QUÁN MƯỜI HAI CHI DUYÊN KHỞI
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản dịch Anh: Examination of the Twelve Links of Dependent Origination.
Trích từ: RJE Tsong Khapa. Ocean of Reasoning. Translated by Geshe Ngawang Samten and Jay. L. Garfield
(Oxford University Press, 2006)
Nội dung
1. Giải thích Chương
1.1. Thứ tự của duyên khởi
1.1.1. Các nguyên nhân và hiệu quả thúc đẩy bạn vào trong đời sống.
1.1.2. Các nguyên nhân hữu quả và các hiệu quả
1.2. Thứ tự ngược chiều của duyên khởi
2. Tóm tắt Chương và tên của Chương
Hiện nay chúng ta đã xong phần chính yếu thứ nhất của tiết mục về sử dụng ý nghĩa của văn bản --biểu thị rằng cái gì do duyên khởi thì chẳng có tự tính (the demonstration that the dependently originated is empty by nature). Chương này là phần thứ nhì của tiết mục đó – trình bày sự kiện rằng một khi bạn vẫn còn chiến đấu trong sinh tử luân hồi hoặc tự giải thoát cách tuyệt sinh tử luân hồi thì sự vụ đó tùy thuộc vào bạn không thực chứng hoặc có thực chứng lí tính đó (cái gì duyên khởi thì chẳng có tự tính). Chương này có hai phần: giải thích chương và tóm tắt chương và tên của chương
1. Giải thích Chương
Ở đây khi bạn thấy Ngài Long Thọ nói:
Bất cứ cái gì do duyên khởi,
nó được giải thích là tính không [XXIV:18 ab]
Bạn có thể hỏi: Trong những tụng ngôn này duyên khởi là gì?
Và trong tụng ngôn:
Bất cứ ai thấy duyên khởi
Cũng thấy đau khổ [XXIV:40ab]
thì thấy duyên khởi đó là thấy gì mà ngài nói rằng thực tại tính/pháp tính của Bốn Thánh Đế được thấy?
Giải thích điều này có hai phần: thứ tự của duyên khởi và thứ tự ngược chiều của duyên khởi.
1.1 Thứ tự của duyên khởi
Mục này có hai phần: các nguyên nhân và các hiệu quả thúc đẩy bạn vào đời sống và các nguyên nhân hữu quả và các hiệu quả.
1.1.1 Các nguyên nhân và hiệu quả thúc đẩy bạn vào trong đời sống
Tụng 1.
Do vô minh che lấp,
chúng sinh tạo ba hành,
nên theo ba hành nghiệp,
vào luân hồi sáu cõi.
Vô minh không phải chỉ là chẳng có tuệ tri về thực tướng của sự-sự vật-vật, cũng không phải chỉ là một cái gì khác biệt cách tuyệt với tuệ tri đó. Thay vào đó, nó là cái điên đảo của trí tuệ đó, và khác biệt toàn phần với trí tuệ đó. Đó là, vô minh là sự chấp thủ con người (the person: mình /người) và các hiện tượng/pháp là hiện hữu thực hữu bằng cách đối tượng hoá chúng.
(Ignorance is not just the absence of insight into the way things really are, nor just something different from it. Instead, it is the very opposite of that knowledge, and is completely heterogeneous with it. That is, it is the grasping of the person and phenomena as truly existent by objectifying them)
Bởi vì các sự kiện chân thật bị che lấp bởi vô minh, con người tạo tác – đó là, làm sinh ra – các hành động / hành nghiệp thiện, bất thiện, bất động – hoặc là những hành nghiệp của thân, ngữ, tâm – sự vụ đó dẫn đến tái sinh.
Bạn tạo tác những hành nghiệp đó dẫn đến tái sinh, nhưng kết quả này có chẳng do bạn tạo tác những hành nghiệp với mục đích đó, nhưng những hành nghiệp đó đưa đến kết quả đó. Xuyên qua năng lực của những hành nghiệp sinh khởi theo đường lối này, những hữu tình tiến hành chuyển cư qua lại sáu cõi.
Tụng 2.
Ba hành nghiệp quá khứ,
duyên thức đi sáu cõi.
Ở nơi thức an lập,
danh và sắc tăng trưởng.
Sau đó, thức của kẻ đã tích lũy các tập khí, được duyên hội bởi hành nghiệp, và là hạt giống của hữu, đi vào chuyển cư (transmigration: chuyển cư; luân hồi sáu cõi), nghĩa là sinh làm, tỉ dụ, một vị trời, sự vụ này thì chiểu theo những hành nghiệp của kẻ đó.
(Thereafter, the consciousness of the person who has accumulated the dispositions, is conditioned by action, and is the seed of existence, enters transmigrations such as as that of – that is, take birth as – a god, for instance, according to his actions)
Và ở, vào đúng thời điểm khi trạng thái chết chấm dứt, hoàn toàn giống như hai cán cân, các uẩn sinh khởi trong trạng thái của sinh/tái sinh, vì chúng được thúc đẩy bởi nghiệp. Tiếp theo đó, khi thức đi vào tử cung của người mẹ, và khi nó chìm đắm vào bất giác (oblivion), với thức làm một duyên (=điều kiện), bốn uẩn danh và uẩn sắc hiện khởi.
Bốn uẩn được gọi là “danh” bởi vì thức, xuyên qua bị nhơ nhuốm bởi nghiệp và các phiền não, được dẫn bởi những uẩn này tới cõi tái sinh thích hợp hoặc bởi vì xuyên qua tưởng (discrimination: phân biệt) chúng sử dụng thức với đối tượng. Sắc gồm những thứ như phôi trong ngữ cảnh này (embryo: phôi; thời kì thai nghén từ tuần thứ hai tới thứ tám).
