Lý Tính Duyên Khởi Trong Tụng Mở Đầu Trung Luận

17/12/201112:00 SA(Xem: 20593)
Lý Tính Duyên Khởi Trong Tụng Mở Đầu Trung Luận

LÍ TÍNH DUYÊN KHỞI
trong Tụng mở đầu Trung luận
Đặng Hữu Phúc

Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.

Dưới đây là bài tụng mở đầu, trích từ Trung luận. Thanh Mục thích”, Cưu ma-la-thập (344 - 413) dịch Phạn-Hán, và Thích Thiện Siêu (2001) dịch Hán - Việt:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng đến cũng chẳng đi
Nói lên được pháp nhân duyên ấy
Khéo diệt trừ các thứ hý luận
Tôi cúi đầu kính lễ Phật, đã thuyết,
Nhân duyên cao nhất trong các thuyết.

Ngài Thanh-Mục viết: “Với hai bài kệ tán thán Phật này là đã nói tóm tắt Đệ Nhất nghĩa đế”.

Về bài tụng này, do ngài La Thập dịch Phạn-Hán và câu “năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hí luận” trong các bản dịch Việt, Thầy Tuệ Sỹ có giải thích trong “Tuệ Sỹ. Huyền thoại Duy Ma Cật” như sau:

“… Cho nên, mở đầu Trung luận, Long Thọ tôn kính Phật trong ý nghĩa là vị Chính giác đã thiện xảo một cách tuyệt vời tuyên bố lí tính duyên khởi. Mà lí tính duyên khởi ấy vốn không là cái diệt tận, không là sinh khởi; không là gián đoạn, không là thường hằng; không là nhất thể, không là đa thù; không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Chính lí tính duyên khởi ấy là diệu lạc của Niết bàn, là tĩnh chỉ của mọi hí luận”. (23) (Tuệ Sỹ, trang 263)

“Chú thích 23: MK…pratiyasamutpadam prapancopasmam sivam, duyên khởi là sự tĩnh chỉ của hí luận, là diệu lạc (của Niết bàn). Những từ này đồng cách với duyên khởi nên được hiểu là những phẩm định của duyên khởi. Hán dịch của Cưu-ma-la-thập (năng thuyết thị) nhân duyên, thiện diệt chư hí luận. Vì theo ngữ pháp Hán thông thường, trong đó thiện (Skt. sivam: diệu lạc của Niết bàn) được hiểu như là trạng từ, nên câu kệ này thường được dịch Việt là: (đức Phật nói duyên khởi, là để) khéo léo diệt trừ các hí luận”. (Tuệ Sỹ, trang 263)

<< “ Hí luận” là một thuật ngữ Phật học, có trong tụng mở đầu Trung luận, và trong tụng XVIII, 9 (bản dịch La Thập). Phật Quang Đại Tự điển, bản dịch Thích Quảng Độ, ghi “Hí luận: Skt. prapanca. Những lời bàn luận sai lầm, trái với chân lí, không thể làm cho thiện pháp tăng trưởng…Luận Du già sư địa quyển 91 ghi: Những lời nói dẫn đến chỗ tư duy phân biệt một cách vô nghĩa, gọi là hí luận. Vì sao? Vì những lời nói ấy, dù có gắng sức tu hành, cũng không thể làm tăng thêm chút pháp lành nào, mà cũng chẳng thể làm giảm được pháp ác >>. (ĐHP)

Để tìm hiểu ý nghĩa bài tụng này, chúng ta hãy nhớ đến

1. Trung luận chương XXIV, tụng 18, Ngài Long Thọ có giảng:

“Cái gì do duyên khởi
Ta nói là tính không
Tính khônggiả danh
Chính nó là trung đạo”
That which is dependent origination
Is explained to be emptiness
That, being dependent designation
Is itself the middle way.
(Trích từ Ocean of Reasoning, trang 503)

2. Ngài Long Thọ cũng giảng trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani), tụng 71:

“Tôi kính lễ Phật vô thượng
giảng pháp tối thượng rằng
Tính không, duyên khởi
Trung đạo cùng một nghĩa”. (71)
I prostrate to the Buddha who is unparalleled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning.
(Ocean of Reasoning. trang 505)

