Câu Thi Na (Kusinagar) Hành Trình Cuối Cùng Của Phật - Thích Phước Tiến

02/03/201212:00 SA(Xem: 74322)
Câu Thi Na (Kusinagar) Hành Trình Cuối Cùng Của Phật - Thích Phước Tiến
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Câu Thi Na (Kusinagar)
hành trình cuối cùng của Phật

Thích Phước Tiến

blankTrên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt...

Hiện trạng của Na Lan Đà là những bức tường thành nghiêng đổ liên kết nhau rất dầy trong một chu vi đã được khai quật khoảng 10 hecta đất. Chúng ta vào bên trong bằng một cổng tương đối rộng khoảng 4m và được xác định là cổng chính của trường đại học ngày xưa. Các tài liệu khảo cổ cho rằng, các dãy phòng tu viện trung bình khoảng 4 tầng, bởi bị vùi lấp sâu trong lòng đất và bị phá hủy nên chúng ta chỉ nhìn thấy khoảng 1 – 2 tầng, mỗi tầng đều có cống rãnh và lổ thoát nước rất tốt nên không khi nào bị đọng nước cả. Tổng cộng khu đại học Na Lan Đà có 11 tu viện nối tiếp nhau và 5 chánh điện đủ để cho toàn thể sinh viên lưu trú và mọi thứ sinh hoạt lễ nghi khác...Mỗi tu viện có chiều dài khoảng 500 m, chiều ngang khoảng 250m, hầu hết có kiến trúc giống nhau: phòng dành cho giáo thọ sư, phòng thọ trai, khu nhà trù, giếng nước, phòng đôi cho tân sinh viên, phòng đơn dành cho cựu sinh viên, khu nhà vệ sinh, chính giữa là giảng đường.... Nhìn chung, mọi tiện nghi cho việc sinh hoạt tại khu Na Lan Đà rất tốt, chủ yếu nhằm đáp ứng cho một mục đích duy nhấtgiáo dục mà thôi. Trong khuôn viên phế tích Na Lan Đà chúng ta thấy những cái hốc nhỏ thờ Phật đôi khi có những bức tượng chỉ còn bàn tọa, hoặc chỉ là dáng dấp đức Phật tọa thiền được kết nối từ những miếng gạch nung cũ mục in trên vách. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy kiến trúc hoa văn bằng những hình tượng Phật nho nhỏ trông rất xinh xắndễ thương còn sót lại trên một vài bức tường hay đầu cột cũ. Có những bức tường đang bị xói mòn và sụt lở, ban bảo vệ cũng xây thêm những bức tường phụ để chống đỡ. Càng đi tham quan nhiều nơi trong khu phế tích này, chúng ta càng ngưỡng mộ và tiếc nuối cho một trường đại học quy mô từ cơ sở vật chất đến nội dung đào tạo, mà không dễ gì tìm thấy ở bất cứ một quốc gia nào trên thế giới trong thời trung cổ. Mặc dù đại học Na Lan Đà được chính phủ xây dựng lại vào tháng 11 năm 1951, do ngài J. Kashyap đề xướng, cách khu phế tích Na Lan Đà khoảng 2 km, là viện nghiên cứu ngữ học Pāli và Phật học cho các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, nhưng nó chỉ là danh nghĩa, không phản ánh được uy thế và uy mô của Na Lan Đà ngày xưa. Tuy nhiên chính nơi đây đã đào tạo ra một số danh Tăng Việt Nam thời cận đại như hoà thượng Minh Châu, người được chính phủ Ấn Độ mời dạy về Pāli và đạo Phật, hoà thượng Huyền Vi, hoà thượng Thiện Châu ....