Tụng 3.
Danh và sắc tăng trưởng,
làm duyên sinh sáu xứ.
Có sáu xứ làm duyên,
nên sáu xúc sinh khởi.
Khi bốn uẩn danh và uẩn sắc – tỉ dụ phôi – hiện khởi, lúc đó các xứ/cảm thức là những cửa để sinh khởi đau khổ, cũng hiện khởi. Chúng là sáu xứ/cảm thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và thức ý, chúng sinh khởi từ danh và sắc làm các duyên (as conditions). Mặc dầu các cơ quan thể chất và tinh thần hiện hữu sẵn trước thời điểm này, tập hợp sáu thức (thức mắt, thức tai, thức mũi, thức lưỡi, thức thân, và thức ý) sinh khởi ở điểm này, và đó là lí do chúng được nói đến trong giai đoạn này.
Tiếp theo đó, tùy thuộc vào sáu cảm thức/sáu xứ, xúc sinh khởi. Xúc sinh khởi như thế nào, và bản chất của nó là gì?
Tụng 4.
Mắt làm duyên cho sắc
và thấy sắc trong tâm;
cũng vậy, thức làm duyên,
danh và sắc sinh khởi.
Tụng 5.
Khi mắt, sắc và thức
hội tụ gọi là xúc.
Có sáu xúc làm duyên,
thế nên thọ sinh khởi.
Thức mắt (visual consciousness) sinh khởi chỉ tùy thuộc vào mắt, duyên tăng thượng (dominant condition); sắc (=hình dáng vật chất), duyên đối tượng (objective condition: sở duyên duyên); và sự trông thấy trong tâm – giữ lại trong tâm – duyên trực tiếp (immediate condition: nhân duyên). Nguyên nhân tức thời/trực tiếp – tỉ dụ: sự trông thấy trong tâm (retention: sự bắt giữ hình dáng) – tạo nên thức mắt tùy thuộc vào bốn uẩn danh (thọ, tưởng, hành, thức). Hai duyên đầu (duyên tăng thượng, duyên đối tượng), tỉ dụ hình dáng vật chất (=sắc). Duyên của chúng là sự kết hợp của ba –danh, sắc, và thức – và đây là các đặc tính của xúc; xúc sinh khởi cùng một đường lối như thức sinh khởi.
Năm loại xúc khác nên được hiểu theo phương diện kết hợp của ba – đối tượng, quan năng cảm thức, và thức – trong (tỉ dụ) xúc xuyên qua sự tập hợp mắt.
(Object: Đối tượng= trần= cảnh. Sense faculty: quan năng cảm thức = căn = tình. Xúc là hội tụ của Trần, Tình, Thức. ĐHP).
Khi cả ba hội hợp, ba loại đối tượng – lạc, bất lạc, và trung tính đều được quán sát. Tiếp theo đó, xuyên qua xúc, hoà hợp với sự quán sát các đối tượng lạc, bất lạc, và trung tính thì ba lạc, bất lạc, và trung tính, sinh khởi, theo thứ tự kể trên. Năm thọ khác nên được hiểu theo tỉ dụ thọ duyên bởi xúc về phương diện hội hợp về thọ mắt (visual assemblage).
Như vậy, “Tóm tắt tinh yếu kinh tạng” (Sutrasamuccaya) nói rằng bộ tứ được thúc đẩy là: danh và sắc, sáu cảm thức, xúc, và thọ. Đây gồm cả thức hiệu quả (resultant consciousness/ effect consciounesss).(sáu cảm thức = thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. ĐHP)
Cái gì thúc đẩy chúng? Hành nghiệp tùy thuộc vào vô minh! Chúng bị thúc đẩy như thế nào? Bởi thức – tiến trình thức nguyên nhân chuyển sang thức hiệu quả vốn do tác dụng của các tập khí.( By consciousness – the causally efficacious cognitive process pervaded by latent potentials) (latent potentials: các năng lực ảnh hưởng tiềm ẩn = tập khí).
Ý nghĩa cuả: “được thúc đẩy” là như sau: Nếu có những nền tảng làm nguyên nhân, tỉ dụ ái, chúng làm cho những hiệu quả có thể thành.
1.1.2 Những nguyên nhân hữu quả và những hiệu quả
Tụng 6
Thọ làm duyên, ái sinh
theo đối tượng của thọ.
Ái làm duyên cho thủ,
bốn loại thủ hiện diện.
Tiếp theo đó, duyên bởi thọ, ái sinh khởi, bởi vì ái là ái để thành chủ thể của các cảm thọ.Tại sao bạn ái? Bạn ham muốn trải nghiệm cảm thọ, bởi vì bạn ham muốn điều đó. Bạn ham muốn cái khoái cảm để không bị xa cách với nó, bạn ham muốn được xa cách hẳn đau khổ và bạn ham muốn cái trung tính tiếp tục.
Khi có ái, được duyên bởi ái, bốn đối tượng của chấp thủ là những nguyên nhân của nghiệp đang thúc đẩy, sẽ bị chấp thủ: dục, kiến, kiêu mạn về đặc hữu của bạn và quy luật hành sử của bạn, và chấp ngã (dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, và ngã ngữ thủ).
Tụng 7
Khi có thủ: có hữu
của kẻ thủ sinh khởi.
Không thủ: sẽ giải thoát
vì sẽ không có hữu.