3. Ngài Long Thọ trong Trung luận VII, 34 cũng giảng: “Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố tưởng tượng giữa hư không,

Cũng như thế, những gì xuất hiện, tồn tại và hủy hoại đã được giảng giải”. (34)

“As illusion, as dream, as an imaginary city in the sky,/
so have arising, endurance, and destruction been illustrated”
(Nagarjuna and the Philosophy of Openness. Nancy McCagney, 1997)

4. Về như huyễn, Đức Dalai Lama thứ 14 nói có hai loại như huyễn (illusion: huyễn tượng; như huyễn), một là nói đến tính không theo nghĩa là sự-sự vật-vật hiện hữu nhưng không có cái hiện hữutự tính (nên sự-sự vật-vật giống như huyễn tượng), hai là mặc dầu chúng ( = sự-sự vật-vật) chẳng có hiện hữutự tính (true or intrinsic existence) chúng phóng chiếu cái hiện tướng của hiện hữutự tính .

(Awakening the mind, Lightening the heart”, trang 228-229)

Căn cứ vào các ghi chú trên, nếu nói đơn giản để dễ nhớ, chúng ta có thể nói: Duyên khởi = Tính Không = Trung Đạo = Như Huyễn.

chúng ta cũng nên nhớ thêm:

1. Trung đạo là vượt ngoài thường hằngđoạn diệt. Trung đạo không phải là con đường nằm giữa thường hằngđoạn diệt.

2. Những gì xuất hiện, tồn tại, rồi hủy hoại đều giống như chiêm bao -- chứ không phải là chiêm bao.

3. Giả danh/ giả thiết (Skt. prajnapti. English: designation; imputation) là danh từ được tạm đặt ra để gọi các pháp do nhân duyên hoà hợp mà có.

4. Pháp / hiện tượng (Skt. dharma. English: phenomena / events) là hiện tượng đối nội / đối ngoại / và hiện tượng trong thiền định.

Đức Dalai Lama thứ 14, trong “The Middle Way” (2009) nói,

1. Nếu chỉ thực hành từ bi hỉ xả và mười nghiệp thiện thì vẫn chưa phải là thực hành phật pháp -- thực hành phật pháptu tập đi đến giải thoát.

Ngài cũng dạy-- nền tảng của lí tính Duyên khởi về phương diện hiển hiện (apparent aspect) giúp hữu-tình tích-tập phúc-đức (accumulate merit) và nền tảng của lí tính duyên khởi về phương diện trống thông /chân không diệu viên /chân không diệu hữu (= empty aspect) giúp hữu-tình tích-tập trí-tuệ (accumulate wisdom) (trang 27)

[trống thông = rỗng thông vô tự tính = thông viên = dung thông = vô ngại =chân không diệu viên =chân không diệu hữu ( empty = open = free) -- thế nên có thể tích-tập trí-tuệ ---ĐHP]

2. < Đức Phật khi giảng bốn thánh đế, ngài dạy hai tiến trình nhân quả theo mười hai chi của duyên khởi. Tiến trình thứ nhất thuộc về phương diện phiền não của các hiện tượng, trong khi tiến trình thứ nhì thuộc về phương diện giác ngộ.

Trong tiến trình phiền não, các chi tiến hành theo thứ tự đều đặn từ nguyên nhân tới hiệu quả, với mỗi hiệu quả kế tiếp trở thành nguyên nhân cho hiệu quả kế tiếp, đi tới hậu quả cuối cùng trong sự đau thương của sinh tử tương tục.

Trong tiến trình thuộc về giác ngộ, do bất cứ duyên gì (however), sự chấm dứt của các nguyên nhân dẫn đến sự chấm dứt của các hiệu quả -mở đầu một chi ngừng lại, lúc đó một chi khác ngừng, cho tới hiện hữu sinh tử tương tục đi tới chấm dứt.

Nói một cách khác, thánh đế về khổ và thánh đế về nguyên nhân của khổ giảng về sự trỗi dậy của mười hai chi duyên khởi, trong khi thánh đế về sự chấm dứt của khổ và thánh đế về con đường giải thoát miêu tả sự giải tán của mười hai chi và kết quả của giải thoát (trang 29-30)>.

< Các nguyên nhân và các hiệu quả của phương diện phiền nãocăn bản vô minh là gốc rễ, trong khi đó nguyên nhânhiệu quả giác ngộ tiến hành xuyên qua sự chấm dứt của căn bản vô minh (trang 22)>

3. < Để lí hội thông hiểu chi thứ nhất, căn bản vô minh, trong ý nghĩa vi tế nhất của nó, chúng ta phải nhận ra được và lí hội thông hiểu nó trong trạng thái chấp thủ vào hiện hữutự tính của tất cả các hiện tượng-- gồm cả các uẩn, các giới (sense spheres), và tất cả các đối tượng đối ngoại -- và không chỉ thuần những cảm thức của chúng ta về “Tôi”. (trang 67) >

chúng ta cũng nhớ đến ngài Tăng Triệu (384-414), trong Triệu Luận, phần Tông Bản Nghĩa cũng giảng:

<< Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.

duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô. >>

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 - 471) (Chú thích: Bổn Vô là thuật ngữ dịch cũ của Chân như. Phật Quang Đại Từ Điển)

Bây giờ chúng ta tìm hiểu bài tụng mở đầu theo các bản dịch Anh (được dịch từ Phạn sang Anh)

1. Bản dịch Việt (ĐHP), theo bản Anh của K.K. Inada:

Tôi kính lễ Đức Phật
Đạo sư tối thượng đã dạy
Lý tính Duyên khởi
Tịch diệt đại lạc của các cấu trúc của tưởng
Trong đó mỗi pháp đều có thuộc tính
chẳng sinh, chẳng diệt,
chẳng đoạn, chẳng thường,
chẳng một, chẳng khác,
chẳng đến (với hiện hữu), chẳng đi (khỏi hiện hữu)
I pay homage to the Fully Awakened One,
the supreme teacher who has taught
the doctrine of relational origination,
the blissful cessation of all phenomenal thought constructions.
(Therein, every event is “marked” by):
non-origination, non-extinction ,
non-destruction, non-permanence,
non-identity, non-differentiation,
non-coming (into being), non-going (out of being).
(Nagarjuna: Kenneth K. Inada, 1993)

2. Bản dịch Việt (ĐHP) theo bản Anh của Nancy McCagney:

Kính tặng
Tôi kính lễ Đức Phật, Đạo sư Vô Thượng,
Ngài dạy giải thoát, tĩnh chỉ của các hiện tượng,
duyên khởi là ;
chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường,
chẳng một, chẳng khác, chẳng đến, chẳng đi.
Dedication
I greet the best of teachers, that Awakened One,
who taught liberation, the quieting of phenomena,
interdependent origination which is ;
nonceasing and nonarising, nonmomentary and nonpermanent,
nonidentical and nondifferent, noncoming and nongoing.
(Nagarjuna and the Philosophy of Openness: Nancy McCagney, 1997)

Diễn giải bản dịch Việt và bản dịch Anh của Nancy McCagney:

Tôi kính lễ Đức Phật, Đạo sư Vô thượng,

Ngài dạy

“duyên khởi là” = “duyên khởi là duyên khởiduyên khởi ” = lí tính của duyên khởi = giải thoát = tĩnh chỉ của các hiện tượng.

Ngài dạy “duyên khởi là” cũng là ngài dạy chân như, pháp tánh, vì duyên khởi, chân như, pháp tánh là cùng một nghĩa (a rose is a rose is a rose)

duyên khởi cũng là giải thoát, cũng là tĩnh chỉ của các hiện tượng;

tất cả đều có tám thuộc tính: chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng một , chẳng khác, chẳng đến, chẳng đi.

(Chú thích: duyên khởi cũng là hiện hữu không có tự tính. ĐHP)

3. Bản dịch Việt (ĐHP) từ bản dịch Anh ngữ của Jeffrey Hopkins (1996), như sau:

Tôi kính lễ Phật toàn giác
Vô thượng Đạo sư đã dạy
Cái gì do duyên khởi
Chẳng diệt, chẳng sinh,
Chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đến,
Chẳng đi, chẳng khác, chẳng một,
Chẳng có các cấu trúc của tưởng (chẳng có hiện hữutự tínhnhị nguyên đối đãi) và tịch tĩnh.

