cách như vậy, hiện giờ chúng ta đồng hóa với một cái ngã quy ước, nó cũng là một phóng chiếu của tâm thức. Chúng ta liên kết với những đối tượng và những thực thể có vẻ như vậy chúng cũng là những phóng chiếu của tâm thức. Nền tảng của hiện hữu (kunzhi) có khả năng biểu lộ mọi sự hiện hữu, thậm chí cả những chúng sanh trở nên xao lãng khỏi thật tánh của chúng, cũng như tâm thức chúng ta có thể phóng chiếu những chúng sanh bề ngoài có vẻ tách lìa với chúng ta trong một giấc mộng. Khi chúng ta tỉnh dậy, giấc mộng – là cái ngã quy ước của chúng ta – tan biến vào tánh không thanh tịnh và sự sáng tỏ quang minh.

Những Lời Cuối

Những thực hành giấc mộng và giấc ngủ không phải là những thực hành phổ biến đối với người Tây Tạng. Chúng không thường được trao cho những hành giả trẻ, cũng không được dạy cho quần chúng bình thường. Nhưng sự việc đã thay đổi. Tôi dạy những việc này bởi vì nhiều người ở phương Tây có một quan tâm về những giấc mộng và việc mộng. Thường thì sự quan tâm này thuộc về tâm lý học ; tôi hy vọng khi trình bày những giáo lý này công việc học hỏi giấc mộng sẽ tiến bộ sâu hơn. Việc học giấc mộng theo tâm lý học có thể tạo ra nhiều hạnh phúc hơn trong sanh tử và điều đó là tốt, nhưng nếu sự chứng ngộ toàn triệt là mục tiêu thì cần phải làm hơn thế. Đấy là tại sao yoga giấc ngủ thì đặc biệt quan trọng. Nó trọn vẹn nằm nơi trung tâm của thực hành Đại Toàn Thiện Dzogchen, thực hành này có thể tóm tắt như vầy : mỗi khoảnh khắc của đời sống – thức, mộng, và ngủ – đều an trụ trong tánh giác thanh tịnh bất nhị. Đây là con đường chắc chắn đến giác ngộ và là con đường mọi đạo sư thành tựu đã dùng. Đây là tinh túy của yoga giấc ngủ.

Làm thế nào bạn có thể có kinh nghiệm về tịnh quang ? Tôi nghĩ rằng cần phải suy nghĩ về vấn đề này như với thái độ của bạn đối với giáo lý. Tất cả những giáo lý đều quy về một tinh túy duy nhất. Tôi ám chỉ rigpa, tịnh quang. Bất kể bạn học nhiều bao nhiêu, bạn nhận nhiều bao nhiêu giáo lý, bạn sẽ không nắm được điểm chính yếu nếu bạn không biết tinh túy duy nhất này. Người Tây Tạng có câu nói : “Bạn có thể nhận nhiều giáo lý đến độ đầu bạn phẳng lì vì chạm với cái bình quán đảnh, nhưng nếu bạn không biết cái tinh túy, thì chẳng có gì thay đổi.”

Khi người ta không biết trực tiếp bản tánh của tâm thức, những giáo lý có thể khó hiểu. Chúng hình như ám chỉ đến cái gì bất khả, bởi vì bản tánh của tâm thức thì vượt khỏi tâm thức ý niệm và không thể nắm bắt. Cố gắng nắm bắt bản tánh của tâm thức qua những ý niệm thì giống như cố gắng hiểu bản tánh của mặt trời bằng cách nghiên cứu những hình bóng : có cái gì đó có thể học được, nhưng tinh túy thì không được biết. Bởi thế tại sao thực hànhcần thiết, để vượt khỏi tâm thức động và để biết trực tiếp bản tánh của tâm thức.

