Chánh Pháp, số 75, tháng 2.2018

02/02/20184:01 SA(Xem: 5995)
Chánh Pháp, số 75, tháng 2.2018
biachanhphap75

NỘI DUNG:

¨ THÔNG BẠCH XUÂN MẬU TUẤT 2018 (Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK
¨ THƯ CHÚC XUÂN MẬU TUẤT 2018 (Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK)
¨ THƯ CHÚC XUÂN của CHỦ NHIỆM (HT.Thích Nguyên Trí)
¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà(HT. Thích Nguyên Trí)

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ HÀNH HƯƠNG: ĐẠI BÁT NIẾT BÀN (Nguyên Hiệp), trang 4

¨ NGẬM NGÙI QUÊ MẸ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6

¨ BỐN PHÁP MANG ĐẾN AN LẠC… (Quảng Tánh), trang 7

¨ NỘI DUNG KINH PHÁP HOA, tt. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

¨ KÝ ỨC VỀ ÔN (TN. Diệu Phúc), trang 13

¨ HOA ĐÀO (Phùng Quân), trang 14

¨ NÉT VĂN HÓA PHẬT GIÁO QUA HAI TÁC PHẨM… (Thích Nguyên Siêu), tr. 17

¨ THÔNG TƯ NGÀY VỀ NGUỒN LẦN THỨ 11 (GHPGVNTN Âu Châu), trang 23

¨ TÌM HIỂU HƯỚNG ĐI CỦA PGVN TRONG BỐI CẢNH PG MỸ (Huỳnh Kim Quang), tr. 25

¨ ĐẠO TÌNH ĐIẾU VĂN TIỄN BIỆT CƯ SĨ TRẦN QUANG THUẬN (Nguyên Thọ TKĐ), tr. 33

¨ TRUY TÁN CÔNG ĐỨC VÀ CẦU SIÊU TƯỞNG NIỆM CƯ SĨ TRẦN QUANG THUẬN (HT Thích Tín Nghĩa), trang 34

¨ TIỂU SỬ CƯ SĨ TÂM ĐỨC TRẦN QUANG THUẬN (Ban TC Tang Lễ), trang 35

¨ NGƯỜI ĐI TIẾNG NÓI VẪN CÒN (Thích Từ Lực), trang 38

¨ ĐỜI NGƯỜI (Thích Viên Thành), trang 40

¨  TẾT (Lê Bích Sơn), trang 41

¨ NANAMOLI THERA (HT. Thích Trí Chơn), trang 42

¨ XUÂN CÓ ĐI, CÓ ĐẾN (Nguyễn Bảo Lễ), tr. 44

¨ PHẢI HỌC PHẬT NHƯ THẾ NÀO? – Câu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 47

¨ ĐẠI CƯƠNG PHẬT PHÁPPhật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 48

¨ XUÂN ĐÃ ĐẦY CÀNH (Như Đức), trang 52

¨ KHI THIỀN SƯ VÀO BẠCH ỐC (Nguyên Giác), trang 54

¨ NẤU CHAY: GIÁ XÀO ĐẬU PHỤ (Amthucchay.com.vn), trang 57

¨ BIỆN HỘ CHO VIỆC DỊCH THƠ (Phan Quỳnh Trâm), trang 58

¨ PHÉP THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ NGĂN NGỪA BỆNH MẤT TRÍ NHỚ (Hoang Phong dịch), trang 61

¨ CẦU NGUYỆN TRONG ĐẠO PHẬT (Thích Nữ Hằng Như), trang 65

¨ NĂM CON CHÓ, MỪNG XUÂN MẬT TUẤT 2018 (Thích Nữ Giới Hương), trang 70

¨ THIỀN SƯ HƯƠNG HẢI (Nguyễn Lang), trang 75

¨ TÌM PHẬT (Ngọc Bảo), trang 78

¨ TẠI SAO TỤNG THẤT CHI ĐỂ CHỮA BỆNH, CẦU AN? (Chúc Phú), trang 82

¨ THÔNG BẠCH SỐ 2 - KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ (HT. Thích Thông Hải), tr. 87