Khi có bốn đối tượng của thủ, hữu của kẻ thủ bốn thủ này (đó là bạn bắt đầu du hành tái sinh) sinh khởi, duyên bởi thủ. Nếu kẻ thủ, xuyên qua năng lực của tuệ tri phân biệt, thế nên thực chứng thực tướng, đã không vui thú với ái của thọ, và nếu xuyên qua sự thực chứng trí tuệ bất nhị bạn chấm dứt thủ, lúc đó bạn sẽ được giải thoát. Đây là vì tiếp theo đó sẽ không có tái sinh.
Tụng 8
Hữu này là năm uẩn.
Từ hữu nên có sinh.
Già và chết, và sầu,
bi, khổ, và vân vân,
Bạn nên biết rằng hữu duyên bởi thủ, hữu có bản chất là năm uẩn. Các hành nghiệp thiện và bất thiện của thân, ngữ, tâm tạo nên hữu của năm uẩn trong tương lai. Thế nên, nguyên nhân được gọi tên theo hiệu quả của nó, và vì thế nó được gọi là “hữu”, Những hành nghiệp của thân và ngữ thuộc về uẩn sắc. Những hành nghiệp của tâm do bản chất nên thuộc về bốn uẩn tinh thần.
Các nhà Tì Bà Sa (Vaibhasikas) cho rằng những hành nghiệp của thân và tâm nên được xem cả hai đều thuộc về uẩn sắc, nhưng các bộ luận khác bác bỏ quan điểm này, và giải thích rằng hành nghiệp đó là thuộc tinh thần duyên hội xảy ra khi bạn tham dự vào các hoạt động về thân hoặc ngữ. Nhưng Ngài Nguyệt Xứng tiếp tục giữ quan điểm là những hành nghiệp của thân thuộc về uẩn sắc. Mặc dầu những hành nghiệp tinh thần đều là có tính hữu ý (intentional), những tiến trình tinh thần khác (mental processes) và những sự cố tinh thần (mental episodes) đi theo với ý định đó đều được nói là thuộc về cùng một thực thể (same entity). Thế nên, hành nghiệp tinh thần được nói là thuộc về bốn uẩn phi thể chất.
Được tăng hoạt bởi ái và thủ, sự sinh của các uẩn của đời sau sinh khởi từ hữu trong đó nghiệp có năng lực ảnh hưởng tạo nên tái sinh.
Tụng 9
Và cộng thêm ưu, não:
chúng đều đến từ sinh.
Những gì sinh khởi là
khổ gắn vào năm uẩn.
Từ sinh phát khởi tiến trình già của các uẩn (tiến trình phát triển trọn vẹn), chết (sự chấm dứt của các uẩn), bi [đau lòng do ái luyến mê vọng (deluded attachment) đối với kẻ sắp chết] và sầu (gây nên bởi cái bi đó), khổ (do sự tấn công vào năm cảm thức), ưu (sự tấn công vào tâm), và não (sự quấy động tinh thần và thể chất sinh khởi từ ưu và khổ).
Hoàn toàn như chúng ta đã giải thích trước đây, chỉ xuyên qua năng lực của chính các nguyên nhân và các duyên, đại uẩn (đó là toàn thể các uẩn) của khổ khởi sinh. Vì khổ năm uẩn về phương diện tinh yếu cách tuyệt ngã và ngã sở (của tôi), là thuần được giả thiết/giả danh (imputed) bởi những kẻ vô minh (fools) (vô minh = si = ngu si = vô trí = phi hiện quán= …), là đau khổ do chính bản chất của nó, và ngay cả không trộn lẫn với lạc thú, nên nói là “chỉ có khổ năm uẩn sinh khởi” (only a mass of suffering arises”). Như vậy, điều này giải thích thứ tự bạn chiến đấu với sinh tử luân hồi.
Cái gì sẽ sinh khởi? Sinh, già và chết!
Cái gì tạo nên chúng? Thủ do ái làm duyên!
Cách nào thủ sinh ra chúng? Khi những năng lực ảnh hưởng tiềm ẩn (latent potentials) mà các tập khí thâm nhập thức tăng tiến thành năng lực ảnh hưởng (potency), chúng tạo nên hữu (existence). Điều này tỏ rõ cái gì sinh ra đều là bị thúc đẩy bởi vô minh và các tập khí. Thế nên “cái nguyên nhân nó thúc đẩy và đi đến kết quả” quy chiếu cả hai nguyên nhân và hiệu quả của một đời sống đơn biệt, nhưng không quy chiếu tới một đời sống cá nhân. Tuy nhiên, các lí do khiến hai nguyên nhân này được trình bày riêng biệt là để phân biệt sự đau khổ do bị thúc đẩy và sự đau khổ gây nên bởi tác dụng kế tiếp của sự đau khổ do bị thúc đẩy và để phân biệt giữa nguyên nhân thúc đẩy và nguyên nhân đi đến kết quả trong đời sống kế tiếp.
(Therefore,”the cause that propels and comes to fruition” refers both to cause and effect of a single life, but does not refer to an individual life. However, the reasons that these two causes are presented separately is to distinguish between propelled suffering and the suffering to which it in turn gives rise, and to distinguish between the cause that propels and the cause that comes to fruition in the next life)
Địa Sự (Bhumivastu) (trong Du già sư địa/ Yogacarabhumi) nói:
“Vì mỗi sự vật từ thức tới thọ, và sinh, già và chết, đều có những đặc tính tương liên, tại sao chúng lại được trình bày trong hai cách khác biệt?
Điều đó được làm là để tỏ rõ đặc tính phân biệt của các hiện tượng đau khổ và để phân biệt đau khổ thúc đẩy và đau khổ đi đến kết quả.” ( Du già sư địa).
