Lời Giới Thiệu / Lời Nói Đầu

04/10/201012:00 SA(Xem: 17223)
Lời Giới Thiệu / Lời Nói Đầu

SỰ TÍCH TÂY DU PHẬT QUỐC
Nhẫn Tế Thiền Sư
Tây Tạng Tự 2548 - 2004

LỜI GIỚI THIỆU


Nhẫn Tế Thiền sư có thế danh là Nguyễn văn Tạo (Nguyễn tấn Tạo) sinh năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (tức Búng), Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương.) Nguyên là một viên chức trong ngành y tế, chán cảnh đua tranh danh lợi và nung nấu ý nguyện cầu Đạo giải thoát, ngài đã xin thôi việc và chú tâm vào việc tu hành. Ngài xuất gia với Hòa Thượng trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Tôn tự tại Búng (Bình Dương), được đặt Pháp hiệu là Nhẫn Tế. Sau này ngài cầu Pháp với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng ở núi Thiên Thai (Bà Rịa) và được nhận Pháp hiệu là Minh Tịnh. Sau đó tại Tây Tạng ngài được Đại Thượng Tọa Lama Nhiếp Chính ban Pháp danh là Thubten Osall Lama.

Có thể nói Hòa Thượng Nhẫn Tế là người Việt Nam đầu tiên đi tới Tây Tạng trong bối cảnh đất nước này còn hạn chế sự hiện diện của những con ngườivăn minh ngoại quốc trên xứ sở của họ. Vào thời ấy, không ít những học giả Tây phương đã coi Tây Tạng là xứ sở huyền hoặc và đã gọi Phật Giáo Tây TạngLạt Ma giáo, như một tôn giáo đặc biệt của Tây Tạng mang nhiều màu sắc huyền bí.

Trên bước đường du hành, Hòa Thượng Nhẫn Tế đã ghi lại dưới hình thức nhật ký thật vắn tắt và khi trở về Việt Nam ngài đã biên soạn thành Hồi ký Sự tích Tây Du Phật Quốc. Với một bút pháp chân thật, điềm đạm, ngôn ngữ mang âm hưởng của thời đại lúc đó, Sự tích Tây du Phật Quốc vẽ ra cuộc hành trình của một thiền giả trên bước đường hành hương chiêm bái Phật tích và khẩn cầu Phật Đạo. Độc giả sẽ bị cuốn hút từ đầu tới cuối theo bước chân ngài từ quê nhà sang Ấn Độ, Nepal, Bhutan, tới Tây Tạng rồi trở về Tích Lan, Ấn Độ, Tích LanViệt Nam. Trong từng câu từng lời ghi chép với những nhận xét, suy tư và cảm xúc đầy đạo vị, đôi khi chỉ là những ghi chép ngắn gọn về những công việc thường nhật như tụng Kinh, điểm tâm, đi chợ… độc giả dễ dàng bắt gặp hình ảnh một vị ẩn tu trong manh áo mỏng manh không quản ngại bao nhiêu gian khổ để tìm cầu Thánh Pháp nơi Xứ Tuyết Tây Tạng, không khác gì hình ảnh Đường Huyền Trang cầu Pháp nơi Thiên Trúc ngày xưa. Hồi ký này cũng có thể được coi là một tác phẩm văn chương phong phú, một tài liệu lịch sử vô cùng quý báu cho những ai quan tâm tới phương diện văn họclịch sử phát triển Phật Giáo tại Việt Nam.

Qúy vị độc giả có thể tìm đọc Tiểu sử của Hòa Thượng Nhẫn Tế trong:


http://www.thuvienhoasen.org/danhtang2-giaidoan3-17.htm
Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông do ngài dịch trong:
http://www.thuvienhoasen.org/lntt-01-00.htm
 
 

LỜI NÓI ĐẦU


Sự tích Tây du Phật quốc, được Nhẫn Tế Thiền sư, Đức Sơ Tổ khai sơn Tây Tạng Tự, ghi chép lại nhân sự du lịch đất Phật, lễ bái Thế Tôn Thánh Địa, nơi Trung Thiên Trước Quốc.

Nay với sự quan tâm của quý độc giả, và được sự chấp thuận của Thầy Bổn Sư, Hòa thượng Thượng Tịch Hạ Chiếu, Nhị Tổ Tây Tạng Tự. Chúng tôi biên tập và ấn tống để mọi người cùng đọc cùng tỏ rõ những điều chưa rõ.

Do sơ suất và theo thời gian phần lớn hình ảnh đã bị hư hoại, chúng tôi cũng mong quý độc giả thông cảm.

Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tửchúng sanh đồng tròn thành Phật Đạo.

Chúng đệ tử đời thứ ba Tây Tạng Tự.


 

sutichtayduphatquoc-1
Nhẫn Tế Thiền Sư tại Phật Đà Gia ( Bodhi Gaya)
sutichtayduphatquoc-2
Nhẫn Tế Thiền Sư tại thành Ghoom
sutichtayduphatquoc-3
Nhẫn Tế Thiền Sư tại xứ Tây Tạng
sutichtayduphatquoc-4
Đại chúng Thiên Chơn Tự

sutichtayduphatquoc-5
Tại Phật Bửu Tự, Saigon 29-04-1951

sutichtayduphatquoc-6
Bản Đồ Minh Hoạ Hành Trình

Phác họa tổng quát

Phần 1
Xin giấy xuất dương
Xin giấy Thông hành
Tại Lãnh-sự Ăng-lê
Một đêm chót cùng huynh đệ
Tạm biệt lên đường
Tám ngày dưới tàu
Bước đầu trên đất Tây-trúc
Ba ngày nương tại thành Madras
Viếng châu-thành
Bốn đêm trên xe lửa
Nhập thành Ba-la-nại (Bénarès)
Hai tuần lễ tại chùa Ngoại-đạo
Mười tháng tại làng Lộc-giả-viên (Sarnath)
Hành hương Phật-đà-gia (Bodhi Gaya)
Viếng động Dunghasiri
Khởi hành đi Nepal (Niếp-ba-lê)
Viếng Simbu-Nath (Sư-tử tháp)
Viếng Radjagrir tự, chùa kinh-đô (Buddha-mơti), 
Cổ tháp, Bouddha-Nath
Thỉnh Xá-lợi Phật-tổ
Trở về Phật-đà-gia
Xin phép Hội Đại-bồ-đề đi Tây-tạng
Phần 2
Khởi hành đi Tây-tạng
Đến Bhutan
Đến thành Lhasa, Kinh-đô Tây-tạng
Ra mắt quan Thừa-tướng
Yết kiến Quốc Vương Tây-tạng
Hành hương Quốc tự Potala
Hành hương chùa Kinh đô – chùa chợ
Phần 3
Hành hương nhà Thiền Lađặt (Ladak) – 
chùa Dzêsbung (Drebung)
Hành hương chùa Chôkhăng (Jokhang)
Hành hương chùa Galden (Ganden)
Đi nhiễu Thánh-địa cổ tích của 
Hậu tổ Sungapa (Tsongkhapa)
Phần 4
Yết lễ Lama Quốc Vương
Thọ Pháp danh
Từ giã Tây-tạng
Về tới Bodhi Gaya
Phú Pháp danh Pali : Manjusri
Khởi hành đi Tích-lan (Ceylon)
Từ giã Tích-lan
Về Sarnath
Từ giã Calcutta
Đến Singapore
Về Saїgon

Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen cảm ơn Đạo hữu Thanh Liên 
đã gửi tặng ấn bản giấy và phiên bản điện tử quyển sách này. (11-03-06)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6949)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :