Bắc Ấn: Sarnath – Bodh Gaya Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo

25/12/201112:00 SA(Xem: 75313)
Bắc Ấn: Sarnath – Bodh Gaya Đạo Phật Không Phải Là Tôn Giáo

BẮC ẤN: Sarnath – Bodh Gaya
ĐẠO PHẬT KHÔNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO
by ePi.Longo on February 21, 2011 in My travel

Trên chuyến tàu đi từ Varanasi tới Bodh Gaya (được biết tới ở Việt Nam với tên Bồ Đề Đạo Tràng), tôi lại có dịp nói chuyện với một người dân bản địa khác. Đây là một Phật tử người Ấn Độ, một Phật tử hiếm hoi của Ấn Độ (vì mặc dù Ấn Độ có tới 3/4 nơi được coi là thánh địa của đạo Phật và cũng là nơi khởi điểm của đạo Phật thì hiện tại chỉ có chưa tới 1% dân số theo đạo Phật). Phật tử này sau khi nghe tôi nói rằng tôi là người không theo tôn giáo nào, nhưng trong tất cả các tôn giáo mà tôi biết tới thì có lẽ là tự mình cảm thấy gần với đạo Phật nhất thì liền nói ngay với tôi : đạo Phật không phải là tôn giáo, Phật chỉ có chỉ đường cho chúng ta tự giải thoát mình và nếu chúng ta cảm thấy là Phật đúng, chúng ta đi theothực hành lời chỉ dạy của ngài một cách tự nguyện. Vậy thôi.

***

Có 4 địa điểm được coi là các địa điểm mà bất cứ Phật tử nào cũng nên đến thăm một lần (ông cậu tôi còn nói rằng, đến được đó là coi như nhìn thấy Phật) : nơi Phật sinh (Lumbini), nơi Phật đắc đạo (Bodh Gaya), nơi Phật giảng bài giảng đầu tiên (Sarnath), nơi Phật lên cõi niết bàn (Kushinagar). Trong 4 địa điểm này, chỉ có duy nhất Lumbini là thuộc Nepal, 3 địa điểm còn lại thuộc Ấn Độ. Hành trình ngắn ngủi của chúng tôi chỉ đủ thời gian để đi thăm được hai địa điểm là Sarnath và Bodh Gaya.

Bàn về tôn giáo là một trong những chủ đề khó bàn, mà cũng chẳng biết gì nhiều để bàn. Thế nên chỉ dám kể một vài điều về Phật giáoẤn Độ. Điều thứ nhất, ở thời hiện đại thì hầu như những thánh tích Phật giáo được tu bổ, khai quật … đều nhờ công lao của các nhà khảo cổ người Anh. Bắt đầu từ khi đạo Hồi tràn vào Ấn Độ từ cuối thế kỷ 12, ngay cả Hindu giáo chứ chưa nói tới Phật giáo cũng đã bị chà đạp không thương tiếc. Đạo Phật lúc này nhanh chóng hòa nhập với đạo Hindu để cùng tồn tại một cách âm thầm (và rất nhiều người dân theo đạo Hindu vẫn coi Phật là một trong những vị thần của họ). Sự chấn hưng của đạo Phật thời hiện đại chỉ được bắt đầu vào năm 1891 do người lãnh đạo Phật giáo tại Sri Lanka, Anagarika Dharmapala thành lập ra Maha Bodhi Society với nhiệm vụ phát triển Phật giáo tại quê hương của nó. Phong trào này được bắt đầu từ Sarnath (nơi Phật đã giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như) và sau đó được lan rộng một cách khiêm tốn ra các vùng xung quanh.

thapchuyenphapluan

Tháp Chuyển Pháp Luân nơi vườn Lộc Uyển

Một trong những công lao khai quật của người Anh là đã khai quật ra các trụ đá của vua Ashoka (tiếng Việt là vua A-dục), một trong những ông vua đã được ghi lại rất nhiều trong các văn bản (kể cả văn bản của nhà sư Đường Tam Tạng khi đi thỉnh kinh qua đây). Tuy được ghi chép lại nhiều nhưng cho tới khi được khai quật lên, hầu hết các nhà sử học vẫn cho rằng đây chỉ là một vị vua có trong truyền thuyết và được dựng lên chứ không có thật. Phải tới khi khai quật được cột đá và tu viện tại Sarnath, các nhà sử học mới tin rằng ông vua này có thật. Không chỉ tin, họ còn làm rõ được khá nhiều về vị vua có thân thế đặc biệt này.