Một số người tới chỗ cảm thấy mình bị chất nặng bởi mọi giáo lý họ đã tích tập được. Điều này là do một sự hiểu lầm về con đường. Hãy tiếp tục học hỏi và nhận lãnh những giáo lý, nhưng hãy phát triển một cái hiểu đủ sâu để bạn có thể lấy từ chúng cái gì trợ giúp cho bạn. Những giáo lý không phải là một sự bó buộc một khi bạn hiểu và áp dụng chúng. Chúng là một con đường đến tự do và có niềm vui khi đi theo con đường đó. Chúng chỉ cảm thấy như một gánh nặng nếu người ta mắc lầy trong hình thức của chúng mà không hiểu mục tiêu của chúng. Cần phải học làm thế nào tóm kết những giáo lý ; điều này được làm không phải qua những ngôn từ hay ý niệm, mà bằng kinh nghiệm.

Mặt khác, chớ để cho bạn bị mắc vào sự thực hành. Điều này là sao ? Nếu bạn tiếp tục thực hành mà không có kết quả, không có đổi thay tích cực nào trong đời sống, sự thực hành là không công hiệu. Chớ nghĩ rằng bạn đang thực hành nếu bạn chỉ trải qua những hoạt động mà không hiểu gì hết. Những nghi thức trống rỗng thì thành tựu ít ỏi. Bạn cần đi vào thực hành với hiểu biết, xác định cái gì là tinh túy và làm sao áp dụng nó.

Pháp thì thực sự uyễn chuyển. Nhưng nói thế không có nghĩa là bạn nên vất bỏ truyền thống và tạo lập cái riêng của bạn. Những thực hành này là đầy năng lựchiệu quả. Chúng đã là cỗ xe cho vô số người thực hiện được giải thoát. Nếu sự thực hành không công hiệu, phải làm thí nghiệm để cố gắng tìm ra đâu là mục tiêu của sự thực hành. Tham hỏi với thầy của bạn là tốt nhất. Khi bạn hiểu những thực hành, bạn cũng sẽ thấy rằng hình thức không phải là vấn đề ; chính sự áp dụng hình thức mới cần được hoàn thiện. Sự thực hành có ở đây là để cho bạn, không phải bạn để cho nó. Hãy học hình thức, hiểu mục tiêu của nó, áp dụng nó trong thực hành, và hãy chứng ngộ kết quả.

Đâu là nơi bạn tóm kết rốt ráo sự thực hành ? Trong tiến trình của cái chết, trung ấm. Trung ấm sau khi chết giống như một phi trường chính yếu mà ai cũng phải đi qua trên những cuộc du lịch của mình. Nó là đường ranh giữa sanh tửniết bàn. Khả năng an trụ trong hiện diện bất nhị là giấy thông hành cho phép vào niết bàn. Nếu bạn chưa hề có kinh nghiệm về tịnh quang trong khi ngủ, khó mà ra khỏi sanh tử khi đang trong trung ấm ; vì nếu giấc ngủ dày đặc bao phủ tịnh quang, thì một khoảng trống của tư tưởng dày đặc cũng bao phủ rigpa. Nếu bạn có thể hội nhập với tịnh quang của giấc ngủ, bấy giờ bạn có thể hội nhập với tịnh quang của cái chết. Hội nhập với tịnh quang của giấc ngủ thì giống như vượt qua những kỳ thi sát hạch giữa khóa học ; rồi bạn sẽ làm tốt và chắc chắn sẽ vượt qua kỳ thi sát hạch cuối cùng được đưa ra trong trung ấm. Hội nhập với tịnh quang của cái chết nghĩa là tìm thấy Phật trong chính bạn và có thể chứng ngộ một cách trực tiếp rằng cái gì khởi lên đều là hình tướng không có bản chất, vô tự tánh.