(That is done in order to show the distinct characteristics of suffering phenomena and in order to distinguish between that which propels and that which comes to fruition ( Yogacarabhumi)
12. Thứ tự ngược chiều của duyên khởi
Tụng 10
Gốc sinh tử: hành nghiệp.
Kẻ vô minh: tác giả.
Kẻ trí thấy pháp tính
và không là tác giả.
Các chi của sinh tử luân hồi sinh khởi từ bất cứ chi nào tỉ dụ vô minh (hành, thức…12 chi) (The limbs of cyclic existence arise from such things as ignorance). Thế nên gốc rễ chính yếu của sinh tử luân hồi (của các sự vật như thức nhập vào phôi thai) là hành nghiệp. Cho nên, những ai nhận thức trực tiếp thực tại tính / pháp tính của duyên khởi không tạo bất cứ một hành nghiệp nào sẽ thúc đẩy đau khổ. Và kết quả là người vô minh, không trực tiếp nhận thức thực tại tính, là những tác giả của hành nghiệp. Điều này trong kinh có nói,
“Này chư tăng! Người hoàn toàn vướng mắc với vô minh, tạo các hành nghiệp thiện hảo. Họ cũng tạo các hành nghiệp bất thiện. Họ cũng tạo những hành nghiệp bất động nữa”. (Salistambha-sutra. Kinh Duyên sinh).
Như vậy những người vô minh (the unwise) đều là những tác giả / tác nhân, kết quả là những người bị vướng mắc với vô minh đều là những tác giả của hành nghiệp, và những người trí (the wise) có thấy thực tại tính và họ đã buông bỏ vô minh, đều không phải là những tác giả bởi vì họ thấy thực tại tính/pháp tính.
Tụng 11
Khi vô minh diệt tận,
hành nghiệp không sinh khởi.
Vô minh diệt do tuệ
và thiền lí duyên khởi.
Thế nên, ở nơi có vô minh, hành nghiệp sinh khởi và nơi không có vô minh, hành nghiệp không sinh khởi. Khi vô minh chấm dứt – nghĩa là khi nó bị buông bỏ -- những hành nghiệp sẽ không sinh khởi, bởi vì không sử dụng hoàn tất các nguyên nhân của chúng.
Cái gì sẽ làm cho vô minh đó chấm dứt?
Khi bạn thực chứng thực tại tính/pháp tính/lí tính của duyên khởi một cách không sai lầm bằng phương pháp hiệu quả thành tựu trí tuệ siêu việt thì vô minh diệt tận (tiêu tùng). Thực tại tính/pháp tính có thể được nhận thức trực tiếp bằng cách sử dụng trí tuệ siêu việt trong thiền định trên thực tại tính/pháp tính. Hành giả nhận thức thực tại tính đa số chắc chắn xoá bỏ vô minh
(The cessation of ignorance –its exhaustion – is achieved through the wisdom by means of which one nonerroneously realizes the reality of dependent origination. Reality can be perceived directly by employing that wisdom in meditation on reality. The practitioner who perceives reality most certainly eliminates ignorance)
Tụng 12
Chi vô minh này diệt,
nên chi sau cũng diệt,
mỗi chi làm sao sinh?
Nên khổ năm uẩn diệt.
Khi buông bỏ vô minh, hành nghiệp sẽ chấm dứt. Tương tự, xuyên qua sự chấm dứt của một chi và chi tiếp theo thì chi tiếp theo và tiếp theo sẽ không sinh khởi. Những biện luận này tỏ rằng các khổ năm uẩn của hành giả thì rỗng thông chẳng có ngã (=tôi) hoặc ngã sở (= của tôi). Khổ năm uẩn sẽ không sinh khởi trở lại, và như thế sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Lí do hiện hữu có tự tính của các hiện tượng (essential existence of phenomena) đều đã được chứng tỏ là sai (refute) trong tất cả các chương khác thì không được chứng tỏ là sai trong chương này là vì khi hiện hữu có tự tính của con người và các hiện tượng được duyên khởi được chứng tỏ là sai, thì tất cả các chi này cũng đều được chứng tỏ rõ là không hiện hữu có tự tính (not to be essentially existent). Ở đây cũng chứng tỏ rõ vô minh có thể bị xoá bỏ bằng thiền định trên thực tại tính/pháp tính như đã được trình bày. Bằng phương pháp hiệu quả đó, xuyên qua xoá bỏ các chi còn lại của sinh tử luân hồi, giải thoát được thành tựu. Nếu không chấp thuận sử dụng quan điểm đó, vì vô minh không thể bị xoá bỏ, cho nên các chi còn lại như vậy sẽ sinh khởi, và vòng sinh tử luân hồi sẽ tiếp tục lưu chuyển.
2. Tóm tắt chương và tên chương
Bạn nên tìm biết cho chắc chắn (ascertain) cách-thế chấp-thủ ngã của người và ngã của các hiện tượng xuyên qua vô minh bẩm sinh (innate ignorance) -- đó là, đường lối chúng bị chấp thủ xuyên qua hai loại vô minh nắm giữ chúng xem chúng đều là ngã khi nhận thức duyên khởi của con người và hiện tượng. Tiếp theo, bạn nên hiểu rằng tất cả những biện luận này đều được trình bày để chứng tỏ chấp thủ có hai ngã --nhân ngã và pháp ngã -- (do có hai vô minh nắm giữ) là sai, và để tăng trưởng tri kiến giúp bạn có thể thực chứng hai loại vô ngã là thuốc giải cho hai ngã theo thứ tự tương ứng. Tăng trưởng một sự lí hội thông hiểu hoàn toàn tri kiến toàn hảo xuyên qua đó bạn có thể thực chứng hai vô ngã, xuyên qua văn tư tu (nghe, tư duy, thiền định), bạn nên hết sức cố gắng bằng mọi phương pháp hiệu quả để tu tập hoà hợp với thứ tự ngược chiều của duyên khởi.