Để nói về vua A-dục, thường người ta sẽ chia ra thành hai phần, một phần đầu nói về việc lên ngôimở rộng bờ cõi của ông vua này. Đây là một trong những thời kỳ đen tối và tàn ác, đỉnh điểm là cuộc chiến Kalinga với việc gần 150.000 người bị chết và bị thương. Phần thứ hai nói về việc đức vua A-dục sau khi thấy biển máu ở Kalinga đã ngộ Phật và tiếp tục xây dựng vương quốc của mình dựa trên các giá trị bình đẳng, bác ái trong kinh Phật. Theo sử sách ghi lại, vương quốc của A-dục có lẽ là vương quốc đầu tiên có bệnh viện dành cho người nghèo và cho thú vật! Vua A-dục cũng đã cho dựng các cột đá (Thạch Trụ), trên đó có ghi lại những lời răn của bản thân mình để khuyên bảo dân chúng phải sống hòa bình, bác ái, làm điều thiện, không sát sinh…

Ấn độ có 1% dân số là đạo Phật, thế còn các đạo khác thì chiếm bao nhiêu %? Theo Lonely Planet, 82% theo đạo Hindu, 12% theo đạo Hồi, 2.3% theo đạo Thiên Chúa, 1% theo đạo Phật, 0.4% theo Jainism (Kỳ na giáo) và số còn lại theo các đạo khác. Thế nhưng, ở chính giữa lá cờ của Ấn Độ với ba màu : màu xanh Ấn Độ, màu trắng và màu vàng saffron lại là bánh xe Ashoka Chakra, bánh xe được đặt trên cùng của các Thạch Trụ thể hiện cho vòng luân hồi, cho sự chuyển động giữa cái sống và cái chết và cũng là để thể hiện sự năng động trong hòa bình. Biểu tượng (Emblem) của Ấn Độ cũng là hình 4 con sư tử quay lưng vào nhau, biểu tượng thường thấy tại các Thạch trụ của vua A-dục. Lá cờ của dân tộc Ấn Độ độc lập với dấu ấn của Phật đã được Mahatma Gandi đề cử và được thông qua chính thức vào năm 1947. Cho dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong dân số của Ấn Độ thì có lẽ con đường Trung Đạo, con đường hòa bình của đạo Phật và sự chuyển hóa từ ác sang thiện của vua A-dục (cũng nhờ đạo Phật) có lẽ là lý do chính để bánh xe Ashoka Chara và đầu sư tử được chọn làm biểu tượng cho dân tộc này.

***


Trái với sự ồn ào tới đầy ứ ở Varanasi, chúng tôi thực sự cảm thấy yên bình ở Sarnath và Bodh Gaya. Không chào mời, không chèo kéo, không ép buộc khách hành hương làm bất cứ điều gì, những người dân bản địa và cả những người Tạng bán hàng tại Bodh Gaya dường như cũng quan tâm tới việc làm sao để lòng mình thanh thản hơn là tiền bạc. Bữa ăn tại Tibetan Om Cafe ở tầng trệt đằng sau một ngôi chùa của người Tạng tại Bodh Gaya cũng khiến cho chúng tôicảm giác rất thanh bình, rất Tibet mặc dù chưa có dịp được tới Tibet lần nào.

Đạo Phật không phải là tôn giáo. Có lẽ Phật tử người Ấn trên tàu hỏa khi nói với tôi điều đó, đã muốn nêu bật con đường Trung đạo, con đường hòa bình không ép buộc của Phật giáo nếu so sánh với các tôn giáo khác có phần cực đoan hơn trên đất Ấn. Đến được Sarnath và Bodh Gaya, hai trong bốn địa điểm mà Phật tử nào trên thế giới cũng muốn hành hương tới, tôi không nhìn thấy Phật ở đó như ông cậu của tôi nói. Tôi chỉ nhìn thấy sự thanh thản trong ánh mắt của bà chủ quán Tibetan Om Cafe khi giúp cho khách thập phương ăn ngon với giá rẻ, chỉ nhìn thấy ngọn tháp Mahabohdi bằng đá trắng (Đại Giác Ngộ Tự) không sơn son thếp vàng, không màu mè được hàng vạn Phật tử mặc áo cà sa cúi lạy. Chợt nhủ rằng cứ cố gắng sống thanh thản được như thế này đã là hạnh phúc lắm rồi!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6928)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.