Sự hiện diện của rigpa tiếp tục từ thế giới này sang thế giới tiếp, thế nên hãy thực hành để kinh nghiệm nó ngay bây giờ, đểù trở thành nó và an trụ trong nó. Đó là con đường, sự tương tục của sáng tỏtrí huệ bất đoạn. Tất cả mọi chúng sanh đã thành tựu giác ngộthành Phật đều đã băng qua biên giớiđi vào tịnh quang. Hãy biết cái ấy để bạn biết bạn đang sửa soạn cho cái gì. Hãy cố gắng nắm được ý nghĩa của toàn bộ những giáo lý, bạn đang ở đâu và bạn đang đi tới những chỗ nào. Bấy giờ bạn sẽ biết làm sao để áp dụng chúng, khi nào dùng cái gì, và những kết quả sẽ là gì. Những giáo lý giống như một bản đồ có thể nói cho bạn biết bạn đi đâu, ở đâu để tìm thấy cái bạn đang tìm kiếm. Bản đồ nói rõ mọi sự. Không có nó bạn có thể lạc mất.

Hãy cầu nguyện được nối kết với tịnh quang khi chết. Hãy cầu nguyện rằng mọi người được nối kết với bản tánh của tâm thức vào thời điểm cái chết của họ. Năng lực của lời cầu nguyện rất vĩ đại. Khi bạn cầu nguyện, quyết tâm được phát triển, và điều bạn cầu nguyện cho sẽ tiến đến thành tựu.

Mọi cá nhân đều kinh nghiệm những giây phút an vui. Nếu tịnh quang có vẻ là một mục đích xa xôi, hãy cố gắng chỉ liên tục duy trì những kinh nghiệm an vui tích cực này. Có lẽ khi bạn nhớ đến đạo sư hay dakini bạn cảm thấy vui, hay khi bạn tham dự vào vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên, hạnh phúc sanh khởi. Hãy biến điều ấy thành một thực hành. Hãy phát sanh lòng biết ơn và cảm kích trong mọi giây phút. Tịnh quang là tột đỉnh của kinh nghiệm huyền bí, niềm vui cao nhất và sự an bình vĩ đại nhất. Thế nên hãy lấy niềm vui và an bình như những phẩm tính để duy trì, như những nâng đỡ trong việc phát triển sự liên tục của tỉnh giác. Hãy cảm thấy những phẩm tính này trong thân, thấy chúng trong thế giới, và mong ước chúng cho những người khác. Qua việc làm điều này, bạn có thể phát triển tỉnh giác trong khi làm sanh khởi lòng bi và những đặc tính tích cực.

Liên tục là chìa khóa để hội nhập đời sốngthực hành. Với tỉnh giácquyết tâm, liên tục có thể được khai triển. Khi có nó, cuộc đời bạn sẽ khác, và bạn sẽ trở thành một ảnh hưởng tích cực trên đời sống chung quanh bạn.

Những yoga giấc mộng và giấc ngủ là những phương pháp để nhận biết tịnh quang và an trụ trong nó qua mọi khoảnh khắc của đời sống : thức, thiền định, mộng, ngủ và chết. Về căn bản, những giáo lý được nói lên để giúp chúng ta nhận biết bản tánh của tâm thức, để hiểu và vượt thắng những chướng ngại trong sự thực hành của chúng ta, và để an trụ hoàn toàn trong rigpa. Chúng ta có thể dùng cùng những phương pháp để ở lại trong niềm vui, để tìm thấy thanh bình giữa sự ồn ào của thế giới, để sống tốt đẹp, và để hân thưởng mỗi khoảnh khắc sống động trẻ trung của hiện hữu làm người của chúng ta.

Những đạo sư vĩ đại đã viết rằng các vị đã để nhiều năm thực hành kiên trì để hoàn thành yoga giấc ngủ, thế nên chớ có nản lòng nếu bạn không có kinh nghiệm trong lần đầu hay lần thứ một trăm bạn cố gắng với nó. Có những lợi lạc từ sự thử thách với thực hành. Mọi thứ gì đem lại cho bạn nhiều tỉnh giác hơn đều lợi lạc. Phải có quyết tâmthực hành lâu dài, bền bỉ để thành tựu mục đích. Chớ để cho bạn nản chí. Hãy đem toàn bộ hiện thể của bạn vào thực hành ; với quyết tâm mạnh mẽ và nỗ lực hân hoan bạn chắc chắn sẽ thấy cuộc đời bạn thay đổi theo những đường lối tích cựcchắc chắn sẽ hoàn thành những thực hành.

