Phần Một

09/03/201012:00 SA(Xem: 13533)
Phần Một

thichtrithu-tuongniem-kyyeu

KỶ YẾU
VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHÂT GIÁO VIỆT NAM
Ấn hành PL 2536-DL 1993
Phần 1
Lược sử cố Hoà Thượng
Khơi mở lối về
Nhớ Thầy
Ban lễ tang 
Ban tỗ chức lễ tang 
Chương trình lễ tang 
Trích bản tin các báo
Thông bạch của Ban thường trực TWGHPGVN
Điện tín phân ưu
Điếu văn của Hội đồng TSTWGHPGVN
Điếu văn của Ủy ban TWMTTQVN
Trướng đối vòng cườm
Trích cảm tưởng ghi trong sổ tang
Họa thơ – 70 tuổi HT. Thích Trí Thủ
Tường thuật lễ tang
Lời cảm tạ của môn đồ hiếu quyến
Bức thư của Sư nữ Thành phố Vinh 


LƯỢC SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


Hòa thượng họ Nguyễn, úy Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ. Hòa thượng sinh giờ Hợi ngày 19.9 năm Kỷ Dậu, tức ngày 1 tháng 11 năm 1909. Xuất thân từ một gia đình Nho phong thanh bạch tại làng Trung Kiên, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 

Thân phụ là cụ Nguyễn Hưng Nghĩa, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Chiếu, cả hai cụ thân sinh đều thuộc gia đình đời đời tin Phật.

Hòa thượng là con trai độc nhất trong gia đình nên được chăm sóc giáo dục rất sớm. Lên 7, bắt đầu học chữ Hán, lên 9 vào học trường làng. 

Vốn có sẳn hạt giống Bồ đề, túc duyên Phật Pháp, năm 14 tuổi, Hòa thượng đã vào học kinh ở chùa Hải Đức – Huế. Năm lên 17, Hòa thượng thực thụ xuất gia, đầu sư với Hòa thượng Thích Viên Thành tại chùa Tra Am – Huế, được ban pháp danh Tâm Như, pháp tự Đạo Giám và trực tiếp thụ học với bổn sư. 

Năm đủ 20 tuổi, Hòa thượng được bổn sư cho vào giới đàn chùa Từ Vân ở Đà nẵng thụ giới cụ túc. Tại giới đàn này, Hòa thượng đã trúng tuyển thủ Sa di trong số 300 giới tử. Do đó, bổn sư dã cho pháp hiệu là Thích Trí Thủ, với ý khen tặng chữ Thủ, nghĩa là đứng đầu.

Qua hai năm cư tang bổn sư tại chùa Tra Am, Hòa thượng đã cùng các pháp lữ vào chùa Thập Tháp, Bình Định, tham học với Hòa thượng Phước Huệ. Bấy giờ là năm 23 tuổi. 

Mãn học, Hòa thượng ngồi ghế giáo thụ, dạy trường Phật học Phổ Thiên, Đà Nẵng. Vì chưa thỏa lòng cầu pháp, sau Hòa thượng lại trở ra Huế, cùng các vị đã đồng học ở Thập Tháp ngày trước, tổ chức trường Phật học tại chùa Tây Thiên, rồi cung thỉnh Tăng cang Giác Nhiên chùa Thuyền Tôn làm giám đốc, Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp làm đốc giáo dạy nội điển, đồng thời mời các cư sĩ như Bác sĩ Lê Đình Thám dạy luận, các cụ Nguyễn Khoa Toàn, Cao Xuân Huy v.v...dạy các môn về văn hóa theo trình độ đại học Phật giáo cũng như văn hóa. Trong thời gian này, Hòa thượng đồng thời làm giảng sư cho hội Phật học Huế và dạy lớp Trung Đẳng Phật học cũng mở tại Tây Thiên. Bấy giờ Hòa thượng được 27 tuổi. Khi ấy, hội Phật học Huế mở trường Tiểu học Phật học tại chùa Báo Quốc, Hòa thượng cũng kiêm dạy các Tăng sinh ở đó.

Năm 29 tuổi (1938) , sau khi tốt nghiệp trường Phật học Tây Thiên, Hòa thượng về trụ trì tổ đình Ba-la-mật, nhưng vẫn tiếp tục công việc giảng dạy cho hội và các trường Phật học. Năm sau (1939) Ni trường thành lập tại chùa Từ Đàm, Sơn môn và hội Phật học giao Hòa Thượng đặc trách việc đào tạo Ni trường ấy. Đây là cơ sở, nhờ đó Ni bộ đầu tiên được thành hình. Năm 1940 , Hòa thượng trùng tu Tổ đình Ba-la-mật. Năm 1941, Hòa thượng lại mở trường Sơn môn Phật học tại chùa Linh Quang Huế, chủ trương xây dựng kinh tế tự túc cho học chúng làm phương tiện tu học, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng lúc bấy giờ. 

Năm 1942, Hòa thượng được giáo hội Tăng già Thừa Thiên bổ nhiệm trụ trì chùa Báo Quốc – Huế. Hòa thượng cũng chủ trương cho học tăng học văn hóa. Chính Hòa thượng đích thân dẫn tăng sinh đầu tiên đi dự thi Tiểu học. Việc tăng sinh học văn hóa và thi lấy bằng cấp ngoài đời đã gây chấn động không ít trong số người chủ trương đào tạo tăng sinh theo nề nếp cũ.

Cách mạng tháng 8 bùng nổ, trên cương vị Trị sự Sơn môn Thừa Thiên, Hòa thượng đã cùng các vị khác lập hội Phật giáo cứu quốc Trung bộ, chủ trương tờ Nguyệt san Giải Thoát, làm cơ quan tuyên truyền của hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ. Hòa thượng đắc cử Hội đồng nhân dân Thừa Thiên và được chính quyền Cách mạng mời đến Trung bộ phủ giao quyền sắp đặt lại chùa chiền, hủy bỏ chế độ chùa vua phong kiến đặt. Năm 1948, để sự nghiệp đào tạo tăng tài có điều kiện phát triển, đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo, Hòa thượng hội ý với chư tôn Hòa thượng trong giáo hội tăng già Thừa Thiên, dời trường Sơn môn Phật học từ chùa Linh Quang sang chùa Báo Quốc ( nơi đây trong khoảng thập niên 30, hội An nam Phật học, đã cho thành lập một trường học Phật, mệnh danh là Việt Nam Phật Học Đường, do Pháp sư Thích Trí Độ làm giám đốc. Sau đó không lâu, trường được dời đến Kim Sơn ) lấy tên là Phật học Đường, sau đổi thành Phật Học Viện Báo Quốc, Hòa thượng được đề cử làm giám đốc. Từ đó về sau, trong các thập niên 50, 60, 70 Phật học viện Báo Quốc từng là nơi phát xuất nhiều Tăng sĩ lỗi lạc, đảm đương nhiều trọng trách trong phong trào chấn hưng Phật giáo. Cũng trong năm này, Hòa thượng mở đại giới đàn tại chùa Báo Quốc và thân làm chủ đàn. Tại giới đàn này, Hòa thượng đã phục hồi ý nghĩa của thất chứng mà các trường giới xưa nay ít coi trọng. Trong ý nghĩa đó, Hòa thượng đã cung thỉnh các vị tôn túcgiới đức cao làm tôn chứng để chứng minh cho sự truyền giới. Hòa thượng cũng phân chia riêng Tăng Ni hai bộ, Tăng độ cho tăng, Ni độ cho ni. 

Năm 1951, trong chức vụ Hội trưởng hội Việt Nam Phật học Trung phần, trong hệ thống Tổng hội Phật giáo Việt Nam của 6 tập đoàn Phật giáo Bắc Trung, Nam, đứng đầuHòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ, Hòa thượng đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Tiểu học tư thục Bồ Đề tại Thành Nội Huế, mở đầu mạng lưới giáo dục tư thục Bồ Đề của Phật giáo.

Năm 1952, Hòa thượng tạm nghỉ việc hội, chuyên tâm vào việc giáo dục học tăng ở học đường Báo Quốc. Cuối năm 1956, Phật học viện Trung phần thành lập tại Nha Trang , Hòa thượng thân làm giám viện. Năm 1957, thấy đa số Tăng Ni các Phật học viện đã đến tuổi thụ giới, Hòa thượng cho mở giới đàn và thân làm chủ đàn.

Để ổn định kinh tế tự túc cho Phật học viện, Hòa thượng đã cho một số học tăng vào Sài Gòn học riêng các môn khoa học chế biến, sau đó mở hãng sản xuất nước tương, hương đèn, dấm ăn , xà phòng ,...tất cả đều do sức lao động của học tăngPhật tử đảm đương. Hầu hết học tăng Phật học viện đều được Hòa thượng cho học song song hai chương trình. Nhờ hướng đào tạo đó mà nơi đây đã là nguồn cung cấp liên tục các Chính đại diện giáo hội các tỉnh, quận, giảng sư, trụ trì, hiệu trưởng, giám học các trường Bồ đề, quản lý nhà in, nhà phát hành kinh sách khắp miền Trung và về sau một số đã trở thành giảng sư, giáo sư đại học, nói chung là các ngành văn hóa giáo dục phục vụ đạo đời.

Năm 1960, Hòa thượng tạo mãi khu vườn ở Gò Vấp khai sơn Tu viện Quảng Hương Già Lam. Năm 1962, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tại miền Nam tham dự Đại lễ thế giới kỷ niệm 2500 năm Đức Phật nhập Niết Bàn, tại Lào.

Phật đản năm 1963 bắt đầu thời pháp nạn. Bấy giờ Hòa thượng về Huế, rồi ở đó cùng các vị lãnh đạo Phật giáo, hướng dẫn phong trào đấu tranh bảo vệ đạo pháp và dân tộc cho đến khi bị chính quyền Diệm bắt giam giữ tại Huế rồi đưa vào Sài Gòn. Qua cơn pháp nạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời, thành lập với 11 đoàn thể các hệ phái Phật giáo toàn miền Nam, Hòa thượng sung vào ban dự thảo Hiến chương Giáo hội, và trong nhiệm kỳ đầu Hòa thượng giữ nhiệm vụ Tổng vụ trưởng Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp. Công việc hoằng phápgiáo dục Tăng Ni là mối quan tâm hàng đầu và quan tâm suốt đời của Hòa thượng. Trong nhiệm vụvai trò đó, Hòa thượng đã mở 3 Đại hội Hoằng pháp, một tổ chức tại Phật học viện Nha Trang, một tổ chức tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn và một tại chùa Ấn Quang – Chợ Lớn. Hoạt độngthành tích hoằng pháp đều tổng kết ghi lại trong ba tập kỷ yếu Đại hội. Hòa thượng còn thành lập giảng sư đoàn và cắt cử mỗi vị phụ trách một tỉnh để diễn giảng Phật pháp cho tín đồ. Sau Hòa thượng còn thành lập Phật học viện Phổ Đà – Đà Nẵng. 

Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội – Sài Gòn. Đây chính là tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san như Tin Phật, Bát Nhã để gióng lên cho đời tiếng nói của pháp âm. Năm 1965, sau khi ổn định mọi Phật sự, Hòa thượng hành hương chiêm bái các danh lam Phật tíchNhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, giao thiệp với nhiều danh Tăng các nước.

Sau thời làm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp, Hòa thượng lại được giáo hội trao giữ nhiệm vụ Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh. Năm 1968, Hòa thượng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, chính thức tấn phong lên ngôi vị Hòa thượng. Cũng năm này, Hòa thượng khai giới đàn tại Phật học viện Nha Trang. Năm 1969, đại trùng tu Tổ đình Báo Quốc. Năm 1970, mở lớp trung đẳng II Chuyên khoa tại Phật học viện Trung phần – Nha Trang. Năm 1974, thành lập Viện Cao Đẳng Phật học Nha Trang. Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Viện trưởng.

Từ Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 5 và kỳ 6 Hòa thượng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đến năm 1975 lại kiêm cả chức phụ tá Đức Tăng Thống cho đến khi đất nước và đạo pháp chuyển sang giai đoạn mới. Đến năm 1976, Hòa thượng lại tổ chức đại giới đàn Quảng Đức tại tổ đình Ấn Quang, Chợ Lớn.

Trước chiều hướng mới và cũng thể theo ý hướng thống nhất mà xưa nay Phật giáoViệt Nam vẫn thường ấp ủ, nên sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong cương vị Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hòa thượng đã liên hệ với các vị tôn túc lãnh đạo các hệ phái và các tổ chức Phật giáo khác trong cả nước để bàn bạc việc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Chính đây là nguyện vọng chung của toàn thể Tăng NiPhật tử . Nguyện vọng này đã thể hiện cụ thể tại Đại hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 7, họp tại chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, ngày 23.01.1977 gồm 160 đại biểu của 54 đơn vị trong Giáo Hội, mà Hòa thượng nhân danh Viện trưởng tân nhiệm kỳ đã ký thông bạch 7 điểm trong đó có điểm thứ 6 nguyên văn như sau: “ Đại hội cẩn ủy Giáo hội Trung ương tiếp tục vận động thống nhất Phật giáo cả nước trong tinh thần Đạo pháptruyền thống Dân tộc”.

Sau khi ban vận động thống nhất Phật giáo thành hình, Hòa thượng được bầu làm trưởng ban vận động, và khi hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội ngày 7.11.1981, Hòa thượng đắc cử chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên.

Những năm cuối của báo thân, Hòa thượng tuy tuổi già sức yếu, vẫn không xao lãng việc đạo việc đời: Năm 1979 và 1982 dẫn đầu đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam dự đại hội thứ 5 và thứ 6 của tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình, tại Mông Cổ. Năm 1980, làm trưởng đoàn đại biểu tôn giáo Việt Nam dự Hội nghị các nhà hoạt động tôn giáo thế giới vì hòa bình và sự sống, chống chiến tranh hạt nhân, tổ chức tại Liên Xô, cũng năm này kiến tạo thêm chính điện Tu Viện Quảng Hương Già Lam. Năm 1983, dự hội nghị các vị đứng đầu Phật giáo 5 nước châu Á, tổ chức tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Năm 1983, đắc cử Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng năm này xây dựng lại ngôi tổ đình Linh Quang tại làng sinh quán ( Quảng Trị ).

Dù bận rộn Phật sự, suốt con đường hành đạo, Hòa thượng vẫn dành thời giờ dịch kinh, biên soạn sách để hoằng dương Phật pháp. Các tác phẩm chính gồm kinh Phổ môn, kinh Phổ Hiền, Mẹ hiền Quán Âm, kinh Vô thường, kinh A Di Đà, Pháp môn tịnh độ, kinh Bát Nhã, Luật Tỳ Kheo, Luật Bồ Tát, Luật Tứ phần, Nghi thức truyền giới Bồ Tát tại giaThập thiện, Nghi thức lễ sám buổi khuya và các tác phẩm khác đã in hoặc chưa xuất bản.

Mãn báo thân 76 tuổi đời, 56 tuổi đạo, vào lúc 21 giờ 30 ngày 2 tháng 4 năm 1984 ( tức ngày 2 tháng 3 năm Giáp tý ) Hòa thượng an nhiên thị tịch tại Quảng Hương Già Lam và nhập bảo tháp tại đây
 
 


KHƠI MỞ LỐI VỀ TÂM SỰ VƠI ĐẦY NHỚ KẺ TRỒNG CÂY


Thời gian trôi nhanh, thật như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào Hòa thượng Thích Trí Thủ tiễn chân tôi ra sân bay đi Hà Nội để lo việc giảng dạy tại Trường Cao Cấp Phật học Cơ sở I tại chùa Quán Sứ, mà bây giờ đã gần đến ngay giỗ đầu của Hòa thượng.

Những ba năm, mỗi trang lịch dần dần đi vào dĩ vãng, nhưng lại vương đọng trong lòng nỗi ngậm ngùi, tiếc thương về một bóng hình, một bóng hình in đậm vào tâm hồn tôi và chắc chắn cũng khắc sâu vào tâm hồn của Tăng Ni Phật tử, cho dù trước giờ phút giã biệt thân tứ đại, trở về cõi an nhiên tự tại, Hòa thượng đã không để lại một lời. 

