Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Phật Tử Ngăn Chặn Bạo Lực Đối Với Người Hồi Giáo

06/07/20143:42 CH(Xem: 10425)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Phật Tử Ngăn Chặn Bạo Lực Đối Với Người Hồi Giáo

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI PHẬT TỬ NGĂN CHẶN BẠO LỰC
ĐỐI VỚI NGƯỜI HỒI GIÁO


Leh (Ấn Độ) (AFP) – Hôm Chủ Nhật, trong một bài phát biểu trước hàng chục ngàn tín đồ Phật Giáo ở miền bắc Ấn Độ, nhằm đánh dấu sinh nhật lần thứ 79, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc lại lời kêu gọi của ngài yêu cầu giới Phật tử ở Myanmar và Sri Lanka hãy ngăn chặn bạo lực đối với người Hồi giáo. Ở phía trước của đám đông khổng lồ trong đó có ngôi sao điện ảnh Hollywood Richard Gere, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết bạo lực ở cả hai nước Phật giáo chiếm đa số nhắm vào người Hồi giáo thiểu số tôn giáo là không thể chấp nhận được.
blank

"Tôi kêu gọi các Phật tử ở các nước này hãy tưởng tượng hình ảnh của Đức Phật trước khi họ hành động phạm tội như vậy", nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nói tại một vùng ngoại ô của Leh, trong dãy Himalaya.

"Đức Phật thuyết giảng về tình yêu thươnglòng từ bi. Nếu Đức Phật ở đây, chắc chắn Ngài sẽ bảo vệ những người Hồi giáo mà các Phật tử đang tấn công," các nhà lãnh đạo, những người Tây Tạng lưu vongẤn Độ vào năm 1959 sau một cuộc nổi dậy thất bại chống Trung Quốc, cho biết.

Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ cú sốc trước làn sóng bạo lực giết người của các chiến binh Sunni chống lại người Hồi giáo huynh đệ, mặc dù ông không đề cập cụ thể tới Iraq, nơi các chiến binh đó đã tàn phá năm tỉnh phía bắc và phía tây Baghdad.

Tài tử điện ảnh Gere chào đón Đạt Lai Lạt Ma trên sân khấu, và ca ngợi nhà lãnh đạo đại diện cho hàng ngàn tín đồ nước ngoài đã tụ tập cho các bài phát biểu.

Bạo lực liên xã ở Myanmar đã làm lu mờ những cải cách chính trị rộng rãi ở xứ này vào năm 2012. Đa phần nhắm vào người Hồi giáo, làm ít nhất 250 người thiệt mạng. Tháng trước ở Sri Lanka, bốn người thiệt mạng và hàng trăm cửa hàng và nhà cửa bị hư hại trong bạo lực tôn giáo tồi tệ nhất của hòn đảo trong những thập kỷ gần đây.

blankĐức Đạt Lai Lạt Ma kỷ niệm sinh nhật tại nhà riêng ở ngoại ô Leh ở Ladakh, một khu vực chủ yếu là Phật giáo. Từ nơi đây ngài thuyết giảng và làm lễ Quán Đảnh Thời Luân (Kalachakra), một quá trình tu tập Phật cho hàng ngàn người Phật tử.

Hai năm trước, vị khôi nguyên Nobel Hòa bình thông báo rằng ông sẽ nghỉ hưu từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị và nâng cấp vai trò của vị thủ tướng của cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Ông phân cấp quyền lực trong một nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng kiêm nhiệm của mình và đảm bảo tương lai của phong trào sau khi ông qua đời. Thế nhưng Ngài vẫn là điểm tập hợp mạnh mẽ nhất để người Tây Tạng, cả trong nước và hải ngoại quy tụ.

Các nhà lãnh đạo Tây Tạng đòi hỏi cho Tây TạngTrung Quốc một thứ “tự trị có ý nghĩa” chứ không phải là độc lập hoàn toàn. Nhưng Trung Quốc cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bí mật vận động cho độc lập của Tây Tạng, và gọi ông là kẻ "ly khai".

TIN CŨ
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
TU SĨ MIẾN ĐIỆN PHẢI THEO ĐÚNG PHẬT PHÁP ĐỂ CHẤM DỨT ĐỔ MÁU
Trọng Nghĩa

blankĐức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17/09/2013 đã lên tiếng kêu gọi các tu sĩ Phật giáo ở Miến Điện, là phải tôn trọng các nguyên tắc của đạo Phật để chấm dứt tình trạng đổ máu tại nước này. Cho đến nay, nhiều nhà sư Miến Điện bị coi là những kẻ kích động bạo lực gây chết người chống lại thiểu số Hồi giáo. (Hình bên: Đức Đạt Lai Lạt Ma dự hội nghị nhân quyền tại Praha - Reuters /Y. Nakao)

Phát biểu trước báo giới tại Praha, nhà lãnh đạo Phật giáo tuyên bố : « Với các tu sĩ Miến Điện đang trong cơn tức giận đối với các anh chị em Hồi giáo của chúng ta, tôi yêu cầu : xin ghi nhớ thế nào là đức tin Phật giáo ». Đức Đạt Lai Lạt Ma đang có mặt tại thủ đô Cộng hòa Séc nhân một hội nghị về nhân quyền.

Tại Miến Điện, bạo động bùng lên trở lại ở bang Rakhine (miền tây) từ năm ngoái 2012 đến nay là làm cho khoảng 200 người thiệt mạng, chủ yếu là người thuộc sắc dân Rohingya không được công nhận quốc tịch Miến Điện. Loạn lác cũng đã đẩy khoảng 140.000 người khác vào tình trạng vô gia cư.

Miến Điện có khoảng 800.000 người Rohingya theo Hồi giáo, tập trung ở khu vực miền tây. Họ được Liên Hiệp Quốc công nhận là một trong những dân tộc thiểu số bị đàn áp dữ dội nhất trên thế giới.

Tệ nạn bạo động nhắm vào nhóm thiểu số theo đạo Hồi ở Miến Điện đã nghiêm trọng hơn với một số tu sĩ Phật giáo cũng như các Phật tử cực đoan, không ngần ngại phát động phong trào bài Hồi giáo trên toàn đất nước.

Ngay cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, cũng tránh đề cập đến xung đột tôn giáo tại Miến Điện. Tuy nhiên, vào tuần trước bà đã cho rằng một mình bà không tài nào ngăn chặn được tệ nạn này, mà cần phải có sự góp sức của toàn xẫ hội, thông qua việc xây dựng một Nhà nước Pháp quyền.

Chủ nhật 15/09 vừa qua, lãnh tụ đối lập Miến Điện đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng tại Praha, bất chấp việc hành động này có thể chọc giận Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh của Miến Điện.

Bài liên quan:

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHỈ TRÍCH PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN TẤN CÔNG NGƯỜI ĐẠO HỒI

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC
LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3006)
17/05/2024(Xem: 4018)
03/01/2024(Xem: 4565)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.