Tôi hy vọng rằng những ai đọc cuốn sách này sẽ khám phá một tri thức mới về giấc mộng và giấc ngủ, tri thức sẽ giúp cải thiện đời sống hàng ngày của họ và cuối cùng sẽ dẫn tới giác ngộ.

 

Phụ lục
Phác Họa về những Thực Hành Yoga Giấc Mộng

BỐN THỰC HÀNH CĂN BẢN

Thay Đổi những Dấu Vết Nghiệp

Suốt ngày, hãy liên tục ở trong tỉnh giác rằng mọi kinh nghiệm đều là một giấc mộng. Hãy gặp gỡ mọi sự như những đối tượng trong một giấc mộng, mọi biến cố như những biến cố trong một giấc mộng, mọi người như những người trong một giấc mộng. Hãy thấy thân thể chính bạn như là một thân thể trong suốt như huyễn. Hãy tưởng tượng bạn đang trong một giấc mộng minh bạch suốt trọn ngày. Chớ để cho những nhắc nhở này chỉ là sự lập lại trống rỗng. Mỗi khi bạn tự nói với mình, “Đây là một giấc mộng”, hãy thực sự trở nên minh bạch hơn. Hãy đưa thân thể và những giác quan của bạn thành tỉnh thức, hiện diện hơn.

Dẹp bỏ Bám chấp và Ghét bỏ

Hãy gặp tất cả mọi sự tạo nên tham muốnluyến ái như là những hình tướng trống không, như huyễnsáng tỏ của một giấc mộng. Hãy nhận biết những phản ứng với những hiện tượng của bạn là một giấc mộng ; mọi xúc tình, phê phán và yêu chuộng được tạo từ trong mộng. Bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang làm điều này một cách đúng đắn nếu khi tức khắc nhớ rằng phản ứng của bạn là một giấc mộng, thì tham muốnluyến ái giảm nhẹ.

Làm mạnh Ý Định

Trước khi đi ngủ, hãy ôn lại chuyện ban ngày và suy nghĩ sự thực hành đã như thế nào. Hãy để những ký ức về ban ngày khởi lên và nhận biết chúng như những ký ức của giấc mộng. Hãy phát triển một quyết tâm mạnh mẽ tỉnh thức được trong những giấc mộng ban đêm sắp tới. Hãy đặt toàn tâm vào ý định này và cầu nguyện mạnh mẽ cho sự thành công.

Trau dồi Trí nhớ và sự Nỗ lực Hoan Hỷ

Hãy bắt đầu ngày với ý định mạnh mẽ duy trì sự thực hành. Ôn lại ban đêm, phát triển hạnh phúc nếu bạn đã nhớ lại hay đã minh bạch trong những giấc mộng. Tự cam kết với chính mình liên tục thực hành, với ý định trở nên minh bạch sáng sủa nếu bạn đã như vậy. Vào lúc nào trong ngày hay tối đều tốt để cầu nguyện cho sự thành công trong thực hành. Hãy phát sanh ý định càng mạnh mẽ càng mạnh càng tốt. Đây là chìa khóa cho sự thực hành.

NHỮNG THỰC HÀNH CHUẨN BỊ TRƯỚC GIẤC NGỦ

Chín Hơi thở Tịnh hóa

Ngồi trong tư thế thiền định trước khi nằm xuống ngủ, hãy làm chín hơi thở tịnh hóa.

Guru Yoga

Hãy thực hành guru yoga. Hãy phát sinh sùng mộ mạnh mẽ, rồi hòa lẫn tâm thức của bạn với tánh giác thanh tịnh của đạo sư, đạo sư tối hậu, đó là tánh giác bổn nguyên, bản tánh chân thật của bạn.