Tôi nhớ rõ và thực sự xúc động cái sáng sớm mồng 3 tháng 3 năm Giáp Tý ấy lúc tôi đang ở tại chùa Quán Sứ, bỗng nhận được tin Hòa thượng đã vĩnh viễn ra đi xa, và xa tất cả chúng ta.

Từ đó đến giờ vẫn trong hình ảnh “nhạn quá trường giang, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô lưu tích chi ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm. Nhưng thực ra, bóng nhạn vẫn chập chờn với dòng sông và dòng sông đang gợn sóng theo bóng nhạn. Cảnh sắc sắc không không, tháng ngày vẫn vơi đầy nhớ kẻ trồng cây.

Tuần qua, tôi lại nhận được thư của anh em ở các Phật học việnpháp tử của Hòa thượng, ngỏ ý cùng nhau ghi lại một số tâm tình về Hòa thượng và đề nghị tôi cho lời mở đầu để gọi là chút truy niệm ngày giỗ đầu của Người đã khuất.

Thấy tinh thần của anh em tôi hết sức mừng, đây là điều đáng duy trì và phát huy. Tục ngữ ta có câu “ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn. Nhớ ơn và đền đáp công ơn đó cũng là quy luật đạo đức và đó cũng là hạnh nguyện lớn của hành giả, trên bước đường tu học.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một trong muôn ngàn cách biểu lộ lòng biết ơn đối với những vị dày công đóng góp cho Đạo pháp, cho Dân tộc và ngay cả cho mỗi người chúng ta. Ta thường nghe: “ngôn ngữ đạo đoạn.” Lời sẽ hạn chế đạo, hình thức lắm khi cũng làm giảm thiểu ý nghĩa. Cảm quan ta, ngôn từ ta, sẽ lúng túng, vụng về trước tác phẩm của vạn vật, trước những công đức “hành vô hành hành”. Nhưng có điều tôi cũng đồng ý với anh em “bất ngôn , thùy tri kỷ chi”. Vì thế càng viết càng thấm, càng thấm càng cảm, càng cảm càng thương, mối giao cảm sẽ tỏa ngời ánh sáng, tương quan liên hệ mật thiết nước với nguồn, nguồn với nước, kẻ ăn trái, người trồng cây có thể tiệm cận nhau, gặp gỡ nhau trong không gian đích thực của dòng sinh diệt, diệt sinh vẫn chung về một nẻo.

Có điều đang làm tôi lo lắng, lễ giỗ đầu của Hòa thượng cũng đã gần kề, liệu chúng tathực hiện đuọc như ý nguyện? Dù sao những cánh chim nơi mọi phương trời vẫn nhớ về tổ ấm, ta đã, đang và sẽ mãi không quên một bóng hình đáng kính, đáng yêu. 

Nhớ và tưởng niệm Hòa thượng trong niệm chân thành, với nén hương, với bình hoa đơn giản của nhà thiền dâng cúng Hòa thượng, ta mong ước như Hòa thượng từng ước mong: “sanh sanh dự Phật vi quyến thuộc , xứ xứ bồ đề kết thiện duyên”. 

Ngàn xưa và ngàn sau trăng vẫn sáng, có câu “trăng lặn về non không trở lại”. Đường về xứ Phật vẫn tỏa ngát mùi sen. Xuất phát từ ý thức này , nơi cõi Lạc bang , Hòa thượng cũng nở nụ cười hoan hỷ chứng cho lòng thành của tất cả chúng ta

NAM MÔ LẠC BANG GIÁO CHỦ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Huế , ngày Rằm thàng giêng năm Đinh Mão 

Cảm niệm , 

Pháp lữ : Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
 
 


Nhớ Thầy
Kính viếng cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ
THANH TỊNH

Cho dù Thầy đã đi xa

Quê hương xin giữ bao la bóng Thầy,
Sông Hương thấm mát bờ cây
Ba-la [1](1) rực chiếu áng mây tỏa hồng
Thầy ơi , Thầy có biết không ?
Đài sen lớn mãi giữ lòng nhân dân
Nhớ Thầy đã mở mùa xuân 
Ngay trong mưa gió mùa đông tơi bời ,
Nhớ Thầy xưa cảnh chơi vơi
Gắn lòng đất nước với đời Từ bi
Nhớ thương Thầy đã ra đi
Rất xa mà lại sử thi rất gần
Sớm chiều còn vọng chuông ngân
Còn nghe tiếng nói vì dân của Thầy

12.11.1984

[1] Chùa Ba-la ở Huế , nơi Hòa thượng Thích Trí Thủ bước vào cuộc đời tu hành .(Trích báo Giác Ngộ , xuân Ất Sửu 1995 , trang 8)


BAN LỄ TANG

Trưởng ban : _ Cụ HUỲNH TẤN PHÁT,
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các Ủy viên : _ Cụ NGUYỄN HỘ,
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
_ Hòa thượng THÍCH ĐÔN HẬU,
Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Hòa thượng THÍCH MINH NGUYỆT,
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam.
_ Hòa thượng THÍCH THẾ LONG,
Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN, 
Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
_ Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH,
Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN ,Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh.
_ Hòa thượng THÍCH THIỆN HÀO,
Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN,
Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Hòa thượng THÍCH BỬU Ý,
Phó Chủ tịch Hôi đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_Hòa thượng THÍCH THANH CHÂN,
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Hòa thượng THÍCH GIỚI NGHIÊM,
Phó Chủ tịch Hôi đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Hòa thượng THÍCH CHÂU MUM,
Phó Chủ tịch Hôi đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Thượng tọa THÍCH MINH CHÂU,
Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
_ Thượng tọa THÍCH THANH TRÍ,
Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam , Trưởng ban trị sự tỉnh Bình Trị Thiên.
_ Thượng tọa THÍCH ĐỨC TÂM, 
Phó ban trị sự Tỉnh Bình Trị Thiên.
_ Thượng tọa THÍCH ĐỨC THIỆU,
Trú trì chùa Liên Trì tỉnh Lâm Đồng.
_ Thượng tọa THÍCH ĐỨC CHƠN, 
Trú trì chùa Già Lam , TP. Hồ Chí Minh.
 
 

BAN TỔ CHỨC LỂ TANG
Cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

BAN TỔ CHỨC :

Trưởng ban tổ chức: _ Thượng tọa Thích Đức Thiệu,
Trú trì chùa Liên Trì , tỉnh Lâm Đồng
Trưởng pháp tử cố HT Thích Trí Thủ.
Phó ban , đặc trách ngoại vụ: _ Thượng tọa Thích Từ Hạnh,
Phó Tổng Thư ký , Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN.
Phó ban , đặc trách điều hành tổng hợp : _ Thượng tọa Thích Minh Tuệ,
Nguyên Phó Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo NGHPGVNT.
Phó ban ,đặc trách nội vụ : _ Thượng tọa Thích Đức Chơn,
Trú trì Tu viện Quảng Hương Già Lam TP. HCM
Tổng thư ký : _ Đại đức Thích Chơn Thiện, Tổng Thư ký Viện Phật học Vạn Hạnh TP. HCM
Ban viên thư ký
_ Đại đức Thích Chơn Trí
Đại đức Thích Thiện Tu
Đại đức Thích Phước Châu
Đại đức Thích Tâm Huy
Đạo hữu Phước Viên
Đạo hữu Nguyễn Đạo Thắng

Thủ quỹ : _ Đại đức Thích Hoằng Khai 
Quản lý Tu viện Quảng Hương Già Lam
TP . HCM
Các Ủy viên điều hợp: _ Thượng tọa Thích Giác Toàn,
Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương 
GHPGVN.
_ Thượng tọa Thích Thiện Tâm,
Chánh thư ký Thành hội Phật giáo VNTPHCM
_ Đạo hữu Nguyễn Thị Thanh Quyên,
Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN. 

CÁC TIỂU BAN :

1. Tiểu ban tiếp tân
Trưởng tiểu ban: _ Hòa thượng Thích Huệ Hưng,
Trưởng ban Quản trị Tổ đình Ấn Quang TP. HCM
Phó tiểu ban : _ Thưởng tọa Thích Từ Nhơn,
Phó ban Trị sự Thành hội PGVVN TP. HCM
Ban viên đặc trách tiếp các phái đoàn phúng điếuChư tôn Giáo phẩm :
_ TT. Thích Trí Quảng – TT. Thích Thiện Tâm – TT. Thích Định Quang – TT. Thích Như Niệm – TT. Thích Minh Giác
Ban viên đặc trách tiếp chư Ni :
_ Sư bà Thích Nữ Huyền Học , Ni sư Huỳnh Liên , Ni sư Tịnh Thiền
Ban viên đặc trách tiếp cư sĩ Phật tử :
_ Đ/h Tống Hồ Cầm , Đ/h Phước Duyên , Đ/h Nguyên Hoàng , Đ/h Nguyên Lạc , Đ/h Tâm Quang , Đ/h Nguyên Trang
Ban viên tiếp lễ , cư trú và thị giả :
_ ĐĐ Thích Đạt Đạo ( Tổng điều hành ),
ĐĐ Thích Trung Hậu , ĐĐ Thích Tín 
Đạo , ĐĐ Thích Đức Thắng .
_ Sư cô các chùa Dược sư , Từ Nghiêm
Bảo Vân , Diệu Giác , Ni viện Kiều Đàm

2. Tiểu ban kinh sư và các tiểu ban khác : 
Tiểu ban Kinh Sư :
. Chủ sám: TT. Thích Tâm Hướng , trụ trì chùa Vạn Phước , TP HCM 
. Công văn : TT. Thích Nhật Lệ , trụ trì chùa Hải Quang TP HCM 
. Kinh sư : Các ĐĐ . Thích Hoằng Đức , Thích Khế Chơn , Thích Phước 
 Trí , Thích Trí Lực , Thích Thanh Nguyên , Thích Thanh Hòa

3.Tiểu ban nghi lễ :
ĐĐ Thích Minh Tuệ ( B )
ĐĐ Thích Minh Chiếu

4. Tiểu ban trật tự
. Trưởng tiểu ban : TT. Thích Viên Hảo
. Phó tiểu ban: TT. Thích Minh Thành và ĐĐ. Thích Thiện Lạc
. Ban viên: Các TT. Thích Huệ Hiền , Thích Điện Đức,
Thích Thiện Nghĩa , các ĐĐ. Thích Thiện Tánh
Thích Thiện Thu , Thích Huệ Xướng , Thích
Giác Ngoan , Thích Đạt Niệm , Thích Thiện 
Minh , Thích Long Trình , Thích Minh Cảnh,
Các ĐH Phước Đạt , Phước Hóa và ban trật tự 
Tu viện Quảng Hương Già Lam

5. Tiểu ban xướng ngôn : 
TT . Thích Giác Toàn và ĐĐ Thích Minh Nghị

6. Tiểu ban âm thanh ánh sáng thu băng : 
ĐĐ. Thích Nhật Huệ và các ĐH Lê Văn Nghị, Hồ Khắc Huệ.

7. Tiểu ban trai soạn : 
ĐĐ. Thích Hoằng Khai, Ni sư Ngoạt Liên , các sư cô chùa Từ Thuyền, chùa Dược SưTịnh xá Ngọc Phương.

8. Tiểu ban tiếp liệu : 
Cô Nguyễn Thị Thanh Quyên.

9. Tiểu ban hành đường : 
ĐĐ. Thích Giải Quảng và Chúng An Lạc Hạnh chùa Già Lam.

10. Tiễu ban hương đăng
. Tại nhà kim quan : ĐĐ. Thích Bổn Đạt.
. Tại chánh điện Già lam: ĐĐ. Thích Nhật Trí, Hạnh Tú, Pháp Hạnh.

11. Tiểu ban trần thiết : 
. Trưởng tiểu ban : ĐĐ. Thích Nguyên Hỷ.
. Ban viên: Các ĐĐ. Thích Tâm Hoàn , Thích Hải Ấn,
Thích Minh Thông ( Nha Trang )
Thích Minh Thông ( Đà Lạt ) , Thích Đức Hải,
Thích Thiện Đại , Pháp Đăng, Hạnh Bình.

12. Tiểu ban chung cổ : 
ĐĐ. Thích Đức Thắng
13. Tiểu ban đồ tháp : 
ĐĐ. Thích Nhật Trí ( B )
14. Tiểu ban soạn tiểu sử Cố Hòa thượng
ĐĐ. Nguyên Hồng.
15. Tiểu ban thực hiện kỷ yếu : 
Các ĐĐ. Thích Phước Sơn, Thích Chơn Thiện và toàn ban Thư ký lễ tang.
16. Tiểu ban băng tang :
Cô Diệu Trang.
17. Tiểu ban phim ảnh : 
ĐĐ. Thích Đạt Đạo
18. Tiểu ban y tế : 
ĐĐ. Thích Minh Thành.
19. Tiểu ban vệ sinh : 
ĐĐ. Thích Như Định , Pháp Lực, Quảng Huy, và các điệu chùa Già lam
.
BAN TỔ CHỨC LỄ TANG

 

CHƯƠNG TRÌNH LỄ TANG
( Từ ngày 3 – 8 tháng 3 âm lịch - Tức 3 – 8.4.1984 )

Ngày 3.3.âm lịch : 3.4.84
. 16 giờ 00 :Cung thỉnh nhục thân Cố Hòa thượng nhập kim quan.
. 17 giờ 00 :Lễ thọ tang.
. 08 giờ 00 :Luân phiên tụng niệm.
. 10 giờ 00 :Cúng ngọ Cung tiến Giác linh.
. 14 giờ 00 :Luân phiên tụng niệm.
Ngày 5.3. âm lịch : 5.3.84
. 08 giờ 00 :Luân phiên tụng niệm.
. 10 giờ 00 :Cúng ngọ Cung tiến Giác linh.
. 14 giờ 00 :Luân phiên tụng niệm.
Ngày 6.3 . âm lịch : 6.3.84
. 07 giờ 00 :Lễ cung nghinh kim quan Cố Hòa thượng đến tôn trí tại chùa Xá Lợi
. 09 giờ 00 :Các phái đoàn Đảng và Nhà nước kính viếng Giác linh Cố hòa thượng.
. 10 giờ 00 :Cúng ngọ Cung tiến Giác linh
. 14 giờ 00 :Các phái đoàn Phật giáo kính viếng.
Ngày 7.3. âm lịch : 7.4.84
. 08 giờ 00 :Các phái đoàncơ quan thành phố kính viếng Giác linh Cố Hòa thượng.
. 10 giờ 00 :Cúng ngọ Cung tiến Giác linh
. 14 giờ 00 :Các phái đoàn Phật giáo kính viếng
. 18 giờ 00 :Cung thỉnh Giác linh yết Tổ.
. 19 giờ 00 :Lễ tịch diệt.
Ngày 8.3. âm lịch : 8.4.84
. 07 giờ 00 :Lễ truy niệm 
_ Giới thiệu thành phần tham dự.
_ Điếu văn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Cụ Huỳnh Tấn Phát , Chủ tịch đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN đọc
_ Điếu văn của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo VN – Hòa thượng Thích Minh Nguyệt , Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương
. 08 giờ 00 :Lễ triêu điện.
Cung nghinh kim quan Cố Hòa thượng về nhập Bảo tháp tại khuôn viên Tu
 viện Quảng Hương Già Lam
. 10 giờ 00 :Lễ cung thỉnh nhập bảo tháp .
_ Cung thỉnh kim quan tôn trí trên kim tỉnh của Bảo tháp
_ Lễ nhập Bảo tháp
_ Lời cảm tạ của ban tổ chức
_ Rải hoa tiển biệt
_ Tiển đưa các phái đoàn ra về
_ Cung thỉnh Giác linh Cố Hòa thượng an vị tại Tổ đường

BAN TỔ CHỨC LỄ TANG


Trích BẢN TIN CÁC BÁO

TIN BUỒN

Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt nam, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh 

Vô cùng thương tiếc báo tin :

Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ , Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sau một thời gian bị bệnh tim, đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các giáo sư , bác sĩ bệnh viện Thống Nhất ( thành phố Hồ Chí Minh ) hết lòng chăm sóc cứu chữa, nhưng vì tuổi già bệnh nặng, Hòa thượng đã viên tịch hồi 21 giờ 30 ngày 2 tháng 4 năm 1984 tại bệnh viện Thống Nhất, hưởng thọ 76 tuổi.