< I bow down to the perfect Buddha, /
The best of propounders, who taught /
That what dependently arises /
Has no cessation, no production, /
No annihilation, no permanence, no coming, /
No going, no difference, no sameness, /
Is free of the elaborations [of inherent / Existence and of duality] and is at peace.>
( Meditation on emptiness. p.162)

4. Bản dịch Việt (ĐHP) dịch từ bản dịch Anh của Geshe Ngawang Samten và J.L. Garfield (2006):

Tôi kính lễ Đức Phật Toàn Giác,
Vị Đạotối thượng dạy rằng
Cái gì do duyên khởi đều là
Chẳng diệt, chẳng sinh,
Chẳng đoạn, chẳng thường,
Chẳng đến, chẳng đi,
Chẳng khác, chẳng một,
Và tịch lạc -- giải thoát cách tuyệt các cấu trúc của tưởng.
I prostrate to the perfect Buddha,
The best of all teachers, who taught that
That which is dependent origination is
Without cessation, without arising;
Without annihilation, without permanence;
Without coming, without going;
Without distinction, without identity
And peaceful – free from fabrication.
(Bản Anh trích từ trang 24 -- RJE TSONG KHAPA. Ocean of Reasoning. A great Commentary on Nagarjuna’s Mulamadhyamakakarika.
Translated by Geshe Ngawang Samten and J.L. Garfield.(Oxford, 2006)
(RJE Tsong Khapa. Đại hải của Suy lí. Đại luận giải về Căn bản Trung luận tụng của Ngài Long Thọ)

Ngài Tsong Khapa đã viết “Đại Hải của Suy Lí. Đại luận giải về căn bản Trung luận tụng của ngài Long Thọ”. Dưới đây là vài đoạn trích dịch từ luận giải của Ngài về bài tụng mở đầu.

1. < Ngài Long Thọ, diễn tả sự vĩ đại của đức Phật về giáo pháp không sai lệch, mà toàn thể nội dung Trung Luận sẽ giảng giải, chủ ý kính lễ đức Phật về giáo pháp mà nội dung không thể li cách với lí tính duyên khởi (the essence of dependent origination), và nói “Tôi kính lễ …” để có khả năng biên tập Trung Luận. Ở đây, duyên khởi được đặc hữu bởi tám thuộc tính “ bất diệt, v.v…(bát bất) là nội dung của Trung Luận. Giải thoát được đặc hữu bởi tịch tĩnhtự do cách tuyệt với tất cả cấu trúc của tưởng là mục đích tối hậu (p.25)>

2. < Ngài Nguyệt Xứng trong Minh cú luận (Prasannapada), nói là bài tụng kính lễ này hiển lộ nội dung và mục đích tối hậu của Trung Luận. Đây là vì biểu từ này trình bày duyên khởi trong trạng thái sở hữu tám thuộc tính và giải thoát trong trạng thái tự do cách tuyệt với cấu trúc của tưởng”… (p.25)>

3. < “ Minh cú luận”, diễn giải về “ tịch tĩnh -- tự do cách tuyệt với cấu trúc của tưởng” nói:

Khi một kẻ nhận thức như thị tính của duyên khởi, thì chẳng còn sự tham dự của tâm và những tiến trình tâm ý (hữu tâm/ tâm hữu niệm không tham dự nữa—tâm ở trạng thái vô tâm /tâm vô niệm. ĐHP).

Theo “ Nhập trung đạo giải thích” của Nguyệt Xứng [ CHANDRAKIRTI. Madhyamakavatara –bhasya || ( Auto) Commentary on the “Entrance to (Nagarjuna’s) Treatise on the Middle Way” ] sự tham dự trong ngữ cảnh này là sự lang thang như khi ta nói sự lang thang của tâm và các biến cố tâm ý ( mental episodes) của nó được ngừng lại. Minh cú luận nói về điểm này:

tâm niệm hữu niệm là sự lang thang của tâm, như thị tính, tự do cách tuyệt cái tâm niệm hữu niệm đó, thì không bị hữu niệm hoá.

