Vài Nét Về Phật Giáo Tây Tạng - Tulku Urgyen Rinpoche

29/05/201212:00 SA(Xem: 30073)
Vài Nét Về Phật Giáo Tây Tạng - Tulku Urgyen Rinpoche

VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Tulku Urgyen Rinpoche
Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên

tulku_urgyen_rinpocheGiáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua. Người ta nói rằng các vị bán thần đến từ dòng dõi hoàng gia Punjabi, người đã xuống sống giữa loài người, chạy trốn theo phương bắc về vùng Hi Mã Lạp Sơn. Cuối cùng, ngài ra khỏi những rặng núi đến vùng Yarlung, Tây Tạng. Nhân dân trong vùng đã lầm tưởng rằng ngài là một bậc phi thường đến từ cõi trời, và mang ngài trên vai và chọn ngài làm vị quốc vương đầu tiên. Tên của ngài là Nyatri Tsenpo.

Bản kinh Phật đầu tiên đến với xứ Tuyết sau 35 đời các vị vua này trong một dòng liên tục truyền từ cha sang con. Vào thời điểm đó, mọi người không biết chữ, và điều này làm cho vị vua đang trị vì rất buồn. Để xua tan sự ngu dốt của dân chúng, ngài đã cầu nguyện chí thành. Nhờ lực gia trì của chư Phật, ba bản kinh của các bậc Đại giác đã từ trên trời rơi xuống mái của cung điện ngài đang ngự. Tất nhiên, không ai có thể đọc chúng, nhưng chỉ với sự hiện diện của những bản văn thần thánh này đã chuyển hóa môi trường đến mức mà mùa màng bội thu và các thế lực ma quỷ trên đất nước bằng cách nào đó đã được làm xoa dịu. Nó như thể là màn đêm dày đặc đã được xua tan một chút bằng tia sáng le lói đầu tiên của bình minh.

Năm thế hệ sau đó, vị vua vĩ đại Songtsen Gampo [616 – 698 sau Công nguyên] đã lên ngôi. Ngài mời các đạo sư Phật giáo đầu tiên đến Tây Tạng. Nhờ có công đức lớn lao của ngài, ngài đã nỗ lực để có được hai trong ba bức tượng chính được đặt ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi mà đức Phật đạt giác ngộẤn Độ. Hai bức tượng này được mang đến Tây Tạng như là của hồi môn của hai vị công chúa ngoại quốc mà ngài kết hôn. Một bức tượng theo công chúa của hoàng đế Trung Quốc, trong khi bức tượng thứ hai được mang đến bởi công chúa Nepal. Có thể nói rằng, triều đại ngài trị vì là lúc mà mặt trời mọc lên đến chân trời: đó là hình ảnh mà Pháp bắt đầu sự phổ biến trên vùng đất này.

buddhism-to-tibetBa hay bốn thế hệ sau đó, Vua Trisong Detsen [790 – 844 sau Công nguyên] đã hứa nguyện lớn lao rằng sẽ đưa Phật giáo phát triển trên khắp Tây Tạng; điều này giống như mặt trời lên cao trên bầu trời. Trong thời đại của ngài, ngài đã mời 108 vị đạo sư vĩ đại đến Tây Tạng. Trong thời gian đó, các bậc hướng đạo tâm linh, các vị thầy và đạo sư được gọi là “pandita”. Những người mà nhận các giáo lý và dịch chúng sang tiếng Tây Tạng được gọi là “lotsawa”. Đạo sư quan trọng nhất được mời đến Tây Tạng trong giai đoạn này là Bồ Tát Khenpo nổi tiếng, ngài Shantarakshita.

Nhà vua đã có kế hoạch lớn lao về việc xây dựng một quần thể các ngôi chùa ở miền Trung Tây Tạng, quần thể ngày nay được biết đến là Samye. Lúc đó, ngài Shantarakshita là một đại Bồ Tát với lòng từ bi lớn lao và một trái tim chân thành. Bởi vì điều này, ngài không thể hàng phục các tinh linh địa phương xung quanh vùng Samye bằng các pháp phẫn nộ. Một tinh linh rồng đầy sức mạnh nói xấu về vị Bồ Tát, “Nếu những người Ấn Độ bắt đầu mang Phật giáo đến đây, sẽ rất khó khăn cho chúng ta. Hãy cùng nhau gây ra những rắc rối.” Tất cả tám loài tinh linh đồng ý hết sức ngăn cản Phật giáo phổ biến trên đất Tây Tạng bằng cách ngăn cản sự xây dựng chùa Samye. Bất cứ thứ gì được xây dựng vào ban ngày, thì ban đêm các vị thần và ma quỷ của vùng đất lại phá hủy chúng. Dường như vị Bồ Tát Khenpo không thể thành công trong nhiệm vụ của ngài.

