DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
Diệu Nga
Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003
Mẹ Tôi
Bác sĩ giải phẫu mắt ở thành phố Houston nầy không phải ít nhưng thật khó tìm một vị nào
vừa ý mẹ tôi. Bà chọn
bác sĩ còn kỹ hơn chọn dâu nữa kìa.
Dĩ nhiên phải là y sĩ người Việt, lại cần
vui tính,
dễ thương, có
kinh nghiệm, tay nghề giỏi v.v… Nếu được một nữ
bác sĩ lại càng
tốt hơn vì mẹ tôi nói người nữ khéo tay lại chịu khó…
Tôi tìm đỏ mắt cũng không được một người đúng
tiêu chuẩn của mẹ tôi. Nhưng cũng may, chị bạn cùng sở
cho biết ở khu Sugarland có một nữ
bác sĩ nhãn khoa mới mở phòng mạch. Đó là một
bác sĩ nổi tiếng ở Cali, vì lấy chồng mới dọn về đây. Nhờ
bác sĩ Cúc Lan mới mở phòng mạch lại, chưa có thân chủ nhiều nên tôi xin được cái hẹn cho mẹ tôi vào
tuần sau, không phải chờ đợi lâu.
Báo tin cho mẹ tôi hay, bà hỏi ngay:
- Cổ bao nhiêu tuổi, con biết không?
- Con chưa gặp mặt làm sao biết được? Bộ má muốn coi tuổi có hạp không à?
Bà
im lặng có
vẻ buồn.
Biết mình lỡ lời, tôi choàng vai mẹ cười giả lả:
- Con nói chơi mà! Bà nầy giỏi lắm, bạn con biết tiếng từ bên Cali. Tại mới
lập gia đình, bả theo chồng về đây đó.
- Mới lấy chồng chắc chưa
đứng tuổi đâu.
Tôi hiểu tính mẹ. Bà khó khăn này nọ chỉ vì bà nhát lắm: sợ bị mổ! Tánh bà vốn sợ máu me, từ nhỏ tới lớn chưa hề lặt đầu một con tép sống nói chi là làm cá hay cắt cổ gà.
Thời kỳ làm dâu ở vườn, mẹ tôi cũng xẩu mình vì
bà con láng giềng cứ
xa gần bóng gió chỉ vì mẹ tôi không dám đụng đến tôm cá sống. Nhưng nhờ ông nội tôi là người
thờ Phật, biết
tu hành; ông
che chở biện hộ cho nên từ từ cũng yên chuyện.
Cuộc đời của mẹ tôi tuy không
sóng gió truân chuyên lắm như các dì của tôi nhưng bà góa chồng sớm, lúc mới ba mươi hai tuổi. Sáu anh em
chúng tôi một lòng
tôn trọng thương yêu mẹ không phải vì bà đã ở vậy nuôi con,
thủ tiết thờ chồng.
Chúng tôi quí phục lắm đức tính nhơn từ và sự
nhẫn nhục của mẹ. Có lẽ nhờ vào đó mà bà đã có thể
một mình một thân nuôi nấng gầy dựng cho
chúng tôi nên người.
Hơn ai hết, tôi tin rằng anh em
chúng tôi đã nhờ vào
phước đức của người nên mới có thể xuống tàu vượt biên giữa mùa mưa bão mà vẫn đến nơi được.
Chúng tôi định cư ở Mỹ được sáu năm thì lo làm
thủ tục bảo lãnh mẹ sang. Hai năm sau, anh em
chúng tôi sung sướng đón mẹ đến từ phi trường San Francisco lúc bà đã sáu mươi lăm tuổi. Từ đó,
chúng tôi thay phiên nhau
nuôi dưỡng mẹ. Mùa lạnh thì bà ở miền Nam,
mùa Thu ở Cali, mùa hè bay tận Washington. Nhưng phải ngồi máy bay mãi cũng ngán, bà đòi định cư mỗi chỗ vài năm. Mẹ hiện ở với tôi, con gái út của bà, lúc bà sắp sửa bước vào tuổi thượng thọ.