3. THÁP TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT (SĀRIPUTTA)

Từ cổng chính đi vào phía tay trái, chúng ta thấy có một nền tháp rất cao lớn đó là tháp của tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta), một vị thánh đệ tử trí tuệ đệ nhất trong mười đệ tử đặc trưng của Phật, được Unesco liệt vào di sản thế giới. Tương truyền rằng, tháp này xây dựng ngay trên nền nhà của Ngài, để kỷ niệm nơi Ngài đã sanh ra và từ giả cõi đời. Kiến trúc ngôi tháp này rất đặc biệt, hầu như không giống với bất cứ một kiến trúc nào trong các thánh tích Phật giáo. Xung quanh có nhiều ngôi tháp nhỏ tạo nên một quần thể tháp rất kỳ đặc trong khu Na Lan Đà (Nālandā). Tháp này được trùng tu ít nhất là bảy lần, bắt đầu từ thời vua A Dục (Asoka). Hiện nay chúng ta chỉ thấy nhiều đường ngang kẻ dọc, nhiều chỗ lồi lõm, thật khó xác định được kiểu dáng hình vuông hay tròn, một số vị nghiên cứu thì cho là hình tròn, trên thực tế thì chân nền tháp là nền gạch vuông. Xung quanh đại tháp có nhiều bức ảnh phù điêu mô tả các sự kiện trọng đại trong đời đức Phật. Dù thế nào chúng ta cũng còn có một chút kỷ niệm về bậc thánh giả, một bậc đại trí đã một thời lừng lẫyuy nghiêm trong giáo đoàn 1250 vị A La Hán vẫn còn được nhắc đến với lòng kính trọng và ngưỡng mộ của người con Phật chúng ta và với những ai nghiên cứu Phật giáo.

 

4. HUYỀN TRANG KỶ NIỆM ĐƯỜNG

Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt. Huyền Trang là tên của một vị cao tăng Trung Quốc: Trần Huyền Trang, thuộc triều đại nhà Đường. Với tài năng xuất chúng, thông minh đỉnh ngộ, vì không thỏa mãn sự nhận thức của mình trong kho tàng kinh sách nội quốc mà nhất là kiến thức Phật giáo nên Ngài quyết định sang Thiên Trúc tức Ấn Độ, để tham học kinh luật. Vào thế kỷ thứ VII, năm 629, ngài Huyền Trang khởi hành qua Ấn Độ để tham học tam tạng kinh điển. Trải qua 16 năm du học trên xứ Ấn, Ngài đã từng tham học tại Na Lan Đà (Nālandā) và được mời giảng dạy khoảng 5 năm. Ngài được học Duy Thức với đại sư Giới Hiền (Silabhabra), hiệu trưởng trường này thời bấy giờ đã 120 tuổi. Chính vì niềm đam mê Duy Thức nên sau khi hồi hương Ngài đã thành lập Tông Pháp Tướng để xiển dương tinh thần “tùng tướng nhập tánh” của Duy Thức, và được xem nhưsơ tổ tông Pháp Tướng tại Trung Hoa.

Ngài đã để lại trong lòng vua chúa cũng như chư tăng Thiên Trúc một ấn tượng về một nhân cách đặc thù và trí tuệ siêu việt, một đức hạnh sáng ngời không chỉ đương thời mà còn lưu danh mãi cho đến ngàn sau. Do đó, chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận xây dựng nhà tưởng niệm Ngài theo kiến trúc Trung Hoa. Mặc dù chỉ với danh xưng khiêm tốn Kỷ Niệm Đường nhưng thực tế được thiết kế hết sức trang nhã, hoành tráng, mới nghe qua chúng ta không thể nào hình dung được hết vẻ uy nghi của nó, cho nên chúng ta có thể gọi là Huyền Trang Kỷ Niệm Đền thì mới tương xứng với tầm vóc của nó. Sau khi qua cổng chính nhìn vào chu vi khoảng 2 hecta đất, chúng ta thấy một lối đi thẳng tắp, khoảng giữa lối đi có tạc tượng của một vị hành cước Trung Hoa trên vai mang hành lý, kinh thư, tay cầm phất trần, đầu đội nón rộng vành, chân di hài cỏ, phía dưới có tấm bia giới thiệu tóm tắt tiểu sử của ngài Huyền Trang. Xung quanh hoa cỏ được chăm sóc, cắt tỉa đẹp đẽ. Bên tay phải cách 50 m có một tấm bia tưởng niệm ngài Huyền Trang rất lớn bằng đá quý, tay trái đối xứng cũng có ngôi tháp tương xứng, giữa tháp có đặt một đại hồng chung rất to theo kiểu dáng Trung Hoa. Khi vừa bước vào bên trong cổng chính được nghe một tiếng chông ngân dài do người trực ở đó đóng, làm chúng tôicảm giác như mình vừa đến một ngôi đại tự của Việt Nam hay Trung Hoa. Trước khi vào ngôi nhà chính tôn thờ ngài Huyền Trang chúng ta phải đi qua một cái sân rộng. Ngôi nhà chính được kiến trúc theo mái cong nối dài nằm ngang hình chữ nhật, giống như các ngôi chùa cổ Việt Nam, có hoa văn uốn lượn theo chót mái và các chỗ cần thiết. Chính diện ngôi nhà có thờ tượng cốt của ngài Huyền Trang. Phía trước có trang hoàng đủ phương tiện nghi lễ như: chuông, mõ, khánh và một quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa chữ Hán. Xung quanh tường có rất nhiều hoa văn và những bức phù điêu, đặc biệt hầu hết các bức phù điêu được khắc chạm mô tả về cuộc đời của ngài Huyền Trang từ Trung Quốc đến Ấn Độ, diễn tả lại quá trình Ngài tu học với ai, từng làm gì và công đức đóng góp cho Phật giáo của Ngài ra sao...