Đây là luận giải về chương thứ hai mươi sáu, có 12 bài tụng, được đặt tên là “ Quán mười hai chi duyên khởi của sinh tử luân hồi”
_____________________________
Chú thích
Kính giới thiệu:
Kinh Duyên Sinh. Hoà Thượng Thích Tâm Châu dịch
http://old.thuvienhoasen.org/tamchau-kinhduyensinh.htm
_______________________________
Phụ Bản: Bổn Vô = Chân Như
Đại sư Tăng Triệu (384 - 414) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:
“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.
Để vạch ra tông chỉ chánh pháp là căn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô.
(có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối. Thích Duy Lực).
Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.
Vì duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thể là chơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.
Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.
Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …
Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, Duyên Hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”
(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 - 471).
Chú thích về Bản Vô = Chân Như: trích từ Phật quang đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, xb 2000.
Chân Như: Sanskrit: bhuta-tathata hoặc tathata.
Chỉ bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.
Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới.
Trong sách Phật Hán dịch ở thời kì đầu dịch là Bản vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi.
________________________
1. Kinh Trung Bộ nói về lý tính Duyên khởi:
Cái này có, nên cái kia có;
Cái này sinh, nên cái kia sinh;
Cái này không có, nên cái kia không có;
Cái này chấm dứt, nên cái kia chấm dứt.
( Majjhima Nikaya II, 32 :
This being, that becomes;
from the arising of this, that arises;
this not becoming, that does not become;
from the ceasing of this, that ceases)
______________________________
2. Kinh Đại-thừa nói về lý tính duyên sinh:
Salistambasutra (Sanskrit)
(Xá-Lê-Sa-Đảm-Ma kinh) = Kinh Duyên-Sinh (=Phật thuyết Đại-thừa Đạo-cán kinh).
Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt [Saigon 1957; in lại trong: Chư Kinh Tập Yếu Tập I, Thích-Tâm-Châu, Toronto, Canada, 2004, gồm 21 bản kinh ngắn]
Đạo-cán nghĩa là lúa nếp. Đức Phật nhân trông thấy cánh đồng lúa nếp Ngài nói ra kinh này.
“ …Đại Bồ-tát Di-Lặc đáp lại Cụ Thọ Xá-Lỵ-Tử rằng :
Nay Phật, Pháp Vương, Chánh-Biến-Tri bảo các vị Tỳ-khưu : ‘Nếu ai thấy được Nhân-duyên , tức là người ấy thấy được Pháp; nếu ai thấy được Pháp tức là người ấy thấy được Phật’, vậy trong này thời cái gì là Nhân-duyên ? Nói là Nhân-duyên, thời : “đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh”.
Như : Vô-minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh-sắc, Danh-sắc duyên cho Lục-nhập, Lục-nhập duyên cho Xúc, Xúc duyên cho Thụ, Thụ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sinh, Sinh duyên cho Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, sinh khởi được. Như thế, là chỉ sinh-khởi sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao , thuần-nhất, cùng cực vậy.
Cũng trong này,Vô-minh diệt nên Hành diệt, Hành diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh-sắc diệt, Danh-sắc diệt nên Lục-nhập diệt, Lục-nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thụ diệt, Thụ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Lão-tử, sầu, thán, khổ, ưu, não, cũng diệt được. Như thế là chỉ diệt sự kết-tụ những khổ đau lớn-lao, thuần-nhất, cùng cực là được. Đó là Đức Thế-Tôn nói ra pháp Nhân–duyên vậy.
____________________________
3. Duyên khởi, Tính không, Trung đạo
Trung luận XXIV
18. Cái gì do duyên khởi Ta nói là tính không Tính không là giả danh Chính nó là trung đạo18. That which is dependent origination Is explained to be emptiness That, being dependent designation Is itself the middle way. ( Trích từ Tsong Khapa. Ocean of Reasoning, trang 503)
Ngài Long Thọ giảng trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani): 71. Tôi kính lễ Phật vô thượng, và giảng pháp tối thượng rằng Tính không, duyên khởi và Trung đạo cùng một nghĩa.
71. I prostrate to the Buddha who is unparalleled, and Who has given the supreme teaching that Emptiness, dependent origination and The middle path have the same meaning. (Tsong Khapa. Ocean of Reasoning. trang 505)
____________________________
4. Duyên khởi là gì?
(Trích từ : Lí tính duyên khởi trong tụng mở đầu Trung Luận. Đặng Hữu Phúc.Thuvienhoasen.org và Hoagiacngo.com )
Ngài Nguyệt Xứng trong “ Bản diễn giải Bốn trăm bài tụng của Thánh Thiên Đề bà” / “Commentary on Aryadeva’s Four Hundred ” viết
<< Hỏi: Ngài đề nghị học thuyết gì vậy?
Trả lời: Tôi đề nghị học thuyết duyên khởi.
Hỏi: Vậy thì, ý nghĩa của duyên khởi là gì?
Trả lời: Duyên khởi có nghĩa là chẳng có hiện hữu có tự tính. Nó có nghĩa là sự sinh khởi của những hiệu quả mà chúng có một bản chất giống như bản chất của những huyễn tượng, những ảo ảnh sóng nắng, những phản chiếu, những thành phố huyễn thuật của những kẻ sống bằng mùi hương (càn thát bà), những hóa hiện, và những chiêm bao. Nó nghĩa là tính không và vô ngã.”