Nhà vua rất thất vọng với sự chậm trễ tiến độ này, bởi vậy Khenpo nói với ngài rằng, “Tôi chỉ là một Bồ Tát, tôi không thể chế ngự những tinh linh mạnh mẽ trong vùng đất của ngài, nhưng đừng nản lòng, có một cách. Ở Ấn Độ, bây giờ, có một bậc vô song trong mọi cách thức; ngài không sinh ra từ tử cung. Tên của ngài là Liên Hoa Sinh, Bậc sinh ra từ Hoa sen. Nếu các vị thần và ma quỷ địa phương phản đối giáo Pháp chân thật chỉ đơn giản nghe đến tên ngài, họ sẽ vô cùng kinh hoàng và trở nên bất lực. Hãy mời ngài đến Tây Tạng, và vấn đề sẽ kết thúc.” Nhà vua hỏi, “Làm sao chúng ta có thể mời ngài?” và vị Khenpo đáp rằng, “Trong các đời trước, chúng ta đã cùng hứa nguyện, khi Nhà vua, đức Liên Hoa Sinh và tôi là anh em, những người đã giúp đỡ thiết lập một đại bảo tháp ở Boudhanath, Nepal, gọi là Jarung Khashor. Bởi vì lúc đó, chúng ta đã hứa nguyện sẽ đưa Phật giáo về phương Bắc, Đức Liên Hoa Sinh chắc chắn sẽ chấp nhận lời thỉnh mời của chúng ta; chúng ta chỉ cần đề nghị ngài đến đây thôi.”

Đức Liên Hoa Sinh, người không sinh ra từ một bà mẹ con người, sở hữu một sức mạnh lớn lao có thể chế ngự mọi thế lực ma quỷ. Các đạo sư khác chủ yếu chịu trách nhiệm đưa giáo Pháp đến Tây Tạng là ngài Vimalamitra, một bậc đạo sư chứng ngộ kỳ diệu, người đã đạt đến thân kim cương của sự chuyển hóa lớn vượt ra ngoài sanh tử, và đại dịch giả Tây Tạng Vairochana, một hóa thân của đức Phật Vairochana. Tựu chung lại, 108 vị pandita đã đến Tây Tạng.

Rất nhiều người Tây Tạng đã được đào tạo trở thành các dịch giả trong suốt thời gian này, để mà toàn bộ giáo lý Phật Đà, bao gồm các nghi quỹthực hành khác nhau, được chuyển dịch sang tiếng Tây Tạnghệ thống hóa một cách chính xác. Quần thể chùa Samye đã được thiết lập với sự trợ giúp của đức Liên Hoa Sinh, và Pháp được phổ biến trên khắp đất nước. Các giáo lý trong thời kỳ này được biết đến là Nyingma, hay truyền thống Cựu Dịch, để phân biệt với các giáo lý từ Ấn Độ trong giai đoạn sau, gọi là Sarma hay Tân Dịch.

Một thời gian sau khi vua Trisong Detsen qua đời là giai đoạn khủng khiếp của tôn giáo, trong đó vị vua ma quỷ Langdarma, gần như đã xóa sổ Phật giáo. Sự hồi sinh tiếp theo với sự bắt đầu của truyền thống Sarma. Các giáo lý trong giai đoạn sau này chủ yếu được dịch bởi các đại dịch giả Rinchen Sangpo và Marpa Lotsawa. Hai vị đạo sư này cùng các vị thầy khác đã đến Ấn Độ, nhận các chỉ dẫn từ các đạo sư ở đây và mang chúng về Tây Tạng. Tựu chung lại, có tám dòng truyền thừa phát triển ở Tây Tạng và sau đó được biết đến là Tám Cỗ xe của Truyền thừa thực hành. Một là Nyingma, và bảy dòng còn lại là Sarma, hay Tân Dịch.

Trong số các trường phái Tân Dịch có Marpa Kagyu, Shangpa Kagyu và Lamdrey, Lamdrey thuộc về truyền thống Sakya. Bên cạnh đó có dòng Kadampa, sau đó chuyển thành truyền thống Gelug, và dòng Shijey và Cho, nghĩa tương ứng là An dịu khổ đau và Cắt đứt. Giống như vậy, Jordruk, hay Sáu sự hợp nhất và Nyendrub hay Ba thực hành Kim Cương về Tiến gần và Thành tựu cũng xuất hiện. Tám trường phái này, tất cả đều là giáo lý Phật Đà. Mỗi trường phái giảng dạy không hề mâu thuẫn với hệ thống Kinh điển, bao gồm Tiểu thừa, Đại thừahệ thống Mật thừa, Kim cương thừa của Chân ngôn Bí mật.