Linh cửu Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ hoàn tại Giảng đường chùa Xá Lợi, 89 phố Bà Huyện Thanh Quan, thành phố Hồ Chí Minh.

Lễ viếng từ 8 giờ ngày 6-4-1984. Lễ an táng sẽ cử hành hồi 8 giờ ngày 8-4, tại chùa Già Lam thành phố Hồ Chí Minh...

Báo Nhân Dân , năm thứ 34 số 10872 ,
Ngày 5-4-1984 , trang 1

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Chính phủ,Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều đoàn thể viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ

Sáng ngày 6/4/84 tại chùa Xá Lợi, đoàn Đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng dẫn đầu đã đến viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa từ trần. Đoàn gồm có các đồng chí Mai Chí Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phan Minh Tánh, Ủy viên Trung ương Đảng và Phan Văn Khải, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng ...Cùng ngày 6/4, đoàn Đại biểu Hội đồng Nhà nước do đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước dẫn đầu đoàn, Đại biểu Văn phòng Hội đồng Chính phủ, đoàn Đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Đoàn,Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu. Đoàn Đại biểu Ban Tôn giáo Chính phủ dẫn đầu do đồng chí Đặng Thanh Chơn, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ dẫn đầu. Các đoàn Đại biểu Tổng Công Đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam và Hội Nông Dân Tập Thể Việt Nam đã đến viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ và ghi vào sổ tang...

Báo Sài Gòn Giải Phóng năm thứ 10 ,
số 2734 , ngày 7-4-84

Thành ủy Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của thành phố viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ

( SGGP ) Sáng ngày 7-4-1984 Đoàn Đại biểu Thành ủy và Ủy ban Nhân Dân thành phố do đồng chí Phan Minh Tánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy dẫn đầu đến chùa Xá Lợi viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ. Đoàn có các đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Thường Vụ Thành ủy Lê Quang Chánh và Đỗ Duy Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân thành phố và nhiều đồng chí lãnh đạo khác của thành phố ...Cùng sáng 7/4 Đoàn Đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố dẫn đầu, đoàn Đại biểu Thành đoàn Thanh Niên Cộng Sản thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Phạm Phương Thảo, Bí thư Thành đoàn dẫn đầu, đoàn Đại biểu Liên hiệp Công Đoàn thành phố do đồng chí Đinh Khắc Cần, Ủy viên Thường Vụ Liên hiệp Công Đoàn thành phố dẫn đầu...

Báo Sài Gòn Giải Phóng năm thứ 10 số 2735 , ngày 8-4-84 
TIN TRONG NƯỚC PHÁT ĐÊM 6-4-84 :

Lễ viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ đã được tổ chức trọng thể.

Thành phố Hồ Chí Minh ( TTXVN 6-4-84 )- Ngày 6-4-1984 tại chùa Xá Lợi (thành phố Hồ Chí Minh ) lễ viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức trọng thể.

Từ sáng sớm các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Tăng Ni và đông đảo đồng bào theo đạo Phật đã có mặt tại chùa Xá Lợi tụng kinh niệm Phậtthành kính tưởng nhớ Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, bậc chân tu giàu lòng yêu nước.

Đoàn Đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng dẫn đầu, đoàn Đại biểu Hội đồng Nhà nước do đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dẫn đầu các đoàn Đại biểu Hội dồng Bộ trưởng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng Công Đoàn Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh Niên Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Tập Thể Việt Nam, Ủy ban đoàn kết những người Công giáo yêu nước, đã đặt vòng hoa, nghiêng mình trước linh cửu vị Hòa thượng quá cố và ký vào sổ tang.

Trong ngày này, các đoàn đại biểu Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Bình Trị Thiên, Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành, tỉnh hội Phật giáo các tỉnh ở miền Nam đã tời đặt vòng hoa kính viếng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ

Thông Tấn Xã Việt Nam ,
 số 175 , ngày 7-4-1984

TIN TRONG NƯỚC PHÁT ĐÊM 8-4-84 :

Lễ an táng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ được tổ chức trọng thể.

Thành phố Hồ Chí Minh ( TTXVN 8-4-84 )- Ngày 6-4-84 lễ an táng Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ , Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sau những ngày viếng tang, sáng 8-4-1984, tại chùa Xá Lợi, lễ truy điệu được cử hành . Các vị đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện Đảng bộ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Mặt trận Tổ quốc và Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tỉnh Bình Trị Thiên và nhiều tỉnh, thành phố ở phía Nam đã có mặt trong buổi vĩnh biệt cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ. Đại diện kiều bào theo đạo Phật tại Pháp và đông đảo Tăng Ni, tín đồ Phật giáo ở địa phương đã dự lễ truy điệu.

Trong phút trang nghiêm, đồng chí Huỳnh Tấn Phát Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trưởng ban lễ tang đọc lời điếu. Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát nói: “Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦnhà tu hành chân chính, giàu lòng yêu nước, người sáng lậplãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhà hoạt động tích cực của phong trào Phật giáo Quốc tế vì hòa bình sự nghiệp và hoài bão của Hòa thượng trọn đời cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc là tấm gương sáng ngời trước đoàn thể Tăng Ni Phật tử yêu nước Việt Nam. Hòa thượng mất đi là một tổn thất lớn cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong giờ phút trang nghiêm này, vĩnh biệt Hòa thượng, mọi Tăng Ni Phật tử hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Hòa thượng, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp lớn lao mà Giáo hội đã vạch ra với phương châm gắn Đạo pháp với Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội.”

Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đọc lời ca ngợi công đức của cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ đóng góp lớn lao cho sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam, dìu dắt Tăng Ni, tín đồ phụng sự Tổ quốc và Đạo pháp, nêu cao gương sáng một bậc chân tu.

Lễ di quan được cử hành trọng thể, đưa tiễn vị cố Hòa thượng về nơi an giấc nghìn thu trong khuôn viên chùa Già Lam ( thành phố Hồ Chí Minh ).

Thông tấn xã Việt nam,số 178 ngày 9-4-84. 

THÔNG BẠCH

Ban Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trân trọng thông bạch :

Tang lễ Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 8-4-84, lễ truy điệu cử hành tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, chùa Xá Lợi, và đưa Kim quan cố Hòa thượng về nhập tháp tại khuôn viên Già Lam. Lễ tang đã hoàn tất viên mãn ...

Báo Giác Ngộ , năm IX,
Số 190 ngày 15-4-1984.Thành phố Hồ Chí Minh , ngày 10-4-84

Nay thông bạch

 TM. Ban Thường trực Trung ương
 Giáo hội Phật giáo Việt Nam
 Phó Chủ tịch Thường trực 
 Hòa thượng Thích Thế Long.

Tăng Ni Phật tử cả nước tiễn đưa cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ

Bắt đầu từ ngày 6-4, hàng nghìn Tăng Ni Phật tử ở thành phố và các tỉnh đổ về chùa Xá Lợi viếng kim quan cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tại đây toàn thể các vị thành viên trong Hội đồng Chứng minhHội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội đã có mặt túc trực bên kim quan cố Hòa thượng.

Các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận cùng các đoàn thể cấp Trung ương và thành phố đã cử đoàn đại biểu đến viếng kim quan cố Hòa thượng. Các đoàn đại biểu đã lần lượt đặt vòng hoa tưởng niệm, làm lễ mặc niệm cố Hòa thượng và những lời tưởng niệm cố Hòa thượng...

Sau hai ngày làm lễ viếng, sáng ngày 8-4 lễ truy điệu cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ đã được cử hành trọng thể tại chùa Xá Lợi ...

Lễ di quan đã được cử hành thật trọng thể với đoàn Tăng Ni đi đầu mang các vòng hoa, tiếp theo là quan khách và hàng ngàn Tăng Ni Phật tử đi bộ một quãng để tiễn đưa cố Hòa thượng.

Tại chùa Già Lam, kim quan cố Hòa thượng đã được cung nghinh đến trước tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát để làm lễ và Long vị được rước vào Phật đường làm lễ Phật, lễ Tổ. Sau đó kim quan cố Hòa thượng được tiếp tục cung nghinh đến bên tháp phần.

Trong giây phút vĩnh biệt sau cùng đầy xúc động bên tháp phần, thượng tọa đại diện hiếu đồ đã đọc lời cảm tạ và quan khách cùng chư tôn Hòa thượng rắc những nắm hoa tiễn biệt cuối cùng lên tháp phần. Lễ nhập tháp kim quan cố Hòa thượng đã được cử hành trọng thểthành kính vào lúc 10giờ 30.

( H.V )

 Báo Giác Ngộ , năm IX ,
 số 190 , ngày 15-4-1984


ĐIỆN TÍN PHÂN ƯU

Ven. Dr. Thích Minh châu general secretary of Vietnam Buddhist congrogation 716 Vo Di Nguy street Phu Nhuan district Hochiminh city Vietnam .

“We learnt with great sorrow that The most Venerable Thich Tri Thu, President contral Exocutive Council of Việtnam Buddhist Congrogation passed away it’s the great lost for peace Loving”.

Buddhist of the World
The most Ven.Phrasimaladharm

President
Ven. Nekoonkhemapali

Secretary
ABCP National Centro Thailand

( Dịch nghĩa bức điện trên : Kính gửi Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Châu , Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 716 Võ Di Nguy , quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam .

“Chúng tôi rất đau buồn khi được tin Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã viên tịch, đó là sự mất mát lớn đối với phong trào yêu chuộng hòa bình “.

Phật tử thế giới

Chủ tịch : Hòa thượng Phrasimaladharm
Thư ký : Thượng tọa Nekoonkhemapali
Hội ABCP Trung tâm Quốc gia Thái Lan.

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thuận Hải điện :

Kính gửi :Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh.

Rất xúc động nghe tin Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vị tu hành có nhiều cống hiến cho nền thống nhất Phật giáo Việt Nam trong tinh thần Đạo pháp gắn liền với Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, đã viên tịch một cách đột ngột. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tang quyến lời chia buồn thương tiếc.

Đà Lạt , ngày 4/4/84 :

Kính gửi Hòa thượng Thích Đức Thiệu,

Ban trị sự Phật giáo Lâm Đồng vô cùng đau xót được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương viên tịch.

Ban Trị sự Tỉnh hội thành kính phân ưu cùng Hòa thượng trưởng tửmôn đồ.

Cầu nguyện Giác linh Cố Hòa thượng Chủ tịch cao đăng Phật quốc.

TM. Ban Trị sự Tỉnh hội PG Lâm Đồng 
 Trưởng ban : TT. Thích Từ Mãn
 Chánh thư ký : ĐĐ. Thích Minh An

Thường trực BTS Tỉnh hội cử Thầy Thích Thiện Phước , đại diện Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng vào dự lễ tang.
TT. Thích Từ Mãn ( ấn ký )

Huế Thành 

Kính gửi Thượng tọa chùa Già Lam, Gò Vấp .

“Vô cùng xúc động được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương viên tịch .

Tăng tín đồ Phật giáo Theravada Bình Trị Thiên chân thành phân ưu cùng tang quyến , nhất tâm cầu nguyện giác linh cố Hòa thượng cao đăng Phật quốc”.

Huế

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam, Gò Vấp.

“Chí thành đảnh lễ cầu nguyện giác linh Hòa thượng Đạo Thọ Cao Hiển”.

Ban Quản Trị và học chúng Phật học viện Báo Quốc – Huế.

Huế ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định.

“Vô cùng thương tiếc trước sự viên tịch của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam , Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tăng chúngPhật tử chùa Tường Vân thành kính đảnh lễ giác linh cao đăng Phật quốc, nguyện biến đau thương cho sự nghiệp Đạo pháp Dân tộc Xã hội chủ nghĩa.”

Tổ đình Tường vân , Huế

Nha Trang ga, ngày 4/4/84

Kính gửi chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định , Gò Vấp.

“Được tin Hòa thượng viên tịch, riêng chúng con vô cùng xót xa và luyến tiếc thành tâm đảnh lễ giác linh Ngài xin thọ tang.”

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, Gò Vấp.

“Tăng chúng Tổ đình Thuyền Tôn – Huế, thành kính đảnh lễ giác linh Hòa thượngchia buồn cùng học chúng Tu Viện Quảng Hương Già Lam.”

Huế thành, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức lễ tang cố Hòa thượng Thích Trí Thủ của chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, Gò Vấp.

“Kính cẩn đê đầu giác linh đại lão Hòa thượng, thành tâm nguyện cầu giác linh cố đại lão Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Giáo hội Phật giáo Thuận Hóa – Huế

Huế, ngày 5/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ 498 /11 Lê Quang Định , Gò Vấp.

“Khuôn Giáo hội Dương Biểu chùa Long Thọ thành kinh đảnh lễ giác linh cố đại lão Hòa thượng “.

Phan Thiết, ngày 4/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, Gò Vấp

Được tin Ôn vừa viên tịch, toàn thể họ Nguyễn, họ Quảng và Đoàn Mục Liên chúng con tại Phan Thiết, thành kính phân ưu và nguyện cầu giác linh Ôn sớm về Cực Lạc.

Họ Nguyễn , họ Quảng và Đoàn Mục Liên

 Chùa Vĩnh Hội 78Trần Phú

 Phan Thiết – Thuận Hải

Trang, 16 Huyền Trang Tân Định , thành phố Hồ Chí Minh 

“Con rất đau đớn tin Ôn viên tịch”.

Nguyên Ý.

Phan Thiết, ngày 2/4/84

Phân ưu Tu Viện Quảng Hương Già Lam - Gò Vấp

“Được tin Ôn đã viên tịch, toàn thể gia đình họ Nguyễn, họ Quảng và Đoàn Mục Liên tại Phan Thiết hết sức đau lòng cầu nguyện giác linh Ôn tiêu diêu tự tại.”

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ Hòa thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định.

“Vô cùng xúc động, chúng con thành kính hướng về đảnh lễ giác linh Hòa thượng.”

Tăng tín đồ Hiếu Quang Huế .

Đà Nẵng, ngày 5/4/84

Kính gửi Thượng tọa Thích Đức Chơn , Tu Viện Quảng Hương Già Lam.

“Toàn thể học chúng Tăng Ni ban Pháp Hoa thành kinh đảnh lễ giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Phật học viện và ban Pháp Hoa Phổ Đà – Đà nẵng

Tây lộc, ngày 6/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ 498 /11 Lê Quang Định , Gò Vấp.

“Khuôn hội Phật giáo Tây Lộc thành kinh đảnh lễ giác linh Hòa thượng .”

Nha Trang, ngày 7/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, thành phố Hồ Chí Minh.

“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động mến tiếc.

Thay mặt ban đại diệntoàn thể Phật tử Khuôn hội Phật giáo Lâm Tì Ni Nha Trang, thành kính đảnh lễ giác linh Ngài, cầu nguyện cố Hòa thượng vãng sanh Cực Lạc Quốc, hồi nhập Ta Bà quá độ chúng sanh. Thành kính phân ưu cùng môn đồ và tang quyến”.

TM. Ban đại diện Khuôn hội Lâm Tì Ni, chánh đại diện: Trần Văn Tinh

Nha Trang, ngày 7/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, thành phố Hồ Chí Minh.

“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động thương tiếc.

Thay mặt ban đại diệntoàn thể Phật tử Khuôn hội Phật giáo Vương Xá , thành kính đảnh lễ giác linh Ngài , cầu nguyện cố Hòa thượng trực vãng tây Phương , hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh . Thành kính phân ưu cùng môn đồ và tang quyến”

Nguyên Hoàng Chánh đại diện Khuôn hội Vương Xá.

Nha Trang , ngày 7/4/84

Khẩn

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định , thành phố Hồ Chí Minh .“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động thương tiếc.

Thay mặt ban đại diệntoàn thể Phật tử Khuôn hội Phật giáo Cấp Cô Độc, thành kính đảnh lễ giác linh Ngài, cầu nguyện cố Hòa thượng trực vãng tây Phương , hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh. Thành kính phân ưu cùng môn đồ và tang quyến.”