Che chở

Nằm xuống trong tư thế đúng, đàn ông bên phải, đàn bà bên trái. Hãy quán tưởng những dakini bao quanh bạn, che chở bạn. Hãy dùng tưởng tượng để chuyển biến cái phòng thành một môi trường linh thiêng, được che chở. Hãy làm nhẹ hơi thở bạn và làm bình an tâm thức bạn, quan sátcho đến khi bạn thư giãn và hiện diện, không bị vướng vào những câu chuyện và những mộng tưởng. Hãy tạo ra một ý định mạnh mẽ để có được những giấc mộng sáng tỏ, sống động, để nhớ lại những giấc mộng và để nhận biết giấc mộng là mộng khi bạn đang ở trong nó.

NHỮNG THỰC HÀNH CHÍNH YẾU

Đem Tỉnh giác vào Kinh mạch Trung ương

Sự thực hành của phần đầu tiên trong đêm. Tập chú vào trung tâm cổ họng, vào chữ A thanh tịnh, sáng rỡ, như pha lê nhuốm màu đỏ từ màu của bốn cánh hoa sen đỏ mà chữ A ở trên đó. Hãy hòa lẫn với ánh sáng đỏ.

Tăng cường sự Sáng tỏ

Khoảng hai giờ sáng, hãy thức dậy. Cũng trong tư thế sư tử, hãy thực hành thở bảy lần. Hãy tập chú vào tiglé màu trắng trong luân xa giữa hai lông mày khi bạn rơi vào giấc ngủ. Để cho ánh sáng trắng hòa tan mọi sự, cho đến khi bạn và ánh sáng là một.

Làm mạnh sự Hiện diện

Khoảng hai giờ nữa, lại thức dậy. Nằm nghỉ trên một cái gối cao, hai chân hơi xếp lại và thoải mái. Hãy tập chú vào chữ HUNG màu đen trong trung tâm trái tim. Hãy thở sâu, đầy và nhẹ nhàng hai mươi mốt lần. Hãy trộn lẫn với chữ HUNG màu đen và ngủ.

Phát triển sự Không Sợ hãi

Hai giờ sau nữa, lại thức dậy. Không cần tư thế hay hơi thở theo lối riêng biệt. Hãy tập chú vào một tiglé màu đen, sáng rỡ trong luân xa bí mật, ở sau bộ phận sinh dục. Đi vào giấc ngủ khi hòa lẫn với ánh sáng màu đen.

Khi mỗi lần thức dậy cố gắng hiện diện và ở trong thực hành. Vào buổi sáng, lần thức dậy cuối cùng của đêm, hãy tức thì hiện diện. Ôn lại ban đêm, hãy phát sinh những ý định, và tiếp tục với thực hành qua suốt ngày.

Thêm nữa, có ích lợi khi dành thì giờ thực hành an định (samatha) trong ngày. Điều này sẽ giúp cho tâm thức tĩnh lặng và tập chú và sẽ làm lợi cho mọi thực hành khác.

Điểm quan trọng nhất của cả hai thực hành chuẩn bị và thực hành chính là duy trì sự hiện diện càng bền bỉ càng tốt suốt cả ngày đêm. Đây là tinh túy của yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ.

Thuật Ngữ

bardo (TT, bardo ; Skt, antarabhava). Bardo, trung ấm nghĩa là “trạng thái ở giữa” và ám chỉ trạng thái bất kỳ nào của hiện hữuđời sống, thiền định, giấc mộng, chết – nhưng thường nhất là ám chỉ trạng thái trung gian giữa cái chết và sự tái sanh.

báo thân (TT, longs sku ; Skt, Sambhogakaya). “Thân hưởng thọ” của một vị Phật. Báo thân là một thân hoàn toàn làm bằng ánh sáng. Hình tướng của nó thường được quán tưởng trong những thực hành kinh thừa và mật thừa. Trong Đại Toàn Thiện, pháp thân được quán tưởng thường hơn.

Bošn. Bošn là một truyền thống tâm linh địa phương của Tây Tạng có trước Phật giáo Ấn Độ. Dù những học giả không đồng ý với nhau về nguồn gốc đạo Bošn, thì bản thân truyền thống tuyên bố có một dòng truyền không đứt đoạn là mười bảy ngàn năm. Tương tự với những phái Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là với Nyingma, Bošn đặc trưng bởi một hệ thống tranh tượng riêng, một truyền thống chú thuật phong phú, và một dòng riêng biệt phát nguồn từ Phật Sherab Miwoche hơn là từ Phật Thích Ca.

Chín thừa của Bošn chứa đựng những giáo lý về những chủ đề thực dụng, như văn phạm, thiên văn, y học, chẩn bệnh, bình định những hồn linh v.v... cũng như những giáo lý về luận lý, ngữ nguyên học, siêu hình học, những mức độ khác nhau của tantra, và những dòng trọn vẹn về Đại Toàn Thiện (Dzogchen).

chakra (TT, khor-lo ; Skt, cakra). Nghĩa đen là “bánh xe” hay “vòng tròn”, tiếng Hán Việt là luân xa. Luân xa là để chỉ những trung tâm năng lực trong thân thể. Một luân xa là một nơi chốn ở đó một số kinh mạch năng lực gặp gỡ. Những hệ thống thiền định khác nhau làm việc với những luân xa khác nhau.

chošd (TT, gcod). Nghĩa đen “cắt đứt” hay “cắt xuyên qua”. Cũng được biết như “cách dùng sự sợ hãi” và “trau dồi lòng bố thí”, chošd là một thực hành nghi lễ nhằm dẹp trừ mọi bám luyến vào thân thểbản ngã của mình bằng cách cúng dường với lòng bi mẫn mọi thứ ấy cho những chúng sanh khác. Để làm được điều đó, sự thực hành bao gồm một sự kêu cầu những loại chúng sanh khác nhau và trí tưởng tượng cắt chia và chuyển hóa thân thể của hành giả thành những vật để cúng dường. Chošd dùng sự ca hát du dương, trống, chuông, tù và và thường được thực hành ở những nơi kích thích sợ hãi, như nghĩa địa, hay những đèo núi vắng vẻ.

dakini (TT, mkha’ gro ma). Chữ tương đương của Tây Tạng là khadroma, nghĩa đen là người nữ du hành trên trời. “Trời” ám chỉ tánh không, và dakini du hành trong tánh không ; nghĩa là, bà hành động trong sự chứng ngộ viên mãn về tánh không, thực tại tuyệt đối. Một dakini có thể là một phụ nữ thuộc nhân loại, đã chứng ngộ bản tánh chân thật của mình, hay một phụ nữ phi nhân loại hay thiên nữ, hay một sự biểu lộ trực tiếp của tâm giác ngộ. Dakini cũng ám chỉ một loại chúng sanh sinh ra trong cõi thanh tịnh của những dakini.

dấu vết nghiệp (TT, bag chags). Mỗi hành động – thân, khẩu, ý – nếu được thực hiện với ý định và dù với sự ghét bỏ hay bám lấy nhỏ nhất, đều để lại dấu vết trong dòng tâm thức của cá nhân. Sự tích tập những dấu vết nghiệp này quy định, điều kiện hóa mỗi khoảnh khắc của kinh nghiệm của cá nhân đó, cả tích cực lẫn tiêu cực.

Dzogchen. Đại Toàn Thiện hay “đại thành tựu”. Dzogchen được xem là giáo lýthực hành cao nhất của cả Bošn và phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng. Nguyên lý nền tảng của nó là : thực tại, bao gồm cá nhân, thì vốn đã thành tựuhoàn thiện, không có cái gì cần phải chuyển hóa (như trong tantra) hay từ bỏ (như trong sutra, kinh) mà chỉ nhận biết nó thực sự là cái gì. Sự thực hành chủ yếu của Dzogchen là “tự giải thoát” : cho phép mọi cái khởi lên trong kinh nghiệm hiện hữu như nó là, không có sự tạo tác bởi tâm thức ý niệm, không bám lấy hay ghét bỏ.