Một trong các vị vua của giai đoạn này, một vị vua Pháp vĩ đại, Vua Ralpachen, cháu trai của Trisong Detsen, cũng mời các vị đạo sư đến Tây Tạng. Ngài có lòng sùng kính lớn lao với các vị hành giả Phật Pháp đến mức mà ngài đặt họ lên trên đỉnh đầu theo một cách rất phàm tục. Vào thời điểm đó có hai Tăng đoàn, bao gồm các vị tu sĩ xuất gia, được nhận biết bằng việc đầu cạo trọc và mặc y Pháp, và các vị ngakpa hay tantrika, những người được nhận ra bằng tóc tết dài, áo trắng, khăn choàng sọc. Như một dấu hiệu của sự sùng mộ chân thành của ngài, ngài để hai búi tóc rất dài tết lại và mời các vị hành giả đáng kính dẫm và ngồi lên tóc ngài. Ngài thậm chí còn dùng đá cuội để dưới chân các hành giả và để chúng lên đỉnh đầu để tỏ lòng tôn kính. Những cách hành xử của nhà vua như một vị bảo trợ lớn của Phật Pháp, cũng với sự kính trọng lớn lao của ngài với giáo pháp đã tác động tạo nên một hoàn cảnh thuận lợi để giáo lý Phật Đà bám sâu và phát triển ở Tây Tạng.

Một hoàn cảnh khác mà ở đó hội đủ điều kiện hoàn hảoTây Tạng là trong triều đại của vua Trisong Detsen trước đó. Chính nhà vua cũng là một hóa thân của Đại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, và thậm chí một vài trong số các vị bộ trưởng của ngài cũng là những hóa thân. Chư vị đạo sư và các vị pandita được mời đến Tây Tạng là các hóa thân của Phật và Bồ Tát, và các dịch giả trong thời gian đó cũng vậy. Trong suốt thời gian thuận lợi này, nhà vua đã hoàn thành hứa nguyện đưa Phật giáo đến với xứ Tây Tạng như là mặt trời mọc lên bầu trời cao.

Trong suốt hai thời kỳ này, các vị đạo sư và đệ tử cũng như các vị đệ tử của đệ tử đạt được sự chứng ngộ khó tin. Một vài vị đạo sư và đệ tử phô diễn những dấu hiệu chứng ngộ bằng cách bay vút lên như một đàn chim trên bầu trời. Dù các ngài bay đi đâu và dù các ngài đáp xuống đâu, đều lưu lại dấu chân trên đá. Đó không chỉ là truyền thuyết trong quá khứ; những dấu vết này vẫn được nhìn thấy cho đến ngày hôm nay, và bạn có thể đi và tìm chúng.

Trên đây chỉ đơn giản là phác thảo khi Pháp được truyền đến Tây Tạng. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng Ấn Độ giống như cha của Pháp, Nepal giống như mẹ, và giáo lý đến với Tây Tạng là những đứa con của họ.

***

Tiếp tục theo cách thức chung liên quan đến các giáo lý Kim Cương thừa: chúng chỉ phát triển một cách rộng rãi như hiện nay trong ba đại kiếp đặc biệt. Giai đoạn đầu tiên xảy ra trước thời đại của chúng ta vô số đại kiếp, khi mà đức Phật tên là Ngondzok Gyalpo, Đấng Toàn Giác, xuất hiện. Trong thời đại của ngài, Kim Cương thừa được truyền bá rất rộng. Sau đó cho đến tận thời kỳ hiện tại của một đấng giác ngộ tuyệt đối, Đức Thích Ca Mâu Ni, giáo lý Kim Cương thừa không hoàn toàn có thể tìm thấy. Trong tương lai rất xa có một thời đại gọi là Đại Kiếp của Những Bông Hoa Đẹp, khi mà đức Phật Văn Thù Sư Lợi thị hiệnKim Cương thừa lại được phổ biến một lần nữa. Điều này không có nghĩa là những giáo lý Kim Cương thừa không được giảng dạy trong các đại kiếp ở giữa hai giai đoạn này. Nhưng chúng sẽ chỉ được phổ biến một cách không hoàn chỉnh, không theo một cách toàn diện và rộng lớn như chúng có ở hiện tại.

Thời đại hiện nay của các giáo lý do đức Thích Ca Mâu Ni truyền dạy được gọi là Thời đại của Xung đột, hay thời đại mà năm sự suy đồi trở nên lan tràn, có một sự suy giảm lớn lao – về tuổi thọ, thời đại, chúng sinh, tri kiến và những cảm xúc gây phiền hà[1]. Mặc dù mọi người tranh đấu lẫn nhau trong suốt thời kỳ này, nhưng các giáo lý Mật thừa vẫn bùng cháy như ngọn lửa mãnh liệt. Giáo Pháp cũng bùng lên như ngọn lửa cảm xúc tiêu cực. Có một kiểu chơi chữ trong tên gọi của các Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) và Phật Di Lặc (Maitreya). “Muni” nghĩa là tài giỏi, trong khi Maitreya nghĩa là Bậc yêu thương. Có một câu tục ngữ rằng, “Trong thời đại Muni, người ta cố gắng tranh đấu với nhau, còn trong thời kỳ của Maitreya, người ta yêu thương lẫn nhau.”

Trong suối Thời đại của Xung đột, dường như mọi người hiếm khi tử tế; thay vào đó, họ luôn cố gắng vượt qua người khác. Sự cạnh tranh chủ yếu này là khởi nguồn cho tên gọi “Thời đại của Xung đột”. Nhưng đây chính xáclý doKim Cương thừa có thể được thực hành trong thời kỳ này. Các cảm xúc phiền hà càng mạnh mẽ và uy lực, thì tiềm năng tỉnh thức của chúng ta càng lớn lao. Trong thời đại của đức Di Lặc, mọi người yêu thương lẫn nhau, nhưng họ không thể thậm chí không nghe đến từ “Kim Cương thừa” – có nghĩa sẽ chẳng có chút giáo lý Kim Cương thừa nào.

Có một sự thậthiện tại, chúng ta đang bị giam hãm trong những hình dạng được nghĩ đến hay trong những cơn sóng cảm xúc trào dâng, của sự sân hận chẳng hạn, khi đó sẽ dễ dàng hơn để nhận ra trạng thái trần trụi của sự tỉnh thức. Dĩ nhiên đó là trường hợp khi mà người ta được rèn luyện trong trạng thái yên tĩnh, thanh thản của thiền định không có những suy nghĩcảm xúc tiêu cực. Sau đó, vì cái được gọi là “niềm vui thú dịu nhẹ”, thực sự sẽ khó khăn hơn để nhận ra bản tánh chân thực của tâm bất nhị. Bằng cách rèn luyện hoàn toàn trong sự yên tĩnh, chúng ta có thể kết thúc trong cõi TrờiQuan Niệm, và ở đó trong nhiều đại kiếp trong trạng thái bị thu hút không ngơi nghỉ. Trạng thái này tương tự như khi say mê với những thú vui tâm linh của sự an bình và tĩnh lặng. Tuy nhiên, trên thực tế, sự yên tĩnh như một vị trời vô quan niệm này không giúp bạn một chút mảy may nào trong việc đạt đến trạng thái tỉnh thức. Trong tám trạng thái cơ bản mà ở đó người ta chưa thể giải phóng để theo đuổi con đường tâm linh, sinh ra làm một vị trời Vô quan niệmhoàn cảnh tồi tệ nhất bởi vì đó là một sự xao lãng vô cùng.

Ngược lại, trải qua những sự nản lòng lớn lao, sự sợ hãi vô cùnglo lắng căng thẳng có thể sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho thực hành. Ví dụ, nếu chúng ta bị một căn bệnh chết người, và chúng ta đang trên bờ vực của cái chết, nếu ta có thể nhớ mà nhìn về bản tánh của tâm khi ta sắp chết, kinh nghiệm đó sẽ không giống như sự rèn luyện thông thường về sự an bình. Chính sức mạnh của cảm xúc cho phép sự thấu suốt hơn vào bản chất của tâm.

Nó cũng giống như khi chúng ta thực sự nổi giận, rất tức giận như thể chúng ta thấy có một ngọn lửa lớn đang bùng cháy, một sự tức giận hội tụ: nếu chúng ta nhận ra khuôn mặt tự nhiên của mình và buông xả, thì tại thời điểm đó, trạng thái tỉnh thức sẽ hoàn toàn trống rỗng, theo cách mà rõ ràngsinh động hơn thường lệ. Hay, nếu chúng ta bỗng nhiên sợ hãi, như khi chúng ta bị đuổi theo bởi một đàn chó dữ và tâm trở nên đau điếng, nếu chúng ta có thể nhớ, mặc dù rất khó khăn, nhận ra bản tánh của tâm lúc đó, sự thấu suốt sẽ vượt qua trạng thái bình phàm của sự thấu suốt trong thiền định. Vì thế, những xung đột lớn lao trên thế giới này ngày nay giải thích chính xác tại sao mà giáo lý Kim Cương thừa lại phổ biến như đám lửa cháy lớn.

Có ba cách tiếp cận khác nhau để thực sự ứng dụng các giáo lý Kim Cương thừa vào thực hành: lấy nền tảng làm con đường, lấy con đường làm con đường, và lấy kết quả làm con đường. Ba cách tiếp cận này có thể được hiểu bằng cách sử dụng phân tích của một người làm vườn hay một nông dân. Lấy nền tảng hay nguyên nhân làm con đường giống như là bừa đất và gieo hạt. Lấy con đường làm con đường giống như nhổ cỏ, tưới nước, bón phân và chăm sóc mùa màng. Lấy kết quả làm con đườngthái độ khi đơn giản là nhặt quả chín hay hái những bông hoa đã nở. Để làm được điều này, lấy kết quả trọn vẹn, trạng thái giác ngộ, là cách tiếp cận của Dzogchen (Đại toàn thiện). Điều này tóm tắt nội dung chính của Đại toàn thiện.

Các giáo lý chính của đức Phật nguyên thủy, ngài Phổ HiềnDzogchen, Đại toàn thiện. Giáo lý Dzogchen là điểm trọng yếu trong chín thừa. Trước khi giáo lý này đến với thế giới con người, chúng được truyền bá thông qua Gyalwa Gong-gyu, sự tâm truyền của các đấng chiến thắng, trong ba cõi thần thánh: đầu tiên ở Akanishtha, sau đó ở Tushita, và cuối cùng ở Cõi của 33 vị trời, thế giới của Đế Thích (Indra) và 32 vị vua chư hầu của ngài ngự trên đỉnh núi Sumeru (núi Tu Di).

Akanishtha gồm có hai loại: Akanishtha tuyệt đối, thường được gọi là cung điện của Pháp giới, liên quan đến trạng thái giác ngộ của chư Phật. Ngoài ra còn có Akanishtha biểu tượng, là ngôi nhà thứ năm trong số Năm Nơi chốn Thanh Tịnh và vẫn nằm trong cõi trời Sắc giới, nằm ở bầu trời bên trên dãy Tu Di. Akanishtha biểu tượng là cao nhất trong số mười bảy thế giới trong cõi trời Sắc giới, chỉ dưới ngay cõi trời Vô Sắc. Toàn bộ luân hồi bao gồm ba cõiDục giới, Sắc giớiVô Sắc giới. Bên trên cõi Dục giới, mười bảy thế giới tạo thành cõi Sắc giới. Bên trên chúng là Bốn cõi Vô Sắc giới, thường được gọi là khu vực của sự nhận thức vô cùng. Câu nói “chư Phật tỉnh giác với sự giác ngộ chân thực hoàn hảo ở trong cõi của Akanishtha” liên quan đến Pháp giới, không phải cõi Akanishtha biểu tượng.

Sau cõi Akanishtha, các giáo Pháp được phổ biến ở cõi Tushita, một cõi trong Cõi Sắc giới, nơi mà đức Di Lặc đang cư ngụ. Sau đó, trong cõi Dục giới bên dưới, các giáo Pháp được phổ biến trong cõi gọi là “Ngôi nhà của 33 vị trời.” Đức Phổ Hiền hóa thân thành đức Kim Cương Trì giảng Pháp trong cung điện của Đế Thích, gọi là “Cung điện của Chiến thắng trọn vẹn”, trên đỉnh núi Tu Di. Đây là vài nét về ba cõi thần thánh.

Nói chung, người ta nói rằng 6 400 000 giáo lý Dzogchen đến với thế giới này nhờ có ngài Garab Dorje, bậc Trì Minh Vương đầu tiên của loài người, ngài đã trực tiếp nhận các trao truyền từ đức Phật dưới hình tướng ngài Kim Cương Tát Đỏa. Các giáo lý này lần đầu tiên đến vùng Uddiyana, và sau đó được phổ biếnẤn ĐộTây Tạng. Trước thời kỳ của đức Thích Ca Mâu Ni, các giáo lý Dzogchen được truyền bá trong nơi chúng ta đang ở trong vũ trụ bởi các vị Phật khác được biết đến là 12 vị thầy Dzogchen. Đức Thích Ca Mâu Ni thường được xếp là vị hướng đạo thứ tư trong Đại Kiếp Xuất sắc này, với một nghìn vị Phật toàn giác sẽ đến với thế giới. Mặc dù trong ngữ cảnh này, ngài được biết đến là vị thứ tư, nhưng đức Thích Ca là vị thứ 12 trong các vị thầy Dzogchen.

Không có giáo lý Dzogchen nào xuất hiện mà không có sự hiện hữu của một vị Phật trên thế giới này, bởi vậy chúng ta coi ngài Thích Ca là một trong các vị thầy chính mà nhờ đó giáo Pháp được trao truyền. Thực sự, ngài đã trao các giáo lý Dzogchen, mặc dù không theo cách thông thường. Các bài giảng bình thường của ngài đơn giản giành cho những người có nghiệp lực phù hợp với giáo lý của Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Không phải là họ không được phép nhận các giáo lý Dzogchen; nghiệp lực của họ làm cho họ nhận được các giáo lý phù hợp. Đức Phật đã trao truyền các giáo lý Dzogchen, cũng như các chỉ dẫn Kim Cương thừa khác, bằng cách đầu tiên thị hiện một mạn đà la của vị bổn tôn và sau đó phổ biến các giáo lý Mật thừa cho đoàn tùy tùng trong sự sắp đặt đó. Tuy nhiên, điều này không nằm trong khả năng quan sát của một người bình thường.