¨ CHÚC NHAU TRĂM TUỔI ĐỀU LÀ TUỔI XUÂN (Nguyên Minh), trang 88

¨ CHUYỆN CHIẾC LÁ (Thục Độ), trang 91

¨ GIỚI THIỆU TUỒNG HÁT BỘI XƯA (1883) (Nguyễn Văn Sâm), trang 93

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 97

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM LINH TÁM CHỮ (Steven N.), trang 104

¨ ĐỜI ĐÃ XANH RÊU (TN. Hạnh Tâm), trang 105

¨ QUY TẮC TU HỌC (Tâm Lương Đào Mạnh Xuân), trang 108

¨ CHẲNG TU NHƯ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU (Đào Văn Bình), tr. 111

¨ TÂM BẢN NHIÊN (Hạnh Chi), trang 113

¨ MỘT LÒNG VÌ ĐẠO (Đức Thượng), trang 116

¨ NI CÔ TỊNH NHI (Phương Nghi), trang 118

¨ TÂM ĐẦU Ý HỢP (Huỳnh Mai Hoa), trang 122

¨ NƯỚC (H2O) (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 127

¨ NƠI CÁNH CHIM BAY VỀ (Lam Khê), trang 129

¨ VĂN CAO – TRÁI TIM HÓA ĐÁ (Huệ Trân) trang 136

¨ LỄ BÁI SÁU PHƯƠNG (Chân Hiền Tâm), trang 138

¨ CHÚT TẢN MẠN VỀ ĂN UỐNG (Tiểu Lục Thần Phong) trang 146

¨ STORY OF A GROUP OF SIX BHIKKHUS (Daw Mya Tin), trang 147

¨ BỤI ĐƯỜNG – chương 4, t.t. (Vĩnh Hảo), trang 148

¨ CÙNG VỚI THƠ CỦA:  Chúc Hiền, TN. Tịnh Quang, Quảng Tánh Trần Cầm, Mặc Phương Tử, Phù Du, Tánh Thiện, Hoa Cát Phan Văn, Huệ Trân, Nguyễn Thanh Huy, Đồng Thiện, Nguyễn Lương Vỵ, Mãn Đường Hồng, Trần Huy Sao, Tâm Chỉnh, Nguyễn Thị Khánh Minh, Bùi Ngọc Tuấn, TM Ngô Tằng Giao, Trần Thiên Thị, Du Tâm Lãng Tử, Ngọc Tuyết, Hồ Hương Lộc, Phan Văn Quân, Tâm Thường Định, Bùi Kim Anh, Diệu Viên…


LÁ THƯ TÒA SOẠN

Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắpthể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút.

Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cáchcủa con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.

Tình cảm, tư duytri kiến và sự biểu đạt của con người cũng dần dà, vô tình trôi theo dòng chảy của thời gian.

Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay. Tuổi càng trẻ, càng nói nhiều, nói mạnh; tuổi càng cao, càng trầm lặng ít nói.

Các định kiếnthành kiến thời trẻ cũng bị rạn vỡ qua những trận ma-xát trường kỳ của tư duyđối chiếu, phân loại và trải nghiệm thực tế trong đời sống; để rồi, từ một thiếu niên tự hào, nông nổi, giờ đã thành cụ lão chín chắnchững chạc, nghĩ điều gì cũng ba lần bảy lượt, nói điều gì cũng rào trước đón sau...

