Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo Số 3 tháng 9 2019

22/09/20191:00 SA(Xem: 5277)
Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo Số 3 tháng 9 2019
TINH TẤN MAGAZINE SỐ 32 | THÁNG 9 NĂM 2019
Tạp chí Văn Hóa - Sinh Hoạt Phật Giáo
Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nhà văn Hoàng Mai Đạt
Phụ trách bài vờ, kỹ thuật, quảng cáo: Đồng Phúc, Phúc Viên & Hoàng Mai Đạt
Địa chỉ: Tinh Tấn Magazine 9082 Jennrich Ave., Westminster CA 92683.
Email: tinhtan2018@yahoo.com

Front-cover-Tinh-Tan-3-online-page-001

Lời mở đầu cho Tinh Tấn 3


Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, một vị cao tăng nay đã khuất bóng, là duyên khởi cho chúng tôi chọn Tịnh Độ làm chủ đề cho số báo này. Từ lúc được đọc cuốn Niệm Phật Thập Yếu của Thầy Thiền Tâm, chúng tôi nhận thấy một vị thầy uyên thâm Hán học, thông suốt kinh điển Phật giáo, tu hành miên mật giữa thời nhiễu loạn tại miền Nam Việt Nam trước và sau năm 1975, lại có tài diễn tả tư tưởng đạo pháp bằng thi ca rất cô đọng như Thầy, mà lại chọn Niệm Phật làm phương pháp tu hành chính yếu, thì chắc chắn pháp môn đây phải có nhiều lợi lạc cho một hành giả. Một vị cao tăng khác cùng thời với Thầy Thiền Tâm mà nhân thực hiện số báo này chúng tôi được dịp học hỏi thêm về Niệm Phật, là ngài cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh.

Niệm Phật. Hai chữ rất quen thuộc đối với hầu hết người Việt Nam khi nghĩ đến đạo Phật và cách thực hành niềm tin theo đạo này, cho dù họ có là một Phật tử hay không. Thế nên khi tìm hiểu sâu hơn về Niệm Phật, hay pháp môn Tịnh Độ, chúng tôi cho là công việc soạn bài, phỏng vấn các thầy, sưu tầm tài liệu chắc cũng không mấy khó khăn. Nào ngờ, công việc không dễ chút nào.

Không chỉ kẻ sơ cơ như chúng tôi đây mới thấy vậy, mà ngay cả một vị cao tăng khác là Hòa Thượng Thích Như Điển, viện chủ Chùa Viên Giác ở bên Đức, cũng biết điều đó từ lâu khi Thầy viết lời tựa cho cuốn Tịnh Độ Tông Nhật Bản được Thầy dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, “Tôi những tưởng Tịnh Độ Tông tương đối dễ dịch hơn Thiền Tông. Vì lẽ những danh từ Tịnh Độtư tưởng Tịnh Độ đã quá quen thuộc, nhưng điều ấy tôi đã lầm và có lẽ quý độc giả cũng như thế. Văn chương, tư tưởng của Tịnh Độ không nghèo qua sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, mà có cả một rừng công đức, ngay cả Ngài Phổ Hiền trong Pháp Hội Hoa Nghiêm phẩm thứ 81 còn cầu nguyện vãng sanh về Tây phương Tịnh Độ. Còn ta so ra với các Ngài chẳng là gì cả, không bằng hạt cát trong đại dương.”

Trong tiến trình thực hiện số báo về Tịnh Độ, và báo đến tay quý độc giả khá chậm trễ, mong được quý vị tha thứ cho, chúng tôi may mắn nhận được sự trợ giúp của các vị thiện tri thức, như Thượng Tọa Thích Thường Tín ở California kể lại kinh nghiệm hành trì suốt hơn hai thập niên qua của Thầy, như Ưu Bà Di Bồ Tát Giới Bảo Đăng ở Arizona cung cấp những tài liệu về cố Hòa Thượng Thiền Tâm, như Hòa Thượng Thích Minh Điền ở Texas viết về thật tướng chân tâm trong Kinh A Di Đà, như Thầy Pasanno Phổ Kiên ở California trình bày về cách hiểu Kinh A Di Đà qua Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn, và như Thượng Tọa Sakya Thích Minh Quang ở Illinois giảng về niềm tinnhân quả chính là niềm tinTịnh Độ.

Chúng tôi đã bất ngờ khi biết người Mỹ cũng đang hành trì pháp môn Niệm Phật rất chuyên cần, sâu sắc qua bài viết về Ni Trưởng Thubten Chodron, và trong những số báo tương lai, nếu đủ duyên, Tinh Tấn sẽ tìm hiểu về Phật pháp trong thế giới Tây Phương, bên ngoài những ngôi chùa của người Việt mình.

Cạnh đó, số báo mà quý vị đang cầm trên tay còn có sự đóng góp rất đáng trân quý của các ngòi bút như Thích Nữ Huệ Trân, Nguyên Giác, Trần Công Nhung, Võ Ý, Đào Văn Bình, Viên Khánh, Hoang Phong, Trangđài Glassey-Trầnguyễn, Trịnh Gia Mỹ, Diễm Tuyết, Kiều Mỹ Duyên, Phúc Quỳnh. Những bài viết của họ cho thấy sự đa dạng, đa phương của Phật giáo trong đời sống, nhưng tất cả đều quy về một vị Thầy của chúng ta, trong chúng ta.

Đến đây, kính mời quý đạo hữu cùng bước vào thế giới của số báo này.

Trân trọng,
Tinh Tấn Magazin

pdf_download_2
Tinh-Tan-3-for-Online









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/06/2014(Xem: 8799)
08/10/2022(Xem: 3684)
31/08/2024(Xem: 48481)
01/12/2014(Xem: 11455)
08/01/2015(Xem: 11141)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :