Miến Điện, một vòng xứ chùa tháp

24/11/20182:26 CH(Xem: 4149)
Miến Điện, một vòng xứ chùa tháp

MIẾN ĐIỆN,
MỘT VÒNG XỨ CHÙA THÁP
Lương nguyên Hiền

 

myanmarCuối năm 2016 tôi có cơ hội đi Úc, nhân dịp đứa cháu gái ở Sydney lấy chồng và tôi lại được mời qua dự đám cưới. Nói đi Úc thì không đúng lắm mà phải nói là bay qua Úc. Từ chỗ tôi ở bay qua Úc mất hơn 21 tiếng đồng hồ. Đường tuy xa nhưng không làm mắt mờ, không làm chân mỏi, mà chỉ làm lưng ê ẩmngồi bó gối quá lâu trên phi cơ. Chúng tôi bàn nhau, thôi thì nhân một công mà hai ba chuyện, làm một cái Stopover ở Kuala Lumpur nghỉ ngơi cho khỏe khoắn rồi sau đó bay qua thăm mấy cái chùa vàng ở Miến Điện (Myanmar) trước khi đặt chân tới xứ của mấy con Chuột túi Kangaroo. Tính tới tính lui, chúng tôi chỉ còn đúng 5 ngày cho chuyến đi, thời gian thật ít ỏi cho một quốc gia vốn nổi tiếng với nhiều chùa lắm đền và dư thắng cảnh như Miến Điện. Chúng tôi đành chọn hai thành phố Bagan và Yangon để tới. Một số địa danh khác như thành phố Mandalay với 729 trang kinh Phật được khắc trên bia đá ở chùa Kuthodaw, chùa Đá Vàng  Kyaikhtiyo nằm chênh vênh trên một tảng đá hay hồ Inle với non nước hữu tình, đành phải gác lại chuyến sau nếu còn trở lại đây lần nữa. 5 ngày chia đều cho Bagan và Yangon, mỗi thành phố được 2,5 ngày kể cả bay và ngủ ở khách sạn. Mặc dù chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng tôi cũng tự an ủi, thôi thì 5 ngày vẫn còn hơn là không có ngày nào, nhất là tôi lại đang nóng lòng muốn thăm quê hương của bà Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu bất bạo động  cho dân chủ, người mà tôi hằng mến mộ.

 

Nhắc đến Miến Điện, tôi chợt nhớ đến  hai cuốn phim mà tôi đã xem là “Cầu sông Kwai” (The Bridge on the River Kwai) và “The Lady”. Cuốn phim đầu, “Cầu sông Kwai”,  tôi được xem ở quê nhà vào khoảng đầu thập niên 60, lấy bối cảnh tại Miến Điện, thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Nhật xâm chiếm xứ sở này và bắt binh sĩ Anh làm tù binh. Trong phim nói lên sự giằng co giữa bổn phận mù quáng của người sĩ quan tù binh quân đội Anh khi được quân Nhật giao cho nhiệm vụ xây một chiếc cầu bắc qua sông Kwai ở gần biên giới Thái và lý trí của người quân nhân yêu nước thúc giục đứng lên chống lại kẻ thù của dân tộc mình là quân đội Nhật. Sự giằng co đó chấm dứt khi chiếc cầu tượng trưng cho thảm họa chiến tranh bị biệt kích Anh giật sập. Ai đã coi phim này thì không thể quên được “Hành khúc cầu sông Kwai”, điệu huýt sáo theo nhịp bước quân hành thật là hay. Mỗi lần nghe điệu huýt sáo đó, tôi lại nhớ đến Miến Điện, một đất nước của những con người hiền hòa chân thật với

cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời.

Xem tiếp:

pdf_download_2
Miến Điện - Một Vòng Xứ Chùa Tháp




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2014(Xem: 6645)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.