Thôi
chợt nhớ là mình đã làm thinh hơi lâu; sợ mẹ buồn tôi đề nghị:
- Má cứ tới gặp
cho biết. Lần đầu tiên
bác sĩ chỉ khám thôi, nếu mình
cảm thấy không
tin tưởng thì không
cần phải tiếp tục.
- Ờ… nhưng mà làm như vậy
tội nghiệp người ta!
Tôi không thể
nín cười:
- Má à! Má lo đủ thứ chuyện, bởi vậy ốm nhom. Ở xứ này
bác sĩ hái ra bạc, họ không ế đâu, đừng lo giùm họ!
Thuyết phục mãi bà mới chịu đi đến phòng mạch
bác sĩ. Nữ
bác sĩ Cúc Lan
chinh phục được
bà già ngay sau lần khám mắt đầu tiên nhờ sự niềm nỡ,
dịu dàng và
chững chạc. Tôi cũng mừng vì mẹ tôi chịu hẹn mổ một tháng sau đó.
Nhưng có lúc bà chịu ăn, có lúc không. Mỗi khi
chúng tôi mời dọn món ngon vật lạ, bà ngồi
thẩn thờ, đăm chiêu. Sau nhiều lần khéo léo gạn hỏi, mẹ tôi nhỏ lệ nói: “Thấy đồ
ăn ngon, nghĩ thương mấy cậu mấy dì, các cháu ở
Việt Nam. Họ
bệnh hoạn còn không có thuốc men, nói gì được
ăn uống phủ phê như bên này.”
Thế là, ngoài việc lo tẩm bổ hình vóc cho mẹ, anh em
chúng tôi còn lo gửi tiền bạc, quà cáp về cho những người thân mà mẹ tôi đang bận tâm vì họ, để bà được
an tâm.
Những giấy biên nhận từ
Việt Nam gửi qua làm bà vui được mấy hôm nhưng sau đó, còn độ mười ngày đến hẹn thì tôi thấy mẹ tôi yếu hẳn đi, mặt mày xanh xao hốc hác, chân đi không muốn vững. Báo tin cho
bác sĩ Cúc Lan hay, bà
yêu cầu đưa mẹ tôi đi
bác sĩ gia đình.
Bác sĩ gia đình sau khi khám tổng quát, tỏ vẻ lo ngại,
yêu cầu mẹ tôi phải gặp
bác sĩ chuyên về tim. Thế là ngày mổ mắt phải
hoãn lại để lo trị bịnh tim mạch cho mẹ tôi.
Chao ôi, họ bắt mẹ tôi phải mang “tâm động đồ” luôn suốt bên mình để đo tim mạch
một cách cụ thể và
chính xác. Mẹ tôi vốn “yếu bóng vía” lại giàu tưởng tượng nên khi phải mang máy móc kè kè trong người thì bà có
cảm tưởng sắp ‘qui tiên”
tới nơi rồi. Bà xìu xuống từ từ như cái
bong bóng bị xì hơi. Ăn
không vô, ngủ không được, mẹ nói
xa gần như trối trăn: “Tao già rồi, tới số thì chết, không sợ gì, nhưng thương những người còn kẹt bên Việt Nam…”
Nếu
tình trạng này kéo dài
chắc chắn là không ổn rồi. Tôi
suy nghĩ dữ lắm để tìm một
giải pháp. Tôi hiểu tâm trạng của mẹ tôi hiện nay: sự
sợ hãi và tưởng tượng
vu vơ làm cơ tim của bà làm việc không đều. Phải làm sao đánh tan
kẻ thù vô hình đó thì mọi sự mới trở nên
bình thường. Người già nhiều khi tánh tình
trở lại giống như trẻ con. Tôi chọn
phương pháp vừa khích lệ vừa khơi
lòng tự ái của bà, hi vọng có thể
giải quyết vấn đề. Mô Phật, nếu tôi không khéo, làm mẹ giận chắc phải đọa
địa ngục.
Một hôm, lựa lúc bà ngồi xem video Thúy Nga, chăm chú
theo dõi một cảnh rút trong chuyện Kiều, tôi cầm tay mẹ
trìu mến:
- Mỗ mắt xong, má sẽ thấy tài tử Ái Vân thủ vai Thúy Kiều hay và đẹp tuyệt!