 Chánh đại diện Cấp Cô Độc Nha Trang

Huế, ngày 5/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ chùa Già Lam Gò Vấp.

Vô cùng đau đớn kính đảnh lễ Ngài”.

Thượng tọa Thích Khả Tân

 Chùa Giác Lâm – Huế

Nha trang, ngày 7/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định,Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động thương tiếc.

Thay mặt ban đại diện Giáo hội các cấp và toàn thể Tăng Ni Phật tử thành phố Nha Trang, thành kính đảnh lễ giác linh Ngài, cầu nguyện cố Hòa thượng trực vãng tây Phương, hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh. Thành kính phân ưu cùng môn đồ và tang quyến.”

Nguyễn Văn Giàu , Ủy viên Trị sự đặc trách

 Phật giáo thành phố Nha Trang

Nha trang, ngày 8/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, thành phố Hồ Chí Minh.

“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động thương tiếc.

Ban đại diệnPhật tử thuộc Giáo hội A Dục vương Nha Trang, thành kính đảnh lễ giác linh Ngài, cầu nguyện cố Hòa thượng trực vãng tây Phương, hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh.

A Di Đà Phật

Nha trang, ngày 5/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

“Chúng con vô cùng xúc động thương tiếc được tin Hòa thượng viên tịch, toàn thể Phật tử chùa Chánh Quang thành phố Nha Trang thành tâm đảnh lễ và nguyện cầu giác linh cố Hòa thượng nghỉ cội Niết Bàn Vô lượng thọ.”

Triệu Hải, ngày 6/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

‘Tăng Ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam quê hươngTriệu Hải xót xa chịu một mất mát lớn, thành tâmcầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Huế, ngày 5/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định, Gò Vấp.

“Thành kính đảnh lễ cầu nguyện giác linh cố Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Tăng chúng chùa Quốc An – Huế

Đông Ba, ngày 6/4/84

Kính gửi Ban tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định , Gò Vấp.

“Hòa thượng viên tịch chúng con vô cùng đau đớn, thành kính đê đầu đảnh lễcầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Tăng chúngTổ đình Từ Hiếu – Huế

Nha trang, ngày 5/4/84

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

Kính gửi Tu Viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định,Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

“Được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch, chúng con vô cùng xúc động thương tiếc.

Thay mặt ban đại diệntoàn thể Phật tử Khuôn hội Phật giáo Bồ Đề, thành kính đảnh lễ giác linh Ngài, cầu nguyện cố Hòa thượng trực vãng tây Phương , hồi nhập Ta Bà hóa độ chúng sanh. Thành kính phân ưu cùng môn đồ và tang quyến.”

Đại diện Khuôn hội Bồ Đề

 Nguyễn Ngọc Biểu.

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định- thành phố Hồ Chí Minh .

“Tăng chúng Tổ đình thành kính dâng lên giác linh Hòa thượng.”

 Tổ đình Từ Đàm – Huế

Huế , ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

“Niềm xúc cảm không nói nên lời chúng con thành kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng.”

Toàn thể tăng tín đồ chùa Phước Thành

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam

“Đau đớn trước sự ra đi vĩnh viễn của Ôn, chúng con thành kính đảnh lễ xin khắc ghi những lời chỉ bảo của Ôn. Nguyện cầu Ôn an nhiên nơi cõi Phật.”

Tăng tín đồ chùa Hải Đức – Huế

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

“Chúng con vô cùng xúc động cố Hòa thượng viên tịch, chí thành đảnh lễ cố Hòa thượng cao siêu Phật quốc.”

 Tăng chúng chùa Từ Hóa

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

“Vô cùng xúc động chúng con thành kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng.”

Tăng tín đồ chùa Phước Duyên – Huế

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng chùa Già Lam - Gò Vấp

“Chúng con vô cùng xúc động cố Hòa thượng viên tịch, chí thành đảnh lễ cố Hòa thượng cao siêu Phật quốc.”

Tổ đình Tây Thiên

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng chùa Già Lam - Gò Vấp

“Niềm xúc động không nói nên lời chúng con thành kính đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng.”

Chùa Quảng Tế

Huế, ngày 4/4/84

“Chúng con vô cùng đau đớn xin đảnh lễ giác linh Hòa thượng cầu nguyện Ngài cao đăng Phật quốc.”

Chùa Diệu Viên

Nha trang, ngày 5/4/84

Kính gửi Thầy Thích Đức Chơn, chùa Già Lam 498 /11 Gò Vấp.

“Được tin Hòa thượng viên tịch, Ban quản lý cùng toàn thể tổ viên Cơ sở Bồ Đề - Nha Trang chúng con thành kính đảnh lễ Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Cơ sở sản xuất Bồ Đề - Nha Trang

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam .

“Chúng con thành kính đảnh lễ giác linh Ôn, nguyện thùy từ gia hộ cho chúng con.”

Trụ trì , Tăng chúng và bổn đạo chùa Bảo Lâm – Huế

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam .

“Toàn thể Phật tử chí thành đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ thành tâm cầu nguyện giác linh Hòa thượng đồng sanh Phật quốc.”

Phật tử Bát Quan Trai chùa Từ Đàm – Huế.

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam .

“Toàn thể Phật tử chúng con cung kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng, nhất tâm cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

Chúng Phật tử Pháp Hoa Từ Đàm

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam .

Thành kính đảnh lễ giác linh Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ, chúng con ước nguyện chiêm bái kim quan Hòa thượng

Chúng Bồ Tát Thập thiện tại chùa Linh Quang

Huế , ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp.

“Thành tâm cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.”

 Môn phái Tổ đình Báo Quốc-Huế

Huế , ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam

“Chúng con vô cùng xúc động cố Hòa thượng viên tịch, chí thành đảnh lễ giác linh cố Hòa thượng.”

Chùa Phổ Tế - Huế

Huế , ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam

Thành kính đảnh lễ cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao siêu Tịnh cảnh.”

Hòa thượng Thích Hưng Dung

 Trú trì chùa Kim Tiên - Huế

Bình Trị Thiên , ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ chùa Già Lam.

Kiều cần đảnh lễ giác linh cố, bất vi an dưỡng độ trì cho chúng con.”

Trú trìtứ chúng Long Quang 

Bình Trị Thiên

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ chùa Già Lam.

“Vô cùng đau buồn được tin Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương viên tịch , toàn thể Tăng chúng Tổ đình Linh Quang Huế thành kính đảnh lễ.”

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng chùa Già Lam.

“Chúng con vô cùng đau đớn trước sự ra đi vĩnh viễn của một vị tôn túc muôn vàn kính yêu. Chúng con kính đê đầu đảnh lễ giác linh Ngài và nguyện cầu Ngài cao đăng Phật quốc.”

Tăng tín đồTổ đình Kim Quang Tự

Huế, ngày 4/4/84

Kính gửi Ban tổ chức tang lễ cố Hòa thượng chùa Già Lam.

“Chúng con toàn thể Tăng Ni chúng Thừa Thiên vô cùng đau đớn khi được tin Hòa thượng đã bỏ chúng con ra đi vĩnh viễn, trước sự mất mát lớn lao này của đời chúng con, chúng con chỉ biết đem tất cả tâm thành hướng về giác linh Ngài đầu thành đãnh lễ, cúi xin Ngài từ bi chứng tri tất cả chúng con ao ước được chiêm ngưỡng kim quan Ngài tại Huế.”

Ni chúng Thừa Thiên , Đại diện , chùa Diệu Đức, Huế

TDBN SACRAMENTO , CA ,ngày 8/4/84

Kính gửi Tu viện Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định - Gò Vấp

“Vô cùng xúc độngthương tiếc khi nghe tin cố Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ viên tịch . Cung kính đảnh lễcầu nguyện giác linh đồng sanh Phật quốc. Thành kính chia xẻ nỗi ưu bi và cẩu chúc chư tôn giáo phẩm, Đại đức tăng NiPhật tử vạn sự an lành.”

TKTTIENTHRI RRIEUDONG ngưỡng bái

KAISERLAUTERN/1 ngày 9/4/84

Kính gửi chùa Già Lam

“Đau buồn thương tiếc được tin Ôn mất.”
Gia đình Trần Đình Lạc, Tây Đức

Paris, ngày/4/84

Kính gửi chùa Già Lam

“12 giờ 5 tháng 4 về lễ tang Hòa thượng.”

Thiện Châu

Nha trang, ngày4/4/84

Kính gửi Quảng Hương Già Lam 498 /11 Lê Quang Định – Gia Định

“Nhất tâm đảnh lễ giác linh Hòa thượng.”

Chơn Quang –Đồng Yến và gia đình.
 
 

ĐIẾU VĂN

Của Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN
Do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt,
Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN,
Đọc trong lễ nhập tháp Hòa thượng THÍCH TRÍ THỦ,
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, ngày 8-4-1984.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bach giác linh Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN.

Trong giờ phút trang nghiêm tiễn đưa Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc, chúng tôi toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vô cùng bùi ngùi xúc động. Sau một cơn bạo bệnh ngắn ngủi về tim, Hòa thượng đã ra đi quá nhanh chóng làm cho chúng tôi, mặc dù đã biết quá rõ sanh, lão, bệnh, tử là thông lệ của đời người, vẫn làm sao nén được cái cảm giác bàng hoàng, ngơ ngác đau thương. Phong cách uy nghiphóng khoáng, giọng nói trầm hùng mà thân mật, nụ cười hoan hỷ luôn luôn nở trên môi Hòa thượng...Tất cả, tất cả điều còn đó phảng phất quanh đây. Những văn thư triệu tập Hội nghị Hội đồng Trị sự kỳ III đang còn đợi chữ ký của Hòa thượng, bài diễn văn Phật đản 2528 đã được soạn xong, đang chờ đợi Hòa thượng trong Đại Lễ Khánh đản sắp đến. Thế mà Hòa thượng đã vội vã ra đi để lại trong lòng Giáo hội, trong lòng hiếu đồ và tang quyến, trong lòng chúng tôi, trong lòng hàng triệu Tăng Niphật tử một khoảng trống vắng lớn lao không gì lấp bằng được.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng

Sự vắng bóng của Hòa thượng quả là một mất mát to lớn không những đối với Đạo pháp mà còn đối với dân tộc nữa. Bởi vì bản thân của Hòa thượng là một sự đúc kết nhuần nhuyễn hài hòa của Đạo pháp và Dân tộc. Hòa thượng thường phát biểu một câu nói mà chúng tôi thấy là đã phản ánh rất đúng bản tính tư tưởng và hoài bão của Hòa thượng là: Những gì chúng tôi làm cho đạo pháp, cũng là làm cho dân tộc và những gì chúng tôi làm cho Dân tộc cũng là làm cho Đạo pháp , rất may là Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam, từ ngàn xưa đến nay và từ nay cho đến mai sau, vẫn luôn luôn gắn bó với nhau, và chưa hề có mâu thuẩn vì quyền lợi vật chất hay tinh thần, cho nên trong lòng con người của Hòa thượng cũng chưa hề có sự xung đột giữa quyền lợi của Đạo pháp và Dân tộc, nghĩa là chưa bao giờ Hòa thượng có một tư tưởng hay hành động gì có thể làm lợi cho Đạo pháp mà hại cho Dân tộc, hay ngược lại.

Được hun đúc trong tinh ba của Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã hấp thụ được những truyền thống tốt đẹp quý báu nhất là lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương xứ sở, yêu đồng bào, đồng loại, là tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ, gắn bó giữa bà con quyến thuộc, giữa xóm làng, giữa đồng hương, đồng đạo, giữa đồng bào, đồng loại là tinh thần sáng suốt, là tầm mắt nhìn xa thấy trước, không bị gò bó trong những thành kiến cố chấp hẹp hòi thiển cận

Trong suốt cuộc đời tích cực phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Hòa thượng, mỗi tình cảm, mỗi tư tưởng, mỗi hành động đều phát xuất từ những chất liệu căn bản nói trên.

Trước tiên , đối với Tổ quốc, Hòa thượng là một người yêu nước nồng nàn, và đã từng đau khổ nhiều khi thấy đất nước bị chà đạp dưới gót giày của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Cho nên sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, với ý niệm chân thành đóng góp với toàn dân trong sự nghiệp giành lại chủ quyền quốc giađộc lập dân tộc trong tay ngoại bang, Hòa thượng đã đứng ra thành lập Hội Phật giáo cứu quốc Trung bộ, tham gia Mặt trận Việt minh và đã được bầu làm Đại biểu nhân dân tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm sống trong vùng tạm chiếm của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hòa thượng không quản gian lao, nguy hiểm, khủng bố tù đày, tích cực tham gia vào các cuộc vận động của Phật giáo chống chiến tranh đòi hòa bình, đòi tự do dân chủđộc lập dân tộc cho đến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng.

Đối với Đạo pháp, Hòa thượng đã có ý thức một cách sâu sắc rằng muốn cho Đạo pháp được trường tồn rạng rỡ , thì điều kiện căn bản không thể thiếu, là cần có những vị chân tu có tài , có đức. Vì vậy Hòa thượng tự đặt cho mình một nhiệm vụ lớn lao liên tụcđào tạo những thế hệ Tăng Ni trẻ. Và trong công cuộc gieo trồng hạt giống từ bitrí tuệ này,từ Huế vào Saigòn qua Nha Trang và Đà Lạt, bao nhiêu Phật học đường, Phật học viện, Tu viện đồ sộ đã được mọc lên và đã cung cấp cho Phật giáo Việt Nam những mùa gặt hái rất tốt.

Sự nghiệp lớn lao nhất của Hòa thượng, một sự nghiệpHòa thượng thường bảo là “Niềm ước mơ, là nguyện vọng tha thiết bao đời của Tăng NiPhật tử cả nước.”Đó là sự hình thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam. Tất nhiên trong sự nghiệp lớn lao này có sự góp sức của nhiều phía: sự hưởng ứng đồng tình của các giáo phái, hệ phái Phật giáo cả nước, sự sáng suốt và nhiệt tình của hàng Giáo phẩm lãnh đạo, sự hổ trợ tích cực của Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó Hòa thượng là điểm hội tụ, là người “đứng mũi chịu sào” trong giai đoạn thống nhất Phật giáo. Thành lập Phật giáo Việt Nam để điều hòa hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trìhoằng dương Phật pháp phục vụ dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa góp phần hòa bình và an lạc cho thế giới. Trong cương vị lãnh đạo ấy, với đạo đức uy tín, sự sáng suốtkiên trì nhẫn nhục, Hòa thượng đã vượt qua một cách êm ái và nhẹ nhàng, những trở ngại khó khăn do sự thiếu thông cảm, cố chấp hay ác ý gây ra. Hòa thượng đã không quản tuổi già sức yếu tận tụy với nhiệm vụ của mình, quyết tâm cùng với hàng Giáo phẩm lãnh đạo, đưa Giáo hội đến bến vinh quang.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc đã hun đúc để cống hiến cho đời, cuộc sống của Hòa thượng. Phải chăng đây là một sự đền ơn đáp nghĩa mà chắc ắt có mấy ai làm được như Hòa thượng. Giờ đây, Hòa thượng được an nghĩ. Công cuộc của Hòa thượng đang bỏ dỡ, chúng tôi xin cùng nhau ra sức hoàn thành, như ý nguyện của Hòa thượng.

Chỉ tiếc là sự ra đi của Hòa thượng quá đột ngột không để lại cho chúng tôi một lời nhắn nhủ .Chúng tôi tự hỏi : “ Nếu có thời giờ thì Hòa thượng sẽ nói gì với chúng tôi, với hậu thế, về sự nghiệp phụng sự đạo pháp phục vụ dân tộ .” Hay Hòa thượng cũng sẽ im lặng mà ra đi, bởi vì cuộc đời cao thượng của Hòa thượng là một tấm gương sáng, một bài học lớn cho chúng tôi rồi, không cần phải nói gì thêm nữa. 

Chúng tôi tin tưởng như vậy, và xin hứa với Hòa thượng sẽ noi gương sáng của Hòa thượng.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


ĐIẾU VĂN.
(Lời điếu của cụ Huynh Tấn Phát, 
Chủ tịch Đoàn Chú tịch ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trưởng ban lể tang, đọc trong buổi lể truy điệu Hòa Thượng Thích Trí Thủ tại chùa Xá Lợi, thành phố Hồ Chí Minh,sáng ngày 8 tháng 4 năm 1984).

Kính thưa các cụ, các vị,

Thưa tòan thể quan khách và đồng bào Phật tử,

Hôm nay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương GiáoHội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể đồng bào Phật tử long trọng làm lễ tiễn đưaHòa thượng Thích Trí Thủ, Ủy Viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam về nơi yên nghỉ nghìn thu.Trong giờ phút đau thương vĩnh biệt này, chúng tôi vô cùng xúc động, xin cho phép chúng tôi nhắc lại thân thế và công đức quí báo của Hòa thượng, đó cũnglà điều rất cần thiết.Hòa thượng Thích Trí Thủ sinh ngày 1 tháng 11 năm 1909 trong một gia đình nhà Nho thanh bạch tại làng Trung Kiên, huyện Triệu Hải, tỉnh Bình Trị Thiên. Hòa Thượng sớm chọn con đường cứu khổ bằng việc xuất gia học đạo, songhoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ cũng bị đế quốc thực dân chà đạp, nhân dân ta lúc bấy giờ quằn quại trong đau khổ, một cổ hai tròng áp bức... nên trong chí hướng cao quí cứu khổ cho con người. việc cứu dân và cứu nước là nhiệm vụ khẩn báchvà thiết thực nhất trong lòng Hòa thượng. Nên ngay từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Hòa thựơng đã tham gia Mặt trận Việt Minh ở Huế, sáng lập Hội Phật giáo cứu quốc ở Trung bộ và được bầu làm Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên khóa I. Sẵn tấm lòng yêu nước thiết tha, với tư cách là giáo phẩm cao cấp,là nhà lãnh đạo của Phật giáo, Hòa thượng đã khơi dậy tinh thần yêu nước trong Tăng Ni Phật tử, truyền cảm lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc, noi theo truyền thống quí báu của Phật giáo Việt Nam, làm cho mọi người ý thức được và cùng tham gia các phong trào đấu tranh chống chế dộ Mỹ ngụy . Năm 1963, Hòa Thượng bị chế độ độc tài Ngô Đình Diệm bắt và bỏ tù tại Huế .Ra khỏi tù, Hòa thượng lại tiếp tục lãnh đạo Tăng Ni tham gia các phong trào đấu tranh của Nhân dân cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Sau giải phóng Hòa thượng tiếp tục hướng dẩn Tăng Ni phật tử, phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam, tích cực tham gia các phong trào xây dựngbảo vệ Tổ quốc. Hòa thượng đã nhận rõ ngày nay, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội là một. Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp bức, bóc lột, đem lại công bình xã hội và quyền làm chủ thật sự cho nhân dân, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Và dân có giàu, nước có mạnh mới có thể bảo đảm vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Hòa thượng luôn luôn xác định rõ "Đoàn kết là sức mạnh" để phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng đã giành nhiều công sức vun đắp cho sự đoàn kết, hòa hợp trongTăng Ni, Phật tử Việt Nam. Năm 1980, Hòa thượng được hàng Giáo phẩm lãnh đạo các tổ chức và hệ phái Phật giáo trong cả nước bầu làm Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, và tháng 11 năm 1981, tại Đại hội Đại biểu Thống nhất Phật giáo Việt Nam, để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng được Đại hội cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm l983 Hòathượng được cử làm Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Hòa thượng Thích Trí Thủ còn là nhà hoạt động tích cực của phong trào Phật giáo quốc tế: năm l979 và năm 1982, Hòa thượng dẫn đầu đoàn Đại biểu Phật giáo Việt Nam dự Đại hội 5 và Đại hội 6 tổ chức Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) tại Mông Cổ. Năm 1980, Hòa thượng là trưởng đoàn Đại biểu Tôn giáo Việt Nam, dự hội nghị các nhà hoạt động tôn giáo thế giới vì hòa bình và giải trừ quân bị, chống chiến tranh hạt nhân tại Tokyo Nhật bản. Năm 1981, Hòa thượng là trưởng đoàn Đại biểu Phật giáo Việt Nam dự hội nghị các nhà hoạt động tôn giáoThế giới vì hòa bình và sự sống, chống chiến tranh hạt. nhân tại Mát cơ va, Liên xô. Năm 1983,Hòa thượng dự hội nghị các vị đứng đầu Phật giáo 5 nước châu Á tại Viêng-chăn,Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Là nhà tu hành chân chánh, giàu lòng yêu nước, Người sáng lập và lãnh đạoGiáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà họat động tích cực cho phong trào Phật giáo Quốc tế vì hòa bình. Sự nghiệp và hoài bão của Hòa thượng trọn đời cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc là tấm gương sáng ngời trước toàn thể Tăng Ni, Phật tử yêu nước Việt Nam

Hòa thượng mất đi là một tổn thất lớn cho ủy ban Trung ương Mặt trận tổquốc Vlệt Nam, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước giờ phút trang nghiêm này, vĩnh biệt Hòa thượng, mọi Tăng Ni, Phật tử, ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Hòa thượng, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp lớn lao do Hòa thượng để lại, thực hiện trọn vẹn phương hướng hành động mà Giáo hội đã vạch ra với phương châm gắn Đạo pháp với Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Làm như thế là quí vị đốt nén tâm hương cầu nguyện cho Hòa thượng siêu sinh nơi Lạc quốc.

Kính thưa các Cụ, các Vị, cùng đồng bào Phật tử, trên bước đường tiến lên không ngừng của cách mạng, bên cạnh những thắng lợi to lớn, đất nước ta vẫn còn phải trải qua nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại, kẻ thù cũng còn nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá ta. Song, chúng ta nhất định sẽ vượt qua tất cả vì chúng talòng tin vững chắc vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, chúng tasức mạnh đoàn kết nhất lrí của toàn dân, Tăng Ni Phật tử ta lại có truyền thống yêu nước, chúng ta hãy nỗ lực đem hết tài năng, trí tuệ để góp phần xây dựngbảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa thân yêu. Chúng ta làm được như thế, chắc chắn Hòa thượng hết sức an tâm nơi Cực lạc

Xin vĩnh biệt Hòa thượng, trong niềm đau thương vô hạn nhưng cũng với niềm tin mãnh liệt ở tương lai, xin Hòa thượng hãy yên giấc ngàn thu .
 
 

TRƯỚNG ĐỐI - VÒNG CƯỜM

LIÊN ĐÀI THƯỢNG PHẨM 
Việt Nam Phật giáo Trung ương Giáo hội 
Hội đồng Trị sự Chủ tịch 
Việt Nam Phật giáo Trung Ương Giáo hội 
đồng kính bái.
Thích Trí Thủ đại lão Hòa thượng thị tịch.

SIÊU ĐĂNG THƯỢNG PHẨM
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung ương Trị sự
Hội dồng Chủ tịch 
Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thủ đô Hà Nội 
đồng kính bái.
Thích Trí Thủ Đại lão Hòa thượng viên tịch.

THIỆN THỆ TÀNG CƠ
Việt Nam Trung ương Trị sự Hội đồng Chủ tịch thượng Trí hạ Thủ Đại lão Hòa thượng viên tịchViệt Nam Phật giáo Giáo hội Quảng Nam Đà Nẵng Tỉnh Trị sự ban , hiệp khể thủ.
 
DÁNG TỪ NÊU CHÍ CẢ
TIẾNG PHÁP TỈNH LÒNG MÊ
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên.

TRỰC QUY PHẬT QUỐC
PL. 2527. Nam mô Tân viên tịch Phật giáo Việt Nam TƯGHTSHĐ Chủ tịch Trí Thủ Hòa thượng giác linh chứng giámPhật giáo Việt Nam Nghĩa Bình Tỉnh Trị sự ban hiệp chư Tăng Ni phụng bái.

HUỆ NHẬT TIỀM HUY .
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung ương Trị sự 
Hội đồng Chủ tịch Hòa thượng giác linh từ giám 
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Phú Khánh tỉnh Trị sự ban tịnh toàn thể
Tăng Ni Phật tử đẳng hòa nam.

PHONG QUANG THƯỜNG TẠI
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung ương Trị sự 
Hội đồng Chủ tịch Hòa thượng giác linh từ giám

Việt Nam Phật giáo Giáo hội Phú
Khánh tỉnh Trị sự ban tịnh toàn thể
. . Tăng Ni Phật tử đẳng hòa nam.

SANH DIỆT DĨ DIỆT
 Ban đại diệnTăng Ni Phật tử
 Giáo hội quận Gò Vấp.

QUI CHƠN TẾ
Quảng Hương Già Lam Hòa thượng thị tịch.
Bắc Phú Khánh Giáo hội Phật giáo
Tăng tín đồ đẳng đồng bái vãn.

CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC 
Thiện Hòa Phật học viện Tăng Ni Sinh kính bái

NHÂN VIÊN QUẢ MÃN
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội Đồng Trị sự Trung ương Chủ tịch
đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ viên tịch.

Thủ Đức quận Đại diện Phật giáo ban hiệp Tăng Ni Phật tử đồng
phụng bái.

THIỀN GIA LONG TƯỢNG
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội đồng Trị sự Trung ương 
Chủ tich
Thích Trí Thủ đại lão Hòa thượng
tân viên tịch.

Toàn thể Tăng Ni cập Phật tử giáo hội Phật giáo quận III 
thành phố Hồ Chí Minh đồng bái niệm.

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
CỐ HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN
Toàn thể Tăng Ni Phật tử quận IV

HÓA DUYÊN KÝ TẤT
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Chủ tịch Hòa thượng viên tịch
Hồ Chí Minh Thành phố đệ lục quận Phật giáo Đại diện ban kính bái..

TRUY TỐ HÀM BI
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội đồng Trị sự Trung ương Chủ tịch
thượng Trí hạ Thủ đại lão Hòa
thượng viên tịch.

Thành phố Hồ Chí Minh Đệ thập quận Giáo hội Phật giáo Tăng Ni và 
Phật tử đồng vãn. 

TỊCH DIỆT Vl LẠC
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa Thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự
Trung ương

Toàn thể Tăng Ni cập Phật tử quận Phú Nhuận đồng ai kính.

GIÁO HẠNH SONG HOẰNG
Cung duy tân viên tịch sùng kiến 
Báo Quốc Tổ đình hiệu thượng Trí 
hạ Thủ giác linh Hòa thượng pháp giám. 

Thừa Thiên Ni chúng đẳng đồng bái thượng. 

VIÊN MÃN NHỊ NGHIÊM
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội
Đồng Trị sự trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch.

Huệ nghiêm Cao đang PHV Quản trị ban kỵ 
Tăng sinh viên đồng kính bái. 

VẠN HẠNH DUNG THÔNG 
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung ương Hội đồng Trị sự Chủ tịch húy
Thượng Tâm hạ Như hiệu Trí Thủ Hòa thượng Giác linh huệ giám.

 Vạn Hạnh Phật học viện Tăng chúng tín đồ đồng khể thủ.

ĐẠO HẠNH LƯU PHƯƠNG
Việt Nam Phật giáo Hội đồng Chủ tịch thượng Trí hạ Thủ đại lão Hòa
thượng tân viên tịch.

Thiện Hòa Phật Học Viện Giám đốc ban cập toàn thể Tăng Ni sinh 
đồng bái niệm.

ĐỨC QUANG PHỔ CHIẾU
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Hội đồng Trị sự Trung ương đại lão Hòa
thượng chủ tịch hiệu Trí Thủ chứng giám 

Giác sanh Phật học Viện chủ tịch
Tăng chúng thiện tín nam nữ đồng
hộ niệm

ỨNG HIỆN TÙY DUYÊN
Việt Nam Phật giáo Hội đồng Trung ương Trị sự Chủ tịch thượng Trí hạ
Thủ đại lão Hòa thượng viên tịch

Quảng Nam Đà Nẵng tỉnh Phổ Đà Phật học Viện tịnh Pháp hoa ban
đồng khể thủ.

ĐẠI NGUYỆN VIÊN MÃN
Việt Nam Phật giáo Giáo hộị Chủ tịch thượng Trí hạ Thủ đạị lão Hòa
Thượng tân viên tịch.

Ấn Quang Tổ đình chư Tăng đại
chúng đồng bái niệm.

CỖ GIÁM CAO HUYỀN 
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung ương Trị sự Hội dồng Chủ tịch
Thích Thí Thủ đại lão Hòa thượng Giác linh

Vĩnh Nghiêm Tổ đình Tăng Ni Phật
tử đồng khệ thủ.

TA BÀ HÒA THƯỢNG VỘI RA ĐI,
LÒNG NHỮNG TIẾC THƯƠNG QUÁ BI.
PHẬT GIÁO TẬN TÂM TÔ SẮC THẮM,
ĐẠO TRƯỜNG GÂY DỰNG CHÚNG TĂNG NI.
TUYÊN DƯƠNG CHÁNH GIÁC GIEO NHÂN GIÁC,
CẢNH TỈNH QUẦN SANH THOÁT BẾN MÊ.
TÀI ĐỨC LƯỠNG TOÀN LƯU HẬU THẾ,
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC RUỖI ĐƯỜNG ĐI.
Đạo tràng Tịnh độ Chùa Hoằng pháp- Hóc Môn.

TBÁT NHÃ VẪN TRƯỜNG TỒN, HÒA THƯỢNG DẦU RA ĐI.
BÓNG NGUYỆT GIÀ LAM HẰNG SÁNG TỎ
THỦ LĂNG NGHIÊMVĨNH CỬU, KIM ,THÂN THƯỜNG LƯU LẠI ,
TÒA SEN TỊNH ĐỘ MÃI TRÒN XINH
Chùa Quán Thế Âm
quận Phú Nhuận.

PHÁP NHŨ ÂN THÂM
Chí thành đảnh lễ tân viên tịch Việt 
Nam Phật gláo Hội đồng Trị sự 
Trung ương Chủ tịch hiệu Trí Thủ 
Hòa thượng chứng minh

Vạn Phước tự Trụ trì Tăng chúng
hiệp Quan Âm đạo tràng thiện nam
 tín nữ đẳng đồng khể thủ.

ÂN SƯ VĨNH CỐ
Chí thành đảnh lễ tân viên tịch Việt 
Nam Phật giáo Hội đồng Trị sự
Trung ương Chủ tịch hiệu Trí Thủ 
Hòa thượng chứng minh

Hồ Chí Minh thành phố Trung Việt
ái hữu hội Hải Quang tự Trú trì
Tăng chúng tịnh Ban hộ tự thiện
tín đẳng đồng hiệp chưởng.

VÔ TRỤ HÓA THÀNH
Long Vĩnh tự tứ chúng đẳng đồng
Phụng bái.

TAM SANH HỮU HẠNH CHỞ THUYỀN TỪ
BÁT NHÃ XANH TƯƠI VƯƠN ĐẠO LÝ
NGŨ UẨN GIAI KHÔNG DỜI GÓT NGỌC
BỐ ĐỀ KHÔ HÉO DẠ MÔN SANH
Chùa Thiên Hậu quận kính điếu

CAO ĐĂNG PHẬT ĐỊA
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung
ương Trị sự Hội đồng Chủ tịch Hòa 
thượng viên tich. 

Quảng Đà Linh ứng tự Tổ đình môn
đồ đệ tử đồng bái khấp.

ĐƯƠNG XỨ TIÊU DANH .
Phật lịch nhị ngũ nhị thất Giáp tý
niên Quý xuân

 Từ Tân tự Tăng chúng tịnh tín
.đồng phụng bái.

LINH TÂM TỰ TẠI
Phật lịch Nhị thiên ngũ bách nhị 
thập thất Giáp tý niên tam nguyệt
sơ nhị nhật tân viên tịch

 Cố ai thành kính điếu tôn linh Hòa
thượng Già Lam bảo tự Ban quản
 trị Tổ đình Từ Minh.

CÔNG VIÊN QUẢ MÃN 
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Trung 
ương Trị sự Hội đồng Chủ tịch Hòa
thượng tịch.

 Tăng cập Phật tử Nguyên
Hương, Từ Minh, Phật đà tự đồng
bái niệm.

TỨ HOẰNG VIÊN MÃN
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chư tăng Ni Phật tử đồng kính bái. 
Phật lịch 2527 Chùa Phổ Quang Phú Nhuận.

SƠN ĐỒI MỘC HOẠI NHẬP VÔ SINH CƯ AN GIẢ KIÊN TỪ BI CHI THẤT
TRI NGUY GIẢ ĐẠT TRÍ TUỆ CHI MÔN LĨNH CHÚNG QUY TÂM HUY PHẤT TRẦN.
HỎA DIỆT TÂN TÀN THÔI NHỊ ĐẾ KẾ VÃNG HỀ TƯ ƯU BÁT CHI HOA.
KHAI LAI HỀ BỒI THIỀN NA CHI THỤ QUANG TIỀN DỮ HẬU KIẾN CAO TĂNG.
Phật lịch nhị ngũ nhị thất niên tuế
tại Giáp Tý, Quý Xuân. Giác Minh
Tăng Già Lam đồng bái vãn.

PHÁP ÂM THƯỜNG TẠI
Việt Nam Phật giáo Giáo hội thượng
Trí hạ Thủ đại lão Hòa thượng tân
viên tịch.

Tân Bình Phú Hòa tự Thích Nữ
Quang Tịnh thiện tín đồng bái
 niệm.

NHẤT NIỆM VIÊN QUANG
Việt Nam Phật giáo Giáo hội Chủ
tịch thượng Trí hạ Thủ đại lão Hòa
thượng tân viên tịch

Giác Ngộ tự Chư tăng cập Hội niệm
ban đồng bái niệm.

VẠN CỔ TÂM CƠ HUYỀN TRÍ NGUYỆT
THIÊN THU SỰ NGHIỆP TẢI THIỀN PHONG 
Việt Nam Phật giáo Gíao hội Trung 
ương Trị sự Hội đồng Chủ tịch 
Thích thượng Trí hạ Thủ đại lão
Hòa thượng giác linh từ giám. 
An Lạc tự Tỳ kheo Thích Quảng Thạc
cập chư Phật tử đồng bái niệm.
 
 

GIÁO HẢI ÂN BA TRIÊM THÍCH NỮ
NHA TRANG DIỆU ĐỨC NGƯỠNG LINH QUANG
Phật lịch nhị thiên ngũ nhị thất
Niên tuế tại Giáp Tý quý xụân.
Thích nữ Tịnh Bích
Thích nữ Tịnh Nguyện

THƯỢNG PHẨM THƯỢNG SANH
SẮC KHÔNG MỘT PHÚT TUY TAN MỘNG,
TÌNH NGHĨA TÔN SƯ VẪN VẸN TOÀN. 

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Kính viếng

 HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính viếng

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
NƯỚC CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính viếng

ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
Kính viếng

BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ
Kính viếng

TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 
Kính viếng

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
Kính viếng

HỘI NÔNG DÂN TẬP THỂ VIỆT NAM
Kính viếng

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
Kính viếng

ỦY BAN ĐOÀN KẾT CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Kính viếng

HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Đồng hộ niệm

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ
BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG : VIÊN CHỨNG NHẤT THỪA
THÀNH ỦY ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Kính viếng

SỞ VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN THÀNH PHỐ
Kính viếng

ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Kính viếng

ỦY BAN MẶT TRÂN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH DAKLAK
Kính viếng .

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH NGHĨA BÌNH
Kính viếng

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO HẬU GLANG
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
TỈNH AN GLANG: CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC
THÀNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỈNH MINH HẢI
Kính viếng

THÀNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỈNH BÌNH TRỊ THIÊN
Kính viếng

BAN TRỊ SỰ TỈNH HỘI PHẬT GIÁO DAKLAK
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ

ĐOÀN PHẬT GIÁO TỈNH CỬU LONG VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ 

BAN ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO TỈNH MINH HẢI
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ

HỆ PHÁI PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM
Thành kinh tưởng niệm

TĂNG TÍN ĐỒ KHẤT SĨ THÀNH KÍNH BÁI NGUYỆN ĐỨC
CỐ HÒA THƯỢNG , CỬU PHẨM CAO ĐĂNG

BAN ĐẠI DIỆN PHẬT GIÁO QUẬN IV:
TẢO ĐĂNG GIÁC NGẠN

TOÀN THỂ PHẬT TỬ CHÙA PHÂT HỌC XÁ LỢI
Kính Viếng GIÁC LLNH HÒA THƯỢNG

TĂNG TÍN ĐỒ CHÙA MINH ĐẠO BÁI NIỆM
ĐẠO THỌ CAO HIỀN
CHÙA BẢO VÂNPHẬT TỬ PHƯƠNG IV QUẬN BÌNH THẠNH 
TỊCH DIỆT PHI DIỆT
 CHÙA PHƯỚC HẬU PHƯỜNG XIII QUẬN X
CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC
TỔ ĐÌNH ĐÔNG HƯNG PHỤNG CÚNG:
Nam Mô A Di Đà Phật

PHẬT HỌC NI VIỆN TỪ NGHIÊM, HUÊ LÂM , DƯỢC SƯ
Thành kính cầu nguyện

PHẬT TỬ PHÁP HOA ĐỒNG KÍNH BÁI
TỊCH DIỆT VI LẠC

GIA ĐÌNH TÂM MINH ĐỒNG KÍNH BÁI
Nam Mô A Di Đà Phật 

CHÚNG AN LẠC HẠNH QUẢNG HƯƠNG GÌA LAM
VÃNG SANH CỰC LẠC
HỌ NGUYỄN KHOA PHÚNG ĐIẾU:
VÃNG SANH CỰC LẠC
TRỰC VÃNG TÂY PHƯƠNG
Kính viếng Giác linh Chủ tịch Hội dồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáoViệt Nam, Hòa thượng Thích Trí Thủ.

TÌNH BẠN NGHĨA THẦY , HƠN SÁU MƯƠI NĂM VẬT ĐỔI SAO DỜI
LÒNG ƯU ÁI SÁNG NGỜI NHƯ NHẬT NGUYỆT
ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG, GẦN TÁM MƯƠI TUỔI XE MÂY CÁNH HẠC
NIỆM TỪ BI NHẸ BƯỚC TỚI NHƯ LAI.

Huế, ngày 4-3 Giáp Tý (4/4/84 )
 Thay mặt đại gia đình Nguyễn Mậu ở Huế ,
Đạo hữu Nguyễn Mậu Tùng
 Kính bái biệt.


Trích cảm tưởng

GHI TRONG SỔ TANG

* Vô cùng thương tiếc Hòa thượng Thích Trí Thủ. vị chân tu, ngừơi đã có nhiều công đóng góp vào việc đưa Phật giáo Việt Nam phục vụ cho việc giải phóngxây dựng đất nước Việt Nam theo đúng với truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam.

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 
Nguyễn Văn Linh

* Vô cùng thương tiếc Hòa thượng Thích Trí Thủ.

Đoàn Đại Biểu Hội đồng Nhà nước 
Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước 
Huỳnh Tấn Phát

* Vô cùng thương tiếc Hòa thượng Thích Trí Thủ, người đã có nhiều công đóng góp cho Cách mạng Việt Nam.

TM. Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
Phạm Hữu Kiêm

* Xin chia xẻ mốí đau buồn và thương tiếc sâu sắc Hòa thượng Thích Trí Thủ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Chủtịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng là một nhà tu chân chính và là một nhà yêu nước đã cống hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc, có công to lớn trong sự thống nhất các tổ chức và hệ phái Phật giáo trong cả nước vì Đạo pháp Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Gương sáng cao quý của Hòa thượng Thích Trí Thủ mãi mãi động viên cổ vũ đồng bào Phật tử, Tăng Ni tích cực tham gia sự nghiệp xây dựngbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa.

Đoàn Đại biểu ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc VN.
Huỳnh Tấn Phát ngày 6/4/1984

* Ban Tôn giáo Chính phủ vô cùng thương tiếc Hòa thượng Thích Trí Thủ, nhà tu hành chân chính và giàu lòng yêu nước, người sáng lậplãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhà hoạt động tích cực của phong trào Phật giáo Quốc tế vì hòa bình.

Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ
Đặng Thành Chơn
 
 

* Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam vô cùng xúc động Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch. Với công năng của Hòa thương đã tận tụy trọn đời mình phụng sự đạo pháp. Nay Hòa thuợng thị tịch để lại cho hàng Giáo phẩm Tăng Ni và đồng bào Phật tử một sự mến tiếc vô biên. Nay Hội đồng Chứng minh chúng tôi thành thật phân ưu cùng Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo Hộithành kính cầu ngụyên giác linh Hòa thượng tảo đăng giác ngạn, tốc chứng vô sinh .

TM. Hội dồng Chứng minh
Hòa thượng Thích Minh Nguyệt
Hòa thượng Thích Huệ Thành 

* Phật tiền phổ hiện .

Ngày 6/4/1984
TM. Hội đồng Trị sự GHPGVN
Phó Chủ tịch Thường trực 
Hòa thượng Thích Trí Tịnh

* Chúng tôi rất đau đớn khi được tin Hòa thượng Thích Trí Thủ từ trần. Ngài thật là một vị tu hành chân chính, một người hết lòng yêu thương tổ quốc và là một người sống bình dị được mọi người mọi giới quý mến .

Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Bình 
Giám mục phụ tá
Phạm Văn Nêm 
 
 

* Chúng tôi vô cùng kính mến và thương tiếc Hòa Thượng cố Chủ tịch Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam Thích Trí Thủ, người đã công hiến rât lớn lao cho Phật giáo và dân tộc Việt Nam
 
 

Ngày 7/4/1984 

TM. Giáo hội Trung ương Đại đạo

Tam kỳ phổ độ, Ban Chưởng đạo.

 Ban Lãnh đạo Giáo hội Hiền thế.

* Toàn thể Tăng tín đồ khất sĩ Việt Nam vô cùng thương kính cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch HĐTSTƯ -GHPGVN. Bậc lãnh đạo Phật giáo khả kính hành Như Lai sự trong sự nghiệp thống nhất Phật Giáo Việt Nam . Đối với chúng tôi - Những thời gian giảng dạy Luật cho trường hạ Khất sĩ - Ngài là ân sư gương mẫu đức hạnh, chúng tôi không bao giờ quên được trong

lòng. Thành kính nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

TM. Tăng tín đồ

Tì Kheo Thích Giác Toàn

* Ủy ban Đoàn kết công giáo yêu nươc Việt Nam vô cùng thương tiếc cụ Hòa thượng Thích Trí Thủ, một người yêu nước đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời tu hành cho việc phụng sự Đạo, đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo cho sự nghiệp cao cả của Dân tộc và Tổ quốc.

Ngày 7/4/1984

LM. Võ Thành Trinh

Quyền Chủ tịch UBĐKCG

NT. Lại Thị Trí

LM. Huỳnh Công Minh

L M. Nguyễn Thành Vinh

LM. Nguyễn Huy Hịch

* Vô cùng mến tiếc Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Chủ tich Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, ngườI đã lãnh đạo Phật giáo trong thờI gian chống Pháp, chống Mỹ cứu nước một cách tài tình, chứng tỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam luôn luôn trung thành với Tổ quốc. 

Ngày 7/4/l984

Hội Trí thức yêu nước

Trần văn Du

Trần Ngọc Liễng

* Phật giáo Việt Nam Thiên Thai Giáo quán tông thành kính chia buồn cùng môn đồ hiếu đồ của cố Hòa thượng .

Hòa thượng Thích Đạt Hảo

* Chúng con vô cùng thương tiếc kính viếng Hòa thượng cố Chủ tịch Thích Trí Thủ .

TM. Đoàn xiếc Việt Nam

Nguyễn Ngọc Trúc, Bích Thảo, Đỗ Kim

Chung, Vũ Ngoạn Hợp, Minh Châu

Nguyễn Kim Thịnh, 

Lê Xuân Tâm.

* Thành kính quý tiếc cố Hòa Thượng, người đã đầy đủ nhiệt tình đem lại sự thống nhất toàn bộ Phật giáo Việt Nam .

Đại diện Tăng Ni Vũng Tàu

Thích Thanh Từ

* Hòa thượng viên tịch, tòng lâm vắng bóng cây đại thọ; khách lữ hành đi về bến Giác, biết nương vào đâu khi nắng táp mưa chan?

Tổ đình Ấn Quang TM. Chư Tăng, tín kính bút

Tổng lý: Thích Huệ Hưng

* Thiên thảm địa sầu tư thạc đức.

Tăng NiPhật tử tổ đình Vĩnh Nghiêm

HT. Thích Trí Dũng,

HT. Thích Thanh Chiên,

TT Thích Thanh Kiểm

TT. Thích Tuệ Năng,

TT .Thích Bình Minh,

TT .Thích Giác Hải.

* Ngày 6/4/84

 Toàn thể Phật tử chùa Xá Lợi,

Chí tâm đảnh lễ Hòa Thượng Chủ tịch Thích Trí Thủ, Kính bạch giác linh Hòa thượng Sự nghiệpĐạo Pháp và Dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn của Hòa thượng là một tấm gương sáng huy hoàng cho toàn thể Phật tử xuất giatại gia chiêm ngưỡngphụng hành. Riêng giới cư sĩ Phật tử chúng tôi, cuộc đời tu hành của Hòa thượng cao đẹp như một vầng hào quang rực rỡ, cần phải học tập và hành động không ngừng để báo đáp thiết thực thâm ân.

Mốí quan hệ thâm tình của Hòa thượng đốí với chúng tôi mãi mãi khắc sâu vào tâm khảm của những người con Phật chân chính. Trên bước đường du hóa của Hòa thượng thì chính tại miền Nam này - đặc biệt là tại thành phố mang tên Bác Hồ muôn vàn kính yêu - Hòa thượng đã tô đậm bản chất vàng son cho Phật giáo chúng ta, và đã thêm điều kiện viết tiếp những trang sử mới, vẻ vang hơn cho Phật giáo Việt Nam

Kính lễ Hòa thượng yên nghỉ, an nhiên như cuộc sống "Sự đáo nhi tâm tùy hứng, Sự khứ nhi tâm tùy không” mà Hòa thượng đã biểu thị rõ nhất cho đến ngày đi vào giấc ngủ tịnh lạc.

Kính bái biệt Hòa thương Chủ tịch. Cầu nguyện giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Thích Đức Nhuận
 
 

Kính lạy Hòa thượng,

Hòa thượng đối với họ Nguyễn Khoa chúng tôi là một ân nhân khi ở Huế cũng như lúc chúng tôi vào trong này. Hằng năm chúng tôi làm lễ Thu tế cho ông bà chúng tôi đều được Hòa thượng từ bi hộ niệm, chúng tôi không bao giờ dám quên ơn hộ trì của IHòa thượng. Nay Hòa thượng cực lạc quá sớm và đột ngột chúng tôi không biết nói sao cho hết tình thương nhớ của chúng tôi, chỉ còn ngưỡng trông ơi hội Liên Trì, Hòa thượng thương chúng tôi.. .

Kính bái

Tộc trưởng họ Nguyễn Khoa

ngày 4/4/84
 
 

* Chúng con gia đình Tâm Minh, trước giác linh Hòa thượng, xin thành tâm nguyện noi dấu chư Sư trưởng và Ông cha chồng con hết lòng phục vụ Đạo pháp và Dân tộc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tâm Đoan Lê Đình Duyên

ngày 5/4/84
 
 

* Vô cùng tllương tiếc cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Ngày 7/4/84

Út Trà Ôn


Họa Thơ
70 TUỔI HT. THÍCH TRÍ THỦ
TN DIỆU KHÔNG

Trên bảy mươi rồi thế cũng hi 
Sống đời ngũ trược có ra chi
Vào ra sanh tử không nao núng
Theo nguyện từ bi phải quyết đi 
Vạn vật vinh khô trời đổi tiết
Non sông mưa nắng đá gan lì 
Thiện tài theo học ta theo học
Thị phải cho rành mới đến phi.
 