(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. p. 674)>>
_______________________
5. Ngài Tsong Khapa giảng
< Làm thế nào để diễn dịch rằng duyên khởi cách tuyệt với tám cực đoan (diệt, sinh,…) ( free from eight extremes).
Trong chương XXVI, hai tiếp cận với cuộc đời được phân biệt rõ: vướng mắc rối bời trong sinh tử tương tục xuyên qua vô minh và giải thoát chính mình cách tuyệt với sinh tử tương tục xuyên qua xoá bỏ vô minh.
Thế nên niết bàn và sinh tử tương tục, theo thứ tự, hiện hữu trong tính đức thấy hoặc không thấy như thị tính.
Bảy mươi bài tụng về tính không (Sunyatasaptati), tụng 64, ngài Long Thọ nói:
“Tuyên bố khẳng định sự-sự vật-vật sinh khởi do các nhân và các duyên
trong trạng thái thật
là cái mà đạo sư gọi “vô minh”
Mười hai chi duyên khởi phát sinh từ đó”.(64)
To posit things arisen through causes and conditions
As real
Is what the teacher calls “ ignorance”
The twelve limbs arise from that. (64)
Và trong “Bảo hành vương chính luận” (Ratnavali) :
Cũng giống như thế khi mê lầm
chấp thủ thế giới giống như ảo ảnh sóng nắng này
trong trạng thái hoặc hiện hữu hoặc không hiện hữu
Nếu mê lầm, kẻ đó sẽ không đạt giải thoát.(I:56)
(trang 34-35) >
_____________________
6. Duyên khởi của sinh tử luân hồi
(trích từ Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness)
Bản Lược đồ một vòng mười hai chi Duyên khởi,
theo giáo pháp Đức Phật giảng trong Kinh Duyên sinh/Kinh Lúa nếp/Kinh Đạo cán / “Rice Seedling Sutra:
------------------------------
đời sống A (life A): chi 1, 2, 3a
những nguyên nhân đang phóng chiếu: chi 1, 2, 3a
(projecting causes)
1. vô minh (ignorance)
2. hành / hành nghiệp (action)
3. thức (consciousness)
3a. thức nguyên nhân (cause consciousness)
__________________
đời sống B (life B): chi 3b, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
những hiệu quả được phóng chiếu: chi 3b, 4, 5, 6, 7
(projected effects)
những nguyên nhân đang hiện thể hoá: chi 8, 9, 10
(actualizing causes)
3b. thức hiệu quả (effect consciousness)
4. danh và sắc (name and form)
5. sáu xứ (sources)
6. xúc (contact)
7. thọ (feeling)
8. ái (attachment)
9. thủ (grasping)
10. hữu (existence)
______________
đời sống C (life C) : chi 11, 12
những hiệu quả được hiện thể hoá : chi 11, 12
(actualized effects)
11. sinh (birth)
12. già và chết (aging and death)
_____________________________________
Chú thích 7
Kính mời độc giả đọc trên Thuvienhoasen.org và Hoagiacngo.com
Chú thích cuối
Kính mời độc giả đọc trên Thuvienhoasen.org và Hoagiacngo.com
Đức Đạt lai lạt ma. Mười hai chi của duyên khởi (Trung Đạo. Bài 2)
Tsong Khapa. Quán mười hai chi duyên khởi.
Jeffrey Hopkins. Duyên khởi của sinh tử luân hồi.
Đức Đạt lai lạt ma. Cái nhìn tỉnh biết của Thực tại tính/Pháp tính.
Đặng Hữu Phúc. Lí tính Duyên Khởi trong Tụng mở đầu Trung Luận.
___________________________
Phụ bản
Bản dịch Việt mười hai bài tụng căn cứ trên 5 bản dịch:
(1) Bản dịch Trung Luận Phạn- Anh của Giáo Sư K.K. Inada (1970, reprinted 1993).
(2) Bản dịch Trung Luận Phạn – Anh của Giáo Sư Nancy McCagney (1997).
(3) Bản dịch Tạng- Anh, trích từ The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded in Reason. Translated by Thupten Jinpa. 2009).
(4) Bản dịch Tạng-Anh, trích từ RJE Tsong Khapa. Ocean of Reasoning. Translated by Geshe Ngawang Samten and Jay.L. Garfield (2006) .
(5) bản dịch Hán Việt, trích từ Trung Luận. Thanh Mục thích. Ngài La Thập dịch Hán. Thích Thiện Siêu dịch Việt. In năm 2000)
_______________
Chương XXVI Quán mười hai chi duyên khởi
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Tụng 1.
Do vô minh che lấp,
chúng sinh tạo ba hành,
nên theo ba hành nghiệp,
vào luân hồi sáu cõi.
Tụng 2
Ba hành nghiệp quá khứ,
duyên thức đi sáu cõi.
Ở nơi thức an lập,
danh và sắc tăng trưởng.
Tụng 3
Danh và sắc tăng trưởng,
làm duyên sinh sáu xứ.
Có sáu xứ làm duyên,
nên sáu xúc sinh khởi.
Tụng 4
Mắt làm duyên cho sắc
và thấy sắc trong tâm;
cũng vậy, thức làm duyên,
danh và sắc sinh khởi.
Tụng 5
Khi mắt, sắc và thức,
hội tụ gọi là xúc.
Có sáu xúc làm duyên,
thế nên thọ sinh khởi.
Tụng 6
Thọ làm duyên, ái sinh
theo đối tượng của thọ.
Ái làm duyên cho thủ,
bốn loại thủ hiện diện.
Tụng 7
Khi có thủ: có hữu
của kẻ thủ sinh khởi.
Không thủ: sẽ giải thoát
vì sẽ không có hữu.