Bà làm thinh. Tôi hôn bàn tay mẹ, bàn tay nầy đã ẵm bồng nâng niu tôi từ nhỏ. Tôi không thấy mặt cha từ lúc sinh ra nên đối với tôi, mẹ là báu vật
duy nhất trong
cuộc đời.
- Mổ không
đau đớn gì hết đâu, mà đừng sợ!
- Tao đâu sợ đau! Chỉ sợ họ
lỡ tay làm mình mù luôn rồi nằm đó
báo hại con cháu.
-
Bác sĩ nói trường họp của má dễ lắm, chỉ lột mây ra thôi, không có cườm, thành ra kết quả
bảo đảm như ý.
Bà
thở dài:
- Lời Phật thiệt không sai! Làm người khổ đủ thứ!
Tôi bạo gan nói luôn:
- Nhưng mà tùy mỗi người mà cái khổ có thể tăng hay giảm. Tưởng tượng chuyện chưa xẩy ra chỉ tự mình làm khổ mình thêm thôi.
Tưởng mẹ giận, không dè bà
thú thật:
- Ờ, tao cũng biết
vậy mà sao không dứt bỏ
ý nghĩ ấy được.
Tôi vuốt mấy sợi
tóc bạc lưa thưa trên trán mẹ. Bây giờ tôi chợt hiểu rằng không phải ai cũng làm chủ được
ý nghĩ của mình. Tôi cũng đã từng sống trong sự khổ sở ray rứt một cách
vô lý.
Đó là
thời gian tôi bị té gẫy chân phải nằm nhà mấy tháng liền. Cách đây sáu năm về trước.
Mặc dầu các con tôi vẫn
ngoan ngoãn, chồng tôi vẫn đi làm giờ giấc
đều đặn nhưng lòng tôi cứ
nghi ngại bâng quơ. Tôi sinh ra ghen bóng ghen gió, rình ngó từng
cử chỉ, suy luậnt từng
lời nói của chồng tôi…
Biết đó là những
ý nghĩ vô lý, sằng bậy, tôi không dám thố lộ cùng ai nhưng không dứt ra khỏi đầu tôi được. Tôi
đau khổ âm thầm, phờ phạc, sút cân… làm cả nhà phải bận tâm thêm về mình.
Chị tôi từ tiểu bang khác lấy mấy ngày phép lái xe qua thăm.
Với chị, tôi có thể
thổ lộ tâm tình một cách
thành thật. Chị không cười tôi lại tỏ vẻ
thông cảm. Chị chở tôi
đi chùa, khuyên tôi đọc sách và
niệm Phật, tức là đừng để đầu óc
rảnh rang quá, nó sẽ đi hoang đàng và dấy lên những
ý nghĩ sằng bậy. Chị nói: “Thầy dạy rằng hễ cột tâm lại một chỗ thì được bằng an.”
Thuở ấy tôi chưa
kết duyên với
Phật pháp một cách sâu đậm nhưng tôi
nghe lời khuyên,
cố gắng niệm Phật thường xuyên thì quả nhiên những
vọng tưởng điên rồ ấy không con
quấy rầy tôi nữa.
Nhớ lại
kinh nghiệm bản thân, tôi muốn giúp mẹ tôi thoát ra khỏi những
sợ hãi vu vơ của bà. Tôi hỏi mẹ:
- Xâu chuỗi
bồ đề của má đâu?
- Ở dưới gối.
- Mỗi ngày má lần mấy chuỗi?
- Mười, lần nhiều đau tay. Già cả, gân cốt bây giờ như khô cứng rồi.
- Ngoài việc lần chuỗi, con quên nhắc má niệm thêm
danh hiệu đức
Quán Thế Âm, niệm thầm cũng được. Niệm
Quán Thế Âm tâm mình được
vô úy, nghĩa là không
sợ hãi, do đó lòng
an ổn. Khi tâm má
an ổn thì con
chắc chắn rằng tim mạch của má sẽ
trở lại bình thường, khỏi cần mang máy đo tim, khỏi cần uống thuốc.
Thấy mẹ có vẻ
đồng ý, tôi nói thêm:
- Rồi thì mổ mắt, dễ dàng lắm mà à. Chừng được sáng mắt má sẽ thấy trẻ lại, sẽ thấy yêu đời hơn.