Các giáo lý Dzogchen được giấu kín bằng ba loại bí mật: “bí mật nguyên sơ” nghĩa là tự chúng là bí mật; “bí mật ẩn giấu” nghĩa là các giáo lý không lộ ra cho mọi người; và “bí mật che đậy” nghĩa là chúng được giữ kín một cách có chủ đích. Mọi vị Phật khác cũng dạy Dzogchen, nhưng không rộng mở như dưới thời đại của đức Thích Ca Mâu Ni. Trong suốt giai đoạn này, thậm chí từ “Dzogchen” cũng trở nên rất nổi tiếng, và có thể được nghe thấy như khi cơn gió bay đi khắp nơi. Mặc dù sự phổ biến này, tự các giáo lý, chỉ dẫn cốt tủy được gắn con tem của sự bí mật.

Thông qua trí tuệ hoàn hảo, Đức Thích Ca Mâu Ni luôn giảng dạy sau khi đã cẩn thận quán xét căn cơ của chúng sinh. Nói cách khác, ngài không giảng dạy vượt quá khả năng của họ. Ngài cũng làm cho những giáo lý trở nên thích hợp với người nghe. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng những người nghe những giáo lý của ngài chỉ hấp thụ được cái mà khả năng họ có thể hiểu. Sau đó, khi mà họ lặp lại những điều mà ngài đã giảng dạy, sự thuật lại của họ là tương xứng với những điều họ nhận thấy trong các kinh nghiệm cá nhân. Nhưng các giáo lý không chỉ hạn chế trong các kinh nghiệm cá nhận của họ, người mà trong các bản văn lịch sử ghi lại là các bậc Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Các giáo lý mà họ trải nghiệm nằm trong các bản khác nhau của Tam Tạng Kinh điển, bao gồm Kinh, Luật và Luận. Lý dođức Phật không giảng dạy cho các vị Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát các giáo lý sâu hơn là bởi chúng sẽ không phù hợp với khả năng lĩnh hội của các ngài. Điều mà họ nhìn nhận được gọi là hệ thống Kinh điển phổ thông. Bên cạnh việc trao truyền các kinh điển phổ thông này, đức Thích Ca Mâu Ni cũng giảng dạy dưới ở nhiều địa điểm khác nhau trong khắp vũ trụ. Thị hiện dưới hình tướng của một vị bổn tôn ở trung tâm trong vô số các mạn đà la, ngài giảng dạy các mật điển. Theo cách này, chúng ta nên hiểu rằng chính đức Thích Ca, xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, đã đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền các giáo lý Kim Cương thừa. Điều này không phải theo cách thông thường, mà rất kỳ diệu. Bởi vậy, khi chúng ta nghe rằng khía cạnh Dzogchen của Kim Cường thừa được trao truyền thông qua đức Garab Dorje, ta nên hiểu nó thực sự đến từ đức Thích Ca trong hình tướng ngài Kim Cương Tát Đỏa. Từ đó, nó tiếp tục được trao truyền qua các vị đạo sư khác – đầu tiên qua ngài Garab Dorje, sau đó qua các vị đạoẤn Độ khác nhau và cuối cùng qua đức Liên Hoa Sinh và đức Vimalamitra.

Vị thầy tổ của chúng ta, đức Thích Ca Mâu Ni, đã chỉ định ngài Liên Hoa Sinh làm vị đại diện chính yếu của ngài để giảng dạy Kim Cương thừa. Ngài nói rằng Liên Hoa Sinhhóa thân về thân của đức Vô Lượng Quang, hóa thân về Khẩu của đức Quan Âm, và hóa thân về tâm của chính ngài.

Đức Liên Hoa Sinh đến với thế giới mà không cần cha hay mẹ, ngài xuất hiện trong một đóa sen nở. Ngài sống ở Ấn Độ trong hơn một ngàn năm và ở Tây Tạng trong 55 năm trước khi ngài từ bỏ thế giới này ở một ngọn đèo tên là Gungtang, Đồng Bằng trên trời, ở biên giới Nepal – Tây Tạng. Bốn vị Dakini đã đến hỗ trợ cho con ngựa của ngài, và rước ngài đến Núi Huy Hoàng màu đồng đỏ, một cõi tịnh độ.