Quỳ trước dung nghi của bậc cao tăng chúng ta thấy mình quá nhỏ bé, còn nhiều dở tệ, mình chưa đóng góp được gì cho Phật pháp, lòng cảm thấy ngậm ngùi cho tâm trí của hạng phàm phu thời Mạt không thể bì với các bậc cao tăng thạc đức tiền bối. Đó cũng chính là động lực để khích lệ mình phải phấn đấu nhiều hơn nữa, phải phát tâm dõng mãnh, phải hết lòng vì đạo, vì chúng sanh thì mới sánh được công đức của quý ngài trong muôn một.

Rời Huyền Trang Kỷ Niệm Đường, trong vẫn lòng thầm phục một bậc cao tăng siêu phàm thoát tục, một cái tên nghe sao mà thánh thoát, êm dịu, chan hoà trong tình đạo tình đời. Tôi mĩm cười vì trong cõi lòng bỗng vọng lên hai chữ Huyền Trang, Huyền Trang với bao niềm xúc động trào dâng!.

 

THAY LỜI KẾT

Có thể nói, trong thời Mạt pháp chúng ta còn chút may mắn được chiêm bái các thánh tích Phật giáo, còn được tận mắt chứng kiến những bước đường mà hơn 2500 năm về trước đức Thế Tôn đã từng kinh qua. Và chỉ khi nào trải qua điều này chúng ta mới thật sự cảm nhận được lòng tôn kính Phật của mình, cảm nhận sự thật về một đức Phật lịch sử, con người vĩ đại trong tiến trình phát triển văn minhvăn hóa nhân loại, đặc biệt nhất là văn hóa tâm linh.

Bốn mươi lăm năm bằng đôi chân trần, đức Thế Tôn đã vân du hoằng hóa độ sanh hầu hết các quốc gia có mặt trên xứ Ấn Độ cổ đại. Tất cả những đoạn đường tưởng chừng như mênh mông bất tận ấy, chúng ta chỉ mất khoảng 15 ngày là kết thúc cuộc tìm cầu lần theo dấu chân Phật tổ nhờ vào những phương tiện hiện đại của thời đại văn minh đạt đến đỉnh cao. Những đoạn đường đi giữa các thánh tích hôm nay phần lớn đã được tráng nhựa, khách tham quan có nhiều phương tiện để đi như xe hơi, tàu hỏa hoặc thậm chí đi bằng máy bay ở một vài nơi thuận tiện, bởi vì có những khoảng cách đức Phật phải đi bộ gần 300 km. Cũng từ đó chúng ta mới thấy được khoảng cách xa vời vợi giữa ta và đức Phật hay các thánh đệ tử của Ngài. Các đỉnh núi, nơi đức Phật từng ngự thuyết kinh hoặc những động đá cheo leo, nơi mà các vị thánh tăng từng tu tập hoặc kết tập kinh điển, nay đều được thiết kế những con đường đi bằng bậc tam cấp hay bằng cáp treo (chairlift), vậy mà chúng ta vẫn cảm thấy mệt mỏi, ngán ngẫm, than dài thở ngắn khi phải lên những đỉnh núi cao hay qua những đoạn đường gồ ghề!