Mẹ bật cười thành tiếng. Có lẽ vì bà thấy tôi dỗ dành bà như con nít.
Thấy mẹ vui, tôi nâng cả hai bàn tay gầy guộc xương xẩu của mẹ lên mà hôn một cách
trìu mến. Mẹ
xúc động. Tay bà run nhẹ trong tay tôi.
Tôi nói qua làn nước mắt:
- Má khỏe, má vui, con cũng thấy khỏe thấy vui. Má yếu xìu như vậy hoài làm con lo lắm…
Sau buổi nói chuyện ấy, mẹ có vẻ tỉnh mình hơn,
dần dần sức khoẻ được
phục hồi và hai
tuần sau, bà đi mổ mắt.
Thời kỳ “tiền giải phẩu” khó khăn như thế tưởng cũng đã xong, nào ngờ giai đoạn “hậu giải phẫu” lại có lắm chuyện cười ra nước mắt.
Ngày đầu tiên mới mỗ về, mẹ nằm
im ỉm, không nhúc nhích, chẳng nói năng làm tôi lo ngại. Tuy biết rằng sau khi mổ,
toàn thân đều
ê ẩm và có thể bị nhức đầu nhưng thấy mẹ nằm
thiêm thiếp như vầy, tôi e
tình trạng có thể bất thường hoặc bị
biến chứng. Tôi lấy phép nghỉ để tự tay
săn sóc mẹ. Tôi chườm đá cho mẹ mỗi mười phút rồi dỗ dành bà uống thuốc.
Bác sĩ dặn thuốc phải uống khi bụng no và mấy ngày đầu cần uống thật nhiều nước. Thế nhưng bà chịu uống thuốc mà chẳng chịu ăn, ép lắm chỉ uống chút sữa hay nước táo.
Tôi phải vừa
giải thích, vừa “hăm dọa”
- Bá sĩ nói vết mỗ sớm lành hay không là do mình
ăn uống,
bồi dưỡng. Mẹ không ăn, tới chừng mở băng thấy chưa lành,
bác sĩ sẽ băng
trở lại đó!
Nấu cho má chút cháo ăn với nước tương được rồi.
- Để con hầm xương gà lấy nước, nấu cháo thịt nạc bầm cho má ăn nghe!
Mẹ nói như
thều thào:
- Đừng làm gì hết, má muốn
ăn chay.
- Má muốn
ăn chay, con không dám cản nhưng chờ sau khi mở băng đã.
Sức khỏe yếu
như vầy mà
ăn chay làm sao sớm lành bịnh?
- Má cữ dầu mỡ.
Thôi, tôi hiểu rồi. Vì trong máu của mẹ tôi có lượng cholesterol khá cao nên bà
ăn uống kiêng cữ lắm. Ngoài sáu ngày chay ăn toàn rau cải luộc, những ngày còn lại, tự tay bà nấu ăn vì không
tin tưởng ai hết. Bà ít dùng dầu mỡ, cữ trứng một cách
tuyệt đối và mỗi khi hầm xương nấu phở hay cháo gà, cháo vịt, bà đứng canh chừng vớt hết nước béo, màng mỡ ở trên mặt
cho đến lúc chỉ còn nước trong bà mới dám dùng.
- Vậy để con nấu súp chay nghe!
- Ờ cũng được.
- Nhưng nếu bữa nào không nhằm ngày chay thì con nướng thịt,
bảo đảm không có chút mỡ.
Mẹ làm thinh, chắc bà
đồng ý. Tánh bà vốn kỹ lưỡng mọi chuyện, từ những việc nhỏ nhặt như quét nhà, rửa chén cũng đã
cẩn thận rồi, nói chi đến chuyện
kiêng cữ theo lời
bác sĩ.
Bác sĩ Cúc Lan dặn sau khi mỗ nên
cử động nhẹ nhàng và tránh cúi đầu xuống thấp vì sợ áp suất dồn vào vết mỗ vốn rất nhỏ nhiệm,
mong manh. Thế là mẹ tôi lúc nằm ngồi đi đứng đều giữ cổ
thẳng băng như bó bột, không dám xây qua xây lại, nói gì là cúi xuống. Sau mấy hôm như vậy, cổ mẹ bị cứng đơ; tôi khuyên bà nên
cử động bình thường, bà không nghe, tôi phải điện thoại vô phòng mạch
bác sĩ hỏi lại cho
rõ ràng,
bác sĩ Cúc Lan cười ngất và chính
bác sĩ phải nói chuyện,
giải thích rõ ràng với mẹ, bà mới chịu tin.
Khi mới tháo băng,
bác sĩ dặn phải đeo kính râm để tránh ánh sáng
mặt trời, thế là dù ở trong nhà, hễ có chút nắng rọi vào hay có mở đèn là bà đeo kính vô liền, mà như vậy cũng chưa chắc ăn, bà còn trùm thêm cái khăn lông lên đầu nữa, cả nhà rán
nín cười.
Mẹ tôi con cháu đông, tính lại
hiền hậu nên ai cũng mến,
vì vậy mỗi lần đau ốm, nhiều người
tới lui thăm hỏi. Có người để nói chuyện, mẹ vui lắm và ai khuyên gì mẹ cũng nghe (trừ tôi ra!). Người thì nói: “dì phải cữ cam, ăn cam mắt đổ ghèn!”. Thế là từ
lúc ấy về sau, bà chẳng đụng đến trái cam. Người khác bảo: “phải cữ uống sữa tươi!”. Vậy là thực đơn của bà phải gạt bỏ bớt một thứ nữa.
Tôi tưởng tượng nếu
bà con cô bác, nói chung là mấy “thầy lang vườn” mà vui miệng khuyên bà
tuyệt thực chắc bà cũng nghe theo! Tôi ước gì có người khuyên bà “đừng
nghe lời ai hết, ngoài bác sĩ!” nhưng hai tuần
trôi qua rồi mà không ai nói như vậy, kể cũng lạ.
Thông thường, hễ tháo băng xong thì một
tuần sau đó, mắt có thể mở
bình thường, chỉ còn sưng chút đỉnh, nhưng mẹ tôi “nhát” lắm, bà không dám mở lớn, chỉ dám mở hi hí thôi cho nên trông bà tội lắm.
Nhìn dáng dấp nhỏ nhoi, ốm yếu của mẹ
se sẽ di động trong nhà với đôi mắt còn sưng đỏ, lòng tôi thương cảm
vô cùng. Tôi nghĩ đến số phận chung của
con người: ai cũng phải
trải qua những
biến thiên dâu bể,
chịu đựng biết bao nỗi khổ về thân cũng như về tâm để rồi đi đến cái hẹn sau cùng với thần chết. Không ai có thể thoát ra khỏi lịch trình đắng cay ấy.
Mẹ tôi đang ngồi chải tóc. Mái tóc thưa, mỏng và trắng như mây. Chẳng biết lúc nào làn mây mỏng ấy sẽ tan trong gió? Sự
hiện hữu của mẹ
mong manh quá! Dù tôi
tin tưởng rằng người
hiền đức tu hành như mẹ tôi sẽ được về
Cực Lạc sống trong
cảnh giới toàn vui không khổ nhưng tôi sẽ bị mất đi cái kho tàng chứa đầy
thương yêu và kỷ niệm nếu
mai kia mẹ không còn ở trên đời. Mẹ già quí như nắng ấm giữa
mùa Đông.
Tôi lại
nghĩ ngợi vẩn vơ rồi. Mẹ đang ngồi đây, gần tôi trong gang tấc, sao tôi không tận hưởng từng phút giây quí báu của hiện tại? Muốn phá tan sự
im lặng đã dìm tôi trong những
ý tưởng mông lung, tôi
lên tiếng:
- Má à!
- Ờ gì đó con?
Tiếng nói thân quen của mẹ làm ấm cả lòng tôi. Tôi nũng nịu như thuở nào còn bé:
- Con thèm ăn hủ tiếu Mỹ Tho của má nấu!
Mẹ cười vui, giọng cười dòn dã,
chứa chan hạnh phúc:
- Tưởng gì, để chừng má khỏe, má nấu cho ăn!
Vậy đó,
hạnh phúc của mẹ tôi là được
phục vụ con cháu và nghĩ đến người chung quanh hơn
bản thân mình.