gong-ter. Trong văn hóa tây tạng có một truyền thống terma : những đồ vật thiêng liêng, những bản văn hay giáo lý được cất giấu bởi các đạo sư trong một thời đại cho sự lợi lạc của thời đại tương lai khi những terma được tìm ra. Những đạo sư khám phá ra terma (kho tàng) được gọi là những terton, người khám phá kho tàng. Terma có thể ở trong những nơi chốn vật chất như hang động hay nghĩa địa ; trong những nguyên tố như nước, gỗ, đất hay không gian ; hay nhận được trong những giấc mộng, trong linh kiến và trực tiếp trong những mức độ sâu của tâm thức. Trường hợp sau được biết như là gong ter : kho tàng tâm.

hóa thân (TT, sprul sku ; Skt, nirmanakaya). Hóa thân là thân xuất hóa của pháp thân. Thường thườngám chỉ sự biểu lộ vật chất, thấy được của một vị Phật.

hộ pháp (TT, srung ma/ chos skyong ; Skt, dharmapala). Những hộ pháp là những vị nam hay nữ cam kết bảo vệ Pháp (những giáo lý) và những hành giả của giáo lý. Họ có thể là những người bảo vệ thuộc thế gian hay những biểu lộ hung nộ của các bậc giác ngộ. Những hành giả mật thừa thường làm vừa lòng và nương dựa vào hộ pháp của dòng mình.

jalus. Thân cầu vồng. Dấu hiệu của sự chứng ngộ toàn triệt trong Đại Toàn Thiện là sự đạt đến thân cầu vồng. Những hành giả Đại Toàn Thiện chứng đắc, vì không còn mê lầm bởi hình tướng bề ngoài cho là có thật hay bởi nhị nguyên như tâm và vật, giải phóng năng lực của các nguyên tố tạo thành thân vật chất vào lúc chết. Thân thể tan biến, chỉ để lại tóc và móng tay chân, và hành giả đi vào cái chết một cách có ý thức.

kinh mạch (TT, tsa ; Skt, nadi). Những kinh mạch là những “mạch” trong hệ thống tuần hoàn của khí trong thân thể, qua chúng những dòng năng lực vi tế chảy để duy trì và làm sống động đời sống. Bản thân những kinh mạch thuộc về năng lực và không thể tìm thấy trong mặt thể xác. Tuy nhiên, qua thực hành hay nhạy cảm tự nhiên, người ta có thể kinh nghiệm biết đến những kinh mạch.

kunzhi. Trong đạo Bošn, kunzhi là nền tảng của mọi cái hiện hữu, kể cả cá nhân. Nó không đồng nghĩa với thức a lại da của Duy thức học, cái này giống với kunzhi namshe hơn. Kunzhi là sự thống nhất của tánh không và sự sáng tỏ, của sự không xác định rỗng rang tuyệt đối của thực tại tuyệt đối và trò phô diễn không ngừng của hình tướngtỉnh giác. Kunzhi là nền tảng hay căn cứ của hiện thể (chúng sanhthế giới).

kunzhi namshe (Skt, alaya vijnana, a lại da thức). Kunzhi namshe là thức nền tảng của cá thể. Nó là “kho chứa” trong đó chứa giữ những dấu vết nghiệp, từ đây những kinh nghiệm bị quy định của tương lai khởi lên.

lama (Skt, guru). Lama nghĩa đen là “bà mẹ cao nhất”. Lama ám chỉ một vị thầy tâm linh, người quan trọng không gì hơn cho học trò. Trong truyền thống Tây Tạng, lama được coi trọng còn hơn Phật, vì chính lama làm sống lại giáo lý để cho học trò. Trên mức độ tối hậu, lama là Phật tánh của chính mình. Trên mức độ tương đối, lama là thầy dạy của mình.

lung (Skt, vayu). Lung là năng lực sinh khí, thường được biết với tiếng Sanskrit là prana. Lung có một dãy rộng ý nghĩa ; trong bối cảnh của sách này nó ám chỉ năng lực sống mà sự sống động của thân thể và thức nương dựa lên.

ma-rigpa (Skt, avidya). Vô minh. Sự không hiểu biết chân lý về nền tảng, kunzhi. Thường có hai phạm trù của vô minh được diễn tả : vô minh bẩm sinh và vô minh văn hóa.