Không có cách thế sinh diệt nào như nhau. Không có những trật tự hay trình tự cố định của vạn hữuNên chimùa xuân của người nầy lại là mùa thu của người kia, mùa đông của nơi nầy là mùa hạ của chỗ khác. Trong mùa đông, có những lá vàng khô rơi rụng, cùng lúc, cũng có những nụ hoa còn khoe sắc thắm; mà vào mùa xuân, khi muôn hoa rộ nở thì cũng có những chiếc lá xanh lìa cành. Có những người trẻ khóc người lão niên, và cũng có tre già khóc măng non. Niềm đau nhân thế, nói sao cho cùng.

Lặng nhìn trời đất xoay vần, nhân gian dịch chuyển, lòng vời vợi nhớ về cố quận quê xa. Chệch một bước đi, thần tiên nghìn năm lạc lối. Chuếnh choáng bước vào cõi trần, mắt xanh đổi màu mây xám. Trăng soi đường, trời mở lối, mà ngày đêm cứ quàng xiên đi mãi như cùng tử lang thang. Thương mình lao đao, thương người thống khổ, mà có làm, có nói được gì đâu!

Quả tình đôi lúc muốn được một lần như Không Lộ năm xưa:

“Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ
Vui thú tình quê quen sớm trưa
Có lúc trèo lên đầu chóp núi
Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.” (1)

Một tiếng kêu dài hay một tràng cười cất lên từ đầu non, khi ngôn ngữ không thể trực chỉ bản thể, không thể biểu đạt được chí nguyện ban đầu, không thể trải phơi được tấm lòng, không diễn bày hết nỗi phù du chóng vánh của cuộc đời trong chuỗi dài trùng điệp tử-sinh.

Có khi cô đơn cùng tận giữa trần thế lao xao, trong phố hội đông đúc nói cười; mà lòng tạnh như nước trong giếng cổ (2).

Phế-hưng bao lớp sóng dồn. 
Người người lần lượt đến-đi.
Ai chẳng bao phen đi tìm mùa xuân.
Ai chẳng một lần đi qua thuở xuân thì.

Tìm mùa xuân cho nỗi điêu linh thống khổ của cuộc đời. Tìm mùa xuân cho vạn vật hồi sinh.

Ôi là nhớ, cây rừng, hốc đá ven suối. Tiếng chim kêu, một sáng tinh mơ khi sương sớm chưa tàn trên cánh hoa rừng. Củi thông đã tắt trong lò, hương trà cũng đã nguội lạnh. Lòng tịnh yên. Giấc mộng mùa xuân vừa tàn (2).

Nhưng mùa lộc mới cũng vừa về trên những cành khô. Cỏ thơm xanh rợp núi đồi. Ngàn hoa rực rỡ dưới trời xanh biêng biếc. Chim oanh lại hót trên cành. Lòng cũng rộn ràng nao nức như trẻ thơ đón Tết.

Xuân, thêm một lần vui đón xuân sang.

California, ngày 24.01.2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

____________________

 

(1) Bản dịch của Nguyễn Lang, (trích từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Saigon, nxb Lá Bối 1973), nguyên văn bài kệ Ngôn Hoài của Thiền Sư Không Lộ như sau:

“Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.” 

(2) Ý và hình ảnh được mượn từ bài thơ Xuân Đán của Chu Văn An ( ? – 1370) thời nhà Trần:

Xuân đán
Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn, 
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. 
Bích mê vân sắc thiên như túy, 
Hồng thấp hoa tiêu lộ vị can. 
Thân dữ cô vân trường luyến tụ, 
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. 
Bách huân bán lãnh trà yên yết, 
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

Dịch nghĩa:
Sớm xuân 
Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi, 
Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ. 
Màu biếc át cả sắc mây, trời như say, 
Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô. 
Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi, 
Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng. 
Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt, 
Một tiếng chim bên suối làm tỉnh mộng xuân.
(Thơ Văn Lý Trần, Tập III, trang 61. NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1978)

 

pdf_download_2
ChanhPhap 75 (02.18)



Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8923)
08/10/2022(Xem: 3827)
02/11/2024(Xem: 49137)
01/12/2014(Xem: 11617)
08/01/2015(Xem: 11251)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.