Kinh điển nói, “Cái gì là chân lí tối hậu? Nơi nào không còn sự lang thang của tâm, chẳng còn nhu cầu để nói về lời” ( Kinh Bồ tát tạng. Bodhisattvapitaka-sutra) (p.25) >

4. < Khi ngài Nguyệt Xứng trích dẫn bản kinh này ngài không có ý nói rằng không có tuệ quán (insight), nhưng ngài chỉ biểu thị rằng sự lang thang của tâm niệm hữu niệm dừng lại (conceptual thought: niệm tưởng hiện hữutự tínhnhị nguyên đối đãi. ĐHP). Ý nghĩa của biểu từ rằng giả danh quy ước thế tục về chủ thể và đối tượng dừng lại thì chỉ có nghĩa rằng giả danh về chủ thể và đối tượng dừng lại đối với toàn cảnh của tĩnh chỉ thiền định,(vì chủ thể và đối tượng là giả danh, nghĩa là hữu danh vô thật , giả danh hữu. ĐHP) nhưng nó không có nghĩa rằng tuệ quán trong tĩnh chỉ thiền địnhchân lí tối hậu không còn là chủ thể và đối tượng (Tuệ quán: chủ thể; chân lí tối hậu: đối tượng). Đây là bởi vì chuyện chúng là chủ thể và đối tượng thì không là tuyên bố khẳng định đối với toàn cảnh khách quan của tuệ quán phân tích, nhưng đối với toàn cảnh khách quan của sự lí hội thông hiểu quy ước thế tục (p.26) >

5. < Vì tám thuộc tính -- diệt, sinh, v.v., hiện hữu theo quy ước thế tục, chúng không thể bị luận bác mà không được cung cấp một mệnh đề tu chính (modifying phrase) trong ngữ cảnh này, Minh cú luận nói rằng mệnh đề tu chínhtheo cái nhìn trí tuệ siêu việt bất cứ cái gì đoạn diệt thì không hiện hữu (nghĩa là bất cứ cái gì diệt /sinh /đoạn / thường / đến / đi / một / khác thì không hiện hữu . ĐHP).

Trong một ngữ cảnh sau, Minh cú luận nói:

“Cái nhìn quy ước thế tục thì không hoà hợp với bản chất của đối tượng theo cái nhìn của trí tuệ siêu việt không bị nhơ nhuốm, tự do cách tuyệt với mù sương của vô minh” [88b]

(It is not in accordance with the nature of the object of uncontaminated wisdom free from the mists of ignorance) (p.27) >

6. < Làm thế nào để diễn dịch rằng duyên khởi cách tuyệt với tám cực đoan (diệt, sinh,…) ( free from eight extremes).

Trong chương XXVI, hai tiếp cận với cuộc đời được phân biệt rõ: vướng mắc rối bời trong sinh tử tương tục xuyên qua vô minhgiải thoát chính mình cách tuyệt với sinh tử tương tục xuyên qua xoá bỏ vô minh.

Thế nên niết bànsinh tử tương tục, theo thứ tự, hiện hữu trong tính đức thấy hoặc không thấy như thị tính.

Bảy mươi bài tụng về tính không (Sunyatasaptati), tụng 64, ngài Long Thọ nói:

“Tuyên bố khẳng định sự-sự vật-vật sinh khởi do các nhân và các duyên /
trong trạng thái thật /
là cái mà đạo sư gọi “vô minh”/
Mười hai chi duyên khởi phát sinh từ đó”.(64)

To posit things arisen through causes and conditions/

As real /

Is what the teacher calls “ ignorance”/

The twelve limbs arise from that. (64)

Và trong “Bảo vương chính luận” (Ratnavali) :

Cũng giống như thế khi mê lầm /
chấp thủ thế giới giống như ảo ảnh sóng nắng này/
trong trạng thái hoặc hiện hữu hoặc không hiện hữu /
Nếu mê lầm, kẻ đó sẽ không đạt giải thoát.(I:56)

(trang 34-35) >

7. < “Bảo vương chính luận”nói:

Thế nên, trong thế giới giống như huyễn tượng này/
Sinh và diệt có thể xuất hiện /
Nhưng một cách tối hậu, sinh và /
diệt chẳng hiện hữu trong thực tại tính (II:11)>

Ở đây và bây giờ, số trang cho bài viết này có giới hạn, nên chúng ta tạm thời ghi nhớ tóm tắt vài điểm về bài tụng.