Phần lớn các thánh tích Phật giáo đều điêu tàn, chỉ còn trơ lại những nền gạch cũ mục, rêu phong bởi năm tháng thời gian cát bụi lấp vùi và sự phá hủy không thương tiếc của những đế chế đối nghịch Phật giáo, nhưng đó cũng là một quy luật sanh diệt của mọi sự vật trên cuộc đời; vì theo tiến trình lịch sử hình thành trái đất và con người, chúng ta thấy có cái gì tồn tại mãi trên thế gian này đâu? Những thành phố cổ đại nằm yên trong lòng đất hay lòng biển hàng mấy nghìn năm đã được con người hôm nay khám phá; bao đế chế bạo tàn tên tuổi vang dội Đông Tây, nay cũng chỉ là nắm xương tàn mục nát được biết đến như một danh xưng im lìm trong những pho sách cổ... Chỉ có giá trị đạo đức, văn hóa tâm linh mới đem lại đời sống minh triết cho nhân loại, dù thời cuộc nào nó vẫn có lí do để tồn tại và được ứng dụng một cách hữu hiệu trong đời sống hàng ngày của con người. Phật giáo là sản phẩm của loại văn minh này. Những lời dạy của đức Phật là một chân lý, là bức thông điệp ban vui cứu khổ đem lại hạnh phúc, hòa bình cho con người trên khắp hành tinh. Vì vậy, không một ai trên cõi đời này có thể làm băng hoại đi một chân lý, không thể nào làm mất đi tất cả những gì liên quan đến đạo Phật dù là đôi tay của những kẻ bạo tàn. Chỉ khi nào lòng người quá ác, con người không còn phước duyên để thụ hưởng những chuỗi ngày bình yên, hạnh phúc nữa, lúc ấy sẽ không còn một đạo Phật trên thế gian.

Tham quan các thánh tích Phật giáo là một cách thưởng thức văn hóa tâm linh lành mạnh, nhằm nâng cao hiểu biết về một đạo Phật giàu lòng từ bi, bác ái, cảm nhận sâu sắc về nhân cách và tâm hồn vị tha của một con người lịch sử như Đức Thích Ca Mâu Ni. Bất cứ ai đã có lần dừng chân nơi đất Phật ngắm nhìn hay đảnh lễ các thánh tích đều là những con ngườinhân duyên thù thắng đối với Phật giáo, là quyến thuộc nhiều đời trong dòng họ Thích Ca.

Hôm nay những thánh địa quan trọng này dù chỉ là những tảng đá trơ vơ hay những nền gạch cũ thì nó vẫn là những minh chứng hữu hiệu nhất về một đức Phật lịch sử, vẫn có giá trị gấp trăm ngàn lần so với những đền đài nguy nga tráng lệ, tôn thờ con người huyền thoại được dựng lên từ những chế độ độc tài, chinh phục thiên hạ bằng thanh gươm và vũ khí đạn dược. Một điều đáng mừng trên cuộc đời cái ác không thể nào thắng nổi cái thiện, cái thiện vẫn là điểm son đáng quý nơi mỗi con người, là tài sản cho mọi gia đình, là báu vật của mỗi quốc gia. Chính vì vậy các thánh tích Phật giáo đã và đang được phục hồi bởi người con Phật trên khắp năm châu, những người biết nhìn nhận sự thật, biết trân quí cái thiện và làm đẹp cuộc đời bằng lý tưởng thẩm mỹ của chính mình hay đó là cái Chân Thiện Mỹ của Phật giáo, là tiêu chuẩn đạo đức, là ánh sáng văn minh soi sáng lối về, đắp xây hạnh phúc chân thật cho nhân loại trong mọi thời đại hay thực tế hơn là xã hội loài người trong thế kỷ XXI này.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6556)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.