 

TƯỜNG THUẬT LỄ TANG
Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Ngưỡng vọng Giác linh Hòa thượng, xin từ bichứng giám cho chúng con được phép ghi lại diễn tiến của lễ tang tiễn đưa Hòa thượng về miền đất Phật. Chúng con kính ghi với tất cả lòng chân thành, tưởng niệm Hòa thượng, một Vị Thầy vô cùng tôn quý của chúng con

Đúng 21 giờ 30' phút đêm 3 tháng 3 năm 1984, tức 28 tháng 2 năm Giáp Tý, tại Sân Tu viện Quảng Hương Già Lam, quý Thầy đưa Hòa thượng lên xe đi bệnh viện Thống Nhất cấp cứu vì bệnh tình của Hòa thượng có phần trầm trọng. Người và cảnh vật chung quanh đều im lặng rầu rầu, lo sự có gì chẳng lành sẽ xảy đến chăng. Quả thật, nào ngờ chuyến ra đi ấy cũng là chuyến di vĩnh viễn của một chiếc xe lớn đã từng hiến mình chuyên chở cho bao tâm hồn khổ lụy về đến bờ bên kia, chuyến ra đi ấy cũng là chuyến đi cuối cùng cửa bậc Cha già tôn kính, suốt đời tận tụy vì Đạo, vì đàn con em hậu học.

 Từ hôm Hòa thượng đi bệnh viện, cả chùa lớn nhỏ đều nóng lòng lo lắng, mong tin từng phút từng giây về bệnh tình và sức khỏe của Hòa thượng. Trong tâm ai nấy đều chí thành cầu nguyện cho Hòa thượng sớm bình phục, Nhưng mọi hy vọng đều trở thành thất vọng, khi biết sức khỏe của Hòa thượng mỗi lúc mỗi yếu dần.

 Chiều ngày 2 tháng 4 - 84, tin về cho biết bệnh Hòa thượng đang trầm trọng, không khí tu viện nặng nề lại càng thêm thê lương. 21 giờ 30 tin khẩn báo Hòa thượng đang mệt nhiều, quý thầy ai nấy nhìn nhau nghẹn ngào một điều gì không dám nói ra. 

 Đúng 21 giờ 4O phút, điện thoại reo, mọi người hồi hộp đợi chờ chong mắt chong tai về phía máy điện thoại… Bỗng có tiếng la lớn “Ôn mất rồi !” tiếp theo là những tiếng khóc òa bùng vỡ trong đêm đen yên lặng bao phủ quanh chùa. 22 giờ 45 phút, chiếc xe bệnh viện đưa nhục thân Hòa thượng về đến Chùa. Mặc dù đêm đã khuya, chư TăngPhật tử được tin, đều có mặt đông đủ để đón Hòa thượng. Khi nhục thân được rước ra khỏi xe, tất cả đều không ngăn được tiếng

khóc. Trong dáng nằm bình yên. Hòa thượng hẳn đã an vui lên Niết bàn nhưng với hạnh nguyện lúc sinh thời thì Hòa thượng chắc sẽ không bỏ rơi chúng sinh đang đau khổ trong biển trầm luân, nhưng cũng không bỏ rơi Đạo pháp và Dân tộc thân yêu này. Rồi nhục thân của Hòa thượng được tôn trí tại nhà hậu tổ để cử hành các nghi lễ.

 16 giờ ngày 8 tháng 3 âm lịch, nắng tháng 3 vẫn còn gay gắt, tất cả đang chuẩn bị cho lễ Nhập kim quan. Từ cổng chùa đến nhà hậu tổ người đã đông nghẹt trong lúc Tăng Ni và đồng bào Phật tử vẫn tiếp tục kéo về. Tại nhà hậu tổ nhục thân Hòa thượng nằm trong thiền sàng, trong tấm đắp Quang Minh viết bằng chữ Tất đàn. Các ban luân phiên tụng niệm. Những người khác ai cũng muốn đến gần để được nhìn tận mặt Hòa thượng một lần cuối. Tại nhà Tổ, cuộc họp nội bộ bàn về chương trình lễ tang và lập ban tổ chứccũng vừa họp xong và cho biết lễ tang dự kiến sẽ cử hành trong 6 ngày, từ ngày 3 đến ngày 8 âm lịch.

 Trên chánh điện điểm 3 tiếng chuông báo chúng tiếp theo, tiếng loa phóng thanh cung thỉnh chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni vân tập nơi nhà hậu tổ. Bên trong nhà hậu tổ chỉ dành riêng cho chư tôn Giáo phẩm, ban Kinh sưTăng Ni, Phật tử đứng phía hai bên thuộc khuôn viên nhà hậu tổ. Trong không khí trầm mặc uy nghiêm, Thượng tọa chủ sám cử tán bài cúng dường, rồi tụng chú Đại bi, tiếng hòa theo lan ra, câu tụng niệm nghẹn ngào trong thổn thức. 16 giờ 30 phút, kim quan đã phong kín nhục thân, vĩnh viễn từ nay không còn gặp lại, nhưng trong mỗi tâm hồn vẫn khắc sâu hình ảnh và huấn ngôn. 

Trước sân chùa, trong nhà khách, nhà Tăng đâu đâu cũng nghe người ta kể lại cho nhau những mẫu chuyện về cuộc đời hành đạo của Hòa thượng với nét bàng hoàng trước cuộc ra đi của Hòa thượng.

 17 giờ 15 phút, chuông báo chúng điểm giờ khóa lễ Thọ tang. Tăng Ni Phật tử vân tập về nhà hậu tổ. Trong hàng hiếu đồ xuất gia, sắp hàng đầu có 3 vị:

Thượng tọa Đức Thiệu trưởng pháp tử đứng giữa, bên phải là Thượng tọa Đức Tâm, bên trái là Thượng tọa Đức Chơn.

 Qua lời ai thán của Thượng tọa chủ sám: "Cái văn: Vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm diệt độ. Tịch diệt phi diệt, Đạt Ma tằng chích lý Tây qui .Sanh tự hà lai ? Tử tùng hà khứ ? Cung duy...", đến đây không ai cầm được nước mắt. Niềm thương tiếc vô biên dã hiện rõ trên nét mặt hiếu đồ và Phật tử. Thượng tọa Đức Thiệu nuốt lệ trang nghiêm tác lễ giác linh Hòa thượng theo lời xướng của Thượng tọa chủ sám. Rồi lần lượt kẻ trước người sau đến trước kim quan lễ Hòa thượng thọ lãnh băng tang, ghi vào đời mình một mất mát to lớn.

 19 giờ, tiếp tục luân phiên tụng niệm. Ban tổ chức thông báo việc ghi danh phúng điếu. Đến giờ này đã có hơn 20 đơn vị đã ghi danh.

 3 giờ 30 phút ngày 4-3 âm lịch, chuông báo thức thường lệ đã điểm. Thế là tang lễ đã bước sang ngày thứ ba, ngày thứ ba của nỗi cô tịch trống vắng. Ở Già Lam, ai chẳng nhớ những khuya vào lúc 4 giờ. Đó là giờ lại sám thường nhựt trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt Hòa thượng tuổi cận bát tuần, Người rất ít khi bỏ buổi lễ khuya, chỉ trừ những khi không được khỏe lắm. Hằng đêm, Hòa Thượng dậy lúc 2 giờ rưỡi, tập thể dục, tắm, uống trà rồi y áo lên chánh điện lễ Phật. Giờ

đây tại nhà hậu tổ, Hòa thượng bình yên trong chiếc kim quan giữa tiếng tụng kinh và muôn tấm lòng tiếc nhớ. 

 Trời càng về sáng, tiếng chuông càng như thúc giục mọi người, như thay lời giáo huấn của Hòa thượng: "Cuộc thế vô thường, hãy tiến tu đạo hạnh, nguyện cùng nhau trăm kiếp ngàn đời, bất cứ sanh ở đâu cũng đều là bạn pháp". 

9 giờ 49 phút, Hòa thượng Thiện Siêu từ chùa Quán Sứ Hà Nội vừa về đến nơi . Xuống xe, Hòa thượng đi thẳng vào nhà hậu tổ, không nén nổi xúc cảm chân thành trong tình đạo, suốt mấy mươi năm qua nhiều lúc cùng cố Hòa thượng đồng lao cộng khổ làm Phật sự mà nay cố Hòa thượng đã ra đi để lại trong lòng Hòa thượng một nổi trống vắng, Hòa thượng đã không ngăn được đôi dòng lệ rào rạt tuôn trào.

 10 giờ, lễ Cung tiến giác linh do Thượng tọa Tâm Hướng chủ sám, Thượng tọa Nhật Lệ chấp lệnh cùng toàn ban Kinh sư cử hành. Buổi chiều cùng ngày, các phái đoàn, các đơn vị tuần tự theo sổ ghi danh đến phúng điếu. Đến 18 giờ 35 phút, chợt trên máy phóng thanh loan báo: 7 giờ sáng ngày 6 tháng 3 âm lịch sẽ cung thỉnh kim quan Hòa thượng đến tôn trí tại chùa Xá Lợi, Văn phòng 2 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để các cơ quan đoàn thể phúng viếng và thập

phương thiện tín chiêm bái. 8 giờ sáng ngày 8 tháng 3 âm lịch sẽ cung nghinh kim quan về tu viện Quảng Giương Già Lam làm lễ Nhập tháp.

Ngày 5 tháng 3 âm lịch, từ sáng sớm đã có nhiều phái đoàn đến phúng điếu, mỗi đoàn chỉ dành được tối đa 10 phút để niệm hương, nói cảm tưởng, đảnh lễ, nhận băng tang rồi đi nhiễu quanh kim quan trước khi lui ra. Tại nhà hậu tổ sáng nay, bốn góc kim quan có 4 Tỳ-kheo chỉnh tề y áo cầm thiền trượngtích trượng đứng túc trực, thay phiên nhau suốt ngày. Trướng đối vòng cườm được đặt chung quanh tường bên trong nhà hậu tổ. Ở mặt tiền của nhà hậu tổ, một biểu ngữ lớn nền vải vàng chữ xanh, với hàng chữ như sau: THÀNH KÍNII ĐẢNH LỄ GIÁC LINH HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

Phía trên nơi vách hai bên trong nhà hậu tổ có hai câu: 

SUỐT ĐỜI TƯỞNG NIỆM SỰ NGHIỆP HOẰNG PHÁP ĐỘ SINH 
CỦA HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

TINH TẤN TU HỌC TRUYỀN BÁ CHÁNH PHÁP ĐỂ BÁO ĐÁP ÂN SƯ.

 10 giờ cùng ngày, loa phóng thanh đọc hơn 20 bức điện tín từ khắp các tỉnh gởi về phân ưu. 11 giờ 30 phút, .Ban điều hành lễ tang họp sắp đặt việc cung nghinh kim quan Hòa thượng về chùa Xá Lợi. 16 giờ cùng ngày, Phái đoàn Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và Bình Tri Thiên đã đến Già Lam sau mấy ngày đường xa vất vả. Quí Thượng tọa Đại đứcvà phái đoàn đều để lộ nỗi xót xa cực độ.17 giờ kém 15 phút, Thượng tọa Thiện Châu đã từ Pháp về Già Lam thọ tang.

Đúng 6 giờ 30 phút ngày 6 tháng 3 âl, 3 tiếng chuông báo chúng điểm, ban nghi lễ từ phòng kinh sư tiến ra nhà hậu, đi đầu là khay hương đèn,kế đến là Hòa thượng chủ sám Thích Thanh Trí, Thượng tọa đệ nhị chấp lệnh Thích Nhật Lệ và toàn ban kinh sư, tiếp đến là môn đồ hiếu quyến. Trong phòng kim quan Hòa thượng chủ sám niệm hương tác bạch cung nghinh kim quan lên đường về chùa Xá Lợi Môn đồ hiếu quyến đảnh lễ xong. Hòa thượng chủ sám xướng: "Thối ban", tất cả lui ra hai bên, từ ngoài, ban âm công tiến vào trước bàn hương án sắp hàng đảnh lễ kim quan xong tiến sát vào hai bên kim quan chờ lệnh Hòa thượng chủ sám. Trong giây phút im lặng đợi chờ, Hòa thượng chủ sám cử thán: "Ai hà thiên xích lãng. Khổ hải vạn trùng ba. Dục thoát luân hồi khổ. Cấp cấp niệm Di Đà." rồi tất cả đồng cất tiếng niệm "Nam Mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật" vang truyền khắp khuôn viên chùa ra đến tận cổng, và cứ như thế liên tục cho đến đoàn rước

di chuyển lên đường. Đoàn rước đi theo thứ tự:

- Một tràng phan, hai vòng hoa hai bên..

- Thượng tọa đệ nhất chấp lệnh.

- Linh xa. . 

- Chư tôn Giáo phẩm trong Hội đồng chứng minhHội đồng Trị sự Trung ương, chư tôn Hòa Thượng, Thượng tọa Đại đức Tăng Ni.

- Thượng tọa đệ nhị chấp lệnh.

- Hòa thượng chủ sám.

- Kim quan.

- Môn đồ hiếu quyến.

- Phật tử.

Đoàn cung nghinh ra đến đường Lê Quang Đinh thì bắt đầu lên xe. Trời hôm nay u ám mây giăng, từng giọt mưa nhỏ lả tã rơi như hoa trời tung vãi. Trên các tuyến đường từ Lê quang Định đến Nơ Trang Long, xe cộ và khách bộ hành đều dừng lại chờ đón chiêm ngưỡng kim quan. Tiếng còi của bốn chiếc mô tô dẫn đường hụ lên từng hồi hòa lẫn tiếng chuông trống bát nhã và tiếng niệm Phật làm thành một không khí bi hùng trang nghiêm. Đến 8 giờ 45 phút, đoàn cung nghinh mới ra khỏi lớp người dầy nghẹt trên các nẻo đường. Rồi từ đường Đinh Tiên Hoàng, đoàn xe mới chạy đúng như tốc độ dự đinh, rẽ qua đường Võ Thị Sáu, về đường Bà Huyện Thanh Quan. Ở đây đã đông nghẹt người chờ sẳn, đứng chấp tay niệm Phật. Linh xa và kim quan vừa dừng lại trước tam quan chùa Xá Lợi thì chuông trống Bát nhã từ trong chùa nổi lên rước kim quan vào giảng đường Chánh Trí. Trước tam quan chùa Xá Lợi, một biểu ngữ lớn nền vàng giăng suốt từ bên này sang bên kia với hai giòng chử xanh:

TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ, ỦY VIÊN ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

 Sau khi tôn trí xong kim quan tại giảng đường, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni trong đoàn rước xếp hàng đảnh lễ kim quan.

 Đúng 9 giờ 5 phút, loa phóng thanh giới thiệu phái đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, dẫn đầu đến phúng viếng. Qua hai hàng dàn chào danh dự của Phật tử, phái đoàn vào thẳng giảng đường đến trước nơi tôn trí kim quan đặt vòng cườm tưởng niệm, cài băng tang và ghi cảm tưởng vào sổ tang. 

 Tiếp đến là đoàn đại biểu Hội đồng Nhà nước, do ông Huỳnh Tấn Phát:, Phó Chủ tỉnh Hội đồng Nhà nước dẫn đầu. Tiếp theo là đoàn đại biểu Hội đồng Bộ trưởng, do ông Phạm Hữu Kiêm dẫn đầu. Rồi đến:

- Đoàn Đại biểu Ban Tôn giáo chánh phủ, do ông Đặng Thành Chơn, Trưởng ban, dẫn đầu.

- Đoàn Đại biểu Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam do ông Lương Công Đoan dẫn đầu.

- Đoàn Đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do bà Lê Thị Huệ dẫn dầu.

- Đoàn đại biểu Hội Nông dân tập thể Việt Nam do ông Nguyễn Trung Thành, Phó Hội trưởng, dẫn đầu.

- Đoàn Đại biểu Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam do linh mục Võ Thành Trinh, quyền chủ tịch, dẫn đầu.

Tất cả đều dặt vòng hoa tưởng niệm và ghi cảm tưởng vào sổ tang.

Những vòng hoa của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chánh phủ được bố trí thành một hình vòng bán nguyệt trước bàn hương án.