1. Duyên khởi là gì? Ngài Nguyệt Xứng trong “ Bản diễn giải Bốn trăm bài tụng của Thánh Thiên Đề bà” / “Commentary on Aryadeva’s Four Hundred ” viết

<< Hỏi: Ngài đề nghị học thuyết gì vậy?

Trả lời: Tôi đề nghị học thuyết duyên khởi.

Hỏi: Vậy thì, ý nghĩa của duyên khởi là gì?

Trả lời: Duyên khởi có nghĩa là chẳng có hiện hữutự tính. Nó có nghĩa là sự sinh khởi của những hiệu quả mà chúng có một bản chất giống như bản chất của những huyễn tượng, những ảo ảnh sóng nắng, những phản chiếu, những thành phố huyễn thuật của những kẻ sống bằng mùi hương (càn thát bà), những hoá hiện, và những chiêm bao. Nó nghĩa là tính khôngvô ngã.”

(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. p. 674)>>

2. Giáo pháp của Phật căn cứ trên nhị đế: thế tục đếchân đế.

Theo thế tục đế, có diệt, sinh, đoạn, thường, đến, đi, một, khác. Ngài Long Thọ có nói trong “Bảy mươi bài tụng về tính không” :

< Đức Phật không giảng tiếp cận của thế gian là sai /

trong cách nói “cái này sinh khởi do tùy thuộc vào cái kia” (71 ab)>.

Và trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani):

< Nếu không chấp thuận bất cứ một quy ước thế tục nào /

Chúng ta không thể đưa ra bất cứ một tuyên bố khẳng định nào cả (XXVIII cd) >

3. Duyên khởi không có tự tính. Duyên khởitính không có tám đặc hữu: chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đến, chẳng đi, chẳng một, chẳng khác. Mệnh đề tu chính để sáng tỏ bát bất này là bát bất là nhìn từ cái nhìn tỉnh biết của trí tuệ siêu việt trong đại định (tam ma địa)

4. Lí tính / bản chất của duyên khởi (với tám thuộc tính bát bất) cũng là giải thoát, cũng là tĩnh chỉ của các hiện tượng.

Kẻ nào thấy duyên khởi thấy cái này; khổ, sinh khởi của khổ, diệt tận của khổ, và con đường giải thoát” (Trung luận XX IV, 40)

5. <“Cái gì phát khởi do tùy thuộc vào điên đảo của thanh tịnh và bất thanh tịnh, chúng chẳng duyên hội xảy ra trong trạng tháitự tính./

Thế nên, trong chân đế, phiền não không hiện hữu”. (Trung luận XXIII, 2) >

6. <“Kẻ nào thấy duyên khởi thấy như thị(He who sees pratiyasamutpada sees suchness --dẫn bởi Nguyệt xứng, Minh cú luận) >

7. <“Chúng ta không khẳng định rằng cái này thì hiện hữu hoặc không hiện hữu; nhưng chúng ta chứng tỏ rằng những cấu trúc của tưởng về hiện hữu và không hiện hữu của những người khác là sai lầm;chúng ta khẳng định rằng xuyên qua sự xoá bỏ hai cực đoan, trung đạo được an lập”( Minh cú luận 127 b) >

8. Minh cú luận (88b) trích dẫn phát biểu của Đức Phật trong kinh Nhập Lăng già:

Tôi nói rằng sự-sự vật-vật thì bất sinh nghĩa là chúng bất sinh về mặt bản chất”.

9. Bài tụng cuối của Trung luận, Ngài Long Thọ nói:

Tôi kính lễ Gautama đại bi /
giảng pháp chân thật /
pháp duyên khởi để đoạn trừ tất cả các kiến chấp”.

10. Ngài Long Thọ nói, trong “Ca tụng Pháp giới” (Dharmadhatustava), tụng 49:

Giác chẳng xa chẳng gần /
Và chẳng đến chẳng đi /
Trú: được thấy, không thấy /
Trong mù sương phiền não”

____________________________

Nguồn: Quán Âm Buddhist Monastery .
Đặc san Hiện Thực. Số 25/2012. Năm thứ 8.
Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012.
Quản Nhiệm : Thích Phước Ân. Tổng Thư kí: Tâm Tịnh.

 

Tạo bài viết
02/01/2015(Xem: 24506)
06/12/2022(Xem: 5451)
30/10/2010(Xem: 52179)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…