Tụng 8
Hữu này là năm uẩn.
Từ hữu nên có sinh.
Già và chết, và sầu,
bi, khổ, và vân vân,
Tụng 9
và cộng thêm ưu, não:
chúng đều đến từ sinh.
Những gì sinh khởi là
khổ gắn vào năm uẩn.
Tụng 10
Gốc sinh tử: hành nghiệp.
Kẻ vô minh: tác giả.
Kẻ trí thấy pháp tính
và không là tác giả.
Tụng 11
Khi vô minh diệt tận,
hành nghiệp không sinh khởi.
Vô minh diệt do tuệ
và thiền Lí duyên khởi.
Tụng 12.
Chi vô minh này diệt,
nên chi sau cũng diệt.
mỗi chi làm sao sinh?
Nên khổ năm uẩn diệt.
______________________
Chương XXVI Quán thập nhị nhân duyên
Bản dịch Phạn- Hán của Ngài La Thập
( Ngài thu gọn 12 bài tụng thành 9 bài)
1. Chúng sinh si sở phục
vi hậu khởi tam hành
dĩ khởi thị hành cố
tùy hành nhập lục thú.
2. Dĩ chư hành nhân duyên
thức thọ lục đạo thân
dĩ hữu thức trước cố
tăng trưởng ư danh sắc.
3. Danh sắc tăng trưởng cố
nhân nhi sinh lục nhập
tình trần thức hoà hợp
dĩ xưng ư lục xúc.
4. Nhân ư lục xúc cố
tức sinh ư tam thọ
dĩ nhân tam thọ cố
nhi sinh ư khát ái.
5. Nhân ái hữu tứ thủ
nhân thủ cố hữu hữu
nhược thủ giả bất thủ
tắc giải thoát vô hữu.
6. Tòng hữu nhi sinh
tòng sinh hữu lão tử
tòng lão tử cố hữu
ưu bi chư khổ não.
7. Như thị đẳng chư sự
giai tòng sanh nhi hữu
đản dĩ thị nhân duyên
nhi tập đại khổ ấm.
8. Thị vị vi sinh tử
chư hành chi căn bản
vô minh chư sở tạo
trí giả sở bất vi.
9. Dĩ thị sự diệt cố
thị sự tắc bất sinh
đản thị khổ ấm tụ
như thị nhi chính diệt.
________________________
Bản dịch Phạn-Hán: Bản La Thập, 12 bài tụng được thu gọn thành 9 bài tụng.
Trích từ: Trung Luận. Thanh Mục thích. Cưu ma la thập dịch Hán, Thích Thiện Siêu dịch Việt (in 2001)
1. Chúng sinh bị ngu si che lấp, làm khởi lên ba hành nghiệp; vì khởi lên hành nghiệp ấy, nên phải theo hành nghiệp mà đi vào sáu nẻo.
2. Vì nhân duyên của các hành nghiệp, nên nghiệp thức phải chịu mang thân trong sáu nẻo, vì có thức đắm trước nên làm tăng trưởng danh và sắc.
3. Do danh và sắc tăng trưởng, nên sinh ra sáu nhập, sáu căn, sáu trần và sáu thức hoà hợp mà sinh ra sáu xúc.
4. Nhân sáu xúc liền sinh ra ba thọ, nhân ba thọ mà sinh ra khát ái.
5. Nhân khát ái mà có bốn thủ, nhân thủ mà có hữu, nếu người chấp thủ mà không chấp thủ, thời được giải thoát không có hữu.
6. Do hữu mà có sinh, do sinh mà có già chết, do già chết nên có các khổ não buồn lo.
7. Các việc như vậy đều do sinh mà có, chỉ vì nhân duyên ấy mà tập thành thân ngũ uẩn đại khổ.
8. Như thế gọi là sinh tử, do các hành nghiệp làm cội gốc, người vô minh gây tạo, còn người trí thì không làm.
9. Do sự này diệt, nên sự kia không sinh; chỉ khi nào thân năm uẩn đau khổ được tịch diệt không sinh, như vậy mới là thật diệt.
___________________________
[1] Bản dịch Anh 1: Thupten Jinpa
The Dalai Lama. The Middle Way. Faith grounded in Reason. Translated by Thupten Jinpa. (2009)
1. Obscured by ignorance and for the sake of rebirth we create the three kinds of action; it is these actions constructing [existence] that propel us through transmigration.
2. With volition as its condition, consciousness enters transmigation.
Once conscious has entered, name and form come to be.
3. Once name and form have developed, the six sense spheres come into being.
Depending on the six sense spheres, contact come into being.
4. It arises only in dependence on eye, form, and apprehension; thus, in dependence on name and form, consciousness arises.
5. The convergence of the three - eye, form, and consciousness – this is contact; from contact feeling comes into being.
6. Conditioned by feeling is craving; one craves because of feeling;
When one craves, there is grasping; the four kinds of grasping [take place].
7. Where there is grasping, the becoming of the grasper thoroughly comes to be.
Were there no grasping, being free, there would be no becoming.
8. This becoming is also the five aggregates, and from becoming emerges birth. Aging, death, and sorrow, grief, suffering, and so on,
9. As well as unhappiness and agitation: these come from birth. What comes into being is only a mass of suffering.
10. The root of cyclic existence is action; therefore, the wise do not act. The unwise one is an agent; the wise one is an agent; the wise one, seeing suchness, is not.
11. When ignorance has ceased, action will not arise. Ignorance ceases through insight into meditation on suchness.
12. Through the cessation of this and that, this and that do not manifest; in this way the entire mass of suffering ceases completely.