 14 giờ cùng ngày, phái đoàn Hội đồng Chứng minh Giáo Hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Phó Pháp chủ, dẫn đầu, phái đoàn Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Phó Chủ tịch thường trực dẫn đầu, đã đến phúng điếu, đặt vòng hoa và ghi cảm tưởng vào sổ tang. 14 giờ 30 phút cùng ngày, phái đoàn Thành hội Phật giáo thủ đô Hà Nội do Hòa thượng Thích Thanh Chỉnh và Thượng tọa Thích Thanh Tứ dẫn đầu đã đến phúng điếu. Tiếp theo đó là các phái đoàn các Miền, Tỉnh, Quận, Huyện Giáo hội đến phúng điếu.

Sáng ngày 7 tháng 3 âm lịch, trọn buổi sáng dành cho các phái đoàn các cơ quan Chính quyền phúng điếu, trọn buổi chiều dành cho các đơn vị Giáo hội Phật giáo. Đúng 18 giờ cử hành lễ Tịch điện. Lễ được Thượng tọa Thích Tâm Hướng làm chủ sám, Hòa thượng Thích Thanh Trí làm đệ nhất chấp lệnh, Thượng tọa Thích Nhất Lệ làm đệ nhị chấp lệnh với sự tham dự đông đảo của Tăng Ni Phật tử Trong khi đó, bên ngoài các ngã đường Bà Huyện Thanh quan, đường Lê Văn Thạnh, xe cộ, Tăng Ni, Phật tử đang rộn rịp chuẩn bị lễ cung nghinh kim quan về Già Lam nhập tháp vào ngày mai. .

 5 giờ sáng ngày 8 tháng 3 âm lịch khung cảnh xung quanh chùa Xá Lợi trở nên nhộn nhịp. Tất cả các ngã đường Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Thạnh, Điện Biên phủ chỉ dành ưu tiên lưu thông cho phục vụ tang lễ sáng nay. Từng đoàn Tăng Ni Phật tử từ các nơi kéo về đứng sắp hàng trước tam quan chùa Xá Lợi cho đến đường Điện Biên Phủ. Tất cả xe trong đoàn cung nghinh đều tập trung từ ngả tư Điện Biên Phủ - Nguyên Văn Trỗi hướng về khu Đakao. 6 giờ loa phóng thanh

loan báo khu nội viện chùa Xá Lợi dành riêng cho chư tôn Giáo phẩm, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong ban tổ chức, môn đồ và quí vị khách quí, ngoài ra tất cả đều xếp hàng thứ tự từ tam quan chùa Xá Lợi đến đường Điện Biên Phủ. 6 giờ 30 phút, chư Tôn giáo phẩm trong Hội đồng Chứng minhHội đồng Trị sự Trung ương, các vị đại diện các cơ quan Nhà nước, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, đại biểu các thành hội, tỉnh hội đã tập trung đông

đủ tại nội viện chùa Xá Lợi, rồi loa phóng thanh loan báo thứ tự xuất phát như sau:

- Tràng phan - Kinh sư 

- Vòng hoa - Hội đồng chứng minh

- Trướng liễn - Hội đồng Trị sự Trung ương

- Thiền trượng, tích trượng - Ban tang lễ 

- Ảnh vị - Kim quan .

- Chuông khánh - Môn đồ

- Chủ sám - Quan khách 

- Long vị - Tăng Ni 

- Lư hương- Phật tử

- Hoa

 Trước chùa Xá Lợi, từ 6 giờ sáng đã có đoàn Phật tử dâng hoa sập sẵn hai hàng nghiêm chỉnh để chuẩn bị rải hoa cung thỉnh kim quan về Già Lam nhập tháp.

6 giờ 40 phút, 3 tiếng chuông báo chúng điểm, báo hiệu giờ cử hành lễ truy điệu. Hiện diện trong buổi lễ có ông Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Đặng Thành Chơn Trưởng Ban Tôn giáo Chánh phủ Bà Đỗ Duy Liên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, ông Nguyễn Hộ, Chủ tịch Mặt trận thành phố, ông Ngô Duy Đàm, Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, chư tôn Giáo phẩm trong Hội đồng Chứng minhHội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni Phật tử khắp cả nước về dự lễ tang.

7 giờ, lễ truy điệu bắt đầu với bài điếu văn của ông Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có những câu giọng đầy xúc động

“ …Là nhà tu hành chân chính giàu lòng yêu nước, người sáng lậplãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nhà hoạt động tích cực của phong trào Phật giáo quốc tế vì hòa bình, sự nghiệp và hoài bão của Hòa thượng trọn đời cống hiến cho Đạo pháp và Dân tộc là tấm gương sáng ngời trước toàn thể Tăng Ni Phật tử yêu nước Việt Nam...”

Tiếp theo là điếu văn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc. Với giọng chậm rãi trầm buồn, Hòa thượng đã biểu lộ

" Kính bạch Giác linh Hòa thượng ! Sự vắng bóng của Hòa thượng quả là một mất mát to lớn, không những đối với Đạo pháp mà đối với Dân tộc nữa. Bởi vì bản thân của Hòa thượng là một sự đúc kết nhuần nhuyễn hài hòa của Đạo pháp và Dân tộc...”

Sau lễ truy điệu, đúng 7 giờ 45 phút, lễ cung nghinh kim quan nhập tháp bắt đầu. Đoàn cung nghinh đi bộ từ chùa Xá Lợi ra đường Bà Huyện Thanh quan, Điện Biên Phủ, đến ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Trỗi mới lên xe. Đoàn cung nghinh gồm 50 chiếc nối thành hàng đi qua các đường Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Đinh Tiên Hoàng, Nơ Trang Long rồi Lê Quang Định. Trên đường đoàn cung nghinh đi qua, các chùa, tự viện, tịnh thất hai bên đường đều cử chuông trống Bát Nhã đón tiếp và tiễn đưa.

Tại chùa Già Lam, lúc 9 giờ, tất cả đã sẵn sàng. Vì số lượng người quá đông, khuôn viên chùa chỉ dành cho chư Tăng Ni và các phái đoàn tham dự lễ nhập tháp. Ngoài ra tất cả Phật tử được khuyến cáo và sắp xếp đứng ở vòng ngoài. 9 giờ 30 phút đoạn đầu của đoàn xe cung nghinh đã về đến cổng chùa. 9 giờ 40, kim quan được ban âm công rước ra khỏi xe đại dư.

Tại sân chùa, chư Tăng Ni và các phái đoàn đã sắp thành hàng để đón kim quan.Chuông trống Bát Nhã từ chánh điện nổi lên, tiếng niệm Phật vang dậy, đoàn cung nghinh thỉnh kim quan đến trước tượng Quán Thế Âm, dừng lại lễ Phật. Chư Tăng thỉnh long vị và di ảnh vào chánh điện lễ Phật và vào nhà Tổ yết Tổ rồi trở ra. Đoàn cung nghinh kim quan tiếp tục rước về phía tháp phần, trong khi tất cả vòng hoa, trướng đối và nghi trượng đã bài trí xong nơi khu vực tháp phần.

Bấy giờ là 9 giờ 45 phút, tại khu vực tháp phần, chư tôn Giáo phẩm trong Hội đồng Chứng minh,Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư Hòa thượng, Thượng tọa Dại đức, Tăng Ni, các phái đoàn đã vân tập đông đủ 10 giờ, kim quan được cung nghinh vào tháp phần và tôn trí trên mặt tháp.10 giờ10 phút Thượng tọa Thích Đức Thiệu thay mặt ban tổ chức lễ tang, môn đồ và hiếu quyến đọc lời cảm tạ với nỗi nghẹn ngào khiến tất cả đều cúi đầu im lặng. 10

giờ 20 phút lễ rải hoa tiễn biệt lần cuối. Các vị đại diện đều được lần lượt mời lên tháp phần rải hoa.

10 giờ 23 phút , tiếng niệm Phật tiếp dẫn lại vang lên, ai nâý chắp tay hướng về tháp phần. Rồi kim quan từ từ hạ xuống huyệt tháp. Từ đây khép lại một cuộc hành trình gần 80 năm của vị Thầy tôn kính. Nhưng từng bước chân đi, từng việc làm của Hòa thượng mãi mãi còn lưu dấu rạng ngời trong lòng lich sử của đạo Phật và dân tộc Việt Nam. BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU Ghi
 
 

LỜI CẢM TẠ CỦA
MÔN ĐỒ HIẾU QUYẾN 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Kính thưa liệt quí vị,

Cố Hòa thương bổn sư chúng tôi đã đột ngột ra đi trước sự khắc khoải nhớthương của toàn thể môn đồ hiếu quyến chúng tôi. Tin người viên tịch đã làm chúng tôi vô cùng bối rối. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của Mặt trận Tổ quốc Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, của Giáo hội Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, và của toàn thể Tăng Ni Phật tử, đến đây lễ tang đã được tiến hành viên mãn. 

Toàn thể môn đồ hiếu quyến chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Bản Việt Nam.
- Hội đồng Nhà Nước nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 
- Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, . . .
- Ủy ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam.
- Tòa Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng Bản việt Nam, thành phố Hồ Chí
 Minh. 
- Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
 Bình Trị Thiên. 
- Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Minh Hải
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tiền Giang.
- Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh 
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Hội Trí thức yêu nước thành phố Hồ Chí Minh
- Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghĩa Bình.
- Các Đoàn thể quần chúng thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tôn giáo tại thành phố Hồ chí Minh.
- Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam .
- Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Ban Hoằng pháp Phật giáo Việt Nam.
- Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Việt Nam Thủ đô Hà Nội.
- Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bình Trị Thiên.
- Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Phú Khánh.
- Đoàn Phật giáo tỉnh Cửu Long .
- Đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang và Phật giáo tỉnh
 An Giang. 
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thuận Hải.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Minh Hải
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hậu giang.
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tiền Giang và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắc Lắc.
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sông Bé 
- Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp
- Đoàn Phật giáo người Hoa
- Các Ban đại diện Phật giáo các quận tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Một số các Ban đại diện Phật giáo các huyện tại các tỉnh
- Toàn thể Tăng Ni Phật tử và đồng bào các giới

Đã gởi văn thư, điện tín, lễ vật, trực tiếp hoặc gián tiếp lo các công việc tiến hành tang lễ, cùng đích thân đến. Tu viện Quảng Hương Già Lam, chùa Xá Lợi, thăm viếng phúng điếutiễn đưa kim quan cố Hòa thượng bổn sư chúng tôi nhập tháp, an vị trong khuôn viên Tu viện Quảng Hương Già Lam sáng ngày 8 tháng 3 năm Giáp Tý, tức 8 tháng 4 năm 1984 .

 Chúng tôi chân thành biết ơn sâu xa, trước sự qụan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Trung ương Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đối với tang lễ của cố Hòa thượng bổn sư chúng tôi, đã thành lập ban lễ tang long trọng, hổ trợ phương tiện, và dành nhiều thuận lợi cho việc lo tang lễ, việc các phái đoàn Phật gíao ở các tỉnh về thành phố Hồ Chí Minh để viếng giác linh của cố Hòa thượng bổn sự chúng tôi được tiến hành tốt đẹp.

Chúng tôi vô cùng cảm tạ tấm chân tình của các vị đại diện các đoàn thể tôn giáo bạn, và các đoàn thể bạn, đối với cố Hòa thượng bổn sư chúng tôi, đã thân hành đến chùa Xá Lợi phúng, viếng cố Hòa thượng, phân ưu và ghi lời cảm niệm tán thán công hạnh phụng sự đạo, phục vụ đời của cố Hòa thượng bổn sư chúngtôi .

Chúng tôi vô cùng cảm động sự niệm ân và lòng thương tiếc, của chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức, Tăng Ni đối với cố Hòa thượng bổn sư của chúng tôi, đã tỏ bày lòng thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của cố Hòa thượng và đã tán dương đạo nghiệp hoằng pháp độ sinh, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức của Hòa thượng bổn sư của chúng tôi.

Chúng tôi vô cùng cảm xúc và ghi nhớ mãi hình ảnh đầy xúc động, biết ơn, phát tâm tinh tấn tu tậphộ trì Phật pháp của toàn thể Phật tử, trước kim quan cố Hòa thượng bổn sư của chúng tôi. Môn đồ chúng tôi nguyện sẽ quyết chiêm ngưỡng từng bước chân đi của Hòa thượng, và sẽ nỗ lực đi trên con đường người đã đi. Con đườngtrọn đời Hòa thượng đã tận tụy hy sinh để thể hiện một cách trong sáng tinh thần Bi - Trí - Dũng. Đấy là sự thể hiện lòng thương người một cách thấm thiết và vô vụ lợi đem lại an lạc, xua tan đau khổ cho đời. Đấy là sự thể hiện một nhận thức sáng suốt, đánh giá một cách chân xác các sự việc, tư duy chân xác nhớ tưởng chân xác, kiên cố chân xác để hành động một cách chân xác. Đấy là sự thể hiện lòng dũng cảm không nao núng trước mọi khó khăn, và không sợ hãi trước bạo lực trên đường xây dựng hạnh phúcgiải thoát thiết thực cho đời mà Hòa thượng đã trung thành cho đến giờ phút cuối cùng từ biệt cõi đời. Môn đồ chúng tôi tuy với phước mỏng trí sơ, cũng xin nguyện noi gương cao cả của Hòa thượng, hết lòng đề cao tinh thần Bi - Trí - Dũng trong mọi sinh hoạt của mình để ngõ hầu không phụ lòng thương yêu của Hòa thượng đã dày công nuôi dạy chúng tôi, để giáo dục niềm tin Đạo cho quí Phật tử, và để ghi đậm nét thêm kỷ niệm đầy xúc động trong giờ phút ly biệt này.

Kính thưa toàn thể quí liệt vị,

Trong suốt thời gian tang lễ vừa qua, vì bối rối chúng tôi không sao tránh khỏi những sơ suất và bất cập, kính mong toàn thể quí liệt vị niệm tình hỷ xả .

Kính xin toàn thể quí liệt vị nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của môn đồ hiếu quyến chúng tôi.

Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
 
 

Bức thư của SƯ NỮ THÀNH PHỐ VINH

CHÙA CẦN LINH, Thành phố Vinh 

Kính gửi.: Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 

Con và toàn thể Phật tử Nghệ Tĩnh, được tin đột ngột Hòa thượng Thích Trí Thủ đã từ trần, chúng con vô cùng xúc động, buồn tiếc. Chúng con không vào được để thăm viếng và dự lễ tang. Chúng con rất mong quí Hòa thương và chư Tăng thông cảm cho chúng con, vì hoàn cảnh xa cách.

Hòa thượng viên tịch là có phần tổn thất lớn cho Đạo pháp. Vì lòng yêu nước, yêu đạo, yêu hòa bình, Hòa thượng với tinh thần cương nghị, lại gồm cả tài, cả đức, suốt đời tích cực hoạt động xây dựng, củng cố, vận động, đến ngày nay Phật giáo đã trở thành Hội Phật giáo Thống nhất toàn quốc.

Công đức ấy vô cùng to lớn, Hòa thượng đã làm tròn nghĩa vụ của một đệ tử chân chính của Phật, một người trung thành đối với Tổ quốc đối với Đạo.

Hòa thượng nay không còn nữa, nhưng cái gương sáng chói ấy, cái tinh thần cao cả, cái sự nghiệp lớn lao ấy vẫn thâm nhập vào lòng của tất cả Phật tử khắp nơi

Chúng con nguyện luôn luôn tinh tiến trên đường Đạo, hầu đáp ứng phần nào lòng mong ước của Hòa thượng.

Hôm nay nhân ngày rằm tháng ba âm lịch, chúng con trên sáu trăm Phật tử trước điện Phật nhất tâm cầu niệm Hòa thượng siêu thăng Tịnh độ, rồi tùy duyên trở lại giáo hóa chúng sinh giải thoát vòng mê khổ .

Cuối thư, chúng con chân thành kính chúc quý Hòa thượng, chư Tăng trong Giáo hội, sống lâu mạnh khỏe để gánh vác việc Đạo, việc nước, hoằng pháp phổ độ quần sinh, Phật đạo ngày càng tiến triển

Vinh, ngờy rằm tháng ba Giáp Tý

 Con: THÍCH DIỆU NIỆM

Trú trì chùa Cần Linh Sư Nữ Thành phố Vinh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47018)
31/05/2012(Xem: 10740)
16/10/2014(Xem: 25764)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.