Kể từ khi ngài rời Tây Tạng, ngài liên tục gửi đến các vị đại diện cho ngài. Họ được gọi là các terton, hay những người phát lộ kho báu, và là hóa thân của 25 vị đệ tử chính của ngài. Ngày nay, chúng ta nói về các vị đạo sư này trong rất nhiều hóa thân khác nhau là 108 vị đại terton. Trong nhiều thế kỷ, các ngài xuất hiệnphát lộ các kho báu terma mà đức Liên Hoa Sinh đã chôn giấu trên khắp Tây Tạng vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Các terma này được phát hiện trong rất nhiều hình tướng khác nhau như là kinh văn, chỉ dẫn, các chất linh thánh, các viên đá quý, các vật linh thiêng và những thứ tương tự thế.

Rất nhiều trong các vị terton này phát lộ kho báu mà đức Liên Hoa Sinh đã chôn giấu theo cách cực kỳ ấn tượng mà thậm chí những người luôn nghi ngờ cũng buộc phải thừa nhận giá trị của các terma. Đôi khi, một vị terton sẽ đào đá cứng lên trước sự chứng kiến của một đám đông 400 hay 500 năm người và phát lộ thứ được cất giữ bên trong. Bằng cách phô diễn các thần thôngcho phép mọi người chứng kiến tận mắt sự phát lộ, các ngài đã hoàn toàn xua tan những hoài nghi. Thông qua các hoạt động không ngừng nghỉ của đức Liên Hoa Sinh, các vị terton như thế đã tiếp tục thị hiện cho đến tận ngày nay. Vì thế, các giáo lý terma này đến trực tiếp từ đức Liên Hoa Sinh, và được phát lộ theo một cách trực tiếp không thể phủ nhận. Đó không phải chỉ là những truyền thuyết từ xa xưa: thậm chí cho đến gần đây, các vị đại terton vẫn thị hiện những thần thông phi thường như là đi xuyên qua những thứ rất cứng hay bay trên trời.

Các giáo lý Kim Cường thừa, đặc biệtgiáo lý Dzogchen, bao gồm mười bảy bộ Mật điển, được đem đến Tây Tạngtruyền bá bởi đức Liên Hoa Sinh và đức Vimalamitra. Trong khi các giáo lý nào được phổ biếnẤn Độ bởi rất nhiều các vị đạo sư khác, sự trao truyền của chúng ở Tây Tạng chủ yếu bởi lòng từ bi của đức Liên Hoa Sinh và đức Vimalamitra. Rất nhiều thế kỷ trước, khi ngài Atisha đến Tây Tạng, ngài đến thăm thư viện vĩ đại của Samye và đã rất ngạc nhiên. Ngài nói rằng, “Những kho báu này phải được mang đến từ cõi của các vị Dakini! Ta chưa từng nghe rằng có nhiều Mật điển đến vậy xuất hiện ở bất cứ đâu trên đất Ấn Độ.” Ngài công nhận rằng Kim Cương thừaTây Tạng phát triển mãnh mẽ hơn so với ở Ấn Độ.

Kể từ khi các giáo lý Phật Đà được đưa đến Tây Tạng cho đến tận ngày hôm nay, sự phát lộ vẫn diễn ra không ngừng dưới dạng các trao truyền terma mới. Trong số các terma nổi tiếng phải kể đến: Nyingtig Yabshi, Bốn nhánh của Cốt tủy tinh túy của ngài Longchenpa; Tawa Long-yang, Sự mở rộng của Tri kiến của ngài Dorje Lingpa; Konchok Chidu, Hiện thân của Tam Bảo phát lộ bởi ngài Jatson Nyingpo; và Gongpa Sangtal, Sự chứng ngộchướng ngại của ngài Phổ Hiền được tìm thấy bởi đức Rigdzin Godem. Ngoài ra còn vô số terma khác nữa. Hơn một trăm năm trước, ngài Jamyang Khyentse Wangpo phát lộ Chetsun Nyingtig, Cốt tủy tinh túy của Chetsun, trong khi ngài Chokgyur Lingpa tìm thấy Kunzang Nyingtig, Cốt tủy tinh túy của đức Phổ Hiền. Vì thế, các dòng truyền thừa Dzogchen liên tục được làm mới bằng sự tìm thấy các terma mới.

Người ta có thể hỏi, vậy mục đích của việc chồng chất các kinh văn Dzogchen là gì? Có một điểm rất quan trọng liên quan ở đây: đó là sự thanh tịnh của trao truyền. Khi các giáo lý được trao truyền xuống từ thầy sang trò, hoàn toàn có thể có một vài sự ô nhiễm, hay hư hỏng của samaya giới có thể dẫn đến sự suy giảm lực gia trì. Để giải quyết vấn đề này, đức Liên Hoa Sinh với trí tuệ thiện xảolòng từ bi vô bờ đã cho chúng ta những kho báu tươi mới được ẩn giấu. Không có gì uyên thâm hơn Ba phần của Dzogchen: Phần về Tâm, Phần về Hư Không và Phần về các Chỉ Dẫn. Khoảng cách từ vị Phật đến hành giả là rất ngắn bởi vì sự phát lộ là mới và trực tiếp; không có sự hư hỏng nào trong dòng trao truyền. Tuy nhiên sự thanh tịnh hay không không nằm ở trong chính giáo lý, mà nằm ở trong khoảng cách của dòng trao truyền. Đó là lý do tại sao mà có một sự làm mới liên tục các trao truyền Dzogchen như vậy.