pháp thân (Skt, dharmakaya). Một vị Phật có ba thân : pháp thân, báo thânhóa thân. Pháp thân thường được dịch là “thân chân lý”, ám chỉ đến bản tánh tuyệt đối của một vị Phật, cái mà tất cả chư Phật chung nhau tham dự và nó đồng nhất với bản tánh tuyệt đối của mọi hiện hữu : tánh không. Pháp thânvô niệm, bất nhịthoát khỏi mọi tính chất.

rigpa (Skt, vidya). Nghĩa đen, “tỉnh giác” hay “biết”. Trong những giáo lý Đại Toàn Thiện, rigpa có nghĩa là sự tỉnh giác về chân lý, tỉnh giác bẩm sinh, bản tánh chân thật của cá nhân.

Rinpoche. Nghĩa đen, “bậc quý báu”. Một tôn vinh được dùng rộng rãi để chỉ một lama tái sanh.

samaya. Cam kết hay lời thệ nguyện. Nói chung, sự cam kết mà hành giả có trong liên kết với một thực hành mật thừa, về mặt thái độ hành xử và hành động. Có những thệ nguyện tổng quát và thệ nguyện đặc biệt với những thực hành tantra riêng biệt.

Shenla Odker. Shenla Odker là hình tướng báo thân của Shen-rab Miwoche, vị Phật lập ra đạo Bošn.

Shenrab Miwoche. Shenrab Miwoche là Phật hóa thân đã lập nên đạo Bošn, theo truyền thống đã sống mười bảy ngàn năm trước. Có mười lăm bộ tiểu sử của Shenrab Miwoche trong kinh sách Bošn.

tantra (TT, rgyud). Tantra là những giáo lý của chư Phật, như là sutra (kinh), nhưng nhiều tantra được khám phá lại bởi những thiền giả của truyền thống terma. Những tantra đặt nền trên con đường chuyển hóabao gồm những thực hành như làm việc với năng lực của thân thể, sự chuyển di tâm thức, yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ v.v... Một số loại tantra thuộc về con đường chuyển hóa không tiệm tiến, đốn chứng, chúng cũng chứa đựng những giáo lý về Dzogchen.

Tapihritsa. Mặc dù được xem là một con người lịch sử, Tapihritsa được tượng trưng trong tranh tượng như là Phật pháp thân, trần truồng và không đồ trang sức, nhân cách hóa cho thực tại tuyệt đối. Ngài là một trong hai đạo sư chính yếu trong dòng Đại Toàn Thiện Zhang Zhung Nyan Gyud.

tiglé (TT, thig le ; Skt, bindu). Tiglé có nhiều nghĩa tùy theo bối cảnh. Dù thường được dịch là “giọt, hạt”, trong bối cảnh của những yoga giấc mộng và giấc ngủ, tiglé ám chỉ đến một khối cầu ánh sáng rực rỡ tượng trưng cho một phẩm tính của tâm thức và được dùng như một chỗ để tập chú trong thực hành thiền định.

yidam (TT, yid dam ; Skt, devata). Yidam là vị thần ‘bổn mạng’ hay vị thần thiền định hiện thân một khía cạnh của tâm giác ngộ. Có bốn phạm trù yidam : bình an, tăng trưởng, thần lực và hung nộ. Những hóa thần yidam biểu lộ trong những hình thức khác nhau này để hàng phục những lực lượng tiêu cực.

Zhang Zhung Nyan Gyud. Là một trong những ‘vòng’, những giáo trình quan trọng nhất của những giáo lý Đại Toàn Thiện trong đạo Bošn. Nó thuộc về loại upadesha của giáo lý.

zhiné (TT, zhi gnas ; Skt, samatha). “An định” hay “tĩnh lặng”. Sự thực hành an định tập chú trên một đối tượng bên ngoài hay bên trong để phát triển tập trung và định tâm. An định là một thực hành nền tảng, căn cứ cho mọi sự phát triển của sự thực hành thiền định khác cao hơn, và cần thiết cho cả yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110040)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.