2- Chiến Dịch “Nước Lũ” Của Ngô Đình Nhu, Quán Như Phạm Văn Minh

22/12/201212:00 SA(Xem: 4313)
2- Chiến Dịch “Nước Lũ” Của Ngô Đình Nhu, Quán Như Phạm Văn Minh

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP BA (3/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘTTẬP HAI ● TẬP BA

Chương Sáu – KIM CƯƠNG BẤT HOẠI
Hoa sen trong biển lửa

02
CHIẾN DỊCH “NƯỚC LŨ” 
Của NGÔ ĐÌNH NHU 20-8-1963 
Quán Như Phạm Văn Minh

Trong khi các Tướng Lãnh bận rộn tổ chức đảo chánh, Tổng Thống Diệm và Nhu càng ngày càng bị cô lập và ngay cả những cộng sự ‘trung thành’ cũng bắt đầu đổi ngựa.

Giám Đốc cơ quan tình báo (Sở Nghiên Cứu Chánh Trị), Trần Kim Tuyến, do chính Nhu tuyển lựa, cũng bị nghi ngờ tổ chức đảo chánh. Tuyến bị ‘đày’ ra ngoại quốc với chức vụ Đại Sứ VNCH tại Ai Cập. Việc các cộng sự thân tín của Diệm Như đào ngũ giải thích tại sao kế hoạch nước lũ nhằm trừng trị các ‘nhà sư ít học’ bị tiết lộ 2 tuần trước khi được thi hành! Tất các các nhà lãnh đạo Phật giáo từ chối không chịu đi trốn và tình nguyện ở lại để chứng tỏ chánh quyền trong tình trạng tuyệt vọng đến mức nào. Một Phát ngôn nhân của Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo (Đức Nhuận?) tuyên bố là “chúng tôi quăng vỏ chuối để chánh quyền trượt”.

 Ủy Ban lãnh đạo biết là Nhu đã đặt tất cả con bài lên bàn và không còn con bài nào khác để đánh. Tuy nhiên họ gởi một phái đoàn sư tăng Tiểu Thưà trốn lên Cam Bốt để thông báo cho thế giới bên ngoài việc đàn áp tôn giáo tại Việt Namyêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp và gởi một phái bộ đến Việt Nam quan sát. Tất các các nhà lãnh đạo kiên nhẫn chờ Nhu ra tay đánh một món đòn cuối. Nhu hành động không những với viễn ảnh có thêm nhiều vụ tự thiêu khác, nhưng còn lo ngại vì Tổng Thống Kennedy tuyên bố gởi một Đại Sứ mới đến Việt Nam, Henry Cabot Lodge, đến Sài Gòn vào ngày 22 tháng Tám. Nhu muốn chấm dứt cuộc tranh đấu một lần rồi thôi và đặt viên đại sứ mới trước một sự đã rồi. Lực lượng Đặc Biệt và Mật Vụ của Nhu tấn công chùa chiền trên toàn Việt Nam và bắt giữ tất cả các nhà sư tranh đấu.

Neil Sheenhan (lúc bấy giờ là Trưởng nhiệm sở của Thông tấn xã Mỹ UPI tại Sài Gòn) được một số Mật Vụ thông báo cuộc tấn công này và chứng kiến hành động đàn áp trong kế hoạch nước lũ tại chùa Xá Lợi, tổng hành dinh của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Sheenhan viết:

Cuộc lục soát chùa Xá Lợi cũng như các chùa khác trên toàn quốc được thi hành chuẩn xác. Nó làm tôi nhớ đến một đoạn trong một phim về các Kháng Chiến Pháp- khi các nhân viên Gestapo đến các nơi trú ẩn của các người kháng chiến tại Paris. Mật vụ và quân sĩ Đức trên các xe nhà binh canh giữ dày đặc vĩa hè, các sĩ quan ra lệnh và binh sĩ Đức xếp theo đội ngũ.

Trong chùa các nhà sư bắt đầu đánh chuông mõ huyên náo trong đêm thanh vắng. Các nhà sư còn đập các nồi niêu vào nhau trong cố gắng tuyệt vọng để thông báo cho dân chúng quanh đó biết họ đang bị tấn công. Mật vụ đập phá cổng chính và lực lượng đặc biệt dương súng dẫn đầu cuộc tấn công. Tiếng gương kiếng bể loảng xoảng và cổng chính không còn chịu nổi sức tấn công của báng sung và giầy đinh nên bị mở toang ra. Tiếng súng nổ chát chúa lẫn trong tiếng la thất thanh của chư tăng bị lôi sềnh sệt từ phòng ra. Quân lính bắn để ngăn chận các vị sư trèo tường sau trốn đi. Mật vụ quăng các nhà sư mặc y vàng lên các xe nhà bình đậu ở lề đường . Khi một xe đã đầy, chạy đi thì một xe khác đến và đậu thay thế. Chư tăng bị  chở về khám Chí Hoà và một số về một trại tập trung Cát Lái.

Cuộc đàn áp diễn ra chừng 2 tiếng vì các nhà sư chống cự, chận cửa vào phòng bằng bàn ghế. Tuy nhiên cảnh sát và mật vụ phải cần 8 tiếng đồng hồ trấn áp hoàn tòan chư tăng và một số học sinh và sinh viên khác nghĩ là cảnh sát chỉ muốn vào cướp xác một nhà sư đã tự thiêu trước đó vài hôm. Số lượng chư tăng bị mất tíchbị bắt giữ không chắc là bao nhiêu. Nhưng theo con số do Quốc Hội Mỹ cung cấp và sau này được Ngũ Giác Đài xác nhậnmột ngàn bốn trăm vị. Ba mươi vị tăng ở Xá Lợi bị thương nặng và số người chết bị mật vụ phi tang không tìm ra xác là bảy người.

Mặc dù cơ quan tình báo CIA có bổn phận theo dõi bất cứ hành vi của Ngô Đình Nhu, việc tấn công chùa chiền trên toàn quốc đã làm trưởng nhiệm sở CIA ở Sài Gòn, John Richardson, bất ngờ. Một tuần lễ trước, Tổng Thống Diệm, và Nhu hứa với Đại Sứ vừa mãn nhiệm, Frederick Nolting là họ sẽ không thi hành biện pháp đàn áp nào nữa đối với Phật Giáo. Nolting đặt danh dựuy tín của mình đối với Washington khi ra mặt ủng hộ chế độ Diệm, rất tức giận vì hành động thất hứa này. Lá bài cuối cùng của Nhu đã làm hạ màn chấm dứt một giai đoạn và chánh sách ‘cùng chìm hay bơi’ với Diệm (sink or swim with Diem)

Phản ứng của dư luận quần chúng rõ ràngdữ dội. Thân phụ của Bà Nhu, ông Trần Văn Chương, đại sứ VNCH tại Mỹ từ chức và tuyên bố là dưới chánh phủ do Diệm Nhu lãnh đạo, VNCH không có một hy vọng nào chiến thắng Cộng Sản. Bà Chương và hầu hết các nhân viên ngoại giao khác của sứ quán VN tại Mỹ đồng loạt từ chức. Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức, cạo đầu và xin đi hành hương Ấn Độ. Giáo chức đại học Huế từ chức và sau đó là các giáo chức đại học Sài Gòn. Khoa trưởng Y Khoa Phạm Biểu Tâm từ chức và bị bắt giữ sau đó.

Sinh viên Sài Gòn nổi loạn, bãi khóa vào ngày 24 tháng 8. Hơn 5000 sinh viên tụ tập tại trường luật để nghe Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu nói chuyện. Sinh viên ra một quyết nghị yêu cầu chánh phủ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng Vào ngày 25 tháng 8 SV biểu tình tại chợ Bến Thành và nữ sinh Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn tử thương. Sinh viên biểu tình càng ngày càng đông và trong một buổi sáng có chứng 1 ngàn sinh viên bị ‘hốt’ về bót. Chánh phủ đàn áp và bắt giữ con em của các nhân viên trung cấp đang phục vụ chế độ, và sau đó không còn biện pháp nào là đóng cửa các đại họcthời hạn.

 

Phạm Văn Minh

Tác giả lược dịch một trích đoạn ttác phẩmVietnamese Engaged Buddhism: The Struggle Movement of 1964 and 1966” của Quán Như Phạm Văn Minh, tr. 203-205

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-135_4-7199_5-50_6-1_17-24_14-1_15-1/

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 45944)
31/05/2012(Xem: 10136)
16/10/2014(Xem: 24410)
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.