Các vị đệ tử chính của đức Liên Hoa Sinh và đức Vimalamitra được biết đến là “Vua và 25 đệ tử”. Tất cả đều đạt đến thân cầu vồng, sự tan hòa của cơ thể lúc chết thành ánh sáng cầu vồng. Những hành giả như vậy chỉ còn để lại tóc và móng tay. Sau đây, tôi sẽ kể một vài câu chuyện về những người đã chứng thân cầu vồng.

Kể từ những hành giả này trở đi, rất nhiều, rất nhiều các thế hệ, như một dòng sông không ngừng chảy, rát nhiều các đệ tử cũng đã chứng thân cầu vồng. Trong tam thânPháp thân, Báo thânHóa thânBáo thân thị hiện có thể nhìn thấy được dưới dạng cầu vồng. Bởi vậy, đạt được thân cầu vồng trong đời này nghĩa là đã trực tiếp tỉnh thức trong trạng thái giác ngộ của báo thân. Một đệ tử của đại dịch giả Tây Tạng Vairochana tên là Pang Mipham Gonpo đã chứng thân cầu vồng. Đệ tử của ngài chứng thân cầu vồng, và trong bảy thế hệ sau đó, các đệ tử đều chứng thân cầu vồng. Ở tỉnh Kham của Tây Tạng, có bốn tu viện lớn của dòng Nyingma: Kathok, Palyul, Shechen và Dzogchen. Ở tu viện Kathok, tám thế hệ các hành giả đã chứng thân cầu vồng, bắt đầu từ vị sáng lậptiếp tục qua bảy thế hệ tiếp theo. Có một sự xuất hiện liên tục các hành giả từ bỏ thế giới này trong thân cầu vồng cho đến tận ngày hôm nay.

Thêm một vài ví dụ nữa: khoảng 100 năm trước, vào thời đại của ngài Jamyang Khyentse Wangpo, có một vị đạo sư vĩ đại tên là Nyag-la Pema Dudul đã đạt đến giác ngộ với sự chứng thân cầu vồng. Điều này được chứng kiến bởi 500 đệ tử của ngài. Sau đó, ngay trước khi người Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, có một vị ni sống ở tỉnh Tsang đã rời bỏ thế giới trong thân cầu vồng. Cá nhân tôi nghe được điều này từ một người có mặt lúc đó, và tôi sẽ kể về câu chuyện này trong các phần sau của cuốn sách. Thậm chí sau khi Trung Quốc chiếm đóng, tôi vẫn nghe rằng ở Golok có ba hay bốn người đã rời bỏ thế giới trong thân cầu vồng. Bởi vậy, điều này không phải chuyện cổ tích trong quá khứ, mà là điều gì đó vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Trích: BỨC TRANH CẦU VỒNG – TULKU URGYEN RINPOCHE
Việt dịch: Nhóm Thuận Duyên.

Bản PDF: Vài Nét Về Phật Giáo Tây Tạng

(CÙNG DỊCH GỈA)


[1] Năm sự suy đồi gồm có: (1) sự suy đồi về tri kiến bởi sự giảm sút những phẩm chất của sự từ bỏ, nghĩa là có tri kiến sai lầm [tà kiến]; (2) sự suy đồi về các cảm xúc gây phiền hà bởi sự suy giảm những phẩm chất của một người chủ nhà, nghĩa là tâm tầm thường mà trong đó sự tầm thường liên quan đến các cảm xúc gây phiền hà mạnh mẽ và dài lâu; (3) sự suy đồi về thời gian bởi sự giảm những sự thích thú, nghĩa là kỷ nguyên suy giảm của Xung Đột; (4) sự suy giảm về tuổi thọ bởi sự giảm trong những điều duy trì sự sống, nghĩa là tuổi thọ giảm, cuối cùng chỉ còn độ dài là mười năm; (5) sự suy đồi của chúng hữu tình, nghĩa là sự giảm số chúng sinh do hình dạng xấu và kích thước kém hơn, sự giảm về công đức bởi những năng lực và suy hoàng kém hơn, sự giảm của tâm do sự kém sắc bén của trí tuệ, khả năng nhớ và chăm chỉ. Vì thế, sự suy đồi của chúng hữu tình mà ở đó ba loại suy giảm đến cùng nhau, nghĩa là tâm họ rất khó để điều phục – trích trong cuốn “Ánh sáng Trí tuệ” của ngài Jokyab Rinpoche.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108772)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.