________________________________
[2] Bản dịch Anh 2: Geshe Ngawang Samten and J.L. Garfield
Trích từ: Rje Tsong Khapa. Ocean of Reasoning.
Translated by Geshe Ngawang Samten and Jay. L. Garfield. (2006)
1. The three kinds of actions that lead to rebirth,
Performed by one obscured by ignorance,
Are the karma that impel one
To further transmigration.
2. Having action as its conditions,
Consciousness enters transmigration.
One consciousness has entered transmigration,
Name and form come to be.
3. Once name and form come to be,
The six senses come into being.
Depending on the six senses,
Contact comes into being.
4. That is only dependent
On eye and form and retention.
Thus depending on name and form,
Consciousness arises.
5. That which is assembled from the three –
Eye, and form and consciousness –
Is contact. From contact
Feeling comes to be.
6. Conditioned by feeling is craving.
Craving arises for feeling.
When one craves,
The four objects of appropriation will be appropriated.
7. When there is appropriation,
The existence of the appropriator arises.
If he did not appropriate,
Then being freed, he would not come into existence.
8. This existence is also the five aggregates.
From existence comes birth,
Old age, and death and misery and
Suffering and lamentation…
9. Unhappiness and agitation.
All these arise as a consequence of birth.
Thus what comes into being
Is only a mass of suffering.
10. The root of cyclic existence is action.
Therefore, the wise one does not act.
Therefore the unwise is the agent.
The wise one is not, because he sees reality.
11. With the cessation of ignorance,
Action will not arise.
The cessation of ignorance occurs through
Exercising wisdom in meditating on this.
12. Through the cessation of this and that,
This and that will not be manifest.
That which is only a mass of suffering
Will thus completely cease.
Note: Having abadoning ignorance, action will have ceased. Similarly, through the cessation of the earlier limbs – the “this and that”—the later limbs—“this and that”—will not arise.
____________________
[3] Bản dịch Anh 3: K.K. Inada:
Trích từ: NAGARJUNA, A Translation of his Mulamadhyamakakarika with an introductory Essay.
Examination of the Twelvefold Causal Analysis of Being.
1. Those who are deluded by ignorance create their own threefold mental conformations in order to cause rebirth and by their deeds go through the various forms of life.
Note: The threefold mental conformations refer to those related to the body, speech and mind.
The various forms of life refer to the following: hellish beings, hungry spirits, beasts, evil spirits, human beings and heavenly beings.
2. The consciousness (vijnana), conditioned by the mental conformations, establishes itself with respect to the various forms of life. When consciousness is established, name (nama) and form (rupa) are infused or become apparent.
3. When name and form are infused or become apparent the six ayatanas (i.e. seats of perceptions) arise. With the rise of the six ayatanas, touch evolves.
4. As in the composite relational nature of the eye and its material form, consciousness arises in a similar relational nature of name and form.
5. The harmonious triadic nature of form, consciousness and eye issues forth touch. And from touch arises feeling.
6. Relationally conditioned by feeling, craving arises because it “thirsts after” the object of feeling. In the process of craving, the fourfold clingings are seized.
Note: Reference to clinging of passions, dogmatic views, rigid rules of conduct, and selfhood (karma, drsti, sila, atman).
7. When there is clinging perception, the perceiver generates being (bhava). When there is no clinging perception, he will be freed and there will be no being.
8. Being is (always in reference to) the five skandhas and from being birth arises. Old age-death, suffering, etc., misery, grief…(continues on to the next verse).
9. …despair and mental disturbance arise from birth. In this manner the simple suffering attached to the skandhas comes into being.
10. Consequently, the ignorant creates the mental conformations which form the basis of samsaric life. Thus the ignorant is the doer while the wise, seeing the truth (tattva), does not create.
11. When ignorance is banished mental conformations do not arise. But the extinction of ignorance is dependent upon the wisdom of practicing (the cessation of the twelvefold causal analysis of being).
12. By the cessation of the various links of the causal analysis, each and every subsequent link will not arise (i.e., become a hindrance). And thus this simple suffering attached to the skandhas is rightfully extinguished
_____________________________
[4]. Bản dịch Anh 4: Nancy McCagney (1997)
Trích từ: Nagarjuna and the Philosophy of Openness.
Chapter XXVI: dvadasangapariksa
Analysis of the Twelvefold Chain of Interdependent Origination.
1. Three dispositions leading to rebirth are formed by unexplained ignorance which moves by means of those actions.
2. Consciousness is connected with past disposition and conditioning.
Wherein consciousness deeply enters, name and form [mind/ body] is infused.
3. Where name and form is infused, six sense – spheres arise.
The six senses having arrived, contact comes forth.
4. Form and attention are dependent on the eye.
Name and form is dependent on consciousness coming forth.
5. The conjunction of the three, which are eye, consciousness, and form, is contact. And from contact, feeling comes forth.
6. Craving is conditioned by feeling, indeed, craves because of feeling.
He is laid hold by grasping a fourfold craving.
7. Where grasping exists, the being who grasps is set in motion.
Indeed, if there would be no grasping, he would be released and there would be no being [who grasps].
8. He, the being, is five skandhas and from being, rebirth is set in motion, together with lamentations, afflictions, suffering, etc., old age and death.
9. Together with despair, all this is set in
motion from birth.
Thus is the origin of this entire mass of suffering.
10. Hence the ignorant compose dispositions, the roots of samsara.
Therefore, the ignorant create while the wise, seeing reality, do not.
11. Since the destruction of dispositions is the cessation of ignorance, cessation of ignorance is from the practice based on knowledge.
12. With the cessation of [ignorance], which [link on the causal chain] advances to what [next link]?
Thus this entire mass of suffering is rightly ceased.